Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa ...

Tài liệu Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn atk huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

.PDF
132
185
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN HƢNG VƢỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN ATK HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN HƢNG VƢỢNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN ATK HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” được thực hiện từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. Tôi xin cam đoan: Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả Nguyễn Hưng Vượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” được hoàn thành tại trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa tâm lý giáo dục, Ban Lãnh đạo trường Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ cơ quan Tỉnh đoàn Tuyên Quang; Lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang, Phòng GD&ĐT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; các cơ quan ban ngành, Bảo tàng Tân Trào, Ủy ban Nhân dân các xã và các trường tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn. Do năng lực bản thân còn hạn chế, Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học viên để Luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015 Tác giả Nguyễn Hƣng Vƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................. v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ..................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7 1.1.1. Ở các nước phát triển ............................................................................. 7 1.1.2. Ở Việt Nam. ........................................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .............................................. 9 1.2.1. Khái niệm quản lý, biện pháp quản lý, quản lý giáo dục ....................... 9 1.2.2. Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương .......................................... 12 1.2.3. Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương .............................. 14 1.3. Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học .............. 15 1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học.............................. 15 1.3.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học................................................................ 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.3.3. Nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học . 17 1.3.4. Biện pháp, cách thức giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học .................................................................................. 17 1.4. Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo .................................................................. 18 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng giáo dục và đào tạo ......................... 18 1.4.2. Nội dung và biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo ................................ 21 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ............................................................................ 24 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................. 24 1.5.2. Các yếu tố khách quan ......................................................................... 25 Kết luận chương 1.............................................................................................. 26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN ATK HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG ..................................... 27 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế -xã hội và công tác giáo dục đào tạo của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ............................................................... 27 2.1.1. Khái lược tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang..... 27 2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014 ..................... 28 2.2. Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014 .................................................................. 32 2.2.1. Thực trạng giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ..... 32 2.2.2. Thực trạng quản lý giáo dục TTLSĐP cho học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ................................................................................ 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2.3. Thực trạng quản lý giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ... 49 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ................................................................... 65 Kết luận chương 2.............................................................................................. 67 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN ATK HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG .............................................. 68 3.1. Các nguyên tắc định hướng trong việc xây dựng các biện pháp ................ 68 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ...................................................... 69 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ......................................................... 69 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp ....................................................... 69 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ....................................................... 70 3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ......... 70 3.2.1. Chỉ đạo tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ... 70 3.2.2. Phát động phong trào thi đua giữa các trường tiểu học về đổi mới hình thức và phương pháp dạy- học truyền thống lịch sử địa phương .............. 72 3.2.3. Chỉ đạo nhà trường làm tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học......................................................................................... 80 3.2.4. Tổ chức giữa các trường nêu gương, nhân rộng điển hình và mô hình giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học ............... 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................... 86 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 87 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ......................................................................... 87 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm................................................................... 87 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 87 Kết luận chương 3.............................................................................................. 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 92 1. Kết luận .......................................................................................................... 92 2. Khuyến nghị................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 95 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNvi http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTTLSĐP Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương GV Giáo viên HS Học sinh LSĐP Lịch sử địa phương QLGD Quản lý giáo dục TH Tiểu học TT Truyền thống TTLSĐP Truyền thống lịch sử địa phương UBND Ủy ban Nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh TH huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang .............................................................................. 29 Bảng 2.2. Thống kê xếp loại học lực học sinh lớp 4, 5 ..................................... 30 Bảng 2.3. Thống kê hạnh kiểm của học sinh lớp 4,5 ........................................ 31 Bảng 2.4. Ý kiến của khách thể khảo sát về mức độ cần thiết giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=130) ........................................... 32 Bảng 2.5. Ý kiến của khách thể khảo sát về mức độ quan tâm tới giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n= 190) .......................................... 33 Bảng 2.6. Ý kiến của khách thể khảo sát về mức độ tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=190) ............. 34 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ đạt được các nội dung giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=130) .................................................................. 36 Bảng 2.8: Mức độ tổ chức các hình thức GDTTLSĐP cho học sinh tiểu học (n= 190) ............................................................................................. 38 Bảng 2.9. Mức độ đạt được khi sử dụng các hình thức giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=130) ........................................................... 40 Bảng 2.10. Nội dung quản lý giáo dục TTLSĐP cho học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học (n= 85) ................................................... 44 Bảng 2.11. Ý kiến của khách thể khảo sát về vai trò của phòng GD&ĐT trong quản lý giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=130) ...... 50 Bảng 2.12. Ý kiến của khách thể khảo sát về biện pháp lập kế hoạch giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học của Phòng GD&ĐT (n=85) ..... 52 Bảng 2.13. Ý kiến của khách thể khảo sát về biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n= 85) ................... 56 Bảng 2.14. Ý kiến của khách thể khảo sát về biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học của Phòng GD&ĐT (n= 85) ................................................................................ 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.15. Ý kiến của khách thể khảo sát về biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục TTLSĐP cho học sinh tiểu học (n=85) .... 62 Bảng 2.16. Ý kiến của khách thể khảo sát về nguyên nhân ảnh hưởng tới việc quản lý giáo dục TTLSĐP cho HS tiểu học (n= 130) ............... 65 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (n=130) ................................................................. 88 Bảng 3.2. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............................................................................................... 90 Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............................................................ 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNvi http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhờ có lịch sử mà chúng ta có thể tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của cha ông. Chỉ có lịch sử mới hun đúc được tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường dân tộc. Lịch sử dạy cho chúng ta phân biệt bạn - thù, biết đúng - sai, phải - trái; biết mình biết người để có thể tận dụng được thời cơ chính xác, tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lịch sử chính là điểm tựa, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia, nhất là một số quốc gia đang phát triển chỉ tập trung chú ý tới khía cạnh tiếp thu đón nhận những nhân tố từ bên ngoài, du nhập vào nước mình cho có hiệu quả mà thường quên đi những yếu tố nội tại, bên trong - cái làm nên những truyền thống lịch sử của chính mình. Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta đã cảnh báo tình trạng nhận thức sai lệch về vị trí, vai trò của môn lịch sử dẫn đến tình trạng môn lịch sử không được quan tâm đúng mức: thời lượng học lịch sử quá ít, sách giáo khoa lịch sử viết thiếu chính xác, mắc nhiều lỗi về kiến thức cơ bản; chương trình học lịch sử còn nặng nề, thiên về lịch sử chiến tranh, thiếu phần kiến thức về lịch sử văn hóa, kinh tế, khoa học; cách viết xưa cũ, thiếu sinh động và không còn phù hợp với các lứa tuổi học sinh. Cách truyền giảng của giáo viên chậm đổi mới, thiếu tính hiện đại, dài dòng, sa đà vào các sự kiện lịch sử nên không hấp dẫn người nghe. Giáo viên dạy lịch sử không được quan tâm đúng mức, học sinh học giỏi môn lịch sử không được vinh danh như học sinh giỏi các môn học khác… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh nói chung, trong đó có học sinh tiểu học nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em có được những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử địa phương. Từ đó hình thành niềm tự hào về quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc; đồng thời xác định ý thức, trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. Việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cần thiết với mọi lứa tuổi, trong đó cần tập trung cho học sinh tiểu học. Đây là giai đoạn phát triển nhân cách mạnh mẽ và hài hòa, tăng nhanh về số lượng kiến thức và chất lượng của các chức năng tâm lý. Lúc này, hoạt động học tập ở trường phổ thông là hoạt động chủ đạo có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của sự phát triển nhân cách của giai đoạn này. Việc biết chữ, được tiếp thu kiến thức về tự nhiên, xã hội một cách có hệ thống không chỉ làm cho tâm hồn trẻ mở rộng, phong phú mà quan trọng hơn là trẻ biết tư duy khoa học và sống có văn hóa, phát triển ý thức về xã hội và về bản thân mình. Đây là giai đoạn tạo cơ sở, nền tảng cho toàn bộ sự phát triển nhân cách về sau. Khu di tích lịch sử Tân Trào- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện- huyện Sơn Dương (sau đây gọi là các xã ATK huyện Sơn Dương); các xã: Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Công Đa, Đạo Viện, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt của khu di tích; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào là di tích quốc gia đặc biệt. Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào là niềm tự hào và là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, trong đó có thế hệ trẻ trên quê hương cách mạng Tân Trào lịch sử. Tuy nhiên, do thiếu các biện pháp quản lý nên việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn tỉnh Tuyên Quang hiệu quả còn hạn chế; ảnh hưởng chung đến chất lượng giáo dục, trong đó có kiến thức về truyền thống lịch sử địa phương của học sinh. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhận thấy việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học là quan trọng. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhằm giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 4. Giả thuyết nghiên cứu Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục của nhà trường; các trường tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ở đây vẫn còn những hạn chế nhất định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có nguyên nhân thuộc về công tác quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp để hướng dẫn, chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện; phối hợp các lực lượng giáo dục, đổi mới phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học thì sẽ góp phần giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống quê hương cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học. 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về khách thể khảo sát Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh được tích hợp trong chương trình học chính khóa với các hoạt động ngoài giờ lên lớp và học theo chủ đề… Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức lịch sử bắt đầu đưa vào từ chương trình lớp 4, ghép với kiến thức địa lý thành tài liệu chung là: Lịch sử & Địa lý. Vì vậy, khách thể khảo sát được chúng tôi lựa chọn như sau: - 60 học sinh lớp 4, lớp 5 - 30 phụ huynh học sinh - 10 cán bộ quản lý các trường tiểu học - 90 cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các xã, Ban quản lý khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, giáo viên, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ở 05 trường tiểu học trên địa bàn các xã ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang gồm: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn 6.3. Về thời gian nghiên cứu Khảo sát việc quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2013-2014. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, gồm: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, của ngành giáo dục và của địa phương về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương. Các công trình nghiên cứu về giáo dục truyền thống lịch sử nói chung và đối với học sinh nói riêng. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Xây dựng hệ thống câu hỏi để trưng cầu ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ Ủy ban Nhân dân xã, cán bộ Ban quản lý khu di tích, phụ huynh học sinh, học sinh… về thực trạng và một số biện pháp quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các giờ dạy văn hóa, các buổi sinh hoạt theo chủ đề và các hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy môn lịch sử; cán bộ quản lý nhà trường; giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; Bí thư chi đoàn; cha mẹ học sinh; cán bộ Ban quản lý khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Vận dụng thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu về mặt định tính và định lượng. Dùng thống kê mô tả và thống kê suy luận để đưa ra những kết luận về thực trạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục truyền thông lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục truyền thông lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn ATK huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, biên soạn truyền thống lịch sử địa phương được đẩy mạnh đã góp phần không nhỏ vào việc bổ sung, đính chính, hoàn thiện lịch sử dân tộc; đồng thời có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm trong sáng, lành mạnh cho học sinh ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy truyền thống lịch sử địa phương chưa được tiến hành đều khắp giữa các vùng, khu vực; chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra. 1.1.1. Ở các nước phát triển: công tác nghiên cứu lịch sử địa phương rất được chú trọng. Ngành “địa phương học” đã thu hút hoạt động nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên ở các địa phương. Ở nhiều nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, lịch sử địa phương đã gắn chặt với hoạt động của ngành du lịch; chính vì vậy, môi trường sinh thái nói chung, môi trường văn hóa nói riêng được bảo vệ chặt chẽ, vốn văn hóa độc đáo đặc thù trong lịch sử được khai thác một cách hợp lý, vừa có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, vừa có hiệu quả kinh tế cao. Cộng hòa Liên bang Nga là một trong những nước tiến hành việc nghiên cứu về địa phương từ rất sớm. Từ đầu thế kỷ XVIII, vua Pie đệ nhất đã ra chỉ thị: “Mọi sự tìm kiếm của các nhà nghiên cứu đều phải báo lên Nga hoàng và nhà vua sẽ trọng thưởng cho những ai có công tìm ra các cổ vật trong phạm vi vương quốc Nga”. Từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917, theo chỉ thị của Lênin, văn kiện giáo dục đầu tiên của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (1918) đã yêu cầu sử dụng hình thức và phương pháp dạy học lịch sử địa phương trong giờ nội khóa ở trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn Ở Hunggari, công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử địa phương cũng rất được coi trọng. Nhà trường kết hợp với các cơ quan chuyên môn lịch sử và văn hóa, tổ chức cho học sinh sưu tầm tư liệu để xây dựng những “làng bảo tàng” địa phương. Ở đó, người ta trưng bày những hiện vật lịch sử, những kiến thức độc đáo, những nét đặc thù trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các địa phương. 1.1.2. Ở Việt Nam: trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có những tài liệu nghiên cứu về lịch sử địa phương như các gia phả, thần phả… Từ sau 1954, công tác nghiên cứu lịch sử địa phương ở Miền Bắc được chú ý. Viện sử học đã nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lịch sử địa phương. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một số trường phổ thông ở Miền Bắc đã có những cố gắng trong công tác sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy, học lịch sử. Một số trường ở những nơi sơ tán cũng đã huy động đội ngũ cán bộ giảng dạy và sinh viên tiến hành khảo cứu, biên soạn một số công trình lịch sử địa phương. Ở Miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy cũng xuất hiện một số chuyên khảo về lịch sử địa phương. Những công trình này được phản ánh dưới nhãn quan và mục tiêu chính trị của giai cấp tư sản đương thời. Từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu lịch sử địa phương được tiến hành rộng khắp trên phạm vi cả nước. Cho đến nay, đã có nhiều quyển sách biên soạn về lịch sử địa phương như: Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường cấp II, III của tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Trần Văn Trị (1968); Lịch sử địa phương của tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên (1989); Nghiên cứu và dạy- học lịch sử địa phương ở Việt Bắc của tác giả Đỗ Hồng Thái (1996); Lịch sử địa phương của tác giả Nguyễn Cảnh Minh chủ biên và Đỗ Hồng Thái (1998); Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương của tác giả Nguyễn Công Khanh chủ biên (2002)… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn Hầu hết các tỉnh, huyện, xã và một số ngành đã biên soạn được truyền thống lịch sử của đảng bộ, ngành. Ở Tuyên Quang, kết quả công tác xuất bản lịch sử Đảng, truyền thống đến hết năm 2014 như sau: Lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách mạng cấp tỉnh đã xuất bản 09 cuốn; Lịch sử, truyền thống các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh đã xuất bản 21 cuốn; Lịch sử Đảng bộ các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã xuất bản 20 cuốn; Lịch sử Đảng bộ các xã, phường, thị trấn đã xuất bản 96 cuốn/141 xã, phường, thị trấn; Truyền thống các cơ quan ban, ngành cấp huyện đã xuất bản 06 cuốn. Đây là những tài liệu quý giúp cho việc giáo dục TTLSĐP thuận lợi và hiệu quả hơn. Năm 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang tiến hành biên soạn giáo trình “Tài liệu dạy - học ở tiểu học Lịch sử địa phương tỉnh Tuyên Quang”, gồm: + Bài 1 (01 tiết): Tuyên Quang từ buổi đầu lịch sử đến cuối thế kỷ XIX, + Bài 2 (01 tiết): Tuyên Quang từ năm 1884 đến năm 1945, + Bài 3 (01 tiết): Tuyên Quang từ năm 1946 đến nay (2010), + Bài 4 (01 tiết): Dạy học lịch sử địa phương Tuyên Quang ở tiểu học, + Bài 5 (02 tiết): Thực hành sưu tầm lịch sử địa phương, xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học lịch sử địa phương ở tiểu học. + Bài 6 (01 tiết): Tổng kết ôn tập. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý, biện pháp quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý Từ khi xã hội phát triển và từ sự phân công lao động đã hình thành hoạt động đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều khiển/điều hành, kiểm tra, điều chỉnh dành cho những người đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm. Hoạt động đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý. Và cũng từ lúc đó, mọi người tìm hiểu bản chất khái niệm quản lý và đưa ra những định nghĩa khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan