Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc thpt nghề ở trường cao đẳng ng...

Tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc thpt nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (lv02182)

.DOC
171
115
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 VŨ MẠNH QUÝ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC THPT - NGHỀ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT XÔ SỐ 1, BỘ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2014 – 2016) tôi đã được các Thầy giáo, Cô giáo nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình. Tôi xin gửi tới các Thầy Cô lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Yến Phương, cô đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn thầy cô giáo Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tới các đồng chí trong Ban Giám Hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh hệ BT THPT - Nghề Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1… và tất cả bạn bè, cùng người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các cô, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 11 năm 2016 Tác giả Vũ Mạnh Quý LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan r ng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan r ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Hà Nội, Tháng 11 năm 2016 Tác giả Vũ Mạnh Quý MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 NỘI DUNG......................................................................................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGHỀ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ................................................................................... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................7 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT................7 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT....9 1.2. Một số khái niệm liên quan cơ bản của đề tài................................. 12 1.2.1. Đạo đức.......................................................................................................................12 1.2.2. Giáo dục đạo đức..................................................................................................13 1.2.3. Quản lý.....................................................................................................................124 1.2.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh...............................................124 1.2.5. Quản lý nhà trường...........................................................................................125 1.2.6. Học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông............................................126 1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông.....16 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông...............16 1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức.......................................................19 1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức................................................21 1.3.4 . Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh............................. 23 1.3.5. Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức........................................ 25 1.3.6. Các lực lượng giáo dục đạo đức...............................................25 1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề............................. 27 1.4.1. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề.....................................................................................27 1.4.2. Nội dung Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề.............................................................30 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề....................................................................................35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGHỀ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT XÔ SỐ 1, BỘ XÂY DỰNG........................42 2.1. Khái quát quá trình xây dựng, phát triển của Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng.....................................................................42 2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển..............................................42 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................43 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý.............................................................44 2.1.4. Ngành nghề, quy mô đào tạo của Trường................................ 45 2.1.5. Điều kiện cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng....................................................................................46 2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông Nghề ở Trường Cao đ ng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng...................48 2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh............................................. 48 2.2.2. Việc rèn luyện đạo đức của học sinh Hệ BT THPT - Nghề.......50 2.2.3 Đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề ở Trường Cao đằng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng........................................................................................52 2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của Trường Cao đ ng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng .. 56 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục........................................... 56 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức..............57 2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức.........61 2.3.4. Thực trạng các con đường giáo dục đạo đức...........................63 2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức...................... 67 2.3.6. Thực trạng các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.......67 2.3.7. Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của Trường Cao đằng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng........................................................................................69 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng.......................................................................................72 2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch QL GDĐĐ cho học sinh.....73 2.4.2. Thực trạng công tác Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ........74 2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ.........76 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ.......................77 2.4.5. Thực trạng quản lý các lực lượng GDĐĐ................................78 2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo GĐĐĐ..................79 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh...................................................................................................80 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ THPT - Nghề của trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây Dựng..........................................................................................83 2.6.1. Những mặt tích cực...................................................................83 2.6.2. Những mặt hạn chế...................................................................84 2.6.3. Nguyên nhân............................................................................. 85 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HỆ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGHỀ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT XÔ SỐ 1 BỘ XÂY DỰNG.......................................................89 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp................................................ 89 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu........................................... 89 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................... 89 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết........................................... 90 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................. 91 3.2. Một số biện pháp QL GDĐĐ cho học sinh hệ Trung học phổ thông - Nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây Dựng.............91 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, học sinh, sinh viên, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh..........................................................................91 3.2.2. Tổ chức xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh...............................................................................................94 3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức giáo dục đạo đức của học sinh........................................................................................ 98 3.2.4. Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh........100 3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh...............................................................................105 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................... 108 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT THPT – Nghề ở trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1..................................................................109 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................110 3.4.2. Các bước khảo nghiệm........................................................... 110 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm.............................................................. 110 3.4.4. Nhận xét..................................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 124 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT THPT Bổ túc Trung học phổ thông CBQL Cán bộ quản lý CB-GV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên CSVC Cơ sở vật chất CĐ Cao đẳng CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GD Giáo dục GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo GDĐĐ Giáo dục đạo đức GDĐĐ HS Giáo dục đạo đức học sinh GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HS Học sinh NXB Nhà xuất bản NXBGD Nhà xuất bản Giáo dục PHHS Phụ huynh học sinh QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLGDĐĐ Quản lý giáo dục đạo đức SĐH Sau đại học SV Sinh viên THCN Trung học chuyên nghiệp THPT Trung học phổ thông DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô đào tạo nghề của Trường CĐN Việt Xô số 1...............45 Bảng 2.2: Phân hóa theo giới tính, chức vụ và trình độ học vấn cán bộ, giáo viên............................................................................................................. 47 Bảng 2.3: Phân hóa theo lớp và giới tính của học sinh.............................. 47 Bảng 2.4: Phân hóa theo năm học và giới tính của sinh viên.....................47 Bảng 2.5: Phân hóa theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của PHHS..........48 Bảng 2.6: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh học văn hóa hệ BT THPT Nghề trong 3 năm học từ 2013- 2016.........................................................48 Bảng 2.7: Kết quả rèn luyện của học sinh học nghề hệ BT THPT - Nghề trong 3 năm học từ năm 2013 đến năm 2016............................................. 49 Bảng 2.8: Thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh................................. 50 Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện đạo đức của HS52 Bảng 2.10 Mức độ tự giác chấp hành nội quy nhà trường.........................53 Bảng 2.11: Nguyên nhân vi phạm đạo đức của học sinh............................54 Bảng 2.12: Đánh giá về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho HS.....57 Bảng 2.13: Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức (theo đánh giá của CBQL và GV)................................................................................ 58 Bảng 2.14: Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức..............59 Bảng 2.15: Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức (theo ý kiến của CBGV)......................................................................................... 61 Bảng 2.16: Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức (theo ý kiến của học sinh).......................................................................................62 Bảng 2.17: Thực trạng các con đường giáo dục đạo đức...........................63 Bảng 2.18: Thực trạng thực hiện các con đường GDĐĐ cho học sinh hệ BT THPT - Nghề..............................................................................................65 Bảng 2.19: Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức.......................67 Bảng 2.20: Thực trạng các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh........68 Bảng 2.21: Một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh.......................................................................................................70 Bảng 2.22: Thực trạng công tác lập kế hoạch QL GDĐĐ cho học sinh....73 Bảng 2.23: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ................75 Bảng 2.24: Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ................76 Bảng 2.25: Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ....................... 77 Bảng 2.26: Thực trạng quản lý các lực lượng GDĐĐ................................78 Bảng 2.27: Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo GDĐĐ..................79 Bảng 2.28: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL GDĐĐ cho HS......81 Bảng 2.29: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL GDĐĐ cho HS (Theo ý kiến của HS - SV)......................................................................... 82 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của 5 biện pháp đề xuất 111 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất.....112 Bảng 3.3: Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.................................................................................................. 114 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Xếp loại hạnh kiểm HS học văn hóa hệ BT THPT-Nghề trong 3 năm học từ 2013-2016............................................................................................................49 Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện của học sinh học nghề hệ BT THPT - Nghề trong 3 năm học từ năm 2013 đến năm 2016............................................. 50 Biểu đồ 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất...........112 Biểu đồ 3.2: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất...............113 Biểu đồ 3.3: Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi........115 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng.......................................................................................................................................................45 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................109 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, tất cả các quốc gia đều coi con người là mục đích và động lực cho sự phát triển của mình. Nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm chính là nguồn lực con người (nguồn nhân lực). Vì lẽ đó, các quốc gia đều quan tâm đến nguồn nhân lực thông qua chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ 21 đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nêu rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nh m xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ” [7]. Điều 2, Chương I, Luật Giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong chỉ thị 3008/CT - BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2014 – 2015 của Bộ GD – ĐT, đã nêu rõ “tiếp tục triển khai học 2 tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục bồi dưỡng ý thức trách nhiệm...giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh...” [2]. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nước ta trong những năm qua đã tạo cho các trường Cao đẳng - Đại học những cơ hội phát triển; đồng thời trong sự phát triển đó c ng gặp không ít những khó khăn, thách thức trong GD - ĐT và công tác quản lý nhà trường. Cơ chế thị trường đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của cơ chế thị trường c ng tác động không nhỏ, có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của đời sống xã hội nhất là đến đạo đức. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức xã hội: tội phạm ngày càng gia tăng và trẻ hóa; lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; nhiều giá trị xã hội bị đảo lộn, sự mất phương hướng... đang là những vấn đề đáng lo ngại của xã hội. Đặc biệt nó đã len lỏi vào lối sống, phong cách, quan điểm và tư tưởng của thế hệ học sinh làm cho đạo đức một bộ phận học sinh bị sa sút nghiêm trọng. Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 - Bộ Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 1992/QĐ - BLĐTBXH ngày 20/12/2006 trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Cơ giới cơ khí xây dựng Việt Xô số 1. Là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và BT THPT - Nghề theo cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay trường có 183 cán bộ giáo viên, được bố trí sắp xếp làm việc tại 13 Phòng, Khoa, Trung tâm. Trường có nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và ASEAN; cơ sở vật chất được đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và từ các dự án của Liên Xô, Pháp, c ng như của Bộ Xây dựng, nhà nước cho đầu tư mua sắm các thiết bị đào tạo nghề. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước. Đồng thời thông qua đào tạo nghề trang bị cho người lao động về văn hóa nghề nh m 3 giúp họ khả năng tìm kiếm việc làm ổn định. Từ năm 2005 đến nay, thực hiện Quyết định phân bổ chỉ tiêu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Phúc và quyết định giao chỉ tiêu đào tạo trung cấp nghề của Bộ xây dựng. Nhà trường đã tuyển sinh hệ Bổ túc trung học phổ thông - Nghề (BT THPT - Nghề). Thời gian học là 3 năm, học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp b ng Trung học phổ thông và b ng Trung cấp nghề theo nghề học. Từ khi được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề, nhà trường có quy mô đào tạo ngày càng mở rộng với chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo hàng năm là 2.700 - 3.000 HSSV ở 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định của Luật Dạy nghề đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Do vậy việc đáp ứng tất cả các tiện ích, tạo điều kiện cho HSSV thực hiện quyền và nghĩa vụ từ khi nhập học cho đến khi ra trường: từ hoạt động học tập, hoạt động thực hành xưởng, thực tập chuyên đề đến các hoạt động rèn luyện đạo đức, nhân cách, tác phong nghề nghiệp, đến việc thực hiện tính tích cực, chủ động trong điều điều kiện cho phép là việc làm quan trọng hướng các em vào thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh hệ BT THPT - Nghề của nhà trường đã đem lại hiệu quả cao. Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá và tốt chiếm tỉ lệ trên 70%. Nhiều em đã đoạt được giải nhất, nhì trong các cuộc thi học sinh giỏi của Tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh của nhà trường có tình trạng suy thoái về đạo đức. Đã có những vụ học sinh đánh nhau có cả học sinh nữ tham gia, đã có những học sinh nghiện game phải nghỉ học, học sinh vi phạm luật giao thông, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó quá trình quản lý tổ chức và thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập như công tác tổ chức, đội ng cán bộ quản lý, giải pháp quản lý, mối quan 4 hệ phối hợp giữa các đơn vị phòng ban chức năng, các hoạt động của Đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Trước những yêu cầu của thực trạng đòi hỏi công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh cần được đổi mới, thống nhất hơn, phối hợp tốt hơn trong quản lý. Đổi mới công tác quản lý giáo dục đạo đức nh m giáo dục cho học sinh ý thức tự giác tích cực chủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tác phong nghề nghiệp để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là những vấn đề cần thiết mà nhà trường đang tìm kiếm biện pháp thực hiện. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT THPT - Nghề ở Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây Dựng” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT THPT - Nghề Trường Cao đẳng nghề nh m góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức (QL GDĐĐ)cho học sinh hệ BT THPT - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề. 3.2. Khảo sát thực trạng đạo đức, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT Trung học phổ thông - Nghề của trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ xây dựng. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ xây dựng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ xây dựng 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu công tác QL GDĐĐ cho học sinh hệ BT THPT - Nghề Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Để thực hiện phương pháp tác giả thu thập phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan. - Phương pháp khái quát hóa nhận định khách quan: Dựa trên những nhận định, đánh giá, góp ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Điều tra b ng phiếu câu hỏi với học sinh hệ BT THPT - Nghề, cán bộ, giáo viên bao gồm cán bộ Khoa Cơ bản, cán bộ Phòng công tác học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các sinh hoạt, hoạt động của học sinh hệ BT THPT Nghề c ng như hoạt động quản lý giáo dục của các cán bộ quản lý nh m thu thập các tư liệu bổ xung. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi trực tiếp với một số em học sinh hệ BT THPT Nghề, các cán bộ quản lý và các bộ phận phòng khoa, các tổ chức liên quan. 5.3. Phương pháp thống kê toán học - Xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu; - Nhận định đánh giá chính xác, khách quan kết quả nghiên cứu. 6 6. Giả thuyết khoa học Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ BT THPT - Nghề Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng còn nhiều hạn chế. Nếu phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý, đề xuất được các biện pháp QL GDĐĐ đức học sinh hệ BT THPT - Nghề trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề. Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng. Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - NGHỀ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục là một trong những hình thức hoạt động từ lâu đã được loài người quan tâm. Ở phương Đông từ rất sớm, Khổng Tử (551 - 479 TrCN ) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức. Ông đã có những đóng góp quan trọng đối với hoạt động giáo dục. Nếu như hoài bão lớn nhất của ông là làm chính trị, thì thành công lớn nhất của ông là hoạt động giáo dục. Nếu gạt bỏ những hạn chế thì tư tưởng có tính chất xuyên suốt trong giáo dục của ông "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" vẫn giữ nguyên giá trị trong một "xã hội học tập" hay "học tập suốt đời" như ngày nay. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon (427 - 347 TrCN) (được coi là người đầu tiên) đã xây dựng một nền giáo dục có hệ thống dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng triết học duy tâm. "Viện Hàn lâm" mà ông thành lập ở Aten (388 - 380 TrCN) được coi là trường đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, cơ sở giáo dục này đã có ảnh hưởng to lớn đến nền giáo dục phương Tây trong suốt mấy chục thế kỷ qua và có lẽ nó còn tiếp tục ảnh hưởng tới nền giáo dục loài người trong nhiều thập niên tới. Aristoste (384 - 322 TrCN) cho r ng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. 8 Trước đây ở Liên Xô, vấn đề đạo đức, nhân cách đã được các nhà nghiên cứu Xô Viết hết sức quan tâm. A.F.Shishkin đã viết "Nguyên lý đạo đức học mác xít". Chúng ta có thể coi đây là cuốn "giáo khoa" về đạo đức học. Ở đó, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi "những phẩm chất đạo đức chính là điều cốt yếu nhất ở con người, ở tính cách của nó". Kế tục và phát triển những quan điểm của A.F.Shishikin, G.Bandzeladze đã có công trình "Đạo đức học" (2 tập). Trong bộ sách này, G.Bandzeladze đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề của khoa học đạo đức, như: Đạo đức là gì; đạo đức phát sinh, phát triển ra sao, nội dung những phạm trù đạo đức học là gì v.v.. 1.1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, từ rất sớm, cha ông ta đã lập giảng võ đường, lập Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám (1076)... để phát triển nền giáo dục Việt Nam. Từ đó đến nay, giáo dục Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Kế thừa truyền thống giáo dục mà cha ông ta để lại, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến giáo dục, đến việc "trồng người". Tại buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp 2 và cấp 3 toàn miền Bắc (ngày 13/9/1958), Người nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh "trồng người" là tư tưởng có tính chất nhất quán, xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của mình. Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác. Năm 1974 GS V Khiêu có chủ biên cuốn "Đạo đức mới". Trong tác phẩm này vấn đề đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới đã được làm sáng tỏ trên những nét cơ bản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan