Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh hòa bình

.PDF
95
690
57

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH THỊ KIỀU QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH THỊ KIỀU QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ MAI LAN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy và là kết quả điều tra, khảo sát của nghiên cứu này. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Quách Thị Kiều LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học Xã hội. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, người hướng dẫn khoa học, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát, cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu của tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn luôn ở bên cạnh, động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết. Nhưng chắc chắn, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Kính mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2016 Tác giả Quách Thị Kiều MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ....... 13 1.1. Một số vấn đề lí luận về quản lý ............................................................. 13 1.2. Một số vấn đề lí luận về quản lý công tác xã hội .................................... 15 1.3. Quản lý công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội .......................... 21 1.4. Cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý công tác xã hội ..... 37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÒA BÌNH .............................................................................. 45 2.1. Khái quát chung về các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình ... 45 2.2. Thực trạng công tác xã hội tỉnh Hoà Bình .............................................. 46 2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình ............... 56 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TỈNH HOÀ BÌNH ........................................................ 69 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý công tác xã hội tỉnh Hoà Bình .................................................................................................. 69 3.2.Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội tỉnh Hoà Bình ..... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân viên công tác xã hội tỉnh Hoà Bình ......................................................................................................... 46 Bảng 2.3: Mức độ thực hiện nội dung quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt ................................................................................................... 58 Bảng 2.4: Mức độ thực hiện nội dung quản lý đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở bảo trợ xã hội ................................................................... 61 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện nội dung quản lý tài chính, tài sản trong các cơ sở bảo trợ xã hội .................................................................................................. 65 Sơ đồ 1: Mô hình quản lý công tác xã hội theo nội dung quản lý .................. 23 Sơ đồ 2: Quản lý công tác xã hội theo chức năng quản lý .............................. 23 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, một nghề nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân. Đó là hoạt động cung cấp các dịch vụ xã hội cho cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống, nhằm đem lại sự an sinh cao nhất cho con người, sự tiến bộ và công bằng xã hội. Đối tượng xã hội chủ yếu mà các cán bộ công tác xã hội hướng tới là các cá nhân và các nhóm xã hội yếu thế - các cá nhân và các nhóm xã luôn cần sự giúp đỡ. Có thể nói công tác xã hội là hoạt động luôn mang tính nhân đạo cao cả, hoạt động đem lại sự an sinh, hạnh phúc cho con người, hướng tới sự phát triển và văn minh xã hội. Một trong những chủ trương quan trọng nhằm hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg về đề án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 32), công tác xã hội (CTXH) được chính thức công nhận là một nghề ở Việt Nam, nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần bảo đảm nền an sinh xã hội. Trong giai đoạn khởi đầu này, các tỉnh, thành phố đồng thời thực hiện việc hình thành mạng lưới các trung tâm công tác xã hội vừa tiến hành chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH (sau đây gọi chung là nhân viên CTXH) cho địa phương mình thông qua các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên CTXH, phấn đấu từng bước đưa nghề CTXH hướng tới một nghề chuyên nghiệp trong xã hội. 1 Tuy nhiên, công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam nên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, hệ thống dịch vụ công tác xã hội thiếu đồng nhất, việc tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với các đối tượng hiệu quả chưa cao. Các dịch vụ công tác xã hội có tính chất chuyên môn chuyên sâu cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương còn thiếu. Tỉnh Hòa Bình là một trong những địa phương có nhiều khởi sắc trong việc phát triển nghề CTXH. Tuy nhiên, hiệu quả thật sự của công tác xã hội tại tỉnh nhà vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi và cần bàn luận. Bởi vì, hiệu quả của công tác xã hội tại mỗi địa phương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu qủa công tác xã hội. Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn Tỉnh Hòa Bình” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy nghề công tác xã hội phát triển chuyên nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho những nghiên cứu, đánh giá về sau của bản thân tôi cũng như để chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu với các cá nhân quan tâm tới đề tài này. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Có thể nói rằng, những nghiên cứu về công tác xã hội nói chung và quản lý công tác xã hội đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Trên thế giới, nước Anh được xem là nơi khởi nguồn của nghề công tác xã hội, đây cũng là cái nôi xuất phát các phong trào làm việc từ thiện sớm nhất (những năm 1800) do bối cảnh xã hội Anh lúc bấy giờ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bởi sự tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp, như: Nạn thất nghiệp, người lang thang, nghèo đói, nghiệp ngập ma tuý và nạn mại dâm,... Để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, thoạt đầu ở Luân Đôn, nhiều nhóm tình nguyện viên đã hình thành. Hiệp hội các tổ chức từ 2 thiện (viết tắt là C.O.S) ra đời ở Luân Đôn năm 1869. Đây là tổ chức các người trí thức tình nguyện gồm các bác sỹ, giáo viên, luật sư, kỹ sư... hợp nhau lại với mục đích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Họ chia nhau đi thăm viếng và giúp đỡ những gia đình có vấn đề khó khăn ở các khu nhà ổ chuột, xóm lao động... Ban đầu hoạt động của nhóm này chủ yếu là cứu trợ những người thất nghiệp nghèo đói từng bị xem là những "kẻ lười biếng", "thiếu đạo đức". Sau đó, họ nhận thấy rằng nếu cứ tiếp tục hình thức giúp đỡ theo kiểu ban phát thì đối tượng sẽ trông chờ, ỷ lại và không tự lực vươn lên. Họ đã rút ra bài học kinh nghiệm và thay đổi hình thức giúp đỡ thay vì sự giúp đỡ mang tính ban phát bằng sự tự giúp. COS đã tổ chức nhiều chương trình lao động cho những người nghèo còn khả năng lao động để họ có thể sinh sống bằng công việc làm ăn chính đáng. Từ chỗ trực tiếp giúp đỡ từng cá nhân, người giúp đỡ đã sớm nhận ra rằng con người lâm vào hoàn cảnh khó khăn không chỉ hoàn toàn do yếu kém của chính cá nhân họ mà còn do những tác động bởi môi trường, của quá trình phát triển nên cần thay đổi cách thức giúp đỡ bằng cách tác động đến những nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề, vào sự tương tác giữa các thành viên và xã hội. Những kinh nghiệm đầu tiên này của COS đã đặt nền tảng cho hoạt động của ngành Công tác xã hội sau này. Như vậy có thể nói rằng, về cơ bản Công tác xã hội đã có bề dày phát triển trên thế giới hàng vài chục năm, thậm chí có những nước đã có bề dày phát triển Công tác xã hội hàng trăm năm nay, được xã hội thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp không thể thiếu trong đời sống xã hội. Từng quốc gia có Hiệp hội Công tác xã hội và Hiệp hội các Trường Công tác xã hội. Trên phạm vi quốc tế, có Hiệp hội Công tác xã hội quốc tế, Hiệp hội các trường Đại học Công tác xã hội toàn cầu. Những nghiên cứu và bàn luận về quản lý công tác xã hội được đề cập đến qua các khía cạnh cơ bản đó là: (1) Những vấn đề lý luận cơ bản về quản 3 lý công tác xã hội; (2) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội ở cấp độ tổ chức; (3) Quản lý công tác xã hội ở cấp độ người nhân viên xã hội. -Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản quản lý công tác xã hội: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý công tác xã hội được các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam bàn tới rất nhiều. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã được tổng hợp và viết thành sách chuyên khảo, giáo trình về vấn đề này. Trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu sau đây: Tác giả Skidmore, A. Rex (1990), đã xuất bản cuốn sách với tựa đề: Quản trị công tác xã hội: Quản lý năng động và các mối quan hệ giữa con người. Trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quản lý công tác xã hội từ góc độ lý luận như: bàn luận về khái niệm quản lý công tác xã hội; bàn luận về các nhiệm vụ cụ thể của quản lý công tác xã hội cũng như vai trò của quản lý công tác xã hội đến hiệu quả hoạt động của ngành công tác xã hội [25]. Tác giả Lê Chí An, đã xuất bản cuốn sách “Quản trị ngành Công tác xã hội” vào năm 2006. Tác giả đã luận bàn rất nhiều về các vấn đề lí luận và thực tiễn về quản trị công tác xã hội. Trong đó, vấn đề quản trị công tác xã hội được xem xét dưới các khía cạnh cơ bản như: những vấn đề lí luận chung về quản trị công tác xã hội; những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản trị ngành công tác xã hội ở cấp độ cá nhân, ở cấp độ tổ chức. Trong đó, tác giả đã bàn luận rất chi tiết các khái niệm công cụ như: khái niệm quản lý, khái niệm quản trị, sự khác biệt giữa hai khái niệm quản lý và quản trị. Tác giả cũng đã bàn luận sâu vào việc chỉ ra những nội dung cơ bản hay còn gọi là các nhiệm vụ cơ bản của quản trị công tác xã hội xét từ cấp tộ tổ chức và xét từ cấp độ người nhân viên công tác xã hội. Đây là một trong những giáo trình được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, sinh viên, nhân viên công tác xã hội tham khảo [3]. 4 Tiếp theo các cuốn sách về quản lý công tác xã hội nêu dẫn ở trên, chúng tôi nhận thấy các sách, các nghiên cứu, các bài báo khoa học về vấn đề này đã được xuất bản. Trong đó, với những cách tiếp cận và kế thừa của các nhà nghiên cứu đi trước, các tác giả đã xuất bản các nghiên cứu của mình về vấn đề này. Trong đó, phải kể đến là cuốn giáo trình “Quản lý công tác xã hội” của tác giả Trịnh Thị Chinh (Chủ biên), trong nội dung cuốn sách đã trình bầy được nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội. Trong đó gồm có các vấn đề cơ bản như: Những vấn đề chung về quản trị công tác xã hội; Quản trị công tác xã hội ở cấp độ cá nhân; Quản trị công tác xã hội ở cấp độ tổ chức [4]. -Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội ở cấp độ tổ chức: Nghiên cứu về vấn đề này có các tác giả như: Trần Hữu Trung, Trần Đình Tuấn. Trong đó, tác giả Trần Định Tuấn với cuốn sách “Lý thuyết và thực hành công tác xã hội” đã trình bầy những vấn đề cơ bản về quản lý công tác xã hội từ góc độ lỹ luaanjv à thực tiễn [23]. Bên cạnh đó, trong “Kỷ yếu hội thảo quốc gia phát triển công tác xã hội”, do tác giả Trần Hữu Trung (chủ biên) năm 2009 cũng đã có nhiều bài viết khoa học về vấn đề này [24]. - Quản lý công tác xã hội ở cấp độ người nhân viên xã hội: Đây là hướng nghiên cứu dành được rất nhiều sự quan tâm của cac nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều nghiên cứu cụ thể về vấn đề này đã được tổng kết thành các giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý công tác xã hội ở cấp độ người nhân viên công tác xã hội. Cụ thể như sau: Giáo trình tham vấn (2008) [14]; Tài liệu Tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương (1996) [13],... Nội dung cơ bản trong các công trình khao học này đã đề cập nhiều đến các vấn đề lí luận và thực tiễn về quản 5 lý công tác xã hội từ góc độ người nhân viên xã hội. Trong đó, nhân mạnh nhiều đến các kỹ năng cơ bản của nhân viên công tác xã hội trong quản lý ca, quản lý trường hợp đối với trẻ em, đối với các nhóm đối tượng yếu thế. Đặc biệt, tác giả còn đề cập đến những kỹ năng cơ bản của nhân vien công tác xã hội khi quản lý ca đó là kĩ năng tham vấn. Đây là những hướng nghiên cứu rất có ý nghĩa đặt nền móng cho những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội ở cấp đọ người nhân viên xã hội. Bên cạnh những công bố của tác giả Bùi Thị Xuân Mai về quản lý công tác xã hội từ góc độ người nhân viên xã hội đã có nhiều tác giả khác đã có những công bố về vấn đề này. Tác giả Lê Chí An đã xuất bản cuốn sách “Công tác xã hội cá nhân” (2000). Trong nội dung cuốn sách đã nêu dẫn những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác xã hội cá nhân [2]. Tài liệu “Quản lý ca”, được biên soạn với mục đích tập huấn đào tạo cho các sinh viên công tác xã hội và những người hành nghề công tác xã hội, được phát triển bởi các giảng viên từ 10 trường Đại học tại Việt nam. Tài liệu được kết cấu bởi 3 phần: (1) Tổng quan về quản lý ca: giới thiệu những khái niệm về quản lý ca, các khái niệm liên quan và triết lý, nguyên tắc của quản lý ca; (2) Tiến trình quản lý ca trẻ em: giới thiệu tiến trình quản lý ca, đặc biệt quản lý ca với trường hợp của trẻ bao gồm 7 bước:Tiếp nhận, Thiết lập mối quan hệ, Đánh giá, Lập kế họach can thiệp, Thực hiện kế hoạch can thiệp, Giám sát- Lượng giá, Kết thúc ca; (3) Một số kỹ năng cơ bản trong quản lý ca: bao gồm các kỹ năng cơ bản nhất trong quản lý ca như kỹ năng đánh giá, kỹ năng biện hộ, kỹ năng điều phối, kỹ năng lưu trữ thông tin, lập hồ sơ . Tài liệu “Quản lý trường hợp cho người sử dụng ma túy tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồi Loan (chủ biên). Đây là tài liệu tập huấn cho cán bộ cơ sở. Tài liệu gồm 3 nội dung cơ bản như: Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy; Một số kỹ năng trong quản lý trường 6 hợp với người sử dụng ma túy; Tiến trình quản trường hợp với người sử dụng ma túy. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên), (2014), đã xuất bản sách “Công tác xã hội với người khuyết tật”, trong nội dung sách cũng đã bàn đến những vấn đề về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật [8]. Như vây, tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý công tác xã hội trên thế giới và ở Việt Nam chúng tôi nhận thấy: Đây là hướng nghiên cứu dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, điều này khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Tổng quan tình hình nghiên cứu cũng cho thấy, các nghiên cứu tập trung vào việc chỉ ra cơ sở lí luận về quản lý công tác xã hội nói chung và bàn luận nhiều về quản lý công tác xã hội từ 2 góc độ cơ bản đó là: Quản lý công tác xã hội ở cấp độ tổ chức và quản lý công tác xã hội ở cấp độ người nhân viên xã hội. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn nhiều khía cạnh có thể khai thác để nghiên cứu cụ thể như vấn đề quản lý công tác xã hội ở cấp độ tổ chức, nhấn mạnh đến những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội đối với các cơ sở an sinh xã hội cụ thể tại một địa bàn nào đó. Do vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn vấn đề còn ít được nghiên cứu này để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. Đó là vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội từ thực tiễn các cơ sở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý công tác xã hội trên đại bàn tỉnh Hòa Bình. 3.2.Nhiện vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý công tác xã hội. 7 - Phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến quản lý công tác xã hội tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình 4.2. Khách thể nghiên cứu *Đề tài luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu bằng bảng hỏi trên tổng số khách thể nghiên cứu là 113 người, cụ thể như sau: - Nhân viên công tác xã hội: 63 người - Cán bộ quản lý: 7 người - Những người sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Hòa Bình: 50 người. * Đối với các khách thể nghiên cứu cho phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trên các khách thể phỏng vấn sâu như sau: 20 người bao gồm 10 Cán bộ quản lý, lãnh đạo ở sở Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Lao động Thương binh và Xã hội các cơ sở trợ giúp xã hội ; 05 cán bộ CTXH thực hành cung cấp dịch vụ CTXH; 05 người sử dụng dịch vụ CTXH. 4.3. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý công tác xã hội. Tuy nhiên, có rất nhiều khía cạnh có thể khai thác để nghiên cứu quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý công tác xã hội chính như: Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; Quản lý đội ngũ cán 8 bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội; Quản lý tài chính, tài sản trong cơ sở bảo trợ xã hội. - Phạm vi về thời gian: 2015 – 2016 - Phạm vi về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu các cơ sở xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận liên ngành công tác xã hội, tâm lý học, khoa học quản lý: Quản lý công tác xã hội được các ngành công tác xã hội, tâm lý học, khoa học quản lý nghiên cứu, do đó việc nghiên cứu quản lý công tác xã hội cần được xem xét theo tiếp cận liên ngành các khoa học này. - Phương pháp tiếp cận hoạt động và quản lý: Quản lý là một hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật. Do vậy, việc nghiên cứu về quản lý nói chung và quản lý công tác xã hội nói riêng cần phải nghiên cứu thông qua các hoạt động quản lý trong thực tiễn tại các trung tâm công tác xã hội. - Phương pháp tiếp cận phát triển và hệ thống: Hiệu quả của quản lý công tác xã hội phải được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố và giá trị nhân cách của chủ thể quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý công tác xã hội cần dựa trên dựa trên mối quan hệ của một số yếu tố như yếu tố thuộc về chủ thể quản lý và yếu tố thuộc về đối tượng bị quản lý. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu, văn bản - Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề có liên quan đến quản lý công tác xã hội, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu. - Xác định những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài: quản lý, công tác xã hội; quản lý công tác xã hội 9 - Tổng hợp và phân tích lý luận về quản lý công tác xã hội, nội dung chủ yếu của quản lý công tác xã hội. - Phân tích, tìm hiểu một số báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và báo cáo của sở LĐTBXH Hòa Bình, báo cáo của các huyện và cơ sở trợ giúp xã hội có liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân lực và tình hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Tìm hiểu về các Nghị định, Thông tư hướng dẫn dành cho đối tượng, cán bộ quản lý, nhân viên CTXH. - Phân tích số liệu từ cơ sở cung cấp. 5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi -Mục đích của phương pháp: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quản lý công tác xã hội tại tỉnh Hòa Bình. -Nội dung của phương pháp: Bảng hỏi sẽ được xây dựng nhằm điều tra khảo sát các nội dung liên quan trực tiếp đến quản lý công tác xã hội và một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu. - Công cụ nghiên cứu: Đề tài sẽ thiết kế 01 bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý công tác xã hội; 01 bảng hỏi dành cho nhân viên công tác xã hội (phụ lục 1). - Cách đánh giá: Các thông tin thu được quan phương pháp này sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS dùng trong phân tích số liệu định lượng của khoa học xã hội. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu - Mục đích của phương pháp: Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát trên diện rộng để tìm hiểu rõ hơn về nội dung quản lý công tác xã hội. - Nội dung của phương pháp: Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin về bản thân, làm rõ về nội dung quản lý công tác xã hội tại tỉnh Hòa Bình, lý giải nguyên nhân, đề xuất những biện pháp góp phần nâng coa hiệu quả quản lý công tác xã hội tỉnh Hòa Bình. 10 - Công cụ nghiên cứu: Đề cương phỏng vấn sâu cá nhân (phụ lục 2). - Cách đánh giá: Những thông tin thu được sẽ được xử lý theo phương pháp định tính. 5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học -Mục đích của phương pháp: Hình thành và hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số liệu. + Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả phỏng vấn sâu. Các kết quả của phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý, nhân viên công tác xã hội, đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịnh vụ công tác xã hội được phân loại theo từng khía cạnh của nội dung quản lý công tác xã hội. + Các phương pháp phân tích định lượng: Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0. Các thông số, các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Phân tích thống kê mô tả Các chỉ số phân tích thống kê mô tả bao gồm: - Tần số tuyệt đối (các số đếm) và tần số tương đối (số phần trăm), đối với các số biến dạng số và biến dạng chuỗi với các nhóm hạng không có thứ bậc. Tần số tương đối tích luỹ (phần trăm cộng dồn) đối với các biến định lượng (hoặc các biến dạng chuỗi với các nhóm hạng có thứ bậc). Tần số tuyệt đối và tần số tương đối cho phép mô tả dữ liệu từ bất kỳ phân phối có dạng như thế nào. Bằng cách kiểm tra các trị số cho từng biến có thể nhận dạng các sai số do đo đạc, mã hoá, hoặc mã hoá lại, thậm chí các trị số tuy chính xác nhưng lại khác rất nhiều so với những trị số khác ở trong cùng mẫu. - Điểm trung bình cộng (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Về mặt lý luận Nghiên cứu sẽ bổ sung thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý công tác xã hội trong công tác xã hội đại cương. Trong đó, bao gồm khái niệm quản lý, khái niệm quản lý công tác xã hội; nội dung quản lý công tác xã hội; cơ sở pháp lý quản lý công tác xã hội. Đây là những vấn đề lí luận còn ít được nghiên cứu sâu từ góc độ khoa học công tác xã hội ở nước ta. 6.2 Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn chỉ ra thực trạng công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình và thực trạng quản lý công tác xã hội tại tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nội dung quản lý (Quản lý các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt; Quản lý đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ sở bảo trợ xã hội; Quản lý tài chính, tài sản trong cơ sở bảo trợ xã hội). Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình. Luận văn đã đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội tỉnh Hoà Bình. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình là tài liệu tham khảo bổ ích cho những nhà quản lý công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng này để có những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về quản lý công tác xã hội Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình. Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI 1.1. Một số vấn đề lí luận về quản lý 1.1.1. Khái niệm quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lí) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [3, tr 1]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang : Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến [18, tr 24]. - Trần Kiểm : Quản lý là những tác động hoạch của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực ) trong và ngoài tổ chức ( chủ yếu là nội lực ) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [9, tr74]. Các định nghĩa của các tác giả dù đứng ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Như vậy, quản lý bao gồm hai yếu tố cơ bản là : chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có thể là một cá nhân, một tổ chức, một tập thể. Giữa chủ thể quản lý và đối tượng quan lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, tương tác nhau thông qua những công cụ, phương pháp để cùng hướng tới đạt mục tiêu quản lý. 1.1.2. Chức năng của quản lý Hoạt động quản lý là loại hoạt động gắn liền với việc thực hiện các chức năng chính sau đây: - Chức năng hoạch định: Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản lý, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan