Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học xanh tu...

Tài liệu Quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học xanh tuệ đức, huyện thanh oai, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục(klv02721)

.PDF
24
1
149

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, bên cạnh yếu tố trí tuệ thì yếu tố đạo đức của con người luôn được các nhà tư tưởng, các nhà giáo dục đề cao. Triết gia Plato từng nói: “Tri thức sẽ trở thành tàn ác nếu mục tiêu không có đạo đức.” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó.” Trong đời sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều những vụ án do trẻ vị thành niên hoặc những người trẻ tuổi gây ra, thậm chí có những trường hợp gây án rất dã man. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ có lối sống đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, sẵn sàng phạm pháp, đề cao những giá trị ảo, tôn vinh các cá nhân có lối sống sai lầm, vi phạm pháp luật như thần tượng. Ở cấp Tiểu học, việc quản lý dạy học môn Đạo đức đã được thực hiện. Cán bộ quản lý trường học đã thực hiện nhiệm vụ quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn Đạo đức nói riêng đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, quản lý dạy học vẫn còn những hạn chế trong tổ chức đa dạng hóa cách hình thức dạy học, tạo môi trường học tập để phát triển năng lực học sinh. Chương trình dạy học môn Đạo đức hiện nay có nhiều thay đổi: cách tiếp cận chuyển từ tiếp cận chương trình dạy học thành tiếp cận năng lực, phẩm chất của học sinh; mục tiêu dạy học; nội dung và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức dạy học; cách kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Môn Đạo đức là môn học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ (lòng biết ơn, phẩm chất yêu nước, có trách nhiệm, …), đồng thời có ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác (tính tự học, tự chủ, năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề…). Thế nhưng, chất lượng dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học hiện nay lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự quản lý của cán bộ quản lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các tri thức, thái độ, năng lực, phẩm chất mà môn Đạo đức trang bị cho học sinh hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Do đó, việc quản lý dạy học môn Đạo đức là hết sức cần thiết, cần được chú trọng. Với những lí do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” được chọn làm luận văn tốt nghiệp khóa đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng dạy học, quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức nói riêng, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dạy học dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học và quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) trong bối cảnh đổi mới giáo dục 5. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý của hiệu trưởng; tiến hành khảo sát thực tế ở 5 khối lớp của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Các dữ liệu khảo sát thực trạng lấy trong các năm học: 2018 – 2019, 2019 – 2020 và 2021 - 2021. Khảo sát 80 người gồm cán bộ quản lý (cấp trường và cấp hệ thống), giáo viên dạy môn Đạo đức và giáo viên chủ nhiệm. 6. Giả thuyết khoa học Phân tích nội dung dạy học môn Đạo đức và quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục dựa theo tiếp cận quản lý hoạt động dạy học theo quá trình dạy học sẽ chỉ rõ được các công việc mà hiệu trưởng cần làm để quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Nếu các biện pháp quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục được đề xuất trên cơ sở lý luận và những dữ liệu thực trạng dạy học môn Đạo đức, quản lý dạy học môn Đạo đức của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức được phân tích, đánh giá theo cách tiếp cận trên thì các biện pháp sẽ có tính khả thi, khắc phục được những hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, đọc, khái quát hóa, tổng hợp hóa, phân tích… các tài liệu khoa học về dạy học, dạy học môn Đạo đức, chương trình giáo dục phổ thông, các quy định của ngành về dạy học và quản lý hoạt động dạy học để xác lập cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi: khảo sát trên cán bộ quản lý nhà trường và đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) để đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn Đạo đức ở nhà trường. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ quản bộ quản lý và giáo viên trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) để làm rõ thực trạng dạy học và thực trạng quản lí dạy học môn Đạo đức ở nhà trường 8. Đóng góp của đề tài Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm sâu sắc thêm một số vấn đề lí luận liên quan đến việc quản lí hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học. Các biện pháp của luận văn được ứng dụng sẽ có tác động tích cực đến biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Đạo đức tại trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà giáo dục và quản lí bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1 Những nghiên cứu về quản lý dạy học 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Dạy học Luận văn này chọn khái niệm sau đây là khái niệm công cụ của đề tài: Dạy học là một quá trình xã hội được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch. Trong đó, giáo viên tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học, đạt mục đích dạy học đề ra. 1.2.2. Dạy học môn Đạo đức Dạy học môn Đạo đức là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) học sinh tự giác, tích cực, chủ động tiến hành hoạt động học, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ của môn học đó là hình thành các năng lực cốt lõi và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản: Yêu nước; Nhân ái; Trung thực; Chăm chỉ; Trách nhiệm ở học sinh. 1.2.3. Quản lý và quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức Quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học đạo đức và các lực lương liên đới nhằm đưa hoạt động dạy học môn Đạo đức đạt kết quả mong muốn, hiệu quả nhất. 1.3. Hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.2. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.3. Đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.4. Yêu cầu về năng lực giáo viên và điều kiện dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4. Quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4.1. Lập kế hoạch dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở trường tiểu học 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.2. Yếu tố chủ quan KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 1. Như vậy, chương 1 của luận văn đã nêu được tổng quan vấn đề, một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 1 của luận văn cũng xác định những khái niệm cơ bản , từ đó xác định các tiếp cận nghiên cứu vấn đề: Dạy học môn Đạo đức là quá trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên (tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo) học sinh tự giác, tích cực, chủ động tiến hành hoạt động học, rèn luyện nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ của môn học đó là hình thành các năng lực chung, năng lực cốt lõi và 5 phẩm chất đạo đức cơ bản: Yêu nước; Nhân ái; Trung thực; Chăm chỉ; Trách nhiệm ở học sinh trong các mối quan hệ với bản thân, người khác và cộng đồng. Quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức là quản lý quá trình dạy học Đạo đức cùng các lực lượng liên đới, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch dạy học, Tổ chức thực hiện kế hoạch, Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức. Quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan như: Môi trường, chính sách, điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức và thái độ tham gia phối hợp của cộng đồng và đặc biệt là năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường, năng lực dạy học của giáo viên và tính tự giác, tích cực học tập của học sinh. 2. Bên cạnh việc xác định các khái niệm cơ bản, chương 1 luận văn cũng chỉ ra những vấn đề cơ bản về dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục, bao gồm: - Mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Môn Đạo đức có mục tiêu giúp học sinh hình thành nhân cách tốt đẹp, rèn luyện và củng cố các năng lực và 5 phẩm chất cốt lõi: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Nội dung môn học được sắp xếp với thwof lượng 35 tiết/tuần, xây dựng theo hướng đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5 với 4 mạch cơ bản giáo dục về: đạo đức, kỹ năng sống, kinh tế, pháp luật. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục: các phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục được sử dụng linh hoạt, căn cứ vào đặc trưng của lớp học nhưng vẫn đảm bảo phát huy được tính tự lập, tự chủ của học sinh. Giáo viên có vai trò hướng dẫn cho học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức để tạo thành kinh nghiệm của chính mình. Các hoạt động dạy học, hoạt động quản lý được tổ chức ở nhiều nơi, với nhiều quy mô khác nhau. - Đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần có sự kết hợp của nhiều kết quả khác nhau. Cách thức đánh giá cũng phong phú, đa dạng, kết hợp giữa kiểm tra lý thuyết và thực hành, đặc biệt chú trọng sử dụng các bài tập tình huống cho học sinh xử lý. - Yêu cầu về năng lực giáo viên và điều kiện dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục: giáo viên cần có kiến thức và năng lực dạy học tổng hợp để đảm bảo dạy học hiệu quả tới từng học sinh. Các điều kiện như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức. 3. Chương 1 của luận văn đã tiếp cận quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận chức năng quản lý. 4. Cuối cùng, chương 1 của luận văn đã xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng quản lý dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục, trong đó chia thành 2 nhóm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Trong đó, các yêu tố khách quan bao gồm: điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách chủ trương đổi mới về giáo dục và nhận thức của xã hội về dạy học môn Đạo đức trong nhà trường. Các yếu tố chủ quan bao gồm: trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên của nhà trường. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XANH TUỆ ĐỨC, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai (Hà Nội) và tình hình giáo dục của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai (Hà Nội) Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km. Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31km2. Dân số của huyện trên 185.400 người. 13% dân số theo đạo Thiên Chúa (năm 2019). Thanh Oai ngày xưa là một vùng với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước Lễ, gạo bồ nâu Thanh Văn, quạt nan, mây tre, giang đan Canh Hoạch (làng Vác) và xã Cao Viên. Làng Bình Đà, xã Bình Minh ngày xưa nổi tiếng cả nước với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng Đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà (trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức nằm trong khu đô thị này), dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà... Huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy và của giáo viên và học sinh; Hoàn thành gần nâng cấp 480 phòng học cấp 4, phòng học tạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Công tác giáo dục có những thuận lợi và khó khăn sau: Về thuận lợi: công tác giáo dục luôn nhận dược sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Oai sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong huyện và tại địa phương. Đã có rất nhiều giải pháp, cách làm cụ thể trong quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức của nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu học tập của con em ngày càng được phụ huynh quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học ngày càng được tăng cường, bổ sung. 100% cán bộ giáo viên được đào tạo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đủ năng lực chuyên môn, đủ sức khỏe, phẩm chất để đảm nhiệm các hoạt động giáo dục. Về khó khăn: hầu hết các đối tượng trong độ tuổi lao động của địa phương đều đi làm xa, phần lớn tại các gia đình, hoạt động học tập của con em họ được giao lại cho ông bà quản lý nên công tác giáo dục chưa thực sự được quan tâm thích đáng. 2.1.2. Tình hình giáo dục của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) Trường thành lập năm 2018, nằm tại khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, Hà Nội với diện tích rộng 23.000m², hơn 100 phòng học, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng như : Thư viện mở, phòng nhạc, mỹ thuật, bể bơi, khu rèn luyện kỹ năng quân đội 3000m² , nhà thể thao đa năng, 2 sân bóng đá, phòng thực hành máy tính, phòng nhạc, múa, phòng thể dục, học võ, thư viện với hàng trăm đầu sách được lựa chọn,.. Trường có khu nội trú cho học sinh nhà xa, ngoại tỉnh ở lại. Phương pháp giáo dục của nhà trường là sự kết hợp giữa nền tảng Đạo học phương Đông và phương pháp khoa học phương Tây. Đạo đức là 1 trong 3 giá trị cốt lõi mà nhà trường hướng đến trong việc giáo dục, bên cạnh trí tuệ và nghị lực. Vì thế, trường thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh. Năm học 2018 – 2019: số học sinh của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức là 250 học sinh với 11 lớp. Năm 2019 – 2020: số học sinh lên tới 550 em với 21 lớp. Năm học 2021 – 2022: số học sinh là 875 em. Về đánh giá kết quả học tập, theo thống kê trên 99% học sinh trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập, trong đó Năng lực đạt 99,5%, chưa đạt 0,5%; Phẩm chất đạt 99,95%, chưa đạt 0,05%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường: đại đa số đều là giáo viên trẻ, độ tuổi dưới 30. (chỉ có 7/50 giáo viên trên 30 tuổi). 100% đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. 1 giáo viên có bằng Thạc sĩ. Với đội ngũ giáo viên trẻ, các hoạt động dạy học của trường khá sôi nổi, phong phú. Nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên được tự do sáng tạo trong các tiết dạy. Tuy nhiên, do kinh nghiệm của các giáo viên chưa nhiều, công tác về quản lí chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng dạy học còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ngoài ra, trường có đội ngũ cán bộ quản lí khá đông đảo (ngoài hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, còn có hệ thống quản lý là ban điều hành chung của hệ thống trường Tuệ Đức). 2.2. Tổ chức khảo sát 2.2.1. Mục tiêu khảo sát Làm rõ các nội dung sau đây: - Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Phân tích nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng triển khai thực hiện chương trình dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2.2.2. Đối tượng khảo sát - Khảo sát điều tra 30 cán bộ quản lý cấp trường, ban lãnh đạo và quản lý cấp hệ thống bằng hình thức gửi phiếu khảo sát. - Khảo sát điều tra 50 giáo viên giảng dạy các khối lớp của trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội). 2.2.3. Nội dung khảo sát - Khảo sát đánh giá thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Khảo sát đánh giá thực quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. 2.2.4. Phương pháp và cách xử lý số liệu khảo sát - Phương pháp khảo sát: Phương pháp quan sát, phương pháp phát phiếu thăm dò ý kiến, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp thống kê toán học. - Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 8/2021. - Địa điểm: trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Bảng 2.1. Thang điểm quy đổi tương ứng với các mức đánh giá trong thực hiện khảo sát STT 1 Điể m trung bình 1.00 – 1.80 Mức đánh giá Kém (K)/Chưa thực hiện/Không ảnh hưởng 2 3 4 5 1.81 – 2.60 2.61 – 3.40 3.41 – 4.20 4.21 – 5.00 Yếu (Y)/Ít khi thực hiện/Ít ảnh hưởng Trung bình (TB)/Chưa thực hiện thường xuyên/Ảnh hưởng nhưng không nhiều Khá (K)/Thường xuyên/Ảnh hưởng Tốt (T)/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Cách xử lý số liệu khảo sát: Các tiêu chí được đánh giá theo mức từ 1 đến 5 tương ứng với từng mức độ: Kém; Yếu; Trung bình; Khá; Tốt; hoặc Không thực hiện; ít khi thực hiện; thực hiện không thường xuyên; thực hiện thường xuyên; rất thường xuyên; hoặc Không ảnh hưởng; ít ảnh hưởng; ảnh hưởng nhưng không nhiều; ảnh hưởng và rất thường ảnh hưởng… 2.3. Thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu chương trình dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục 1 và phụ lục 2, khảo sát trên 80 CBQL và GV của 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội, kết quả thu được như sau: 100% CBQL, GV đã có nhận thức đúng về mục tiêu của môn học Đạo đức trong chương trình giáo dục tiểu học mới ở trường tiểu học. Tuy nhiên chỉ có 62/80 (chiếm tỷ lệ 77,5% ) CBQL, GV tiểu học nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu dạy học đạo đức ở trường tiểu học đó là hình thành 5 phẩm chất cơ bản và một số chuẩn mực về pháp luật và kinh tế đồng thời phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học Đạo đức cho học sinh tiểu học. Tìm hiểu nguyên nhân còn một bộ phận giáo viên chưa được tập huấn đại trà về chương trình giáo dục tiểu học mới do đó họ chưa hiểu sâu và đầy đủ về mục tiêu của chương trình dạy học môn Đạo đức trong chương trình mới. Trong chương trình môn học Đạo đức mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông) được cụ thể hoá và mô tả cụ thể với các yêu cầu cần đạt hướng đến hình thành, phát triển 3 nhóm năng lực đặc thù của môn học: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội và được mô tả chi tiết gồm 8 năng lực thành phần. Đồng thời hình thành ở học sinh 5 phẩm chất cốt lõi: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong các hoạt động và các mối quan hệ của học sinh, ngoài ra còn giáo dục cho học sinh một số chuẩn mực về pháp luật và kinh tế. 2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.3.2.1 Sự khác biệt giữa chương trình môn Đạo đức trong chương trình mới với chương trình hiện hành Nghiên cứu so sánh phân tích giữa chương trình dạy học môn Đạo đức trong chương trình giáo dục tiểu học mới với chương trình hiện hành, chúng tôi nhận thấy nội dung môn Đạo đức có nhiều điểm khác biệt: Trong chương trình 2000, nội dung môn Đạo đức chủ yếu nhấn mạnh đến nội dung GDĐĐ và pháp luật, xoay quanh các mối quan hệ thường gặp của học sinh. Trong chương trình mới, nội dung môn Đạo đức được mở rộng, bên cạnh nội dung GDĐĐ, giáo dục pháp luật còn có thêm nội dung giáo dục kĩ năng sống và đặc biệt xuất hiện nội dung hoàn toàn mới là giáo dục kinh tế. Bốn nội dung giáo dục này được cụ thể hoá thành 8 mạch nội dung cụ thể ở từng lớp và vẫn xoay quanh các mối quan hệ thường gặp của HS tiểu học: quan hệ với bản thân, quan hệ với gia đình, quan hệ với nhà trường, quan hệ với cộng đồng xã hội (không có những nội dung về quan hệ với môi trường tự nhiên như trong chương trình 2000). 2.3.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung môn Đạo đức theo chương trình giáo dục mới Các nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đã được CBQL nhà trường và GV trường tiểu học quan tâm thực hiện. Nhận xét chung về cơ bản nội dung dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai đã được giáo viên triển khai thực hiện, tuy nhiên còn một số nội dung tiệm cận với chương trình dạy học Đạo đức mới đã được triển khai thực hiện còn ở mức độ trung bình, bao gồm các nội dung giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kinh tế. 2.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.3.3.1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Phương pháp kể chuyện và thuyết trình vẫn là phương pháp được áp dụng thường xuyên và rất thường xuyên. Nhận xét chung: Về cơ bản các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai đã được đa dạng hóa, tuy nhiên một số phương pháp chiếm ưu thế trong dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên. 2.3.3.2 Hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức đã triển khai thực hiện ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai hiện nay, hình thức dạy học trên lớp là hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức cơ bản và được giáo viên áp dụng ở mức độ rất thường xuyên. Nhận xét chung: Các hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội bước đầu đã được đa dạng hóa, tuy nhiên hình thức được sử dụng rất thường xuyên chủ yếu vẫn là hình thức dạy học lớp bài, hình thức dạy học theo nhóm. 2.3.4. Đánh giá kết quả dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh đã được đa dạng hóa, tuy nhiên hình thức sử dụng kết quả đánh giá của giáo viên vẫn là hình thức chiếm ưu thế nhất. Nhận xét chung: Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức đã được giáo viên và nhà trường đa dạng hóa, tuy nhiên hình thức sử dụng thường xuyên vẫn là sử dụng kết quả đánh giá của giáo viên; các hình thức khác chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên, nguyên nhân do GV làm theo thói quen; chưa có sự phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh; GV chưa phát triển được năng lực tự đánh giá của học sinh 2.3.5. Các điều kiện dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Tất cả các điều kiện cần thiết để giảng dạy môn Đạo đức tiểu học về cơ bản đều được đáp ứng yêu cầu. Yếu tố được đánh giá là điều kiện tốt nhất đạt ở mức khá và tốt theo đánh giá của giáo viên và CBQL đó là: Phòng học dành cho các lớp học. 2.4. Quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.4.1. Lập kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Các nội dung dạy học đạo đức đã được triển khai trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học, nội dung được đánh giá tính hiệu quả cao nhất đó là nội dung dạy học lý thuyết với kết quả đánh giá ở mức độ thực hiện là rất hiệu quả. Nhận xét đánh giá chung: Công tác lập kế hoạch dạy học môn Đạo đức đã được nhà trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên khi nghiên cứu bản kế hoạch kết hợp với kết quả khảo sát cho thấy giáo viên và nhà trường tiểu học mới tập trung nhiều vào kế hoạch dạy lý thuyết, dạy chuyên đề môn Đạo đức, chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch dạy học trải nghiệm và nội dung thực hiện dạy trải nghiệm và kế hoạch hướng dẫn hoạt động tự rèn luyện, tự giáo dục cho học sinh ngoài giờ học trên lớp. 2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức đã được các trường tiểu học và CBQL quan tâm thực hiện ở hầu hết các nội dung, tuy nhiên các biện pháp tổ chức chưa được đồng bộ ở các nội dung thể hiện qua kết quả đánh giá về mức độ thực hiện của các nội dung đó. Nhận xét chung: về cơ bản công tác tổ chức để thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục tiểu học mới đã được CBQL quan tâm thực hiện, tuy nhiên chưa đồng bộ trong các nội dung quản lý, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên dạy học môn Đạo đức chưa được triển khai đại trà, các trường chưa có cơ chế giám sát hoạt động dạy học môn Đạo đức theo chương trình mới một cách hiệu quả, việc xây dựng chuẩn đánh giá môn học theo tiếp cận năng lực chưa tốt. 2.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo chương trình dạy học mới đã được CBQL các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên mức độ triển khai chỉ đạo thực hiện chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung. Nhận xét chung: Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức đã được CBQL và các trường quan tâm thực hiện tuy nhiên mức độ triển khai thực hiện chưa đồng bộ ở các nội dung còn nhiều nội dung quan trọng có tác dụng thực hiện thành công chương trình dạy học môn Đạo đức mới chưa được triển khai hiệu quả cần khắc phục đó là: Chỉ đạo dạy thí điểm; dạy trải nghiệm; sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học 2.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức đã được triển khai thực hiện trong đó nội dung được các nhà quản lý quan tâm nhất đó là: Kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch dạy học của tổ bộ môn nói chung và kế hoạch dạy học môn Đạo đức nói riêng. Kiểm tra việc đánh giá kết quả dạy học của GV cũng là nội dung được đánh giá cao. Một số cán bộ quản lý cho biết do chưa có nhiều kinh nghiệm làm quản lý nên 3 nội dung kiểm tra này họ chưa thực sự hiểu sâu và hiện nay nhà trường đang lên kế hoạch bồi dưỡng thêm cho các cán bộ quản lý trẻ này. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục Năng lực chuyên môn và năng lực dạy học của giáo viên Tính tự giác, tính tích cực học tập của học sinh Các chính sách đổi mới giáo dục Nhận xét chung, hoạt động quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như năng lực dạy học của giáo viên, tính tích cực học tập của học sinh; năng lực quản lý của nhà trường và các nhân tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh; điều kiện phục vụ dạy học môn Đạo đức. 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 2.6.1 Kết quả đạt được 2.6.2 Hạn chế 2.6.3 Nguyên nhân KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về nhận thức, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức và các điều kiện thực hiện dạy học môn Đạo đức. Vì vậy, muốn quản lý hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục được hiệu quả thì cần chú trọng phát huy những thế mạnh ở các nội dung đã làm tốt. Đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại hiện đang có sao cho: đẩy mạnh được công tác chuyên môn, nâng cao trình độ dạy học của giáo viên; xây dựng và củng cố cơ chế giám sát hoạt động dạy học môn Đạo đức cùng hệ thống kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học sao cho hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề để giải quyết nhanh chóng, giúp cho GV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC XANH TUỆ ĐỨC, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học 3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa 3.1.3. Đảm bảo tính khoa học 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi 3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về dạy học môn Đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục 3.2.1.1. Mục đích 3.2.1.2. Nội dung 3.2.1.3. Cách thực hiện 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học Xanh Tuệ Đức (huyện Thanh Oai, Hà Nội) phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục 3.2.2.1. Mục đích 3.2.2.2. Nội dung 3.2.2.3. Cách thực hiện 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng