Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường m...

Tài liệu Quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận cầu giấy, thành phố hà nội

.PDF
107
18
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CHIÊM THANH THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CHIÊM THANH THỦY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.140114 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN THUẦN HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Văn Thuần – người hướng dẫn nghiên cứu khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức đào tạo khóa học sau Đại học để chúng em có cơ hội được học tập, nghiên cứu những vấn đề mà chúng em quan tâm về quản lý, nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Xin được bày tỏ long biết ơn tới các thầy cô giáo tại trường đã tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy, hướng dẫn chúng em nghiên cứu để có những kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, góp phần nâng chất lượng giáo dục và đào tạo. Em xin chân thành cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các cô giáo, phụ huynh các trường mầm non quận Cầu Giấy. Đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu của mình để giúp em hoàn thành luận văn này. Bài luận văn của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, của các Thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Chiêm Thanh Thủy i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDCM Bồi dưỡng chuyên môn BGH Ban giám hiệu CBGVNV Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CM Chuyên môn CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên LQTA Làm quen tiếng Anh HS Học sinh KHGD Kế hoạch giáo dục KT-ĐG Kiểm tra - Đánh giá MN Mầm non MQH Mối quan hệ NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học ii QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLHĐTN Quản lý hoạt động trải nghiệm SL Số lượng TBGD Thiết bị giáo dục XHHGD Xã hội hóa giáo dục iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON.................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm QL, QLGD, QLNT, QLTMN ............................................. 9 1.2.2. Trường mầm non tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân ................ 12 1.2.3. Hoạt động làm quen với tiếng Anh .................................................... 15 1.2.4. Trải nghiệm......................................................................................... 16 1.2.5. Hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ...................... 17 1.3. Đặc điểm hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục .................................................................................. 21 1.3.1. Mục tiêu của hoạt động làm quen Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm 21 1.3.2. Nội dung chương trình hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục ......................................................... 22 1.4. Nội dung quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục ......................................................... 24 iv 1.4.1. Quản lý mục tiêu và kế hoạch hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ........................................................................................... 24 1.4.2. Quản lý chương trình, nội dung làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm .. 24 1.4.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm....................................................................................................... 28 1.4.4. Quản lý hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của trẻ ... 29 1.4.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ............................................................................................................. 30 1.4.6. Xây dựng môi trường làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm .... 30 1.4.7. Quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ................................................................................... 31 1.4.8. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên và học sinh (trẻ).......................................... 32 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục ........................................ 34 1.5.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 34 1.5.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 35 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................................... 40 2.1. Vài nét khái quát về các trường mầm non Quận Cầu Giấy ................... 40 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế ............................. 40 2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo ............................................................... 40 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................. 41 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 41 2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 41 v 2.2.3. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 42 2.3. Thực trạng hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường Mầm Non, quận Cầu Giấy, Hà Nội............................................... 42 2.3.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ............................................ 42 2.3.2. Thực trạng về nội dung chương trình học làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ........................................................................................... 43 2.3.3. Thực trạng kết quả học tập làm quen với Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại ........................................................................................................ 44 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non, quận Cầu Giấy, Hà Nội .............................. 44 2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu và kế hoạch làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ........................................................................................... 45 2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung dạy học làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ........................................................................... 46 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm của giáo viên ...................................................................................... 47 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm. .......................................................................................... 50 2.4.5. Thực trạng xây dựng môi trường làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm....................................................................................................... 51 2.4.6. Thực trạng quản lý các phương tiện phục vụ hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm .................................................................. 51 2.4.7. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm .................................................................. 52 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục, quận Cầu Giấy, Hà Nội ................................................................................................................... 54 vi 2.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 54 2.5.2. Điểm yếu ............................................................................................... 55 2.5.3. Thuận lợi ............................................................................................... 57 2.5.4. Khó khăn ............................................................................................... 58 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 59 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƢỜNG CÁC MẦM NON QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 61 3.1. Định hướng phát triển của Trường Mầm Non Quận Cầu Giấy ............... 61 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý ..................................................... 61 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục ....... 61 3.2.2. Nguyên tắc các biện pháp quản lỷ phải đảm bảo tính thực tiễn và khả thi . 62 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng tham gia hoạt động ................................................................................................... 63 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của Hoạt động làm quen với tiếng Anh ..63 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của Hoạt động làm quen với tiếng Anh . 64 3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy ......................... 64 3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm quen với tiếng Anh ......................................................................................................... 64 3.3.2. Quản lý mục tiêu và chương trình hoạt dộng làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục ................................ 66 3.3.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chuyên môn dạy học theo hướng trải nghiệm đội ngũ giáo viên tiếng Anh ..................................... 69 3.3.4. Xây dựng môi trường làm quen với tiếng Anh theo với các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ .............................................................................. 73 3.3.5. Đầu tư trang thiết bị và các điều kiện hoạt động làm quen với tiếng Anh đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng trải nghiệm .......................................... 74 vii 3.3.6. Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ........................................................................................... 77 3.4. Mối quan hệ của các biện pháp ................................................................ 80 3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp............ 81 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 81 3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm......................................................................... 81 3.5.3. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 81 3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 81 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 82 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mức dộ thực hiện về hoạt động làm quen với Tiếng Anh trên lớp của GV tại các Trường Mầm non Tư thục ...................................................... 47 Bảng 2.2. Thực trạng QL kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức HĐLQTA ........ 52 Bảng 2.3. Thực trạng kết quả QL HĐLQTA .................................................. 53 Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận Cầu Giấy.............................................................................. 82 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Khảo sát tỉ lệ GV và phụ huynh nắm rõ mục tiêu HĐLQTA .... 46 Biểu đồ 2.2. Khẳng định kết quả QL HĐLQTA ............................................. 54 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp .......................... 83 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) để cầm trong tay chiếc chìa khóa mở cửa bước vào cuộc cách mạng này là những yêu cầu cần thiết, trang bị những kiến thức, sẵn sàng tâm thế để bước vào cuộc cách mạng 4.0 này nào là trau dồi kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT) và ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Chúng ta đều biết Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển. Việc quản lý hoạt động dạy và học ngoại ngữ là môtj trong những nhiệm vụ trọng điểm nhằm phát triển một nền giáo dục vững chắc. Điều này giúp cung cấp cho thế hệ trẻ phương tiện giao tiếp đa ngôn ngữ, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thực tế cho thấy việc dạy học Tiếng Anh ở nước ta hiện nay đang phát triển với nhiều thuận lợi: hệ thống tài liệu dạy học phong phú, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học ngày càng hiện đại, đa dạng. Tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khan trong việc dạy bộ môn naỳ về phương tiện dạy học, tài liệu, phương pháp dạy học. Vì vậy, nền gíao dục đang tìm phương pháp quản lý hiệu quả tốt nhất đối với quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh nói chung và bậc mầm non nói riêng. Quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm các tại Trường Mầm Non tư thục trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về thực hiện nội dung chương trình để phù hợp với trình độ của trẻ, việc đổi mới phương pháp làm quen với Tiếng Anh chưa được thực hiện đồng bộ, đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh mầm non chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, trang thiết bị cho dạy học được đầu tư nhiều nhưng sử dụng chưa hiệu quả. 1 Là một cán bộ quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh tại các Trường Mầm Non Tư Thục Hà Nội, bản thân em nhận thấy rằng bậc mầm non nên được chú trọng nhiều hơn khi triển khai làm quen các môn năng khiếu, đặc biệt là làm quen Tiếng Anh. Tuy là mầm non nhưng nó cũng là 1 nền móng cho các môn học sau này. Vi vậy, việc nghiên cứu thực trạng việc quản lý việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại các trường mầm non hiện nay để tìm ra những biện pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng dạy và học là việc rất cần thiết. Bên cạnh đó bản thân em nghĩ cần đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh khả thi để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của Tiếng Anh, tạo nên sự đổi mới trong việc dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển đất nước. Tại sao các nước phát triển như Singapore khảo sát năm 2009 cho thấy có khoảng 60% số học sinh Singapore gốc Trung và 35% gốc Malaysia sử dụng Tiếng Anh thường xuyên thay cho ngôn ngữ truyền thống của họ. Vì ngay từ khi ở bậc mầm non họ đã chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi nó tác động trực tiếp và giúp trẻ phát triển toàn diện. Việc cho trẻ làm quen ngoại ngữ diễn ra từ rất sớm tại các trường mầm non Singapore cũng đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo các chuyên gia, đối với trẻ nhỏ, ngôn ngữ chính là sự bắt chước một cách tự nhiên nên các bé tiếp cận với ngoại ngữ rất sớm thường có khả năng phát triển ngôn ngữ cao hơn so với các bé lớn. Giai đoạn tốt nhất cho trẻ tiếp cận với ngoại ngữ là từ 0-6 tuổi (được gọi là giai đoạn vàng). Lúc này não bộ của trẻ như một miếng bọt biển, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin vô tận không theo bất cứ một quy tắc nào. Chính vì vậy khi được làm quen với ngoại ngữ từ sớm, khả năng tiếp thu của miếng bọt biển này sẽ được phát huy tối đa, cứ như là “Tắm ngôn ngữ” vậy. Dường như Tiếng Anh đã trở thành tấm vé thông hành hữu dụng giúp trẻ tự tin giao tiếp và thỏa sức khám phá thế giới xung quanh từ các nguồn giảng dạy Tiếng Anh phong phú và đa dạng của các nước 2 Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn, với tư cách là một giáo viên công tác giảng dạy, điều hành quản lý chuyên môn tại các trường Mầm Non tư và quốc tế, với hy vọng tìm ra một hướng đi đúng để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển đất nước, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn: “Quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường Mầm Non Tư Thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh tại các trường mầm non tư thục, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động làm quen với Tiếng Anh cũng như tạo nền tảng tiếng Anh cho trẻ khi lên cấp 1. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy làm quen với Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 4. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để nâng cao ý thức cũng như đạt kết quả cao của giáo viên và học sinh đối với hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới và căn bản giáo dục và đào tạo hiện nay. 3 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy đã đạt được nhiều kết quả rất đáng kích lệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tình hình quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh tại các trường mầm non còn nhiều hạn chế như: Giáo viên chưa tâm huyết với nghề, năng lực giáo viên hạn chế, chưa có tinh thần học tập, ít có hoạt động trải nghiệm thực tế, phương pháp dạy chưa có sự phân biệt giữa các độ tuổi… Điều này làm cho thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động làm quen Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy thì sẽ khắc phục được những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm ở bậc mầm non. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Đối tượng khảo sát Đề tài triển khai nghiên cứu tại 5 trường mầm non tư thục có yếu tố nước ngoài tại Quận Cầu Giấy với đối tượng như sau: - Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh: 30 giáo viên - Cán bộ quản lý: 10 cán bộ quản lý trường +2 chuyên viên Phòng Giáo dục mầm non phụ trách Ngoại ngữ. - Phụ huynh học sinh: 30 phụ huynh học sinh - 50 học sinh lớp 5 tuổi. 4 7.2 Các số liệu khảo sát được giới hạn từ năm học 2016 – 2017 đến năm 2018-2019 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý giáo dục như các văn bản, nghiej quyết về các hoạt động quản lý daỵ và học. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện bằng việc quan sát việc dạy học của giáo viên và học tập cuar học sinh trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh trong nhà trường và giải thích nguyên nhân của vấn đề. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia và các nhà nghiên cứu giáo dục mầm non - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Phưng pháp này nhằm thu thập số liệu nhằm phân tích thực trạng, xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài luận văn có kết cấu 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động làm quen với Tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các Trường Mầm non tư thục. 5 Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH THEO HƢỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước Ở nhiều nước trên thế giới tiếng Anh được dạy cho trẻ mầm non như một ngôn ngữ thứ hai. Tại nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Tiếng Anh giống như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ, và trẻ được học từ bậc mầm non. Tại Australia, một quốc gia có cộng đồng dân cư đa văn hóa, dân nhập cư đến từ 200 quốc gia, nói hơn 300 ngôn ngữ, những đứa trẻ ở các gia đình nhập cư xem tiếng Anh không phải là môn học mà được lồng ghép trong mọi hoạt động. Trẻ được học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ngay từ bậc học mầm non. Ngay tại các nước nói tiếng Anh bản ngữ như Mỹ, Canada, Anh và khối thịnh vượng chung, có một bộ phận đáng kể dân nhập cư học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai để sinh sống, học tập và làm việc. Với những gia đình nhập cư, trẻ dưới 5 tuổi học tiếng bản ngữ thông qua việc chơi với trẻ. Điều này giúp chúng có nền tảng và phát triển ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh cho đến khi đi học tiểu học, từ đó có thể hòa nhập được với người bản ngữ. Rất nhiều vấn đề và góc độ làm quen tiếng Anh ở bậc mầm non đã được nhiều quốc gia Châu Á nghiên cứu và triển khai khá thành công nên tác giả rất quan tâm và nghiên cứu việc trẻ làm quen với tiếng Anh ở bậc mầm non. Tuy nhiên mỗi công trình đều có những điểm mạnh, điểm yếu và những mục đích riêng. Những nghiên cứu trong nước Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý hoạt 7 động dạy học, có thể kể đến như: Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội; Đặng Quốc Bảo (1997) một số khái niệm về quản lý giáo dục – trường quản lý cán bộ - Hà Nội; (1999) Khoa học tổ chức và quản lý NXB thống kế Hà Nội ; Bùi Minh Hiền (2009), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2011) lý luận dạy học hiện đại; Trần Kiểm (2013), Những vấn đề cơ bản của khoa học Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm"; Bên cạnh những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học đã nêu trên còn có rất ít những nghiên cứu về hoạt động làm quen tiếng Anh tại các trường mầm non tư thục. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học về việc học nói của trẻ, thực tiễn thành công trong dạy và học tiếng Anh ở một số nước khu vực Đông Nam Á và kết quả triển khai thí điểm cho trẻ làm quen tiếng Anh tại một số cơ sở GDMN trong những năm vừa qua đã chỉ ra sự cần thiết, sự phù hợp và hiệu quả mang lại của việc cho trẻ được tiếp cận sớm với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non. Việc tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non cần được coi là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo sự kế thừa cũng như tạo tiền đề vững chắc cho trẻ học tiếng Anh ở cấp phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng là xu thế phát triển chung của nền giáo dục hiện đại, cũng là một phần trong mục tiêu phấn đấu của giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan