Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quậ...

Tài liệu Quản lý giáo dục quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận hai bà trưng, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay(klv02720)

.PDF
27
1
57

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…” Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ một trong những hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở nước ta trong 5 năm 2011 – 2015 là: “ Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”, “đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại”, văn kiện cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, trong đó có nguyên nhân “nhiều cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đúng tầm quan trọng và chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt”. Đồng thời, văn kiện cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong những năm tới là: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống”, “chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng, để một trường học phát triển bền vững thì nhà trường đó cần có một môi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, công hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trường. Khi có được một nền văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt được viễn cảnh, sứ mạng và các mục tiêu đã đặt ra. Ở Việt Nam, trong những năm qua, VHNT đã chịu những tác động rất lớn từ môi trường văn hóa – xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Trong nối cảnh phát triển nhà trường nước ta hiện nay, văn hóa tổ chức của nhà trường cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó đến mọi thành viên trong tổ chức nhà trường – đặc biệt là thế hệ trẻ đang trưởng thành. Bởi lẽ, nhà trường là một tổ chức nên VHNT trước hết là văn hóa của một tổ chức hành chính – sư phạm. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hóa cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa để tạo ra những chuẩn mực văn hóa cho xã hội. Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa riêng của mình. Để tạo lập và phát triển bản sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trường cần nhận thức rõ bản chất văn hóa của trường mình; đồng thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà 2 trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối của các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm. Ở trường các trường TH thuộc quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, trong nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước hướng tới sự phát triển bền vững. VHNT luôn song hành và có tác động mạnh mẽ đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đặt ra. Bên cạnh những tác động tích cực, thì những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hóa nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục trong nhà trường, đến các thầy cô giáo và các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. Thế nhưng, vấn đề nhận diện VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý VHNT chưa được xem xét một cách hệ thống, bài bản. Với tư cách là CBQL, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý VHNT trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường sẽ đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý xây dựng VHNT tiểu học tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học. Xây dựng VHNT trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay bên cạnh thuận lợi còn gặp một số hạn chế trong năng lực của NQL và năng lực của GV. Vì vậy mà các biện pháp mà tác giả đề xuất mang tính cấp thiết và khả thi sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý xây dựng VHNT bậc tiểu học 3 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn thời gian khảo sát Khảo sát và sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2017 đến nay 6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát Khách thể khảo sát bao gồm 50CBQL, 350GV và 100NV của các trường TH thuộc quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Gồm 10 trường TH: Tô Hoàng, Lê Văn Tám, Bà Triệu, Bạch Mai, Đoàn Kết, Lê Ngọc Hân, Minh Khai, Quỳnh Mai, Trưng Trắc, Vĩnh Tuy. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra 7.2.2. Phương pháp quan sát hiện thực 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Hiệu trưởng 7.2.4. Phương pháp chuyên gia 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu 8. Đóng góp của đề tài 8.1 Đóng góp về khoa học Nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý luận về quản lý VHNT tại các trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 8.2 Đóng góp về thực tiễn Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là Hiệu trưởng các trường tiểu học thuộc quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường VHNT từ lâu cũng đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu một số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… trong nhà trường. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Văn hóa 1.2.3. Quản lý nhà trường Trường học là đơn vị cơ sở của một tổ chức và hệ thống giáo dục, đồng thời là một dạng của tổ chức trong xã hội. Vì vậy có thể hiểu quản lý nhà trường theo hai nghĩa cơ bản như sau: + Đó là quản lý giáo dục tại cơ sở. + Đó là quản lý một tổ chức trong xã hội và cụ thể là tổ chức giáo dục. 1.2.4. Văn hóa nhà trường * Khái niệm văn hóa nhà trường Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. * Mức độ biểu hiện của các thành tố của văn hóa nhà trường a. Yếu tố hiện thực bao gồm các thành tố như biểu tượng, nghi lễ, giai thoại, các mẫu hành vi nghe và nhìn thấy b. Các giá trị Văn hóa ( ý thức về cái phải làm) c. Các nhất trí cơ bản và niềm tin (hiển nhiên là đúng) * Các chức năng của văn hóa nhà trường - Văn hóa hình thành tính đồng nhất trong nhà trường - Văn hóa thắt chặt sự gắn kết với nhà trường - Văn hóa thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống xã hội - Văn hóa là chất keo gắn kết nhà trường lại với nhau và đưa ra các tiêu chuẩn hành vi thích hợp - Văn hóa góp phần định hướng và định hình thái độ và hành vi của hội đồng nhà trường * Vai trò của văn hóa nhà trường a. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào b.Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc 5 c.Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột d.Nâng cao các hoạt động của nhà trường 1.2.5. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường * Khái niệm quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục) đến toàn bộ các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử sự được hình thành và duy trì trong quá trình dạy và học, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà trường… nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở HS. * Sự cần thiết phải quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Quản lý xây dựng VHNT chính là một phần quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đoàn kết nội bộ được duy trì, sức mạnh tập thể được phát huy, chất lượng các mặt được nâng cao, các hệ giá trị của nhà trường được thiết lập, mục tiêu chất lượng giáo dục toàn diện được đảm bảo. * Vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường Người Hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò cuả một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trò của một người lãnh đạo. Trong đó, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc định hình VHNT. Thực hiện vai trò lãnh đạo trong nhà trường, Hiệu trưởng cần tác động vào suy nghĩ, hành vi của CB, GV, HS để họ hoạt động theo những mục tiêu chung của nhà trường. Với vai trò lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng chính là người định hướng VHNT, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. 1.3. Nhà trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.3.1.Mục tiêu nhà trường tiểu học 1.3.2. Đặc điểm của nhà trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.4. Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học trong bối cảnh bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.4.1. Xây dựng mục tiêu và các giá trị cốt lõi 1.4.2. Xây dựng các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng) 1.4.3. Xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường 1.4.4. Xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm 1.4.5. Xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường 1.4.6. Xây dựng bầu không khí tổ chức của nhà trường 1.5. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.5.1. Phân cấp của chủ thể quản lý trong xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 6 1.5.2. Các nội dung quản lý xây dựng VHNT tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.5.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT tiểu học 1.5.2.2. Quản lý kế hoạch xây dựng VHNT bám sát với chiến lược giáo dục nhà trường * Xây dựng các giá trị cốt lõi và các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng) * Xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường * Xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm * Xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường * Xây dựng bầu không khí tổ chức của nhà trường 1.5.2.3. Xây dựng các quy định hướng dẫn để xây dựng VHNT 1.5.2.4. Xây dựng các hoạt động tăng cường giao lưu,chia sẻ và truyền thông về văn hóa của các trường tiểu học trên địa bàn 1.5.2.5. Phối hợp với cộng đồng địa phương để tăng cường các trải nghiệm văn hóa giữa nhà trường, xã hội và địa phương 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây văn hóa nhà trường ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương 1.6.2. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục 1.6.3. Thực trạng văn hóa học đường 1.6.4. Điều kiện vật chất cho thực thi mọi hoạt động của nhà trường 1.6.5. Năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường 1.6.6. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận trên đây có thể nhận thấy: VHNT có vai trò hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tượng trong và ngoài nhà trường từ người quản lý đến GV, NV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng. VHNT ảnh hưởng đến mọi mặt, mọi hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng văn hóa của tổ chức là vô cùng quan trọng. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là với các nhà trường. VHNT lành mạnh sẽ tạo động lực làm việc cho GV, NV và HS. VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. VHNT giú các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế xung đột, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, làm tang hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, VHNT đang có nhiều thay đổi, có những dấu hiệu tích cực, hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Việc nghiên cứu, đánh giá trược 7 trạng quản lý VHNT và đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp là một việc làm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.2. Vài nét về các trường tiểu học quận Hà Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 2.2.1. Quy mô phát triển GDTH trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 2.2.2. Chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên 2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất 2.3. Tổ chức khảo sát 2.3.1. Mục đích khảo sát 2.3.2. Nội dung khảo sát 2.3.3. Phương pháp khảo sát 2.3.4. Khách thể khảo sát 2.3.5. Cách thức tiến hành khảo sát 2.4. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 2.4.1. Thực trạng xây dựng mục tiêu và các giá trị cốt lõi Bảng 2.1: Kết quả thực trạng xây dựng mục tiêu và các giá trị cốt lõi của các trường TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội TT 1 2 3 4 5 6 7 Các giá trị cốt lõi và chuẩn mực văn hóa Mục tiêu của nhà trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương; Sứ mệnh thể hiện rõ giá trị và mong muốn của nhà trường; Tầm nhìn thể hiện rõ ràng các chiến lược phát triển của nhà trường; Có các quy định rõ ràng đối với hành vi của CB, GV, NV, khi đến trường; CB, GV, NV, tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định, nội quy nhà trường; BGH và GV có kỹ năng để đi đến ý kiến thống nhất thậm chí ngay cả khi có quan điểm khác biệt; Các thành viên của trường được tham dự trong việc xây dựng môi trường văn hóa; 1 Số lượng 2 3 0 134 55 76 139 98 ĐTB XH 311 3.4 3 187 2.8 8 87 161 102 150 2.6 9 55 125 66 254 3 6 0 146 49 305 3.3 4 0 77 92 331 3.5 2 45 169 56 230 2.9 7 4 8 8 9 GV, NV, HS được huấn luyện để ngăn chặn và giải quyết các bất đồng; Các quyết định được ban hành với sự đóng góp ý kiến của đội ngũ; 32 105 93 270 3.2 5 0 62 93 345 3.6 1 Các tiêu chí trên đều được lựa chọn cao, trong đó dễ thấy sự quan tâm lớn của BGH đến chiến lược, mục tiêu của nhà trường và sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường văn hóa. Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng văn hóa trong mỗi nhà trường. 2.4.2. Thực trạng xây dựng các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng) Bảng 2.2: Mức độ biểu hiện của tính hợp thức và nhất quán hành vi của các thành viên trong trường TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội TT 1 2 3 Tính hợp thức và nhất quán hành vi của các thành viên trong trường Nhà trường có các chuẩn mực rõ ràng đối với hành vi của cán bộ, GV, HS; Cán bộ, GV tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực; Học sinh tự giác, nghiêm túc chấp hành các chuẩn mực; 1 Số lượng 2 3 42 56 81 45 13 1 87 10 5 86 98 4 32 1 23 7 21 1 ĐTB XH 3.4 1 3 2 2.8 3 Theo ý kiến của CN, GV, NV được hỏi, nhà trường đã đưa ra nội quy cho GV, NV và HS rất rõ rang từ đầu năm học. Nội quy được in tại bảng tin, tại các phòng lớp học và phổ biến rõ ràng. Tuy nhiên, do các trường TH có HS mần non mới lên, tác phong còn chậm chạp, quen thói quen đi học muộn nên việc thực thi các chuẩn mực đề ra chưa thật tốt. Hầu hết các thành viên mới chỉ dừng lại ở mức cố gắng vi phạm kỷ luật ít nhất chứ chưa thực sự cố gắng nỗ lực để hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực được đề ra. 2.4.3. Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường Bảng 2.3: Kết quả khảo sát xây dựng môi trường văn hóa tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội TT Môi trường văn hóa 1 Lớp học hạn chế về số lượng học sinh; Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất 2 cả mọi nơi trong nhà trường; 3 Lớp học gọn gàng và ngăn nắp; Lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo 4 dưỡng tốt; Môi trường không khí trong lành và có độ ồn 5 thấp; 6 Khu vực giảng dạy thích hợp cho GV sử dụng; 7 Lớp học dễ nhìn, lôi cuốn và hấp dẫn; 8 Sách giáo khoa và phương tiện có hiệu quả; 9 Sự tương tác và phối hợp được khuyến khích. GV Số lượng ĐTB XH 1 2 3 4 109 76 85 230 2.9 5 70 96 89 245 3 4 119 69 78 234 2.8 6 35 84 92 289 3.3 1 161 59 67 213 2.7 7 135 176 70 230 87 93 87 58 8 9 4 10 102 64 98 67 176 2.6 167 2.5 245 3 145 2.2 9 và HS giao tiếp với nhau có hiệu quả. Việc phân nhóm HS đa dạng. Cha mẹ HS và GV là đối tác trong quá trình giáo dục; 10 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 GV luôn lắng nghe đề nghị của HS; HS có cơ hội tham dự vào việc ra quyết định; Sự tưng tác và phối hợp của GV và NV với tất cả HS luôn được nuôi dưỡng, đáp ứng, ủng hộ, khuyến khích và coi trọng; HS tin tưởng GV và NV; GV và NV có tinh thần trách nhiệm cao; GV, NV và HS thân thiện; Nhà trường luôn mở với sự đa dạng và hoan nghênh tất cả các văn hóa; GV, NV và HS tôn trọng lẫn nhau và đề có giá trị; GV, NV, HS luôn cảm thấy có đóng góp và thành công của nhà trường; Luôn có cảm giác cộng đồng. NT được tôn trọng từ chính những giá trị bởi GV, NV, HS và phụ huynh; Cha mẹ học sinh luôn cảm thấy NT thân thiện, cởi mở, chào đón, lôi cuốn và có ích; Luôn tôn trọng vào học thuật, tất cả các kiểu trí tuệ và năng lực đều được tôn trọng, khuyến khích và ủng hộ. Phương pháp giảng dạy luôn tôn trọng các cách học khác nhau của HS; Tiến trình được kiểm soát thường xuyên và định kỳ; Kết quả đánh giá được thông báo kịp thời cho HS và CMHS; Thành tích học tập được khen thưởng và tuyên dương kịp thời; GV cảm thấy tự tin với kiến thức của mình; 93 95 78 234 2.9 5 111 96 78 215 2.8 6 80 42 48 85 278 3.1 94 286 3.2 79 292 3.2 3 1 1 276 78 54 1.9 12 100 78 76 246 2.9 5 68 89 65 278 3.1 3 287 34 45 134 2.1 11 116 68 89 227 2.9 5 280 98 47 1.8 13 99 75 58 268 3 4 55 92 85 268 3.1 3 78 75 69 278 3.1 3 85 254 4 57 78 81 116 45 92 75 3 Theo ý kiến của CB, GV, NV nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên. Điều kiện tự nhiên tốt. còn điều kiện xã hội cũng có nhiều thuận lợi. 2.4.4. Thực trạng xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm Xây dựng nghi thức và lễ kỷ niệm là một hình thức quản bá hình ảnh của nhà trường với phụ huynh và cộng đồng, không chỉ vậy còn là hình thức giáo dục HS. Do vậy cũng được các nhà trường quan tâm với điểm trung bình cộng là 3.25. Quản bảng trên cho thấy các CBQL đã quan tâm đến xây dựng nghi thức và các lễ kỷ niệm là rất cao. Trò chuyện với các CBQL và các GV cho thấy nhiều trường đã tổ chức các hoạt động vui chơi thiết thực, tổ chức cho HS giao lưu với các bạn bè với nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với các chủ đề, chủ điểm. 11 2.4.5. Thực trạng xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường Bảng 2.5: Kết quả khảo sát xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội TT 1 2 3 4 5 6 Phong cách làm việc Phong cách làm việc xuất phát từ thực tế, năm vững, tôn trọng quy lật khách quan Phong cách làm việc có kế hoạch Phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo Phong cách làm việc có kiểm tra, giám sát, tổng kết kinh nghiệm Phong cách làm việc nói đi đôi với làm Phong cách làm việc tôn trọng tập thể 1 Số lượng 2 3 5 72 78 41 58 92 97 78 10 2 53 95 87 15 5 79 54 69 10 1 65 4 34 5 30 9 22 3 26 5 21 2 26 5 ĐTB XH 3.5 1 3.3 2 2.9 5 3.1 3 2.6 6 3 4 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các thành viên trong nhà trường hầu hết đều tạo cho mình phong cách làm việc khoa học, điểm trung bình đạt 3. Điều này chứng tỏ các nhà trường đã tạo điều kiện rất tốt đề các thành viên xây dựng phong cách làm việc tốt, có kỷ luật và tôn trọng tập thể. 2.4.6. Thực trạng xây dựng bầu không khí tổ chức của nhà trường Bảng 2.6: Mức độ biểu hiện của bầu không khí tại các nhà trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Bầu không khí nhà trường Mối quan hệ hợp tác tích cực giữa giáo viên và học sinh; Các vấn đề an toàn và sự duy trì hoạt động trong nhà trường; Vấn đề quản lý của nhà trường; Những định hướng học tập của học sinh trong nhà trường; Các giá trị tích cực về hành vi của học sinh; Sự hướng dẫn nhiệt tình, chuyên nghiệp của GV đối với HS Mối quan hệ bạn bè của học sinh Mỗi quan hệ giữa phụ huynh và cộng đồng 1 14 2 45 Số lượng 2 3 47 79 87 92 69 78 4 23 2 27 6 20 7 17 8 14 6 13 7 16 3 89 96 10 8 34 195 50 98 47 93 75 87 21 0 95 78 30 5 24 5 21 2 ĐTB 2.8 XH 4 3.2 2 2.7 5 2.6 6 2.5 7 3.2 2 3 3 3 3 12 9 10 BGH quản lý sát sao vấn đề giảng dạy của GV Các hoạt động học tập của HS 51 57 68 32 4 3.3 1 14 0 56 45 259 2.8 4 Bầu không khí đóng vai trò to lớn đối với hoạt động chung của nhà trường. Bầu không khí lành mạnh thân ái sẽ tạo ra tâm lý vui vẻ phấn khởi, làm tăng tính tích cực trong công việc được giao. Vì vậy các trường cần tăng cường xây dựng bầu không khí tốt hơn nữa để tạo điều kiện cho CB, GV, NV và HS hoàn thành tốt công việc và đạt được kết quả tốt nhất. 2.5. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 2.5.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Bảng 2.7: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nội dung quản lý Nhận thức Thực hiện Rất Ít Ko Rất QT BT ĐTB Tốt Khá BT Yếu ĐTB QT QT QT tốt Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng các giá trị cốt lõi 198 và các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng); Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường văn 203 hóa trong nhà trường; Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng nghi thức và lễ 185 kỷ niệm; Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng phong cách làm 167 việc của các thành viên trong nhà trương; Quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng bầu không khí tổ 171 chức nhà trường; ĐTB cộng 127 89 77 9 3.86 34 48 38 93 287 1.9 115 92 65 25 3.81 23 45 39 94 299 1.8 86 95 66 68 3.51 15 45 56 64 320 1.74 78 84 73 98 3.29 18 73 26 54 329 1.8 54 72 68 135 3.12 13 31 65 58 333 1.67 3.52 1.79 Nhìn vào bảng 2.7 cho thấy: CBQL; GV và NV đánh giá mức độ nhận thức của các tiêu chí đều cao hơn kết quả thực hiện (3.52>1.79). Qua đó khẳng định việc quản lý thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được đánh giá ở mức độ nhận thức là quan trọng nhưng kết quả 13 thực hiện lại chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt các tiêu chí nêu trên. 14 2.5.2. Thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng VHNT tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Bảng 2.8: Thực trạng quản lý kế hoạch xây dựng VHNT tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nội dung quản lý Nhận thức Thực hiện Rất Ít Ko Rất QT BT ĐTB Tốt Khá BT Yếu ĐTB QT QT QT tốt Quản lý kế hoạch xây dựng các giá trị cốt lõi 276 và các chuẩn mực văn hóa (quy tắc vàng); Quản lý kế hoạch xây dựng môi trường văn 176 hóa trong nhà trường; Quản lý kế hoạch xây dựng nghi thức và lễ kỷ 294 niệm; Quản lý kế hoạch xây dựng phong cách làm 154 việc của các thành viên trong nhà trường; Quản lý kế hoạch xây dựng bầu không khí tổ 264 chức nhà trường; ĐTB cộng 55 72 68 29 3.96 34 25 53 76 312 1.79 54 82 47 141 3.15 16 32 43 54 355 1.6 86 75 38 4.24 28 42 59 86 285 1.88 75 48 84 139 3.04 26 31 64 108 271 1.87 68 41 56 67 113 223 2.16 7 56 65 47 3.87 3.65 1.86 Nhìn vào bảng 2.8 cho thấy: CBQL; GV và NV đánh giá mức độ nhận thức của các tiêu chí đều cao hơn kết quả thực hiện (3.65>1.86). Qua đó khẳng định việc quản lý kế hoạch xây dựng VHNT tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được đánh giá ở mức độ nhận thức là quan trọng nhưng kết quả thực hiện lại chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt các tiêu chí nêu trên. 15 2.5.3. Thực trạng xây dựng các quy định hướng dẫn để xây dựng VHNT Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng các quy định hướng dẫn để xây dựng VHNT tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nội dung quản lý Nhận thức Thực hiện Rất Ít Ko Rất QT BT ĐTB Tốt Khá BT Yếu ĐTB QT QT QT tốt Xây dựng các quy định về trang phục, đồng 255 54 92 76 23 3.88 42 phục trong nhà trường; Xây dựng các đường chỉ dẫn về các thiết kế cảnh 154 65 74 53 154 3.02 24 quan trong nhà trường Xây dựng các quy định về ứng xử trong trường 215 74 65 42 104 3.51 36 học ĐTB cộng 3.47 21 75 67 295 1.9 35 72 49 320 1.79 43 38 92 291 1.88 1.86 Nhìn vào bảng 2.9 cho thấy: CBQL; GV và NV đánh giá mức độ nhận thức của các tiêu chí đều cao hơn kết quả thực hiện (3.47>1.86). Qua đó khẳng định việc xây dựng các quy định hướng dẫn để xây dựng VHNT tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được đánh giá ở mức độ nhận thức là quan trọng nhưng kết quả thực hiện lại chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt các tiêu chí nêu trên. 2.5.4. Xây dựng các hoạt động tăng cường giáo lưu, chia sẻ và truyền thông về văn hóa của các trường tiểu học trên địa bàn quận Bảng 2.10: Thực trạng xây dựng các hoạt động giao lưu, chia sẻ và truyền thông về văn hóa của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nội dung quản lý Nhận thức Thực hiện Rất Ít Ko Rất QT BT ĐTB Tốt Khá BT Yếu ĐTB QT QT QT tốt Xây dựng các hoạt động giao lưu học sinh các 192 137 78 74 19 3.82 43 39 trường TH trong quận; Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giao lưu văn nghệ, dân ca và 213 112 86 53 36 3.83 32 47 tiếng anh…giữa các trường TH trong quân ; Tổ chức giao lưu chia sẻ chuyên môn của CB-GV187 76 95 87 55 3.51 55 53 NV giữa các trường TH trong quận ĐTB cộng 3.72 52 84 282 1.95 41 76 304 1.85 41 72 279 2.06 1.95 16 Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy: CBQL; GV và NV đánh giá mức độ nhận thức của các tiêu chí đều cao hơn kết quả thực hiện (3.72>1.95). Qua đó khẳng định việc Xây dựng các hoạt động tăng cường giao lưu,chia sẻ và truyền thông về văn hóa của các trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được đánh giá ở mức độ nhận thức là quan trọng nhưng kết quả thực hiện lại chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt các tiêu chí nêu trên. 2.5.5. Thực trạng phối hợp với cộng đồng địa phương để tăng cường các trải nghiệm văn hóa giữa nhà trường, xã hội và địa phương Bảng 2.11: Thực trạng phối hợp với cộng đồng địa phương để tăng cường các trải nghiệm văn hóa giữa nhà trường, xã hội và địa phương của các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Nội dung quản lý Nhận thức Thực hiện Rất Ít Ko Rất QT BT ĐTB Tốt Khá BT Yếu ĐTB QT QT QT tốt Nhà trường với địa phương phối hợp các nguồn lực để tăng cường 192 các hoạt động trải nghiệm cho học sinh; Nhà trường và địa phương phối hợp xây dựng các chủ trương 213 tham gia hợp tác trong dạy học; Nhà trường cần tham gia các nghi thức, nghi lễ của địa phương để hiểu rõ 197 hơn về phong tục tập quán, lịch sử văn hóa của địa phương; Địa phương hỗ trợ nhà trường kinh phí để NT 219 xây dựng môi trường văn hóa lanh mạnh ĐTB cộng 153 65 72 18 3.86 38 42 54 79 287 1.93 99 85 42 61 3.72 43 39 46 69 303 1.9 68 92 86 57 3.52 47 33 45 78 297 1.91 64 87 75 55 41 69 299 1.95 3.63 53 38 3.68 1.92 Nhìn vào bảng 2.11 cho thấy: CBQL; GV và NV đánh giá mức độ nhận thức của các tiêu chí đều cao hơn kết quả thực hiện (3.68>1.92). Qua đó khẳng định việc Phối hợp với cộng đồng địa phương để tăng cường các trải nghiệm văn hóa giữa nhà trường, xã hội và địa phương của các trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được đánh giá ở mức độ nhận thức là quan 17 trọng nhưng kết quả thực hiện lại chưa tốt. Vì vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt các tiêu chí nêu trên. 2.6. Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.6.1. Điểm mạnh Trong văn hóa xây dựng bầu không khí của nhà trường TH đã được quan tâm và có trách nhiệm đánh giá thẳng thắn, nghiêm túc, tương đối thống nhất. Các mối quan hệ giữa GV với HS, mối quan hệ thân thiết giữa BGH với GV và mối quan hệ vui vẻ giữu GV và nhân viên trong nhà trường được đánh giá khá tốt. Sự quan tâm của CBQL, GV, CMHS đến việc tạo môi trường văn hóa là rất cao. Biểu hiện được đánh giá rất tốt là lớp học và xung quanh luôn sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt; GV và NV có tinh thần trách nhiệm cao; GV, NV và HS thân thiện, điều này đã thể hiện được giá trị triết lý của nhà trường. Các lớp học nhìn chung đã có không gian rộng rãi đảm bảo đủ cho học sinh vui chơi và học tập. Các trường TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã quan tâm quản lý văn hóa mục tiêu, giá trị, chuẩn mực nội quy nhà trường. Những vấn đề dược đánh giá cao như sứ mệnh của nhà trường, mỗi nhà trường đã xây dựng cho mình nội quy, quy chế làm việc từ đó mỗi thành viên trong nhà trường đã phần nào tự giác chấp hành. 2.6.2. Hạn chế Việc đầu tư tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp còn hạn chế như khu vườn trường cần có nhiều cây hoa và bóng mát thì chưa có. Tương tự như vậy khu vực giảng dạy chưa phù hợp cho GV sử dụng, lớp học trang trí chưa lôi cuốn hấp dẫn HS. Khâu quản lý xây dựng VHNT nhà trường TH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chưa cao. Sự thảo luận để đi đến thống nhất đóng góp ý kiến của đội ngũ GV, NV chưa thật sự tập trung vẫn còn những quan điểm trái chiều về việc xây dựng các mục tiêu, giá trị văn hóa của nhà trường bởi nhận thức về xây dựng VHNT tiểu học của một số GV, NV vẫn còn mang nặng nhận thức cũ. Đâu đó ở một số trường TH vẫn còn có những hiện tượng mất đoàn kết, chia bè phái trong nhà trường, tạo nên bầu không khí căng thẳng, điều này đã ảnh hưởng đến bầu không khí trong nhà trường, đến chất lượng giáo dục. Một số tiêu chí mà chưa được CBQL các nhà trường quan tâm cụ thể như các phòng học chưa được đầu tư quan tâm đạt chuẩn, tiêu chí tổ chức quang cảnh vui chơi và hoạt động ngoài trời chưa được các nhà quản lý chú ý đến. Những mặt tích cực của VHNT đem lại chưa thực sự sâu sắc, đồng thời chưa đủ mạnh để tiến tới đẩy lùi những tiêu cực phi VHNT và trong trường. 18 2.6.3. Nguyên nhân của các hạn chế Sự quan tâm của các lực lượng ngoài xã hội chưa thực sự thường xuyên và sâu sắc, sự phối kết hợp còn mang tính phong trào và tự phát. Nội dung xây dựng VHNT chưa được cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chưa rõ ràng, dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lứng túng, hiệu quả đạt được không cao. Nhận thức của CBQL, GV, NV, HS nhận diện về VHTN, vai trò VHNT và con đường xây dựng VHNT còn hạn chế, thiếu đầy đủ và chính xác. Sự tự giác, nỗ lực, tích cực của mỗi thành viên trong nhà trường chưa được cao. Mỗi CBQL, GV, HS còn chịu tác động quá lớn bởi các yếu tố bên ngoài xã hội. Năng lực tự vận hành của CBQL còn nhiều hạn chế. Trong hàng loạt các nguyên nhân của hạn chế, về phía người CBQL, đó là chưa có sự sát sao, kỷ luật nhà trường còn lỏng lẻo, chưa có sự răn đe đủ mạnh và còn biểu hiện che giấu vì thành tích. Tiểu kết chương 2 Công tác quản lý xây dựng VHNT hiện nay của các trường TH trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được chú ý, đem lại những chuyển biến, tác động tích cực làm nên diện mạo thương hiệu chất lượng và hiệu quả của các trường TH quận Hai Bà Trưng, góp phần tích cực làm nên thành tích của hệ thống giáo dục toàn thành phố Hà Nội, của hệ thống GD&ĐT quận Hai Bà Trưng, đóng góp đáng kể sự phát triển KT-XH của toàn quận Hai Bà Trưng cũng như từng địa phương các phường có trường đặt địa điểm. Bên cạnh những mặt tích cực, điểm mạnh đem lại, ta cũng thấy rõ những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục. Từ những đánh giá trên tạo cho ta có đầy đủ những cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT của các trường TH trên địa bàn quận Hà Bà Trưng, Hà Nội trong thời gian tới đạt kết quả sát thực cao hơn. 19 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý xây văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính văn hóa – lịch sử 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 3.2. Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2.1. Quản lý xây dựng các giá trị cốt lõi và chuẩn mực văn hóa của nhà trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 3.2.1.1. Mục tiêu Xây dựng mục tiêu gíup cho CB, GV, NV trong nhà trường xác định được cái đích mà nhà trường hướng tới trong từng giai đoạn phát triển. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, các thành viên nhà trường tổ chức và thực hiện các hoạt động đều nhắm tới việc hoàn thành các mục tiêu. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện. Giáo dục CB, GV, NV, HS đều hiểu biết về các chuẩn mực và các giá trị trong nhà trường. Hưỡng dẫn, khích lệ CB, GV, NV, HS thực hiện các chuẩn mực và các giá trị trên tinh thần tự nguyện cùng nhau vì sự phát triển của nhà trường. Cách thức thực hiện: + Thành lập ban chỉ đạo gồm thành viên là trưởng các bộ phận trong nhà trường như BGH, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng các tổ chuyên môn, Bí thư chi đoàn giáo viên; + Nghiên cứu định hướng giáo dục Quốc gia; nghiên cứu nhu cầu giáo dục trong giai đoạn 10-20 năm tới; nghiên cứu tầm nhìn, sứ mệnh của các trường trong khu vực; + Mời chuyên gia về phát triển giáo dục tư vấn cho công tác lập kế hoạch chiến lược phát triển VHNT. 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện - Lãnh đạo nhà trường, ban chỉ đạo hoạt động phải có tư tưởng thống nhất và sự nhất trí cao trong quá trình xây dựng. - Cần có đủ nguồn lực: Con người, thời gian, tài chính cho hoạt động xây dựng mục tiêu và các giá trị cốt lõi. 20 3.2.2. Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trong nhà trường tiểu học theo hướng văn hóa tổ chức biết học hỏi 3.2.2.1. Mục tiêu Tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, hợp tác không có khoảng cách giữa CBQL, GV, NV, HS và CMHS 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện + Xây dựng môi trường văn hóa không có tiếng ồn, hệ thống chỉ dẫn khoa học và có các dịch vụ thông tin phục vụ học tập và dịch vụ công cộng tốt. + Xây dựng các tiêu chuẩn cảnh quan môi trường sinh thái. + Trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động học tập của học sinh và giáo viên. + Kiến tạo môi trường sống, môi trường văn hóa trong nhà trường. + Xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa trong trường thu hút GV và HS tham gia. + Xây dựng mối quan hệ ứng xử trong nhà trường giữa LĐ-GV-HS, NT – cộng đồng địa phương, NT – CMHS Cách thức thực hiện: + Thành lập ban, nhóm phụ trách hoạt động xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm. + Thành lập ban chỉ đạo gồm những thành viên có khả năng, chuyên gia lĩnh vực xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường; 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện - Lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất cho việc xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuân viên xanh – sạch – đẹp, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, lớp học. - Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức xây dựng môi trường, bảo vệ cơ sở vất chất. - Nhà trường phối hợp với các lực lượng GD khác trong việc giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, phát triển cảnh quan nhà trường. 3.2.3. Xây dựng phong cách làm việc của các thành viên 3.2.3.1. Mục tiêu Xây dựng phong cách làm việc của các thành viên là xây dựng các chuẩn mực tác phong dựa trên từng vị trí công việc cụ thể. Các quy định về chuẩn mực tác phong ở từng vị trí công việc cụ thể có tác dụng hỗ trợ các thành viên nhà trường hình thành phong cách, thói quen làm việc theo đúng yêu cầu đặt ra. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện + Các thành viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện các công việc được phân công; + Từng thành viên biết rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình; + Từng thành viên có ý thức trong việc xây dựng phong cách làm việc phù hợp với vị trí công việc. Cán bộ, giáo viên phải có tác phong sư phạm trong khi tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng