Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát tri...

Tài liệu Quản lý dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh

.PDF
115
348
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THU HÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THU HÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Thị Bạch Tuyết THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Luận văn Vũ Thu Hà ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đó. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Ngân hàng BIDVchi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả Luận văn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại ...... 5 1.1.1. Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM ............................................ 5 1.1.2. Quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM ............................................. 21 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM ... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý dịch vụ phi tín dụng của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho NHTM Cổ phần BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh ........................................................ 30 1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý dịch vụ phi tín dụng của một số chi nhánh NHTM ........ 30 1.2.2. Bài học rút ra cho NHTM cổ phần BIDV - Chi nhánh Bắc Ninh ........ 34 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37 2.2. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................. 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 iv 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 39 2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 39 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40 2.4.1. Các chỉ tiêu định tính ............................................................................ 40 2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng ......................................................................... 42 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH ........................................................................................ 43 3.1. Khái quát về BIDV Bắc Ninh .................................................................. 43 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh .................................. 43 3.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của BIDV Bắc Ninh .................................... 44 3.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh ................. 45 3.2. Thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Bắc Ninh .................. 52 3.2.1. Kết quả chung về dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh ........................... 52 3.2.2. Nội dung quản lý dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh ............................ 55 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ phi tín dụng của BIDV Bắc Ninh................................................................................................ 66 3.3.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 66 3.3.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 72 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng của BIDV Bắc Ninh ........ 74 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 74 3.4.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 74 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 75 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH ................................................................................ 77 4.1. Định hướng quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh ......................................... 77 v 4.1.1. Xu hướng quản lý dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam ...... 77 4.1.2. Định hướng quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................... 79 4.1.3. Định hướng quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh ................................. 79 4.2. Một số giải pháp nhằm quản lý dịch vụ phi tín dụng tại NHTM Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .................. 81 4.2.1. Tăng cường quản lý dịch vụ bảo lãnh ................................................... 81 4.2.2. Tăng cường quản lý hoạt động tài trợ thương mại ............................... 82 4.2.3. Tăng cường quản lý dịch vụ thanh toán ................................................ 82 4.2.4. Tăng cường quản lý dịch vụ thẻ ............................................................ 84 4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................ 86 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 96 4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 96 4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ...................................................... 97 4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................. 100 KẾT LUẬN.................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADM Hệ thống giao dịch tự động (Automatic Deposit Machine) ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BIDV NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV-Bắc Ninh NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ DVNH Dịch vụ ngân hàng DVPTD Dịch vụ phi tín dụng HĐV Huy động vốn KDNT Kinh doanh ngoại tệ KH Khách hàng L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TTĐTLNH Thanh toán điện tử liên ngân hàng USD Đồng dollar Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015-2017 .... 46 Bảng 3.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015-2017 .................................................................................. 48 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015-2017 ...... 51 Bảng 3.4: Cơ cấu thu phí dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của BIDV Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 ................................... 53 Bảng 3.5: Phí dịch vụ và tỷ trọng thu dịch vụ ròng tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 .............................................. 54 Bảng 3.6. Kết quả thực hiện hoạt động tài trợ thương mại tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 ................................... 56 Bảng 3.7: Kết quả các hoạt động thanh toán tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 ..................................................... 60 Bảng 3.8: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 .............................................................. 63 Bảng 3.9: Thống kê số lượng phương tiện vật chất của BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 ................................... 67 Bảng 3.10. Thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 .......... 68 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Quy trình quản lý dịch vụ phi tín dụng của NHTM ................... 23 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu đề tài ............................................................ 38 Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh ................................. 44 Hình 3.2: Biểu đồ quy mô của thu lãi cho vay, thu ròng HĐV và phí dịch vụ với tổng thu nhập tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017.......................................................................... 53 Hình 3.3: Quy trình quản lý dịch vụ phi tín dụng của BIDV chi nhánh Bắc Ninh ......................................................................................... 55 Hình 3.4: Lợi nhuận sau thuế của BIDV chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015-2017 ............................................................................... 66 Hình 3.5: Các công cụ marekting về dịch vụ phi tín dụng tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh .............................................................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam (VN) phải đương đầu với sức ép cạnh tranh quốc tế với sự thâm nhập của các NHTM nước ngoài, mạnh hơn về công nghệ, năng lực tài chính, chủng loại và chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong kinh doanh... Các NHTM VN buộc phải củng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dich vụ tài chính, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng (DVPTD, khi mà dịch vụ tín dụng - một dịch vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro cao. Các DVPTD không chỉ ít rủi ro mà còn mang lại các nguồn thu nhập bổ sung có tỷ trọng ngày càng tăng cho các NHTM. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, trong những giai đoạn mà hoạt động tín dụng khó khăn như sau thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, sự phát triển các DVPTD là rất cần thiết, thậm chí là cứu cánh cho nhiều NHTM. NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá thành công. Để giữ vững vị thế của mình trước xu thế hội nhập đòi hỏi BIDV phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ nói riêng để xứng đáng với câu Slogan “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”. Chính vì thế mà Ban lãnh đạo BIDV luôn chú trọng phát triển đa dạng hoá loại hình dịch vụ ngân hàng, ngoài sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống là cho vay và huy động vốn, còn phát triển thêm các dịch vụ phi tín dụng khác, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường có sự hội nhập sâu sắc như hiện nay. Thành phố Bắc Ninh đang tập trung xây dựng và nâng cấp thành phố trở thành đô thị loại I vào năm 2018, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi các dịch vụ Ngân hàng phải phát triển hơn nữa mới đáp ứng 2 được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong những năm gần đây, các dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh được phát triển theo xu thế chung của các NHTM, nhưng việc quản lý các dịch vụ này vẫn còn có những bất cập nên chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao như mong muốn, cần có sự nghiên cứu thỏa đáng mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững vị thế của BIDV trước bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường có sự hội nhập sâu sắc. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về dịch vụ phi tín dụng như: Tác giả Phạm Minh Điền (2010), với nghiên cứu “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận án đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ, khá toàn diện những vấn đề lý luận về dịch phụ phi tín dụng của NHTM, nêu lên thực trạng phát triển một số dịch vụ phi tín dụng điển hình của NHNN&PTNT Việt Nan, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng này. Nghiên cứu của tác giả Phạm Anh Thùy (2013), đề tài “Phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận án đã hệ thống một cách toàn diện cơ sở lý luận về dịch vụ phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam, sử dụng mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sở dụng dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Tác giả Phạm Thị Thùy Dương (2014) luận văn “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây”, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012-2014; Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng 3 thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các công trình chủ yếu nghiên cứu về phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho các NHTM thông qua các nguồn thu nhập từ dịch vụ này cho ngân hàng, chưa xem xét đến góc độ quản lý dịch vụ này như thế nào để đạt hiệu quả tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh doanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý dịch vụ phi tín dụng tại NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý có hiệu quả dịch vụ phi tín dụng tại BIDV chi nhánh Bắc Ninh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng của BIDV Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2017, đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dịch vụ phi tín dụng tại BIDV - chi nhánh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản lý dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại BIDV - chi nhánh Bắc Ninh - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu thứ cấp: giai đoạn 2015-2017 - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý các dịch vụ phi tín dụng của NHTM (không nghiên cứu hoạt động cho vay và huy động vốn) 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu - Về mặt lý luận: Nâng cao nhận thức những vấn đề lý luận về quản lý dịch vụ phi tín dụng tại hệ thống các ngân hàng thương mại trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường có sự hội nhập kinh tế quốc tế. - Về mặt thực tiễn: Dựa trên cơ sở lý thuyết, phân tích đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý dịch vụ này tại chi nhánh trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM 1.1.1.1. Một số khái niệm có liên quan * Ngân hàng thương mại: Nguồn gốc ra đời của ngân hàng thương mại bắt đầu từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng. Do lợi thế của công việc chế tác vàng, những người thợ vàng có điều kiện về cất giữ vàng tốt hơn ai hết. Họ là những người đầu tiên nhận ký gửi vàng và theo thời gian và địa điểm ghi trên giấy biên nhận. Do việc rút vàng của những người gửi vàng nghĩ ra cách kiếm lời bằng việc cho vay số vàng của khách hàng chưa rút. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các nghiệp vụ khác dần ra đời như tài khoản ký gửi, chiết khấu thương phiếu, thanh toán, mua bán vàng nén, ngoại tệ.... Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. "Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế" [18] Ở Việt Nam, Luật tổ chức tín dụng đã xác định "hoạt động Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định". [16] 6 Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. * Dịch vụ NHTM Dịch vụ là thuật ngữ thường được sử dụng trong nền kinh tế thị trường. Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các dịch vụ hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả các nhu cầu của sản xuất và đời sống của con người. Theo Philip Kotler thì “dịch vụ là một giải pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung ứng cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu”. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Trong Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2010, cụm từ “dịch vụ ngân hàng” có được đề cập tới nhưng không có định nghĩa và giải thích làm rõ. Như vậy, có thể thấy theo Luật các tổ chức tín dụng thì toàn bộ “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo WTO thì “một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp”. Dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Điều đó có nghĩa dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành dịch vụ tài chính. Trong nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn đã có những quan niệm khác nhau về dịch vụ Ngân hàng. Một số thì cho rằng tất cả các hoạt động phục vụ cho khách hàng đều là dịch vụ Ngân hàng. Một số khác lại cho rằng 7 dịch vụ Ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động tiền gửi và cho vay); chỉ những hoạt động không thuộc nội dung trên mới gọi là dịch vụ Ngân hàng như chuyển tiền, thu-chi hộ, mua bán hộ, thanh toán quốc tế… Sở dĩ tồn tại hai quan niệm khác nhau về dịch vụ Ngân hàng là do xuất phát từ hai cách tiếp cận khác nhau: Đối với quan niệm cho rằng tất cả các hoạt động của Ngân hàng đều là hoạt động cung ứng dịch vụ: đây là cách tiếp cận theo tầm vĩ mô, quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan điểm này phù hợp với WTO. Còn đối với quan niệm thứ hai cho rằng “dịch vụ Ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ hay chỉ bao gồm những hoạt động ngoài hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn” lại được tiếp cận theo khía cạnh vi mô để xem xét các dịch vụ phát triển như thế nào trong cơ cấu hoạt động và tính chất thu nhập của bản thân các NHTM đó. Thu nhập từ hoạt động tín dụng là chênh lệch lãi suất đầu vào (huy động vốn) với lãi suất đầu ra (cho vay). Thu nhập dịch vụ là khoản phí do khách hàng trả cho Ngân hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn cách tiếp cận theo quan niệm thứ hai khi phân tích và đánh giá về hoạt động dịch vụ tại NHTM đó là dịch vụ không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động vốn, cho vay…) đơn thuần là những hoạt động không thuộc nội dung nói trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng (thanh toán, thu hộ, ủy thác, môi giới chứng khoán, bảo quản vật có giá…). Một cách ngắn gọn, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động nghiệp vụ thu phí ngoài chức năng của một định chế tài chính trung gian. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính hiện nay cho 8 phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng [4]. * Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM: Khác với các doanh nghiệp sản xuất thông thường, sản phẩm đầu ra là các loại hàng hoá hữu hình, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ có sản phẩm đầu ra cũng là các sản phẩm nhưng là các sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ này được cung ứng đến các chủ thể khác nhau của nền kinh tế, nhằm thoả mãn các nhu cầu nhất định. Các chủ thể tiêu dùng DVNH ở đây có thể là cá nhân, doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế. Cung cấp dịch vụ là hoạt động bao gồm các yếu tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa KH hoặc tài sản mà KH sở hữu với người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Trên góc độ thoả mãn nhu cầu KH thì có thể hiểu: Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do NH tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn nhất định của KH. Dịch vụ phi tín dụng NH được hiểu là các nghiệp vụ về vốn, tiền tệ, thanh toán...mà NH cung cấp cho KH, nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng, lưu giữ, bảo quản...và NH thu lãi hay thu phí thông qua các dịch vụ đó [7] [10]. Theo Từ điển thuật ngữ tài chính quốc tế: “ Sản phẩm dịch vụ của NHTM là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện trong việc huy động các nguồn vốn tiền tệ và đầu tư số vốn huy động được, cấp tín dụng, phục vụ thanh toán cho KH và làm các dịch vụ khác theo sự ủy thác của KH. Qua những phân tích trên, chúng ta có thể xem xét khái niệm sản phẩm dịch vụ của NHTM trên hai khía cạnh rộng và hẹp. - Theo nghĩa rộng, sản phẩm dịch vụ của NHTM là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… của hệ thống NHTM đối với doanh 9 nghiệp và công chúng. Quan niệm theo nghĩa rộng này được sử dụng để xem xét lĩnh vực DVNH trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. - Theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ của NHTM chỉ bao gồm những hoạt động ngoài hoạt động truyền thống của NHTM. Quan niệm này nên dùng trong phạm vi hẹp khi xem xét hoạt động của một NHTM cụ thể, xem xét các dịch vụ mới phát triển như thế nào, cơ cấu của chúng ra sao trong hoạt động của NHTM. Sản phẩm dịch vụ phi tín dụng là các sản phẩm mà NHTM cung ứng cho khách hàng để nhận phí, hoa hồng như dịch vụ thanh toán và các sản phẩm khác theo yêu cầu, uỷ nhiệm của khách hàng. Trong luận văn này, sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM được xem xét theo nghĩa hẹp, là tất cả các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung ứng cho KH để thu phí, hoa hồng như dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác theo yêu cầu, uỷ nhiệm của KH không bao gồm hoạt động cho vay và huy động vốn. 1.1.1.2. Phân loại sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM * Một là, Dịch vụ bảo lãnh Bằng việc phát hành thư bảo lãnh, NHTM cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho KH ( người được bảo lãnh). Thực chất bảo lãnh không phải là hoạt động cho vay vì người bảo lãnh không hề ứng tiền mà chỉ nhận bảo đảm cho người có nợ đối với chủ nợ mà thôi. Như vậy chỉ khi nào con nợ không trả được nợ thì NH mới trả nợ hộ. Ngoài ra trong chu chuyển kinh tế thường có những sự không khớp về thời gian chi trả và thời gian nhận hàng, do đó cần có sự bảo đảm về chi trả hoặc cung cấp của người thứ ba, người đó có thể là NH. Như vậy bảo lãnh là hành vi có thể gặp nhiều rủi ro, do đó trước khi bảo lãnh NH cần nghiên cứu thận trọng uy tín và năng lực tài chính của KH. Sau khi bảo lãnh, NH sẽ được hưởng khoản phí, có thể nói phí bảo lãnh là giá phải trả cho người bảo lãnh do việc sử dụng uy tín và khả năng tài chính của người bảo lãnh. Các trường hợp bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh 10 thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn, bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp.... Căn cứ vào mục đích bảo lãnh, các NHTM cung cấp dịch vụ bảo lãnh dưới nhiều hình thức khác nhau: - Bảo lãnh vay vốn: là bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho KH trong trường hợp KH không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn. - Bảo lãnh thanh toán: là bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho KH trong trường hợp KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. - Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của KH. Trường hợp KH bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì NHTM thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của KH với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp KH không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, NHTM thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm: là bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo KH thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp KH bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, NHTM thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. - Các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh khác: + Bảo lãnh đối ứng: là bảo lãnh do một NHTM (bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một NHTM khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan