Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hệ thống thông tin phòng giao dịch một cửa...

Tài liệu Quản lý hệ thống thông tin phòng giao dịch một cửa

.PDF
74
174
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ CÚC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Th¸i Nguyªn - 20..... http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ CÚC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NCVC. LÊ HUY THẬP Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Th¸i Nguyªn - 20..... http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông và Interrnet đang làm thay đổi cơ bản lối sống cách suy nghĩ, phương thức làm việc của người dân và doanh nghiệp, các quan hệ giao dịch và trao đổi thông tin trong xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội và trong các quan hệ giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp. Trước đây, khi phải tiếp xúc và giao dịch với chính quyền, dù bằng cách nào đi nữa người dân vẫn cứ nghĩ ngay đến những thủ tục mất thời gian và phiền nhiễu. Ngày nay, xu hướng trên thế giới là các chính phủ đang cố gắng làm cho người dân thay dổi quan điểm đó. Các nước phát triển trên thế giới đã và đang tăng cường nhiều biện pháp, trong đó có sử dụng CNTT, truyền thông và Interrnet, nhằm hiện đại hóa các cơ quan công quyền, tiến tới một nền hành chính điện tử, thực hiện các giao dịch và giao tiếp điện tử (trực tuyến) giữa chính quyền và người dân, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Tại Việt Nam, các cơ quan Nhà nước đang được chính phủ trang bị các loại công cụ hiện đại để phục vụ người dân những dịch vụ hành chính công thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Mô hình “phòng giao dịch một cửa” là bước đi ban đầu trong quá trình thực hiện nền hành chính điện tử, sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là CNTT, để tăng cường việc truy cập và cung ứng các dịch vụ công của Chính phủ và các cơ quan công quyền, đem lại sự thuận tiện và lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, lợi ích cho chính các công chức Nhà nước. Phòng giao dịch một cửa là ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tin học hóa các quy trình cung cấp và phục vụ các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao tiếp, giao dịch với chính quyền chỉ tại một nơi (tại một văn phòng, hay hiện đại hơn là chỉ tại một máy tính nối mạng Internet) mà những yêu cầu của họ vẫn được giải quyết, không những vậy mà còn thuận tiện, nhanh chóng và tránh được các phiền nhiễu vẫn gặp xưa nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài - Tìm hiểu mô hình Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế CSDL Phòng giao dịch một cửa. 3. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Phân tích quy trình nghiệp vụ công tác quản lý hành chính tại văn phòng một số UBND huyện/quận, từ đó mô phỏng và mô hình hóa thành phòng giao dịch một cửa. - Ứng dụng điều hành thử nghiệm trên cơ sở mô hình một cửa đã được thiết kết tại văn phòng quận Hải An TP. Hải Phòng . 4. Ý nghĩa khoa học: - Là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ quản lý quan tâm. Vấn đề được chính phủ quan tâm ứng dụng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu. - Phân tích - tổng hợp các thông tin thu thập từ tài liệu và khảo sát thực tế tại UBND quận Hải An. - Thể hiện kết quả thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp tích hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 TỔNG QUAN Hiện nay việc triển khai mô hình phòng giao dịch một của theo định hướng chính phủ điện tử đã phổ biển tại các cơ quan công quyền. Nhưng việc tin học hóa chúng còn chưa triển khai đồng bộ. Cụ thể ứng dụng này chưa được xây dựng tại UBND Quận Hải An. Đề tài này nhằm nghiên cứu mô hình “Phòng giao dịch một cửa”, tin học hóa các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại phòng giao dịch một cửa UBND cấp huyện. Sản phẩm là tài liệu “Phân tích thiết kế HTTT phục vụ “Phòng giao dịch một cửa” và một phần mềm mang tính chất minh họa cho mô hình “Phòng giao dịch một cửa” đã được tin học hóa. Về nội dung và bố cục, ngoài các phần như: mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Mô hình phòng giao dịch một cửa Chương này nhằm mục đích nghiên cứu mô hình Phòng giao dịch một cửa tại các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó thấy được sự khác biệt của mô hình giao dịch một cửa so với các mô hình trước đây của các cơ quan công quyền. Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, CSDL và mô hình chức năng phòng giao dịch một cửa. Chương này sẽ phân tích về hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Phòng giao dịch một cửa. Điều này nhằm mục đích xây dựng, thiết kế cho việc ứng dụng CNTT vào mô hình giao dịch một cửa. Chương 3: Ứng dụng Xây dựng phần mềm thử nghiệm minh hoạ quản lý thông tin Phòng giao dịch một cửa cấp huyện/quận, cụ thể tại UBND quận Hải An. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1. MÔ HÌNH PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Các căn cứ pháp lý để triển khai mô hình “Phòng giao dịch một cửa” - Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. - Quyết định số 207/TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. - Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ ngày 04/05/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính. - Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình cải cách hành chính (CCHC) 10 năm (2001-2010), trong đó tập trung vào 7 chương trình với 4 nội dung sau:  Cải cách thể chế, rà soát lại các thủ tục hành chính nhằm giảm bớt phiền hà trở ngại trong việc giải quyết thủ tục hành chính phục vụ nhân dân.  Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước, nhằm bảo đảm hoạt động đúng chức năng có hiệu lực, hiệu quả.  Nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức.  Cải cách tài chính công. 1.1.2. Mục đích, yêu cầu của “Phòng giao dịch một cửa” 1.1.2.1. Mục đích của mô hình Phòng giao dịch một cửa : a. Thực hiện cải cách hành chính theo mô hình một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính không phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều nơi, qua nhiều tầng lớp trung gian, hao tốn tiền của và công sức, nhằm động viên và khích lệ nhân dân cùng các tổ chức tham gia phát triển KTXH trên địa bàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 b. Thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa không ngừng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của công chức hành chính. Từ đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. c. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban chuyên môn, tránh đùn đẩy công việc. d. Thực hiện mô hình một cửa đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bài trừ được các tiêu cực của cán bộ công chức. 1.1.2.2. Yêu cầu CCHC theo mô hình Phòng giao dịch một cửa a. Giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức đến giao dịch tại một nơi. b. Sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng ban chuyên môn, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu mới. c. Giải quyết công việc đúng quy trình, quy định, đúng thời gian. d. Thực hiện công khai hóa các quy trình, thủ tục, lệ phí, thời hạn giải quyết các lĩnh vực. e. Đội ngũ công chức làm việc ở một cửa phải có trình độ, lịch sự, niềm nở, tận tâm phục vụ khách đến giao dịch. 1.1.3. Các lĩnh vực thực hiện mô hình Phòng giao dịch một cửa - Đất đai, nhà ở - Đăng ký kinh doanh - Công chứng, chứng thực - Chính sách xã hội (lao động, thương binh và xã hội) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.2. Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” 1.2.1. Quy định chung - Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. - Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhẳm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phức tạp cho tổ chức, công dân, chống tệ nạn quan liêu tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. - Cơ chế "một cửa" được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cụ thể là: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (các sở, ban, Văn phòng HĐND và UBND); UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; UBND xã, phường, thị trấn. - Cơ chế "một cửa" được thực hiện theo các nguyên tắc sau:  Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.  Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.  Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.  Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. - Cơ chế "một cửa" được thực hiện trong các lĩnh vực sau:  Tại tỉnh thành phố thực thuộc TW: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.  Tại quận, huyện, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.  Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực. - Ngoài các quy định đã nêu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế "một cửa". 1.2.2. Trách nhiệm triển khai cơ chế “một cửa” - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm:  Ban hành quyết định về áp dụng cơ chế “một cửa” đối với các lĩnh vực công việc ở các cấp chính quyền địa phương theo quy định đã nêu.  Quy định thống nhất thủ tục, trình tự giải quyết những loại công việc được áp dụng theo cơ chế “một cửa” trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật đồng thời bãi bỏ quy định do địa phương ban hành không cần thiết, gây phiền hà cho tổ chức, công dân.  Quy định thời gian giải quyết các loại công việc, phí, lệ phí được thu theo quy định của pháp luật. - Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm:  Ban hành quy chế làm việc theo quy định quy trình hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong thực hiện cơ chế “một cửa”; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8  Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Bố trí cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: là những cán bộ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với các tổ chức công dân. Cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ cán bộ công chức, ghi rõ họ tên, chức danh. Trên bàn làm việc của cán bộ công chức phải ghi rõ giải quyết loại công việc gì, ví dụ về đất đai, xây dựng, công chứng hoặc đăng ký kinh doanh…  Bố trí phòng làm việc của cán bộ tiếp nhận và trả kết quả một cách thích hợp, đủ điều kiện làm việc.  Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp là việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để tổ chức, công dân biết về hoạt động theo cơ chế “một cửa” tại địa phương. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các sở ban, ngành cấp Tỉnh đặt tại Phòng hành chính tổng hợp, chịu sự quản lý của phòng hành chính tổng hợp. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, chịu sự quản lý của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã đặt tại Văn phòng HĐND và UBND cấp xã, chịu sự quản lý của Văn phòng HĐND và UBND cấp xã. - Các Bộ, cơ quan ngan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Chính phủ quy định phân cấp các công việc thuộc ngành, lĩnh vực cho UBND các cấp; quy định rõ thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Kinh phí triển khai cơ chế “một cửa” do các cơ quan có liên quan lập dự toán; được cấp từ ngân sách nhà nước. 1.2.3. Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế một cửa - Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệ với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét yêu cầu, hồ sơ của tổ chức công dân:  Tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.  Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến các bộ phận chức năng có liên quan để giải quyết. - Các bộ phận liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, trình lãnh đạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng thời gian quy định. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả giải quyết công việc và trả lại lại tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí theo quy định của pháp luật. - Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng như thời gian đã hẹn thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn lại thời gian trả kết quả. 1.3. Mô hình “phòng giao dịch một cửa” Công dân tổ chức khi đến yêu cầu giải quyết thủ thục hành chính chỉ cần đến một nơi duy nhất là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện để nộp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 hồ sơ và nhận kết quả giải quyết, không phải đến nhiều nơi để liên hệ giải quyết như trước đây. 1.3.1. Giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các phòng ban Trả hồ sơ (4) Nộp hồ sơ (1) Công dân, tổ chức Phòng giao dịch một cửa Trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận (3) Chuyển phòng chuyên môn (2) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Các phòng chuyên môn Hình 1.1: Quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các phòng ban Theo hồ sơ trên, tổ chức hoặc công dân đến nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi phiếu hẹn cho tổ chức hoặc công dân, đồng thời chuyển hồ sơ cho phòng ban chuyên môn xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Các phòng ban chuyên môn giải quyết xong chuyển kết quả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả lại cho tổ chức và công dân theo đúng quy định về thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 1.3.2. Giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện 2 Phòng giao dịch một cửa Các phòng trực thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận (3) Chuyển phòng chuyên môn (2) 3 Chuyển văn phòng Trả hồ sơ (4) Chuyển phòng chuyên môn Nộp hồ sơ (1) Công dân, tổ chức Các phòng chuyên môn Hình 1.2: Quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Theo sơ đồ này, tổ chức hoặc công dân đến nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, sau đó bộ phận này chuyển cho các phòng chuyên môn tham mưu giải quyết, cán bộ công chức của các phòng chuyên môn xử lý hồ sơ, trưởng hoặc phó phòng ký đề xuất và trình chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp huyện ký. Sau đó văn thư đóng dấu chuyển xuống bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để gửi lại cho tổ chức và công dân đúng ngày ghi trên phiếu hẹn. Đồng thời chuyển một bộ hồ sơ lưu cho phòng ban chuyên môn nếu có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 1.3.3. Giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền liên quan đến cấp tỉnh Chuyển phòng chuyên môn Các phòng trực thuộc 2 Trả hồ sơ (8) Nộp hồ sơ (1) Công dân, tổ chức Phòng giao dịch một cửa Nhận lại hồ sơ 7 Các cơ quan cấp tỉnh Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trình ký (4) Chuyển văn phòng Trả hồ sơ về văn phòng (5) 3 6 Chuyển các cơ quan của tỉnh Lãnh đạo UBND cấp huyện Hình 1.3: Quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền liên quan đến cấp tỉnh Theo sơ đồ này, tổ chức hoặc công dân đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho các phòng chuyên môn giải quyết theo thẩm quyền và trình chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp huyện ký, đóng dấu, sau đó bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đem hồ sơ đến các cơ quan hữu quan của tỉnh để giải quyết theo quy định. Khi các cơ quan của tỉnh giải quyết xong, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận về và trả lại cho tổ chức hoặc công dân. 1.3.4. Một số hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện 1.3.4.1. Lĩnh vực đất đai, nhà ở a. Xin đất làm nhà ở của hộ gia đình, cá nhân b. Xin thuê đất SXKD của hộ gia đình, cá nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 c. Chuyển đổi quyền sử dụng đất d. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân e. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức f. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị g. Cho thuê đất để SXKD đối với hộ gia đình, cá nhân h. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân i. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân j. Cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở thuộc sở hữu gia đình, cá nhân k. Cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhả ở thuộc sở hữu gia đình và cá nhân l. Cấp giấy phép chứng nhận quyền sở hữu nhà ở m. Sửa đổi các giấy tờ thuộc lĩnh vực nhà, đất do cơ quan làm sai 1.3.4.2. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh a. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể b. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hộ cá thể c. Đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể d. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh HTX e. Cấp lại giấy đăng ký kinh doanh HTX f. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh HTX 1.3.4.3. Lĩnh vực chứng thực a. Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất b. Chứng thực bản sao văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt c. Chứng thực ủy quyền d. Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản e. Chứng thực văn bản khai nhận di sản f. Chứng thực chữ ký cá nhân g. Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản có giá trị thuộc mức quy định. h. Chứng thực hợp đồng thuê, mượn nhà ở sử dụng vào mục đích khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.3.4.4. Lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội a. Cấp giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ b. Đề nghị cấp sổ hưởng chế độ trợ cấp đối với các đối tượng chính sách c. Thẩm định hồ sơ dự án vay vốn hỗ trợ việc làm d. Cấp sổ chứng nhận hộ đói nghèo e. Xác nhận gia đình chính sách được miễn giảm thuế f. Chứng nhận và đề nghị giám định lại thương tật vào hạng thương binh g. Chứng nhận và đề nghị giám định lại thương tật cho thương binh đã xếp hạng h. Chứng nhận trợ cấp cho con thương, bệnh binh, con liệt sĩ i. Đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện chính sách j. Đề nghị gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện chính sách k. Sửa đổi các giấy tờ thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội do cơ quan làm sai l. Quyết định trợ cấp thường xuyên cho người cao tuổi m. Giải quyết chế độ cho người bị nhiễm chất độc hóa học 1.3.5. Một số quy định về hồ sơ thủ tục hành chính 1.3.4.2. Quy định nội dung lập các hồ sơ về lĩnh vực đất đai - Căn cứ pháp lý:  Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003  Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.  Căn cứ vào các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai. - Các thủ tục hành chính a. Hồ sơ xin cấp đất ở hộ gia đình (do UBND phường, xã lập) - Đơn xin cấp đất ở hộ gia đình có các cơ quan liên quan và UBND phường xã ghi ý kiến. - Mặt bằng quy hoạch phân lô đất ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 - Hồ sơ nộp gồm: 2 bộ (trong đó có một bộ gốc) b. Hồ sơ các tổ chức xin thuê đất, giao đất - Tờ trình giao đất hoặc đơn xin thuê đất được UBND phê duyệt - Quyết định thành lập đơn vị - Dự án đầu tư được phê duyệt - Mặt bằng quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt - Hồ sơ nộp hồm 2 bộ gốc c. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có ý kiến của UBND các xã, phường. - Các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng lô đất chuyển nhượng. Nếu đất do cha ông để lại phải có biên bản họp anh em ruột thống nhất. - Sơ đồ vị trí lô đất chuyển nhượng - Hồ sơ nộp gồm 02 bộ (trong đó có một bộ gốc) d. Hồ sơ xin chuyển quyền sử dụng đất do tách hộ - Đơn xin chuyển quyền sử dụng đất do tách hộ có xác nhận của UBND xã, phường. - Các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng lô đất xin tách hộ - Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tách hộ - Sơ đồ vị trí lô đất xin tách hộ - Hồ sơ nộp gồm 02 bộ (trong đó có một bộ gốc) e. Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất ở - Bản thỏa thuận chuyển đổi đất ở giữa hai hộ có xác nhận của UBND xã, phường. Nếu đất do cha, ông để lại phải có các giấy tờ hợp lệ và có sự chứng giám, xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc xóm trưởng và xác nhận của UBND các xã, phường nơi có đất. - Các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng lô đất xin chuyển đổi. - Sơ đồ vị trí lô đất chuyển đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 - Hồ sơ nộp gồm 02 bộ (trong đó có một bộ gốc) f. Trình tự giải quyết - Nộp hồ sơ tại “Phòng giao dịch một cửa” - Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ, nếu xét thấy đầy đủ thì ghi giấy biên nhận hồ sơ. - Phòng Địa chính chủ trì phối hợp với phòng liên quan và UBND xã, phường (nơi có đất) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đủ các điều kiện quy định thì UBND xã, phường và phòng địa chính chịu trách nhiệm hoàn thành hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục quy định. - Tổ chức cá nhân trực tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết tại phòng giao dịch theo phiếu hẹn. g. Tuyến giao nhận hồ sơ - Hồ sơ xin giao đất ở hộ gia đình, các công trình của phường xã, phường xã nộp trực tiếp. - Hồ sơ xin giao đất, thuê đất của các tổ chức do tổ chức đó nộp trực tiếp. - Đơn xin xác nhận hồ sơ lưu tại phòng Địa chính. h. Thời hạn giải quyết - Hồ sơ thuộc thẩm quyền của UBND giải quyết:  Từ ngày nhận đủ hồ sơ đến giao thông báo nộp tiền: 15 ngày  Từ ngày nhận được hóa đơn nộp tiền đến khi ra QĐ cấp giấy: 5 ngày - Hồ sơ thuộc thẩm quyền trình UBND tỉnh giải quyết - Từ ngày nhận được hồ sơ đến trình Tỉnh i. Lệ phí: - Lệ phí Địa chính và phụ thu để cấp giấy quyền sử dụng đất: Theo chế độ tài chính hiện hành. 1.3.5.2. Hồ sơ về lĩnh vực đăng ký kinh doanh a. Căn cứ pháp lý: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 - Căn cứ luật doanh nghiệp năm 1999 - Căn cứ Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. b. Hồ sơ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh - Giấy đăng ký kinh doanh cũ, có ảnh chần dấu nổi (UBND cấp huyện cấp). Đối với hộ xin đăng ký kinh doanh lần đầu phải có đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu đơn thống nhất). - Kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (đối với ngành, nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định quy định phải có chứng chỉ hành nghề) - Biên lai môn bài - Kèm theo 2 ảnh (3x4) và chứng minh nhân dân cả bản gốc và bản photocopy. c. Trình tự giải quyết - Khi cần cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: các cá nhân, nhóm kinh doanh sản xuất, thương mại, dịch vụ trực tiếp liên hệ với bộ phận tiếp nhận hồ sơ (cán bộ phụ trách đăng ký kinh doanh) tại trung tâm giao dịch “một cửa” để nhận hồ sơ và được hướng dẫn thủ tục hoàn chỉnh hồ sơ. - Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, người kinh doanh nộp cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phụ trách đăng ký kinh doanh cần kiểm tra hồ sơ đầy đủ theo quy định, viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn thời gian giải quyết cho người kinh doanh. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ cho các phòng, ban chuyên môn liên quan để giải quyết và trình ký theo thẩm quyền. - Người kinh doanh chỉ trực tiếp nhận kết quả giải quyết hoặc nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. d. Thời hạn giải quyết: 7 ngày (kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ) e. Lệ phí: Thu theo quyết định của Bộ tài chính hiện hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 f. Ghi chú: - Thời điểm kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.  Những hộ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:  Không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh  Trường hợp hộ kinh doanh có thể có tên riêng thì tên đó không được trùng với tên của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. - Ngành nghề kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau:  Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp  Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông.  Hành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.  Hành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. 1.3.5.3. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh a. Hồ sơ: - Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể gửi thông báo đến phòng kế hoạch – tài chính (theo mẫu), thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ, nơi hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký. - Kèm theo chứng chỉ hành nghề (nếu chuyển sang các ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề). b. Trình tự giải quyết: - Người kinh doanh nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho phòng kế hoạch – tài chính (thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất