Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu...

Tài liệu Quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay

.PDF
122
25
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  LÊ HÀ PHƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, THÁNG 6 - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  LÊ HÀ PHƢƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 14 01 14 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS NGUYỄN TRỌNG HẬU HÀ NỘI, THÁNG 8 - 2019 DANH TỪ MỤC VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cao đẳng An ninh nhân dân I CĐ ANND I Công an nhân dân CAND Cán bộ quản lý CBQL Điểm trung bình ĐTB Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Nhà xuất bản Nxb Quản lý giáo dục QLGD Thứ tự TT 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Sơ lược tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lí hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh 1.2.1. Khái niệm hoạt động thực tế 1.2.2. Khái niệm học viên Trường Cao đẳng An ninh và hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh 1.2.3 Khái niệm quản lí và quản lí hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh 1.3. Những yêu cầu quản lí hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay 1.3.1. Yêu cầu quản lí về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh 1.3.2. Yêu cầu quản lí hoạt động của cán bộ, giáo viên 1.3.3. Yêu cầu quản lí hoạt động của học viên 1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay 1.4.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động thực tế 1.4.2. Quản lý nội dung hoạt dộng thực tế 1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế 1.4.4. Quản lý điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực tế 1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tế của học viên 1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1.5.1. Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an, toàn xã hội 1.5.2. Tác động từ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý và Trang 1 7 7 12 12 13 15 19 19 22 24 25 25 26 27 28 29 30 30 32 yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thực tế 1.5.3. Tác động từ cơ chế quản lí hoạt động thực tế 1.5.4. Tác động bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên nhà trường 1.5.5. Tác động bởi đầu vào của học viên và đặc điểm hoạt động thực tế 1.5.6. Tác động bởi các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động thực tế Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.3. Thực trạng hoạt động động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ địa phương và học viên về tầm quan trọng của hoạt động thực tế 2.3.2. Thực trạng về kế hoạch, nội dung hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế của học viên 2.3.4. Thực trạng kết quả hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch động động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động thực tế của học viên 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động của giáo viên và học viên trong quá trình hoạt động thực tế 2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực tế 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tế của học viên 33 34 36 37 39 39 40 44 45 47 49 51 53 55 58 61 65 69 Đánh giá chung Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay 3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và học viên về hoạt động thực tế 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thực tế cho học viên bảo đảm thiết thực, khả thi, hiệu quả 3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế cho học viên 3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý về tổ chức hoạt động thực tế cho cán bộ, giáo viên và học viên 3.2.5. Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo của hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tế của học viên 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm 2.5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 71 75 75 75 76 77 77 78 82 85 88 90 93 94 95 96 104 107 110 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quán triệt, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết số 17-NQ/ĐU và Chỉ thị số 13-CT/BCA về “Đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo trong CAND”, Cục Đào tạo - Bộ Công an, các trường CAND nói chung và Trường CĐ ANND I nói riêng đã chủ động, tích cực đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức… theo định hướng phát triển năng lực, nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Để thực hiện được mục tiêu này, hoạt động thực tế, thực tập của học viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực hiện nguyên lý dạy học “lý luận gắn liền với thực tiễn”, chủ trương đổi mới quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Trường CĐ ANND I đã chủ động nghiên cứu, triển khai, tổ chức thực hiện nhiều cách làm mới nhằm tăng cường kiến thức thực tế, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và năng lực thực hành cho học viên. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường CĐ ANND I đặc biệt quan tâm, chú trọng và tổ chức tốt hoạt động thực tế cho học viên theo mô hình “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) với nhân dân. Định hướng và cách làm này đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với lực lượng Công an nhân dân. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực tế, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1664/X11(X14), ngày 18/3/2009 về việc “tiếp tục đổi mới công tác thực tập của học viên các trường CAND” và Hướng dẫn số 6777/HD-X11, ngày 30/06/2014 về “tổ chức hoạt động thực tế của học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp CAND” nhằm chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động thực tế của học viên các trường CAND. Quán triệt và thực hiện các văn bản này, Trường CĐ ANND I đã tổ chức cho học viên đi thực tế tại các địa phương, địa bàn với nhiều hình 1 thức phong phú và đa dang, đây là hoạt động chính khóa, bắt buộc đối với các hệ đào tạo chính quy trong trường. Trong quá trình hoạt động thực tế, học viên đã vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn của đời sống xã hội, gắn lý luận với thực tiễn, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an với quần chúng nhân dân, tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân với lực lượng Công an, với Đảng và với nhà nước... Qua đó, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực chuyên môn, góp phần hình thành, phát triển nhân cách người Công an cách mệnh. Tuy nhiên, hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung, hình thức, phương pháp, địa bàn hoạt động thực tế còn có điểm chưa phù hợp; việc quản lý hoạt động thực tế của học viên chưa thực sự khoa học; ở những phương diện nhất định, còn thiếu tính kế hoạch, tổ chức chưa chặt chẽ, chỉ đạo chưa sâu sát, kiểm tra chưa kịp thời... Đây là thực trạng và cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động thực tế của học viên chưa cao, chưa xứng tầm với mục tiêu mà Bộ Công an và các trường CAND đã đặt ra. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của viên là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Đặc biệt, trong quá trình quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 18NQ/TW, ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, đòi hỏi hoạt động đào tạo, quá trình tổ chức hoạt động dạy học phải có sự chuyển biến mạnh mẽ; hoạt động thực tế của học viên phải được đổi mới, phát huy hiệu quả, giúp nâng cao trình độ, năng lực thực hành nghề nghiệp cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. * Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ An ninh dựa trên cơ sở lý luận nào? - Thực trạng quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I hiện nay như thế nào? - Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I như thế nào để đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng hoạt động thực tế của học viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quản lý hoạt động thực tế giữ vị trí trung tâm. Thực tiễn công tác quản lí hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I trong những năm qua, về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập, hạn chế so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. Nếu chủ thể quản lý dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tế của học viên, thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên và những tồn tại hạn chế để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I một cách khoa học, phù hợp, sẽ đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nhà trường giai đoạn hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ AN NINH đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Về không gian: Tiến hành khảo sát, tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên Trường CĐ ANND I; nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế của học viên; nghiên cứu thông qua các báo cáo tổng kết hoạt động thực tế của học viên; kết quả học tập, rèn luyện của học viên. Về thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu từ năm 2015 đến nay. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn... cụ thể là: - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT; các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, sơ kết, tổng kết của Trường CĐ ANND I về hoạt động thực tế của học viên. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Điều tra, khảo sát: Sử dụng phiếu hỏi đối với 70 CBQL giáo dục (Cán bộ Cục Đào tạo - Bộ Công an, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý học viên, Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, các Khoa, Bộ môn của Trường CĐ ANND I), 200 giảng viên, học viên để đánh giá thực trạng hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Nghiên cứu các sản phẩm: Nghiên cứu các chương trình, kế hoạch, báo cáo, thống kê kết quả, đánh giá kết quả hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Chuyên gia: Xin ý kiến của một số nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp hỗ trợ Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, tính toán, xử lý các số liệu điều tra đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 9. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ đóng góp và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I hiện nay. Luận văn giúp CBQL Trường CĐ ANND I phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động thực tế và quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc đề xuất biện pháp nhằm quản lý tốt hơn hoạt động thực tế của học viên các trường ANND. 10. Dự kiến cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Sơ lƣợc tổng quan nghiên cứu vấn đề * Trên thế giới Lịch sử phát triển của giáo dục thế giới đã chỉ ra rằng, hoạt động hoạt động thực tế có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, rèn luyện của người học, vì lẽ đó đã có rất nhiều nhà giáo dục, quan tâm, nghiên cứu. Thời kỳ phục hung, các nhà giáo dục đã lý giải các vấn đề giáo dục theo một khuynh hướng mới và khoa học, không bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, triết lý nhà thờ, trong khuôn mẫu định kiến, đây là hình thành tiền đề cho sự ra đời của thời kỳ giáo dục cận đại. Thời kỳ này, hoạt động giáo dục bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ giáo dục cận đại. Tác giả Thomas More (1478-1535), đề cao các phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo ông lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động. Đây là một tư tưởng tiến bộ về giáo dục trong thời kỳ Phục hưng, khác hoàn toàn với tư tưởng giáo dục hà khắc, cổ hủ của giáo hội phong kiến. Nhà văn, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga Anton Semenovych Makarenko quan niệm: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra là phải trên mỗi mét vuông đất nước ta… Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ”. Trong thực tiễn ông đã tổ chức các tổ hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cho học sinh ở trại M.Gorki và ở công xã F.E Dzerjinki như: Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý, hóa học, thể thao…. Tác giả nhận định, việc phân phối các em vào tổ ngoại khóa hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào nhưng các tổ phải có kỉ luật trong quá trình hoạt động. Trong nền giáo dục hiện đại của Mĩ, John Dewey (1859-1952) xây dựng tư tưởng, quan điểm học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiển là. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến triết học thực dụng ở Âu-Mỹ, ông đề ra khẩu hiệu “giáo dục bằng việc làm”, thay cho việc tiếp thu tri thức nhân loại một cách hệ thống bằng việc nắm vững những thói quen thực tiễn với các hình thức đa dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như vườn trường, xưởng trường, dưới nhà bếp, ngoài công xưởng và được trạng bị bằng những công cụ lao động với những phương tiện hiện đại. [34]. Ở Mĩ vào đầu thế kỹ XIX, hoạt động thực tế đã bổ sung cho các phần còn thiếu của chương trình giảng dạy chính khóa, sinh viên có thể làm việc ở các phòng thí nghiệm hay tham gia thực tập nghề nghiệp. Đến đầu thế kỷ XXI, các hoạt động của các hội văn chương giảm dần, các nhà giáo dục cảm thấy ngày càng ít có hoạt động để lôi cuốn sinh viên tham gia. Sau đó, học sinh bắt đầu khởi xướng và tổ chức các chương trình thể thao tại các trường đại học Mĩ và các hoạt động thể thao liên trường đã nhanh chóng trở thành phần nổi bật hơn các hoạt động khác ở hầu hết các trường trung học và đại học ở Mĩ. Trong tác phẩm Tư bản của Mác, tư tưởng học tập gắn liền với lao động sản xuất lại được đề cập đến và được nêu rõ: “Học tập kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hoàn thành con người toàn diện. Lao động tạo ra nhân cách con người. Nhà trường phải giáo dục, đào tạo ra những con người lao động chân chính và có nhân cách tốt. Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phải phát triển con người toàn diện; đối với xã hội, phát triển 8 con người toàn diện để phát triển kinh tế xã hội, đối với từng người để có năng lực nghề nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng…” [41]. * Ở Việt Nam Ngày 19/1/1955, khi phát biểu tại buổi lể khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Trường đại học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên. Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác, cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên… Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, tập thể và quần chúng. Trường học, gia đình, đoàn thể thanh niên cần chú ý giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên, để kịp thời uốn nắn sửa chữa.” [27]. Quan điểm có ý nghĩa xuyên suốt, chỉ đạo trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đó là phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội”, công tác giáo dục cần chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1946, Người viết: “Các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia các hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong công cuộc phòng thủ đất nước…” ; trong thư gửi hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Người viết “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học…”; trong bài nói tại đại hội sinh viên lần thứ II, ngày 7/5/1958, Hồ Chí Minh đã nói: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nữa. Vì vậy, các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động”. Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”. [28]. Nội dung Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT-TWĐTN, ngày 28/3/2008, về “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên và 9 xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008-2012”, khẳng định cần tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên; chỉ đạo phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tay nghề, nghiệp vụ trong học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động đồng hành hỗ trợ học sinh, sinh viên; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân đạo, phong trào tình nguyện trong học sinh, sinh viên; tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường. Đây là quan điểm chỉ đạo và khẳng định vai trò của hoạt động thực tế, hoạt động xã hội đối với công tác giáo dục thanh niên Việt Nam. Trong chiến lược phát triển giáo dục Việt nam 2011-2020, Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được phát triển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ. Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam.” [7]. Khoản 1, Điều 13 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 của Luật Thanh niên qui định thanh niên được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh; được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật; được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể. Trong lực lượng Công an, đào tạo cán bộ là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đã có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về vấn đề này, song chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá về hoạt động thực tập của học viên các trường Công an nhân dân; nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên; nghiên cứu hoạt động ngoại khóa của học viên và nghiên cứu về thực tiễn hoạt động của cán bộ trinh sát. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đào tạo, hoạt động thực tế của học viên được đưa vào chương trình đào tạo chính khóa, bắt buộc và là vấn đề còn rất mới và chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề hoạt động thực tế cũng như quản lý hoạt động thực tế của học viên. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của công tác xã hội, hoạt động thực tế đối với giáo dục học sinh, sinh viên và thanh niên, cho nên đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp; nghiên cứu về thực trạng hoạt động thực tế của học sinh, sinh viên; nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động thực tế tại trường phổ thông, hoạt động thực tập của học viên các trường CAND… đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên cao đẳng. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu, nhằm bổ sung cho công tác nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành công an. 1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lý hoạt động thực tế của học viên Trƣờng Cao đẳng An ninh 1.2.1. Khái niệm hoạt động thực tế Trong công tác giáo dục, hoạt động thực tế chính là con đường để người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng sống, kiến thức chuyên môn cho sinh viên ngoài các hoạt động chính khóa trên lớp học. Theo T.A Ilina, công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được gọi là công tác giáo dục ngoại khóa. Công tác này bổ sung và làm phát huy công tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này. Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỉ, thể dục thể thao… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách ”. [17]. Tác giả Hồ Văn Liên cho rằng, giữa hoạt động thực tế và hoạt động giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động thực tế tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất nhận thức với hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động thực tế là những hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách của người học theo định hướng của Đảng và nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong tình hình mới. Đây là một nội dung không thể thiếu trong đời sống học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Nếu quá trình giáo dục sinh viên chỉ diễn ra trong giờ học chính khóa trên giảng đường thì kết quả giáo dục sẽ rất hạn chế, không thể đảm bảo được yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay. Như vậy, hoạt động thực tế là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động dạy học, là quá trình tổ chức cho người học tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, nhằm phát triển nhân cách người học theo mục tiêu, yêu cầu xã hội trong thời kì mới. 1.2.2. Khái niệm học viên trường Cao đẳng An ninh và hoạt động thực tế của học viên Trường Cao đẳng An ninh * Học viên Trường Cao đẳng ANND Theo từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Viện ngôn ngữ học thuộc ủy ban KHXH Việt Nam: “Học viên là người lớn tuổi học ở những trường lớp không thuộc hệ thống giáo dục phổ thông hay đại học”. [31] Trong trường đại học, sinh viên hoặc học viên là danh từ chung chỉ những người tiếp thu sự giáo dục của giảng viên, không phân biệt người này với người khác, sinh viên có nghĩa vụ tham gia vào hoạt động học tập, rèn luyện mà nhà trường tổ chức. Tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 50/2009/TT-BCA(X11) ngày 01/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Công an “Quy định về công tác quản lý, giáo dục học viên các Học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp CAND”, Học viên được định nghĩa như sau: “Người đang học tập theo hình thức tập trung, không tập trung, vừa làm, vừa học, các lớp bồi dưỡng tại các trường CAND (được gọi chung là học viên) gồm: người học để được cấp bằng Tiến sỹ (Nghiên cứu sinh), cấp bằng Thạc sỹ (học viên Cao học), cấp bằng Đại học, Cao đẳng (sinh viên), cấp bằng trung cấp (học sinh) và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (học viên)”. Như vậy, theo quy định trên của Bộ Công an học viên là tên gọi chung cho người học ở các hệ đào tạo, các trường thuộc ngành CAND, đây là tên gọi chung được dùng trong các văn bản có liên quan đến công tác đào tạo, quản lý của ngành. Đề tài này nghiên cứu, khảo sát trên đối tượng là học viên hệ chính tập trung quy được đào tạo để cấp bằng cao đẳng và trung cấp. Như vậy, học viên Trường Cao đẳng An ninh bao gồm những người đang theo học các hệ, bậc do Trường Cao đẳng An ninh tổ chức. Học viên Trường Cao đẳng An ninh hiện nay bao gồm: Học viên đào tạo trình độ cao đẳng chính quy, học viên đào tạo trình độ trung cấp chính quy, học viên đào tạo trình độ trung cấp trưởng Công an xã và học viên học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ - pháp luật (3 tháng). Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Công an, hoạt động thực tế chỉ được tổ chức với học viên thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chính quy. Bên cạnh những đặc điểm giống với sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và sinh viên các trường đại học, học viện ngành ngoài, học viên Trường Cao đẳng An ninh có những đặc điểm khác biệt, xuất phát từ các quy định của Bộ Công an, từ mục tiêu đào tạo, từ đối tượng học viên… Theo quy định của Bộ Công an, học viên học tập tại các trường CAND nói chung và Trường Cao đẳng An ninh nói riêng phải thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, rèn luyện tập trung theo quy định của Điều lệnh CAND, quy chế quản lý giáo dục học viên và các quy định của nhà trường; học viên thực hiện theo chế độ quản lý tập trung, từ thời gian học tập trên lớp, thời gian tự học, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể chất, hoạt động đoàn, đến mọi sinh hoạt cá nhân cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của ngành. Vì vậy, đòi hỏi học viên phải có ý thức kỉ luật, ý thức tự giác, tình thần tập thể và sự đoàn kết rất cao. Học viên Trường Cao đẳng An ninh đa phần có tuổi đời từ 18 đến 30 tuổi, bao gồm học sinh phổ thông, học sinh thuộc các Trường Văn hóa của Bộ Công an và một bộ phận đã phục vụ trong ngành Công an ít nhất 2 năm trở lên. Như vậy, ngoài học sinh phổ thông, học viên Trường Cao đẳng An ninh còn là những học sinh của các Trường Văn hóa của Bộ Công an, là học sinh người dân tộc thiểu số, được tuyển sinh, tuyển dụng vào ngành để đào tạo trở thành cán bộ an ninh, thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số; học viên còn là cán bộ công an đã phục vụ trong ngành, đã qua huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng và thực tế công tác tại công an các đơn vị địa phương. Đây là những điểm thuận lợi, nhưng cũng là những khó khăn trong quá trình quản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan