Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông trên địa b...

Tài liệu Quản lý hoạt độngnghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

.PDF
244
1
81

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2020 1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TẠ THỊ THANH LOAN BÌNH DƯƠNG - 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Hương Giang, mã số học viên 188140114007 là học viên lớp cao học quản lý giáo dục khóa 5, trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tôi xin cam đoan: luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Tất cả số liệu, kết quả thực hiện trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lí theo qui định của nhà trường ./. Bình Dương, ngày 8 tháng 09 năm 2020 NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một và Ban Giám hiệu của 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của TS. Tạ Thị Thanh Loan, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thông qua luận văn, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một; Ban Giám hiệu, giáo viên, học sinh của 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và TS. Tạ Thị Thanh Loan đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn ./. Xin chân thành cám ơn. NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ .......................................................xi TÓM TẮT ........................................................................................................... xii 1. Lí do thực hiện đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ............................................................ 10 9. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................................................................................... 12 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 12 1.1.1.Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 12 1.1.2.Nghiên cứu trong nước................................................................................ 16 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................ 18 iii 1.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT ............................................................................................................ 18 1.2.2. Quản lý Nhà trường, quản lý trường trung học phổ thông ........................ 22 1.2.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học của học sinh THPT ..................................................................................................... 23 1.3. Lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT .... 24 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT .................................................................................................................... 24 1.3.2. Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT ................. 25 1.3.4. Hình thức nghiên cứu khoa học của học sinh THPT ................................. 27 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường THPT .................................................................................................................... 28 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT ........................................................................................................ 28 1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT ........................................................................................................ 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT ................................................................................... 34 1.5.1.Yếu tố khách quan ....................................................................................... 34 1.5.2.Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................... 37 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội, giáo dục thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ........................................................................... 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội .............................................. 37 iv 2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dươn .............................................................................................................................. 38 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục nghiên cứu khoa học của học sinh THPT thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ............................... 39 2.2.1. Nội dung khảo sát....................................................................................... 39 2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ......................................................... 39 2.2.3. Tổ chức điều tra, khảo sát .......................................................................... 40 2.2.4. Qui ước thang đo ........................................................................................ 43 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................... 45 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động nghiên cứu khoa học ........................................................................................................................ 45 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................... 51 2.3.3. Thực trạng hình thức nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................................................... 54 2.3.4. Thực trạng phương pháp nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................... 57 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .................. 61 2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 61 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ................................................ 62 v 2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ....................................................... 65 2.4.4. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một ....................................................... 69 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ..... 76 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ........... 79 2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 79 2.6.2. Hạn chế....................................................................................................... 79 2.6.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 80 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................... 83 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp .......................................................................... 83 3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................................. 83 3.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương .......................... 85 3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh ................................................................................................... 85 3.3.2. Tập trung rà soát, xây dựng hiệu quả kế hoạch thực hiện giáo dục cho học sinh nghiên cứu khoa học ..................................................................................... 87 3.3.3. Đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học . .............................................................................................................................. 90 3.3.4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học ......................................... 92 vi 3.3.5. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ........................................................................ 95 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 97 3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ... 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 115 1. Kết luận .......................................................................................................... 115 2. Khuyến nghị ................................................................................................... 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 120 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. CMHS Cha mẹ học sinh 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. CSVC Cơ sở vật chất 5. GD Giáo dục 6. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7. GV Giáo viên 8. HS Học sinh 9. NCKH Nghiên cứu khoa học 10. THPT Trung học phổ thông viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Thống kê số lượng cần phải khảo sát ................................................. 40 Bảng 2. 2: Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát .............................................. 41 Bảng 2. 3: Đặc điểm HS được khảo sát ............................................................... 43 Bảng 2. 4: Quy ước mức đánh giá, phân tích số liệu ........................................... 44 Bảng 2. 5: Ý kiến của CBQL, GV; HS về việc xác định hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT .................................................................... 46 Bảng 2. 6: Ý kiến của CBQL, GV; HS về việc xác định đối tượng mà các em có thể hợp tác trong quá trình NCKH ............................................................ 48 Bảng 2. 7: Ý kiến của CBQL, GV; HS về mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ........................................................................................ 50 Bảng 2. 8: Ý kiến của CBQL, GV; HS về thực trạng thực hiện nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ............................................................ 52 Bảng 2. 9:Ý kiến của CBQL, GV; HS về thực trạng thực hiện hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ............................................................ 54 Bảng 2. 10:Ý kiến của CBQL, GV; HS về thực trạng phương pháp thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ................................................... 58 Bảng 2. 11: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ................................................... 62 Bảng 2. 12: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ............................................................ 65 Bảng 2. 13: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ............................................................ 70 Bảng 2. 14: Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng công tác kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ............................................................ 73 ix Bảng 2. 15: Kết quả khảo sát CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ........................................................................ 76 Bảng 3. 1: Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............................................................................................................ 99 Bảng 3. 2: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh” ........................................................................................................ 100 Bảng 3. 3: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Tập trung rà soát, xây dựng hiệu quả kế hoạch thực hiện giáo dục cho học sinh nghiên cứu khoa học” ......................................................................................... 103 Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học” ....... 105 Bảng 3. 5: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học” ............................................... 108 Bảng 3. 6: Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát”” .................................................................. 110 x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động nghiên cứu khoa học ........................................................................................................ 45 Biểu đồ 2. 2: Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ....................................................................... 61 Biểu đồ 3. 1: Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và khả thi của 05 biện pháp đề xuất ............................................................................................................................ 113 xi TÓM TẮT Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động không thể thiếu trong trường phổ thông. Đây là một hoạt động giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời là cách tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm và phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Nhà trường phải làm gì để học sinh đam mê NCKH? Làm sao để hoạt động NCKH được nhân rộng và phát triển, phải thế nào để hoạt động NCKH trong học sinh ở trường THPT là môi trường để học sinh nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo, khơi dậy sự nhiệt tình, tính chủ động say mê NCKH, phát triển năng lực nghiên cứu, phong cách làm việc khoa học, ý thức mong muốn cải tiến và đổi mới trong chính mỗi sản phẩm nghiên cứu của mình. Đó chính là trách nhiệm từ phía Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo. Đề tài Quản lý hoạt động giáo dục NCKH của học sinh THPT tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục NCKH cho học sinh trung học phổ thông cũng như công tác quản lí hoạt động này. Những hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục NCKH của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: - Nhà trường đã tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian và hỗ trợ kinh phí triển khai NCKH, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các thành tựu NCKH của học sinh trong tỉnh, ngoài tỉnh, trên thế giới, tổ chức học tập NCKH cho HS với các trường đại học nhưng chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Hoạt động của câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn giáo viên thiếu tính đồng bộ, chưa sâu rộng và mang tính đơn điệu. - Nhà trường đã phân công các tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên tìm hiểu tài liệu, các nghiên cứu về các lĩnh vực đề tài, dự án NCKH, chuẩn bị các điều kiện thực hiện các nội dung đề tài, dự án NCKH song hoạt động chưa cụ thể và chưa có chiều sâu, chưa mang lại hiệu quả cao. xii - Công tác kiểm tra, đánh giá về các tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh về tiến trình thực hiện các nội dung đề tài, dự án NCKH, ứng dụng kết quả NCKH và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, hoạt động liên kết NCKH với các trường đại học, liên kết với các chuyên gia chưa được quan tâm. Đặc biệt, CBQL vẫn chưa tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục NCKH cho học sinh. Từ đó, CBQL chưa cải tiến nội dung, cách thức thực hiện cho các năm học kế tiếp. - Chưa phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường. Chưa thường xuyên kết hợp với các trung tâm, các trường đại học, chuyên gia để giáo dục NCKH cho học sinh. - Công tác bố trí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục NCKH cho học sinh có quan tâm. Tuy nhiên, việc đầu tư để đảm bảo các yêu cầu là chưa đảm bảo để phát triển hoạt động NCKH của HS trong nhà trường. Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trên, tác giả đề xuất 05 biện pháp quản lí (cần thiết và khả thi), bao gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho học sinh; Tập trung rà soát, xây dựng hiệu quả kế hoạch thực hiện giáo dục cho học sinh nghiên cứu khoa học; Đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học;Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Các biện pháp đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực trạng khảo sát tại 05 trường THPT trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cả 05 biện pháp đều thiết thực và có mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Những biện pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục NCKH cho học sinh THPT trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. xiii MỞ ĐẦU 1. Lí do thực hiện đề tài Đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự nghiệp giáo dục được Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nêu: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hội nghị TW4 (Khoá VII 1/1993) có Nghị quyết “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT” và chỉ rõ vị trí của giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết TW II Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu". Nghị quyết TW 2 khoá VIII về GD&ĐT, KHCN đã khẳng định "cùng với KHCN, GD-ĐT là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước". Nghị quyết TW 2 đã mở ra một cơ hội thuận lợi và thách thức lớn đối với giáo dục - đào tạo nói chung và KHCN nói riêng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định "Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động KHCN với GD&ĐT để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức" (Chính phủ, 2020) Điều 18 Luật giáo dục đã quy định nhiệm vụ NCKH của các trường như sau: “Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. (Quốc Hội, 2005) Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu trong trường phổ thông. Đây là một hoạt động giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời là cách tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm và phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó, nhằm phát hiện các tài năng, là cơ sở xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 1 Việc NCKH của học sinh trung học phổ thông khuyến khích học sinh sáng tạo khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Không những thế việc học sinh THPT tham gia NCKH sẽ góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học , hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học ở các cơ sở giáo dục. Thấy được ý nghĩa to lớn của việc NCKH của học sinh THPT, THCS nên Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia từ năm 2009 đến nay trên cơ sở cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn 1290 BGDĐT-GDTrH hướng dẫn hoạt động khoa học kĩ thuật và tổ chức Cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2016-2017 (Bộ GD&ĐT, 2016-2017) đã khẳng định việc NCKH của học sinh trung học đã góp phần cho học sinh vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết vấn đề thực tiễn và góp phần vào đổi mới phương pháp day học, cách thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì thành phố Thủ Dầu Một đi đầu về chất lượng giáo dục. Thành phố Thủ Dầu Một có vị trí địa lý gần với trung tâm kinh tế lớn của cả nước đó là thành phố Hồ Chí Minh, do đó việc tiếp cận các thành tựu văn hóa, KHKT rất thuận lợi. Đồng thời, thành phố Thủ Dầu Một cũng là nơi tập trung những khu công nghiệp lớn trên toàn tỉnh, có nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Vì vậy, giáo viên và học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có điều kiện trao đổi, giao lưu, tiếp cận, lĩnh hội văn hóa, khoa học kĩ thuật, v.v… Đáp ứng sự phát triển của xã hội,nhu cầu phát triển khoa học công nghệ 4.0. Công tác triển khai nghiên cứu khoa học dành cho học sinh THPT đã và đang được các nhà trường quan tâm, triển khai, tổ chức thực hiện. Tuy nhiên trong 2 quá trình thực hiện không phải trường nào cũng nhận được sự ủng hộ, thực hiện có hiệu quả trong lực lượng giáo viên và học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh chưa hiểu đúng, hiểu đủ nội dung và ý nghĩa của nghiên cúu khoa học mang lại. Nghiên cứu khoa học ở học sinh THPT gồm có hai lĩnh vực là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hành vi. Thực tế, cả học sinh và giáo viên đa số chú trọng nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học tự nhiên và xem nhẹ lĩnh vực khoa học xã hội hành vi do học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa của lĩnh vực khoa học hành vi mang lại. Hoạt động NCKH của học sinh trong trường THPT hiện nay còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH do chương trình học nặng về kiến thức, nền giáo dục hiện tại quá đặt nặng việc học và thi cử. Nhà trường chưa thật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia NCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKH của học sinh. Trong công tác giáo dục hiện nay thì NCKH ở học sinh trung học phổ thông được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo tìm hiểu thì đề tài về quản lý NCKH trong nhà trường THPT chưa được nghiên cứu. Căn cứ vào những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT để làm khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác 3 quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Hoạt động giáo dục nghiên cứu khoa học của học sinh THPT . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 4. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu khoa học trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu đào tạo đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có thể đã làm tốt công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, công tác này có thể còn hạn chế ở công tác chỉ đạo và kiểm tra. Nếu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động NCKH dành cho học sinh THPT và đánh giá, phân tích khách quan, chính xác công tác quản lý hoạt động NCKH dành cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động có tính cần thiết và khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động NCKH dành cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT. - Tìm hiểu, xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 4 - Đề xuất một số biện pháp cần thiết, khả thi nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKH của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 6.2. Về đối tượng khảo sát Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tại 01 trường THPT chuyên và 04 Trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. 6.3. Về thời gian Đề tài khảo sát thực trạng trong 02 năm học 2018 – 2019, 2019-2020. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành thu thập tài liệu, sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để hình thành nên cơ sở lí luận; Thực hiện phân tích nội dung, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu khoa học của học sinh THPT; tổng hợp, phân loại, sắp xếp tài liệu về mặt thời gian, mức độ một cách khoa học để hình thành nên cơ sở lý luận của đề tài. 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan