Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bắc ninh

.PDF
108
135
116

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ MAI ANH QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Tiệp NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Anh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Công Tiệp, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh; Chi cục Thủy lợi Bắc Ninh; các hai Công ty TNHH MTV quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Bắc Đuống và Nam Đuống, các Phòng Kinh tế và Xí nghiệp Thủy nông tại Thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này./. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắT ................................................................................................ vi Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục hình và sơ đồ .............................................................................................. ix Trích yếu luận văn .........................................................................................................x Theis abstract ............................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3.2. Không gian và thời gian nghiên cứu .....................................................................2 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................4 2.1.2. Các loại hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi .................................................6 2.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ..............................11 2.1.4. Nội dung quản lý khai thác hệ thống thủy lợi .....................................................12 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ..........................15 2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................................. 18 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ở Việt Nam ............................18 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý khai thác hệ thống thủy lợi tại một số địa phương trong nước ............................................................................................................................23 iii 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan ..................................................................26 Phần 3: đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .......................27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................27 3.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................28 3.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................31 3.1.4. Hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh ........................................................................32 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 34 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................................34 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................35 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................36 3.2.4. Phương pháp phân tích ......................................................................................36 3.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................................37 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................39 4.1. Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bắc ninh................. 39 4.1.1. Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi cấp tỉnh .....................................39 4.1.2. Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi cấp địa phương tại Thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài ........................................................................50 4.1.3. Ý kiến đánh giá tình hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi tại địa phương .....62 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ....................................... 66 4.2.1. Yêu tố khách quan .............................................................................................66 4.2.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................................67 4.2.3. Phân tích mô hình SWOT ..................................................................................69 4.2.4. Đánh giá quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..............73 4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bắc ninh ................................................................................................................................................... 77 4.3.1. Hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý cho quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh..................................................................................................................77 4.3.2. Nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân vận hành, người dân trong vùng hệ thống thủy lợi Bắc Ninh..................................................................78 iv 4.3.3. Tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong hệ thống thống thủy lợi................................................................................................................................79 4.3.4. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ ..........................................................79 4.3.5. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông .....................................................80 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................82 5.1. Kết luận........................................................................................................................................... 82 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................................ 83 5.2.1. Đối với tỉnh (UBND tỉnh, Sở NN&PTNT và Chi cục Thủy lợi) .........................83 5.2.2. Đối với hai Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống và Nam Đuống ........................................................................................................84 5.2.3. Đối với các địa phương ......................................................................................84 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................85 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CTTL Công trình thủy lợi Công ty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên HTTL Hệ thống thủy lợi HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phân cấp Công trình Thủy lợi ......................................................................5 Bảng 2.2 Số lượng tổ chức khai thác hệ thống thủy lợi trên phạm vi cả nước .............6 Bảng 2.3 Loại hình tổ chức hợp tác dùng nước theo các vùng, miền .........................11 Bảng 3.1 Nhiệu độ, độ ẩm bình quân các tháng nhiều năm .......................................30 Bảng 3.2 Lương mưa trung bình các tháng 3 năm: 2013, 2014, 2015........................30 Bảng 3.3 Chiều dài các loại kênh trên địa bàn tỉnh năm 2015 ...................................32 Bảng 3.4 Số km kênh các cấp được kiên cố hóa tính đến năm 2015 .........................33 Bảng 3.5 Số lượng các cống đầu kênh cấp I, cấp II do hai công ty Bắc Đuống và Nam Đuống quản lý khai thác ...................................................................33 Bảng 3.6 Số trạm bơm tại các địa phương trên toàn tỉnh năm 2015..........................34 Bảng 4.1 Hệ thống thủy lợi do hai công ty Bắc Đuống và Nam Đuống quản lý khai thác....................................................................................................41 Bảng 4.2 Diện tích tưới tiêu của các công trình tại tỉnh Bắc Ninh .............................44 Bảng 4.3 Kế hoạch và thực hiện kiên cố hóa kênh, xây mới và duy tu bảo dưỡng cống, trạm bơm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...............................................45 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra chất lượng công trình đầu mối hai công ty Bắc Đuống và Nam Đuống quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..........47 Bảng 4.5 Tình hình sử dụng kinh phí cấp bù của hai công ty Bắc Đuống và Nam Đuống ..............................................................................................49 Bảng 4.6 Hiệu suất tưới tiêu tại Thị xã Từ Sơn năm 2015.........................................50 Bảng 4.7 Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa, nạo vét kênh và nâng cấp sửa chữa hệ thống thủy lợi tại thị xã Từ Sơn .............................................51 Bảng 4.8 Tình hình sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí tại Thị xã Từ Sơn..............53 Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra công trình của các hợp tác xã dịch vụ tại Thị xã Từ Sơn .......53 Bảng 4.10 Hiệu suất tưới tiêu tại huyện Yên Phong năm 2015 ...................................54 Bảng 4.11 Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa, nạo vét kênh và nâng cấp sửa chữa hệ thống thủy lợi tại huyện Yên Phong ......................................56 Bảng 4.12 Tình hình sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí tại huyện Yên Phong .......57 vii Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra công trình của các hợp tác xã dịch vụ tại huyện Yên Phong ................................................................................................57 Bảng 4.14 Hiệu suất tưới tiêu tại huyện Lương Tài năm 2015 ....................................58 Bảng 4.15 Tình hình thực hiện kế hoạch kiên cố hóa, nạo vét kênh và nâng cấp sửa chữa hệ thống thủy lợi tại huyện Lương Tài .......................................60 Bảng 4.16 Tình hình sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí tại huyện Lương Tài .......61 Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra công trình của các hợp tác xã dịch vụ tại huyện Lương Tài .................................................................................................61 Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Xí nghiệp Thủy nông Từ Sơn ......................................................................................................62 Bảng 4.19 Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tại Thị Xã Từ Sơn ....................63 Bảng 4.20 Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Xí nghiệp Thủy nông Yên Phong ................................................................................................63 Bảng 4.21 Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tại huyện Yên Phong................64 Bảng 4.22 Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Xí nghiệp Thủy nông Lương Tài .................................................................................................65 Bảng 4.23 Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tại huyện Lương Tài ................65 viii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Khai thác công trình thủy lợi .......................8 Hình 3.1 Sơ đồ vị trí hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh ..............................................27 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi ..................................20 Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi .................................22 Sơ đồ 3.2 Tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh ........................39 Sơ đồ 4.1 Bộ máy tổ chức của hai Công ty Bắc Đuống và Nam Đuống .....................42 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Anh Tên luận văn: “Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” Mã số: 62.34.01.03 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 2. Phương pháp nghiên cứu - Chọn điểm nghiên cứu Phiếu điều tra được lập 4 mẫu để điều tra tại Chi cục Thủy Lợi, hai Công ty KTCTTL Bắc và Nam Đuống, công nhân vận hành và người dân dùng nước tại 3 huyện thị xã Từ Sơn, Yên Phong và Lương Tài: -Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: các thông tin được thu thập từ các tài liệu có sẵn như: quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo thống kê của Chi cục thủy lợi Bắc Ninh về kênh mương, cống, trạm bơm… trang web của cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, tổng cục thống kê; các tài liệu báo cáo tốt nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và trường Đại học Thủy Lợi, các sách, báo, tạp chí, bài nghiên cứu liên quan đến quản lý khai thác hệ thống thủy lợi. Số liệu sơ cấp: phương pháp này chủ yếu thu thập số liệu từ phỏng vấn thông qua một bảng câu hỏi được xây dựng trước. Sau đó, thực hiện phỏng vấn trực tiếp với cán bộ quản lý, công nhân vận hành và người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi. - Phương pháp xử lý số liệu: Làm sạch số liệu điều tra, đưa số liệu vào phần mềm exel phân loại, tổng hợp số liệu điều tra - Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả: Miêu tả các mẫu điều tra, đếm và tính toán các đặc điểm của mẫu điều tra Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được dùng để so sánh các kết quả điều tra, công tác thực hiện có đạt so với kế hoạch đề ra hay không. Kết quả thực hiện giữa các năm có sự biến động không. So sánh các mức đánh giá của công nhân vận hành và người dân về thực trạng quản lý khai thác HTTL. Phương pháp phân tích SWOT: nhằm hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ x hội và thách thức trong quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh. 3. Kết quả chính - Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được phân làm 2 cấp: cấp tỉnh và cấp địa phương. thác: Cấp tỉnh do hai công ty TNHH MTV Bắc Đuống và Nam Đuống quản lý khai + Cơ cấu tổ chức + Kế hoạch và tình hình thực hiện + Kiểm tra giám sát Cấp địa phương do các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý khai thác. Đề tài chọn 3 địa phương nghiên cứu: Thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Lương Tài. - Luận văn đã phân tích những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới quản lý khai thác HTTL như khí hậu thời tiết, phát triển kinh tế - xã hội, vốn đầu tư, trình độ quản lý, dân trí, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ - Nhằm hoàn thiện quản lý khai thác HTTL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các giải pháp đã được đưa ra như: hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý cho quản lý khai thác HTTL; nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân vận hành, người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi; tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh. 4. Kết luận Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang từng bước đi vào nền nếp và có hệ thống nên cơ bản đảm bảo phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác HTTL trên địa bàn tỉnh Bắc Nình vẫn còn nhiều tồn tại. Hiệu quả hệ thống thủy lợi không phát huy hết được khả năng. Hệ thống công trình xuống cấp, chưa đồng bộ từ đầu mối xuống mặt ruộng, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín. Tình trạng lãng phí nước và hiện tượng rò rỉ, thất thoát nước xảy ra thường xuyên làm giảm hiệu quả tưới tiêu. Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ HTTL diễn ra phức tạp.Trình độ của công nhân vận hành hệ thống thủy lợi vẫn dựa nhiều theo kinh nghiệm chưa được học hỏi những kiến thức khoa học mới. Nhằm hoàn thiện quản lý khai thác HTTL trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các giải pháp đã được đưa ra như: hoàn thiện chính sách, cơ sở pháp lý cho quản lý khai thác HTTL; nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân vận hành, người dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi; tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong hệ HTTL tỉnh Bắc Ninh. xi THEIS ABSTRACT The writer: Nguyen Thi Mai Anh The master thesis: Exploitation management of irrigation systems in Bac Ninh province. Major in: Business management Code: 60.34.01.02 Training facility: Vietnam University of Agriculture 1. Research purpose: Based on evaluating the situation of exploitation management of the irrigation system in Bac Ninh province, give some solutions to complete exploitation management of the irrigation system in Bac Ninh province. 2. Methods of studying - Select sample There are 4 investigated forms including Bac Duong and Nam Duong Company, Bac Ninh department of irrigation, irrigate workers and people in 3 districts: Tu Son town, Yen Phong district and Luong Tai district. - Data collection Secondary data: information is gathered from available documents such as the irrigation plan of Bac Ninh province, the statistical report of the Sub-department of Bac Ninh irrigation canals, sluices, pumping stations ... website electronic portal of Bac Ninh province, the general statistics Office; reporting documents graduated at the Academy of Agriculture of Vietnam, and the WRU, books, newspapers, magazines, research papers related to management and exploitation of irrigation systems. Primary data: collect data from the interviews through a questionnaire built in advance. Then, perform direct interviews with managers, irrigate workers and benefitcial people from irrigation systems. - Data Processing Method: Clean the survey data, put data into excel classification software , aggregate survey data - Methods of analysis Statistical methods described: Description of the sample, count and calculate the characteristics of the sample Comparative statistical methods : Method comparable statistics used to compare the results of the investigation , the work done has achieved compared with the plan or xii not . Implementation results between years does not fluctuate . Compare the assessment of operational workers and residents of the state mining management HTTL . SWOT analysis method : in order to understand the strengths , weaknesses , opportunities and challenges in the exploitation management of irrigation systems in the province . 3. Main results: - the exploitation management of irrigation systems in Bac Ninh province is divided into two levels: provincial level and local level. Provincial level by the exploitation management of irrigation systems of Bac Duong and Nam Duong Company + Structure + Plan and the implementation + Check and oversee Local level by the service cooperative agricultural management and exploitation. 3 local selected topics of research: Tu Son Town, Yen Phong District, Luong Tai district. - Thesis analyzed the objective and subjective factors affecting the management and exploitation HTTL weather and climate, economic development - social, capital, management skills, intellectual, organizational management and policy mechanisms, infrastructure and science and technology - To complete the management and exploitation HTTL Bac Ninh province, the solution has been offered as: to improve policies, the legal basis for the management and exploitation HTTL; improve level leaders, managers and operators, the people benefit from the irrigation system; strengthening the construction, material and technical basis; enhance the application of science and technology; strengthen information and communication in the irrigation system in Bac Ninh province 4. Conclusions: The exploitation management of irrigation system in Bac Ninh province has gradually come into order and basic system should ensure for irrigation and drainage for agricultural production and livelihoods. However, the management of irrigation systems to exploit the province of Bac Ninh still exist. Efficient irrigation systems do not promote all abilities. Degraded system works, no clue to sync from the field, mainly construction of clues, not focused on complete, self-contained. Water wastage and leakage, water loss occurs frequently reduced irrigation efficiency. Abuses protected xiii corridors irrigation system complex tap.Trinh place of workers operating the irrigation system is still based more experience is not learning new scientific knowledge. In order to improve management and exploitation HTTL Bac Ninh province, the solution has been launched, such as the improvement of policies, the legal basis for the management and exploitation HTTL; raise the level of leaders, managers and operators, local people benefit from the irrigation system; increase investment in the construction, material and technical basis; enhance the application of science and technology; strengthening information and communication in the irrigation system in Bac Ninh province. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thủy lợi giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Hệ thống thủy lợi tốt tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, phân bố lại nguồn nước tự nhiên, cải tạo đất, cải tạo môi trường theo chiều hướng có lợi cho sản xuất, tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở trung du và miền núi phía bắc... Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng phát triển đa dạng, phong phú theo hướng hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, hằng năm hệ thống thủy lợi trong cả nước cung cấp gần 6 tỷ m3 nước cho các ngành sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; cải tạo môi trường sinh thái, tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du lịch... Một số hệ thống thủy lợi được đầu tư, khai thác hiệu quả đã làm cho các vùng đất khô cằn trở thành những vùng đất trù phú, có điều kiện để người dân sinh hoạt, định canh, định cư. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Với khoảng 55% dân số làm nghề nông nên công tác thuỷ lợi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, Bắc Ninh đã được Nhà nước quan tâm đầu tư rất nhiều các công trình trong hệ thống thủy lợi. Đến nay hệ thống thủy lợi có thể đảm bảo tưới tiêu cho hơn 40.000ha canh tác, nhưng diện tích tưới, tiêu chưa chủ động còn chiếm tỷ lệ khá lớn, các công trình xây dựng đã lâu hiện tại đã và đang xuống cấp nên không phát huy được hết năng lực. Hơn nữa, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết rất phức tạp cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có những biến động mạnh như: Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng. Sử dụng diện tích nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm, diện tích đồng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Mức đảm bảo tiêu cho khu công 1 nghiệp và đô thị cần phải cao hơn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi làm chưa tốt như: nhiều công trình bị hư hỏng, tu bổ sửa chữa không kịp thời; trình độ của cán bộ quản lý và vận hành hệ thống còn hạn chế; nhiều công trình được xây dựng đầu tư mới nhưng chậm tiến độ và không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật như thiết kế; kỹ thuật tưới và chế độ tưới khoa học chưa được áp dựng rộng rãi,… Do đó chưa kịp thời phát huy tác dụng của hệ thống để mở rộng diện tích tưới, tiêu và nâng cao chất lượng tưới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi tỉnh Bắc Ninh tôi đã chọn đề tài “Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác hệ thống thủy lợi. - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bản tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan tới quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2. Không gian và thời gian nghiên cứu - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập trung nghiên cứu tại hai công ty TNHH 2 MTV Bắc Đuống và Nam Đuống, các Xí nghiệp Thủy nông và người dân tại 03 địa phương là Thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: + Những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015. + Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 05/2015 đến tháng 05/2016. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Công trình thủy lợi: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Hệ thống thủy lợi: bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Quản lý khai thác công trình thủy lợi: là công tác quản lý CTTL theo thẩm quyền được giao theo quy định (phạm vi đất công trình, duy trì, bảo quản, duy tu và bảo dưỡng khi cần thiết). Đặc biệt ngăn chặn các hành vi xâm chiếm, phá hoại công trình, đồng thời khai thác, sử dụng tiềm năng, năng lực thiết kế của HTTL để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32, 2001) Kênh dẫn: là công trình làm nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu, tưới tiêu kết hợp từ công trình đầu mối (hoặc từ kênh cấp trên) đến hệ thống kênh cấp dưới (hoặc mặt ruộng) để tưới, tiêu hoặc tưới tiêu kết hợp cho một lưu vực nhất định. Cống đầu kênh: là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Tổ chức hợp tác dùng nước (còn gọi là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp): là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh. Công trình trên kênh: là công trình nằm trên kênh làm nhiệm vụ dẫn, điều tiết nước của kênh đó. Công trình đầu mối: là hạng mục công trình thuỷ lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống dẫn, thoát nước; làm chức năng cấp hoặc thoát nước, điều tiết, khống chế và phân phối nước. (Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, 2014). 4 Phân cấp công trình thủy lợi: Cấp công trình là căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình. Cấp thiết kế công trình là cấp công trình. Bảng 2.1. Phân cấp Công trình Thủy lợi Loại công trình và năng lực Loại phục vụ nền Cấp công trình Đặc biệt I II III IV 1. Diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu, (103) - >50 >10 ÷ 50 >2 ÷10 ≤2 2. Hồ chứa nước có dung tích ứng với MNDBT (106m3) >1 000 >200 ÷1 000 >20 ÷200 ≥3 ÷20 <3 3. Công trình cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác có lưu lượng (m3/s) > 20 >2 >10 ÷20 >2 ÷10 > 100 > 100 - >70 ÷100 > 35 ÷75 >60 ÷100 >25 ÷50 >25 ÷40 - >25 ÷70 >10 ÷25 >15 ÷35 >8 ÷15 >15 ÷25 >5 ÷15 >25 ÷60 >10 ÷25 >10 ÷25 >5 ÷10 >10 ÷20 >5 ÷10 >15 ÷25 >8 ÷15 >12 ÷20 >5 ÷12 >10 ÷15 >4 ÷10 4. Đập vật liệu đất, đá – đá có chiều cao lớn nhất (m) 5. Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các CCTL chịu áp khác có chiều cao (m) 6. Tường chắn có chiều cao (m) A B C A B C A B C ≤2 ≤10 ≤8 ≤5 ≤10 ≤5 ≤5 ≤8 ≤5 ≤4 Nguồn: Quy chuẩn QCVN04-05: 2012/BNNPTNT Chú thích: 1. Đất nền chia thành 3 nhóm điển hình: - Nhóm A: nền là đá; - Nhóm B: nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng; - Nhóm C: nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo; 2. Chiều cao công trình được tính như sau: - Với đập vật liệu đất, đất – đá: chiều cao tính từmặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập; - Với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác: chiều cao tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình. CTTL được phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy thuộc vào quy mô công trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng v.v.... Công trình ở các cấp 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất