Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ

.PDF
114
1
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÁN THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN Ở HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ C LUẬN VĂN THẠC SĨ Q Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÁN THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN Ở HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ C LUẬN VĂN THẠC SĨ Q Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trang Thị Tuyết Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định Tác giả luận văn Hán Thị Hồng Nhung ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Đề án, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của nhiều tập thể, cá nhân, đặc biệt là các thầy cô giáo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy trong thời gian tôi nghiên cứu tại trƣờng. Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, cùng các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức rất bổ ích cho tôi trong khoá học vừa qua. Vốn kiến thức về Quản lý kinh tế đã học không chỉ là nền tảng tri thức cho quá trình nghiên cứu viết Đề án, mà còn là hành trang giúp tôi thực hiện và hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao trong thời gian tới. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn tới tới thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng cùng gia đình là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, các đồng chí học viên trong lớp, những ngƣời thƣờng xuyên động viên, giúp đỡ tôi trong khi viết Luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng Luận văn không thể tránh những thiếu sót, hạn chế; tôi mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của các cấp lãnh đạo, các thầy, cô giáo và tất cả bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hán Thị Hồng Nhung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu............................. 4 5. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 7 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 8 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................ 8 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN CẤP HUYỆN .......................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện 11 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................... 11 1.1.2. Vai trò của thanh niên tham gia quản lý vốn vay cấp huyện .......................... 16 1.1.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện ........ 16 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện ......................................................................................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm trong nƣớc ................................................................................. 20 1.2.2. Kinh nghiệm ngoài nƣớc ................................................................................. 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa ................................................................................................. 26 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN Ở HUYỆN HẠ H A, TỈNH PH THỌ ......................................... 29 iv 2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ............................................ 29 2.1.1. Các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tác động đến quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ...................... 29 2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.......................................................... 30 2.2. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 31 2.2.1. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ................................................... 31 2.2.1. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ................................................................................................ 37 2.3. Triển khai tổ chức thực hiện hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ................................................................................................ 40 2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 40 2.3.2. Công tác tuyên truyền ..................................................................................... 48 2.3.3. Công tác đào tạo, tập huấn .............................................................................. 50 2.4. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................... 53 2.5. Hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 55 2.5.1. Tác động giảm nghèo bền vững ...................................................................... 55 2.5.2. Tác động giải quyết việc làm .......................................................................... 56 2.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 57 2.6.1. Những kết quả đạt đƣợc về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 57 2.6.2. Những hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 59 v 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 60 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 61 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN Ở HUYỆN HẠ H A ĐẾN NĂM 2025 ....................................................................................................... 64 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ............................................................................................................ 64 3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ........................................................................................................................... 64 3.1.2. Mục tiêu, định hƣớng phát triển văn hóa xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ............................................................................................................ 64 3.2. Định hƣớng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 .................................. 65 3.3. Giải pháp nâng cao quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ........................................................................ 66 3.3.1. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch, chƣơng trình quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ................................................... 66 3.3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ ..................................................................................... 69 3.3.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 82 3.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ................................................................................................ 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 94 1. Kết luận ................................................................................................................. 94 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức thanh niên huyện Hạ Hòa .................................................. 32 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt BQ Bình quân CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính KH Kế hoạch QĐ Quyết định SL Số lƣợng TĐTN Tỉnh Đoàn Thanh niên TTCN Tiểu thủ công nghiệp TH Thực hiện Tr.đ Triệu đồng Tr.đồng Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới và bất cứ thời điểm nào của lịch sử, thanh niên bao giờ cũng có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Họ là sức sống, là điểm tựa vững chắc cho dân tộc đi lên trong cả hiện tại và tƣơng lai. Thanh niên - lớp ngƣời mang bầu nhiệt huyết, sức sống tràn đầy cùng với trí tuệ, tài năng, sự năng động, sáng tạo vô tận của tuổi trẻ. Thanh niên là ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thanh niên muốn làm chủ tƣơng lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lƣợng của mình, phải làm việc cho cái tƣơng lai đó. Trong tình hình thế giới hiện nay, khi toàn cầu hóa với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nƣớc nhà đang trông chờ vào lực lƣợng thanh niên Học tập và làm theo lời Bác, tự tu dƣỡng, rèn luyện để trở thành những Công dân toàn cầu; xây dựng và rèn luyện bản lĩnh, ý chí độc lập, tự chủ, sáng tạo; gắng học hỏi để chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, công nghệ; giỏi về chính trị, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ; thành thạo về ngoại ngữ, tin học; có kỹ năng sống và kỹ năng làm việc; học tập mãi, tiến bộ mãi để xứng danh thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh. Với những yêu cầu đó, đối với huyện thuần nông, đa phần ngƣời dân làm nông nghiệp, kinh tế phát triển chƣa cao thì việc hòa nhập với tình hình kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay Thanh niên là lợi thế để thay đổi địa phƣơng. Tuy nhiên việc để khởi nghiệp, phát triển đƣa đƣợc những tiềm lực sẵn có và nguồn tài nguyên phong phú tại những địa phƣơng nhƣ này ngoài việc định hƣớng phát triển chung, các bài học kinh nghiệm trong nƣớc và trên thế giới thì một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng là nguồn lực kinh tế (nguồn vốn). Nhƣng thực trạng tại các địa phƣơng thuần nông việc vay vốn, quản lý 2 nguồn vốn cho thanh niên đa phần theo lối mòn và chƣa có sự bứt phá. Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là huyện nằm trong thực trạng trên, ngay sau khi Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ và 04 tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Tỉnh đoàn Phú Thọ đã ký kết thỏa thuận Liên tịch số 469/VBLT về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Trên cơ sở đó, BTV Huyện đoàn Hạ Hòa đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ ủy thác cho vay vốn đối với Thanh niên. Với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp bộ Đoàn trong cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng chính sách xã hội và tổ chức Đoàn các cấp, công tác quản lý vốn vay ủy thác của Đoàn mà hiệu quả, nguồn vốn nhận ủy thác thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên sẽ tiếp tục đƣợc mở rộng về cả chất lƣợng đến quy mô, quá trình sử dụng nguồn vốn vay đƣợc đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả, tạo đƣợc uy tín của Đoàn thanh niên trong việc quản lý nguồn vốn vay. Từ tình hình nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, góp phần tích cực vào việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng ngày càng phát triển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 3 - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện. + Phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện. - Phân tích, đánh giả kết quả đã đạt đƣợc về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; hạn chế, nguyên nhân hạn chế; những vấn đề đặt ra quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong những năm qua. - Trên cơ sở thực tiễn đang đặt ra; vận dụng quan điểm chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp trong đề tài đƣợc thu thập trong 3 năm (2018 - 2020). Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập vào năm 2020. 4 - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ các hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và các giải pháp nâng cao quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu: Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Trung ƣơng, của tỉnh Phú Thọ, của Huyện Hà Hòa, cụ thể: Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2021 của Chính phủ về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết 76/2014/QH13 ngày 24/06/2014 của Quốc Hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Quyết định 1556/QĐ-TTg ngày 05/08/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về phân bổ bổ sung vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị 01/CT-TTG năm 2017 ngày 06/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định 1556/QĐ-TTg ngày 23/06/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về phân bổ bổ sung vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2016;Thông báo 108/TB-VPCP ngày 18/03/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch năm 2020; Quyết định 700/QĐ-TTG ngày 26/05/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiện toàn ban chỉ đạo trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định 758/QĐ-TTG ngày 04/06/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ về chƣơng trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông báo 252/TB-VPCP ngày 24/07/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó 5 Thủ tƣớng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông báo 333/TB-VPCP ngày 16/9/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam tại cuộc họp thƣờng trực ban chỉ đạo trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mở rộng; Quyết định 15/2008/QĐ-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tƣ 1360-TC/KBNN ngày 18/12/2009 của Bộ Tài chính về thể lệ cho vay bằng nguồn vốn từ quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm; Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 07/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm. Kế hoạch 3805/KH-UBND ngày 29/08/2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ về thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch 3805/KH-UBND ngày 02/11/2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Phú Thọ về thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND ngày 22/01/2018 của Hội đồng Nhân dân về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND ngày 13/08/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định về sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Kế hoạch Liên tịch số 469/VBLT, ngày 29/12/2014 của Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Thọ và 04 tổ chức chính trị xã hội về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. 4.2. Phương pháp tiếp cận Tiếp cận từ dƣới lên: Tiếp cận thanh niên để tìm hiểu ảnh hƣởng của hoạt động cho vay nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm. 6 Tiếp cận công - tƣ: Theo phƣơng pháp tiếp cận này đề tài phân tích theo hƣớng quan hệ giữa chính sách của Nhà nƣớc đầu tƣ tƣ trực tiếp cho thanh niên thông qua việc quản lý vốn vay đối với thanh niên. Tiếp cận vùng miền: Tiếp cận vùng miền là khái niệm chỉ cách thức tiến hành nghiên cứu mà trong đó chọn ra những cộng đồng xã hội có những nét tƣơng đồng hay khác biệt để làm đối tƣợng khảo sát theo mục đích đã định. Trong vùng miền đó có một số cộng đồng đƣợc chia ra nghiên cứu nhằm phát hiện về các quy luật và tính quy luật về sự vận động và phát triển của vùng miền đó. Kết quả nghiên cứu của cách tiếp cận này là những vấn đề có tính khái quát, đảm bảo độ tin cậy và mang tính đại diện cho vùng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đoàn Thanh niên huyện Hạ Hòa nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã đóng góp phần nào cùng với chính quyền địa phuơng đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc ta đến thanh niên, giúp thanh niên tiếp cận đƣợc với nguồn vốn ƣu đãi, sử dụng vốn đúng mục đích, giảm thiểu đƣợc chi phí quản lý, phát huy đƣợc sức mạnh cộng đồng góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, các cơ sở Đoàn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý của, còn nhiều hộ chƣa tiếp cận đƣợc với nguồn vốn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, lựa chọn đề tài huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là điểm nghiên cứu. 4.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin Thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài đƣợc lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hƣớng dẫn liên quan quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên. Thông tin sơ cấp: Đề tài sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu điều tra đối với 150 thanh niên tham gia hoạt động cho vay vốn ở huyện Hạ Hòa, 7 tỉnh Phú Thọ và 40 cán bộ quản lý hoạt động cho vay vốn ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. 4.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin - Phƣơng pháp xử lý thông tin: Từ các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel và sau đó đƣợc đƣa phân theo chỉ tiêu phân tích theo dạng bảng biểu trong word. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tƣợng theo thời gian. - Phƣơng pháp so sánh: ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các số bình quân, số tƣơng đối, số tuyệt đối... sau khi số liệu đƣợc tổng hợp và phân tích chúng để thấy đƣợc sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra đƣợc vấn đề nghiên cứu. Đƣợc sử dụng để so sánh kết quả vay vốn ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trƣớc, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ đƣợc sự biến động hay khác biệt của vay vốn. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cấp huyện. 5.2. Về mặt thực tiễn Cung cấp cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. 8 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên cấp huyện. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018-2020 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay vốn đối với thanh niên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ Trong những năm qua, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại tỉnh Phú Thọ đã đƣợc cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện về nguồn lực tài chính cho Ngân hàng Chính sách xã hội; Ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, huyện đã làm tốt vai trò tham mƣu cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, chỉ đạo, giám sát tình hình triển khai, thực hiện tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng chính sách còn nhiều bất cập, vốn chủ yếu do Trung ƣơng phân bổ; vốn ngân sách địa phƣơng còn hạn chế (30.783 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,85%), chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu cho vay chƣơng trình giải quyết việc làm. Đến 31/8/2019 tại Tỉnh Phú Thọ, theo rà soát của các huyện: nhu cầu vay vốn từ nay đến cuối năm 2019 đối với hộ nghèo là 20 tỷ đồng; cận nghèo là 35 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 35 tỷ đồng, cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn 37 tỷ đồng; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 48 tỷ đồng; giải quyết việc làm 30 tỷ đồng. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ: Hoàn thiện mạng lƣới hoạt động; Tiếp tục đẩy mạnh ủy thác tín dụng chính sách thông qua các tổ chức chính trị - xã hội: Tăng cƣờng công tác đào tạo, 9 nâng cao chất lƣợng cán bộ, đặc biệt cán bộ tín dụng; Chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng; Tăng cƣờng huy động vốn cho ngân hàng chính sách xã hội; Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng cho ngƣời nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội[20]. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của Đoàn Thanh niên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và sơ cấp; qua điều tra khảo sát thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của Đoàn Thanh niên tỉnh Phú Thọ; đã chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc đó là: Doanh số cho vay đạt 226.752 tỷ đồng, với 14.395 lƣợt hộ nghèo vay, dƣ nợ đạt 731.420 tỷ đồng vào năm 2014, bình quân 3 năm 2012 -2014 lần lƣợt tăng 7,72%; 3,02% và 29,13%. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp đạt 0,03%; số hộ thoát nghèo sau 3 năm đạt 7034 hộ chiếm 50,42%. Bên cạnh đó, năng lực của hộ nghèo, cơ chế, chính sách cho vay hộ nghèo còn bất cập, nhỏ lẻ, mức cho vay thấp, lãi suất chƣa phù hợp, việc lồng ghép các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giảm nghèo bền vững chƣa tốt, việc sử dụng vốn vay của Đoàn Thanh niên chƣa hiệu quả, công tác phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ với Đoàn Thanh niên và các cơ quan ban ngành có liên quan chƣa đồng bộ. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của Đoàn Thanh niên tỉnh Phú Thọ đến năm 2020: tiếp tục hoàn thiện mạng lƣới, tổ chức quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với các đơn vị, các tổ chức có liên quan để thực hiện tốt các nội dung đƣợc nhận uỷ thác. Trong đó đề tài đã đƣa ra một số kế hoạch hoạt động cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn uỷ thác cho vay hộ nghèo của Đoàn Thanh niên từ năm 2015 đến năm 2020 đó là: huy động các nguồn lực cho vay đạt 352 tỷ đồng; tổng dƣ nợ đạt 900 tỷ đồng, xây dựng đƣợc 10 mô hình phát triển kinh tế, mở rộng địa bàn nhận uỷ thác lên 265/277 xã, phƣờng, thị trấn vào năm 2020[29]. Nghiên cứu sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội về tình hình vay và sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sóc Sơn để 10 giải quyết việc làm cho thanh niên trong những năm qua: Nhìn chung đã có nhiều thuận lợi, số vốn vay trên lƣợt thanh niên mặc dù chƣa cao nhƣng tỷ lệ hộ sử dụng đúng mục đích luôn chiếm phần lớn, điều đó cho thấy thanh niên đã biết cách biến những đồng vốn vay trở nên có ích và mang lại hiệu quả cả về mặt giải quyết quyết việc làm lẫn hiệu quả kinh tế; Nợ quá hạn và nợ khó đòi qua các năm giảm dần, nói lên khả năng trả nợ của của các chủ hộ là thanh niên đang dần đƣợc nâng lên, minh chứng cho một quá trình sử dụng vốn vay ngày một hiệu quả hơn; Một số thanh niên sử dụng vốn chƣa đúng mục đích tập trung nhiều ở nhóm thuần nông cả về số lƣợng hộ và số lƣợng tiền, nhóm hộ kinh doanh luôn là nhóm đi đầu về sử dụng vốn đúng mục đích. Qua quá trình tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích vẫn là ở chính thanh niên, họ chƣa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tƣ, khả năng dự báo về thị trƣờng kém, nắm bắt thông tin còn chậm nên kết quả sử dụng vốn sai mục đích vẫn tồn tại với tỷ lệ khá cao ở tất cả các nhóm hộ; Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết việc làm cho thanh niên đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thực sự là nguồn lực đầu tƣ mang lại lợi ích cho thanh niên và xã hội; Hiệu quả sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết việc làm cho thanh niên chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan và khách quan trọng đó yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này phải thực hiện nhiều giải pháp, cả về kỹ thuật, cả về kinh tế xã hội trong đó các giải pháp nhƣ tăng cƣờng năng lực cho thanh niên, sự phối kết hợp, giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh đối với đội ngũ thanh niên là rất quan trọng [34]. 11 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI THANH NIÊN CẤP HUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho va vốn đối với thanh niên cấp hu ện 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Theo PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng, Phó Viện trƣởng, Viện Văn hóa kinh doanh, Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên giảng viên cao cấp, Chủ nhiệm Bộ môn, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyên Chuyên viên cao cấp, Vụ Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ƣơng nêu rõ: Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Theo Henrry Fayol (dẫn theo Dƣơng Đăng Chinh, 2009, Học viện hành chính) thì Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý nhƣ sau: Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của từng ngƣời khác nhau. Quản lý là tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan