Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng hàng hải i, thành phố h...

Tài liệu Quản lý giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng hàng hải i, thành phố hải phòng

.PDF
115
172
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ LAN HƢƠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ LAN HƢƠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.TRẦN THỊ TỐ OANH THÁI NGUYÊN - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý Giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Lan Hương Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu i http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tham gia Đào tạo lớp cao học Quản lý Giáo dục. - Các cấp lãnh đạo của ngành Giáo dục Thành phố Hải Phòng, Trường Cao đẳng Hàng hải I cùng các thầy cô giáo và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình trong những năm tháng học tập, nghiên cứu. - TS Trần Thị Tố Oanh, người hướng dẫn khoa học và giúp đỡ chuyên môn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác GDPL và chỉ đạo công tác này trong Nhà trường là vô cùng phong phú và sinh động, có nhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013 Trần Thị Lan Hương Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu ii http://lrc.tnu.edu.vn/ Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iii http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iv Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu ................................................................. iv Danh mục các bảng .............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 5 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn .......................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG ................................................ 7 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ...................................................................... 7 1.2. Những khái niệm cơ bản............................................................................... 8 1.2.1. Quản lý Giáo dục và quản lý trường học................................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm quản lý................................................................................... 8 1.2.1.2. Khái niệm quản lý Giáo dục ................................................................. 11 1.2.1.3. Khái niệm quản lý trường học .............................................................. 15 1.2.2. Giáo dục pháp luật ................................................................................... 17 1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 17 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/ 1.2.2.2. Đặc điểm GDPL ở trường cao đẳng ..................................................... 19 1.2.3. Quản lý GDPL ......................................................................................... 20 1.2.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 20 1.2.3.2. Mục tiêu quản lý GDPL ở trường cao đẳng ......................................... 21 1.2.4. Trường Cao đẳng ..................................................................................... 21 1.2.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 21 1.2.4.2. Quản lý trường Cao đẳng ..................................................................... 22 1.3. Nguyên tắc và nội dung quản lý GDPL ở trường Cao đẳng ...................... 24 1.3.1. Nguyên tắc quản lý .................................................................................. 25 1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động Giáo dục PL ở trường ................................ 25 1.3.2.1. Quản lý hoạt động chuyên môn Giáo dục PL .......................................... 25 1.3.2.2. Quản lý nhân sự..................................................................................... 26 1.3.2.3. Quản lý tài chính và các nguồn lực vật chất-kỹ thuật khác phục vụ Giáo dục PL ................................................................................................................ 27 1.3.2.4. Quản lý các kế hoạch và hoạt động GDPL qua những hình thức Giáo dục khác trong và ngoài Nhà trường ................................................................. 27 1.3.2.5 . Quản lý môi trường và các điều kiện văn hóa-xã hội của Giáo dục PL .......... 27 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDPL ở trường Cao đẳng .............. 28 1.4.1. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 28 1.4.2. Môi trường Giáo dục ............................................................................... 28 1.4.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trường .............................................. 29 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I..................................... 31 2.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng Hàng hải I - Hải Phòng .......................... 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà trường........................................... 31 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................... 31 2.1.2.1. Chức năng của Trường ......................................................................... 31 v Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Trường ........................................................................... 32 2.1.3. Tình hình Giáo dục và quản lý Giáo dục ở Trường Cao đẳng Hàng hải I Hải Phòng .......................................................................................................... 33 2.1.3.1. Quy mô Giáo dục-Đào tạo .................................................................... 33 2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường .............................................. 36 2.2. Hoạt động GDPL trong Trường Cao đẳng Hàng hải I - Hải Phòng ........... 38 2.2.1. Mục tiêu và nội dung hoạt động GDPL .................................................. 38 2.2.1.1. Mục tiêu hoạt động GDPL ................................................................... 38 2.2.1.2. Nội dung hoạt động GDPL ................................................................... 38 2.2.2. Phương pháp và hình thức GDPL ........................................................... 41 2.2.2.1. Phương pháp dạy học ........................................................................... 41 2.2.2.2. Hình thức Giáo dục............................................................................... 41 2.3. Khảo sát thực trạng ..................................................................................... 42 2.3.1. Mục đích, quy mô, địa bàn và nội dung khảo sát .................................... 42 2.3.1.1. Mục đích ............................................................................................... 42 2.3.1.2. Quy mô và địa bàn, đối tượng khảo sát ................................................ 42 2.3.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 42 2.3.2.1. Quản lý dạy học của GVPL .................................................................. 42 2.3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động GDPL ............................................................ 46 2.3.2.3. Quản lý HĐGDPL cho HSSV .............................................................. 48 2.3.2.4. Quản lí hoạt động GDPL ngoài giờ học của HSSV ............................. 50 2.3.2.5. Những yếu tố tác động GDPL và quản lý đánh giá kết quả Giáo dục PL HSSV ........................................................................................................... 57 2.3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 59 2.3.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 59 2.3.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 59 2.3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 60 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 62 vi Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I ................................ 63 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................... 63 3.2. Các biện pháp quản lý GDPL cho HSSV Trường CĐHH I ....................... 64 3.2.1. Biện pháp 1-Lập kế hoạch quản lý GDPL cho HSSV, nhằm khai thác tối đa và hiệu quả các nội dung giáo dục pháp luật cũng như các hình thức giáo dục pháp luật ...................................................................................................... 64 3.2.1.1. Mục đích biện pháp .............................................................................. 64 3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 64 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 66 3.2.2. Biện pháp 2-Thiết kế nội dung GDPL phong phú, cập nhật và cần thiết phù hợp với HSSV trường CĐHH I .................................................................. 67 3.2.2.1. Mục đich biện pháp .............................................................................. 67 3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 67 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 68 3.2.3. Biện pháp 3-Tổ chức và giám sát thực hiện các HĐ GDPL đa dạng về hình thức, về nội dung phù hợp với đối tượng HSSV ....................................... 68 3.2.3.1. Mục đích biện pháp .............................................................................. 68 3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 69 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 71 3.2.4. Biện pháp 4-Phối hợp các lực lượng GD, tăng cường vai trò của Đoàn trong tổ chức các hoạt động GDPL cho HSSV ................................................. 71 3.2.4.1. Mục đích biện pháp .............................................................................. 71 3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 71 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 74 3.2.5. Biện pháp 5-Kiểm tra, đánh giá kết quả của các hoạt động GDPL cho HSSV Trường Cao đẳng Hàng hải I .................................................................. 75 3.2.5.1. Mục đích biện pháp ............................................................................. 75 vii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 75 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện............................................................................... 78 3.3. Khảo nghiệm các biện pháp ....................................................................... 79 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 79 3.3.2. Hình thức và cách tổ chức khảo nghiệm ................................................. 79 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 80 3.3.3.1. Mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp ........................................ 80 3.3.3.2. Đánh giá ................................................................................................ 82 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84 1. Kết luận .......................................................................................................... 84 2. Khuyến nghị................................................................................................... 85 2.1. Đối với Trường CĐHH I ............................................................................ 85 2.2. Đối với Đoàn trường................................................................................... 86 2.3. Đối với gia đình HSSV ............................................................................... 87 2.4. Đối với chính quyền, đoàn thể ở địa phương Hải Phòng ........................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 88 PHỤ LỤC Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu viii http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Viết đầy đủ ATGT An toàn giao thông BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BGH Ban giám hiệu CB Cán bộ CBĐ Cán bộ đoàn CB,GV,NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CĐCQ Cao đẳng chính quy CĐHH I Cao đẳng Hàng hải I CM Chuyên môn CN Chuyên nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học ĐVTN Đoàn viên thanh niên GD Giáo dục GDPL Giáo dục pháp luật GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GTVT Giao thông Vận tải GV Giáo viên GVPL Giáo viên pháp luật HĐ Hoạt động Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu iv http://lrc.tnu.edu.vn/ Chữ viết tắt Viết đầy đủ HĐGD Hoạt động Giáo dục HĐGDPL Hoạt động Giáo dục pháp luật HSSV Học sinh sinh viên PBGDPL Phổ biến Giáo dục pháp luật PHHSSV Phụ huynh học sinh sinh viên PL Pháp luật PPDH Phương pháp dạy học QL Quản lý QLCM Quản lý chuyên môn QLGD Quản lý Giáo dục QLGDPL Quản lý Giáo dục pháp luật SGK Sách giáo khoa SL Số lượng TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TKB Thời khóa biểu TNCS Thanh niên cộng sản TT Truyền thông TW Trung ương VH Văn hóa VN Văn nghệ XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục các chương trình Giáo dục-Đào tạo CĐCQ ................. 34 Bảng 2.2. Lưu lượng Giáo dục-Đào tạo năm học 2011-2012 ........................ 36 Bảng 2.3. Phân bố số lượng cán bộ, giảng viên trong Trường ...................... 37 Bảng 2.4. Thực trạng giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn của GVPL theo đánh giá của CBQL................................................................ 43 Bảng 2.5. Kế hoạch QLGDPL cho HSSV ở Trường CĐHH I ...................... 47 Bảng 2.6. Các hình thức GDPL cho HSSV ở Trường CĐHH I .................... 48 Bảng 2.7. Các phương pháp GDPL cho HSSV Trường CĐHH I.................. 49 Bảng 2.8. Mức độ tổ chức hoạt động GDPL cho HSSV của trường CĐHH I ......................................................................................... 51 Bảng 2.9. Mức độ tham gia các hoạt động GDPL của HSSV - ĐVTN ......... 56 Bảng 2.10. Những yếu tố tác động GDPL ....................................................... 57 Bảng 3.1. Kết quả kiểm nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp (%) ......................................................................................... 81 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu v http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các chức năng của QL....................................................................... 14 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Trường Cao đẳng Hàng hải I ............................... 32 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu vi http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội, trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, GDPL cho mọi nhóm đối tượng, trong đó HSSV - những công dân trẻ luôn chiếm gần một phần tư dân số cả nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu Giáo dục toàn diện của chúng ta là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDPL là một nội dung không thể thiếu trong chương trình Giáo dục ở các cấp học và trình độ Đào tạo của hệ thống Giáo dục quốc dân, kể cả trường cao đẳng và đại học. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định: “Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật…”. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 1 http://lrc.tnu.edu.vn/ Công tác GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm. Đã ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình phổ biến, GDPL như Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, GDPL từ năm 1998 đến năm 2002; Chương trình phổ biến, GDPL từ năm 2003 đến năm 2007; Chương trình phổ biến, GDPL từ năm 2008 đến năm 2012, xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, GDPL…. Đặc biệt là Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, GDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011÷2015. Trong nhiều năm qua, công tác GDPL cho thanh niên được triển khai rộng rãi dưới nhiều hình thức, đa dạng, thiết thực. Do đó, đã mang lại những kết quả tích cực: nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên đã nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang trở thành nỗi lo của toàn xã hội. Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân. Sau khi Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành, công tác phổ biến GDPL, trong đó có hoạt động phổ biến, GDPL trong trường học được các cấp, các ngành được quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn, đó là: - Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGD&ĐTBLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục Đào tạo và một số bộ, ngành hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 2 http://lrc.tnu.edu.vn/ - Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phổ biến, GDPL từ năm 2008 đến năm 2012. - Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong Nhà trường. - Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong đó chỉ đạo việc xây dựng tủ sách pháp luật trong trường học. - Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tác PBGDPL trong trường học. - Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác Phổ biến, GDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011÷2015. Về phía Bộ Tư pháp, với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác phổ biến, GDPL, khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác PBGDPL từng giai đoạn đều xác định phổ biến, GDPL trong trường học là một phần quan trọng, không thể thiếu. Về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo, sau khi có Chỉ thị số 32-CT/TƯ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 về tăng cường công tác phổ biến, GDPL trong ngành Giáo dục, và các kế hoạch công tác phổ biến, GDPL hàng năm chỉ đạo địa phương thực hiện phổ biến, GDPL trong trường học. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 3 http://lrc.tnu.edu.vn/ Ở địa phương, các Sở Tư pháp, Sở Giáo dục - Đào tạo vẫn chủ động đưa công tác phổ biến, GDPL trong trường học vào kế hoạch PBGDPL hàng năm và phối hợp tổ chức triển khai đến cán bộ, giáo viên và học sinh các trường. Để hỗ trợ hoạt động phổ biến pháp luật cho cán bộ, giáo viên, HSSV, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chủ động biên soạn các đề cương, giới thiệu văn bản pháp luật mới; các cuốn cẩm nang, sổ tay pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh; Các sách câu chuyện, tình huống pháp luật cho giáo viên Giáo dục công dân; các tờ rơi, tờ gấp về phòng chống ma tuý, an toàn giao thông... phù hợp với từng đối tượng. Hàng năm, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên [3]. Như vậy, GDPL là một phần quan trọng trong Giáo dục Nhà trường của nước ta hiện nay. Việc GDPL cho sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học giúp họ có thêm sự hiểu biết và cư xử đúng đắn để vững bước vào đời, lập thân, lập nghiệp là việc làm trọng yếu và cần thiết của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng đã rất quan tâm đến công tác GDPL cho sinh viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chất lượng GDPL vẫn còn có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đưa ra các biện pháp quản lý GDPL trong Nhà trường là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa quyết định cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người hiện nay. Từ những phân tích nêu trên, cùng với yêu cầu thực tế trong việc vận dụng lý thuyết quản lý vào lĩnh vực GDPL nên tôi chọn đề tài: “Quản lý GDPL cho sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng” để nghiên cứu Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 4 http://lrc.tnu.edu.vn/ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GDPL cho thanh thiếu niên nói chung và cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Hàng hải I- Hải Phòng nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số biện pháp quản lý GDPL ở Trường Cao đẳng Hàng hải I nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý GDPL cho sinh viên ở Trường Cao đẳng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý GDPL ở Trường Cao đẳng Hàng hải I. 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng hợp lý các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho sinh viên ở trường cao đẳng do tác giả đề xuất thì có thể tác động tích cực đến kết quả giáo dục pháp luật và hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục pháp luật 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDPL ở trường Cao đẳng. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý GDPL cho sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các biện pháp quản lý GDPL cho sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng. - Tổ chức thẩm định và kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý GDPL cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Hàng hải I, Hải Phòng. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 5 http://lrc.tnu.edu.vn/ 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận, văn bản pháp quy, rút ra những luận điểm quan trọng có tính chất chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát thực trạng việc tuân thủ pháp luật và quản lý GDPL ở Trường Cao đẳng Hàng hải I, thành phố Hải Phòng. 7.3. Phương pháp hỗ trợ Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra và khảo nghiệm. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn 8.1. Ý nghĩa khoa học Xây dựng cơ sở lý luận dùng cho việc nghiên cứu QLGDPL nói riêng cho HSSV ở Trường Cao đẳng Hàng hải I và cho các Trường Cao đẳng nói chung. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc đề xuất và triển khai các biện pháp QLGDPL ở Trường Cao đẳng Hàng hải I, Việt Nam, sẽ góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao được chất lượng GDPL dành cho HSSV trong trường Cao đẳng Hàng hải I, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, và tạo sự tin tưởng cho các công ty tàu biển trong và ngoài nước trong việc tuyển dụng và sử dụng nhân lực được đào tạo ở trình độ Cao đẳng làm việc trên tàu biển. Nhờ đó, sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế vận tải biển của Việt Nam, và vận tải biển thực tế phải trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của cả nước mà đã được Đảng và Nhà nước ta xác định. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu 6 http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan