Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh khánh hòa

.PDF
98
835
99

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ BÌNH TÂN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ công tác xã hội với đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn này là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Võ Bình Tân MỞ ĐẦU MỤC LỤC ............................................................................................................... 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN ............................................................ 11 1.1. Lý luận về người tâm thần ................................................................................. 11 1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần ............................... 13 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần ......... 28 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 30 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NGƯỜI TÂM THẦN VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA .................................................... 32 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần ............................. 32 2.2. Thực trạng về người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa ............................................ 34 2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................................ 39 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa............................................................................. 57 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 61 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TỈNH KHÁNH HÒA ................................................................ 64 3.1. Nhóm giải pháp chung nâng cao quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần ............................................................................................................ 64 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần .......................................................................... 67 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTXH Bảo trợ xã hội CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần CS-PHCN Chăm sóc phục hồi chức năng CTXH Công tác xã hội LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội LHQ Liên Hợp Quốc NTT Người tâm thần PVS Phỏng vấn sâu UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Bảng 2.1: Trang Số lượng người tâm thần và người khuyết tật trí tuệ tỉnh Khánh Hòa ............................................................................... 34 Bảng 2.2: Đặc điểm của đội ngũ quản lý ......................................................... 41 Bảng 2.3: Mục đích hoạch định ....................................................................... 42 Bảng 2.4: Hình thức hoạch định ....................................................................... 43 Bảng 2.5: Nội dung hoạch định ........................................................................ 44 Bảng 2.6: Triển khai hoạt động hoạch định ..................................................... 44 Bảng 2.7: Nguyên tắc tổ chức .......................................................................... 46 Bảng 2.8: Đặc trưng của tổ chức ...................................................................... 47 Bảng 2.9: Hoạt động lãnh đạo .......................................................................... 49 Bảng 2.10: Các phong cách lãnh đạo ................................................................. 50 Bảng 2.11: Phẩm chất người lãnh đạo ............................................................... 51 Bảng 2.12: Mục đích kiểm tra ............................................................................ 53 Bảng 2.13: Các nguyên tắc kiểm tra .................................................................. 55 Bảng 2.14: Các hình thức kiểm tra ..................................................................... 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Người tâm thần theo độ tuổi.......................................................... 35 Biểu đồ 2.2: Người tâm thần theo mức độ khuyết tật ......................................... 36 Biểu đồ 2.3: Hành vi của người tâm thần .......................................................... 36 Biểu đồ 2.4: Hoàn cảnh gia đình của người tâm thần ........................................ 37 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1: Một số hoạt động quản lý cơ bản trong công tác xã hội ............... 18 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý người tâm thần của tỉnh Khánh Hòa ...... 39 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đời sống các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người tâm thần, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã nêu: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão”[3, tr.4]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, những năm qua, chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn về tài chính và nhân lực của cộng đồng cùng với nguồn lực của Nhà nước để trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Đến nay, có gần 10.000 người tâm thần nặng đang được chăm sóc và phục hồi chức năng tại 25 cơ sở bảo trợ xã hội chuyên biệt và các cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp. Như vậy, có thể thấy Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm đến việc giải quyết, can thiệp và hỗ trợ cho người tâm thần. Theo điều tra, khảo sát của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 4.200 người bệnh tâm thần. Trong đó, hơn 4.000 người sống tại cộng đồng, hơn 120 người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội. Trong số người tâm thần sống tại cộng đồng có hơn 3.400 người bị tâm thần nặng và biểu hiện dưới các hành vi: đi lang thang (23,3%); đập phá (22,94%); đánh người (4,21%); tự đánh bản thân (3,7%); không mặc quần áo (2,98%); ăn thực phẩm sống, ôi, thiu (1,91%); không có hành vi (14,67%); các hành vi khác (26,28%) [15]. 1 Trong những năm qua, công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí còn nhiều hạn chế. Người bị bệnh tâm thần đang ngày càng trở thành thách thức lớn, gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng và các cơ quan quản lý tại tỉnh Khánh Hòa. Thực tế cho thấy các mô hình công tác xã hội với người tâm thần đang phát huy cao tính hiệu quả trong việc can thiệp và hỗ trợ vì các hoạt động công tác xã hội hướng tới không chỉ kết nối họ tới các dịch vụ về y học, thể chất mà còn can thiệp và chăm sóc các yếu tố tinh thần, xã hội để họ có thể phục hồi chức năng và hòa nhập vào cộng đồng. Tuy nhiên, để các mô hình, hoạt động công tác xã hội đạt hiệu quả cao nhất thì yếu tố quản lý rất quan trọng. Theo Skidmore [27], quản lý như đầu một con tầu. Đầu tàu tốt, chạy đúng hướng thì các toa tàu sau sẽ vận hành theo sau được ổn định và ngược lại. Như vậy muốn “con tàu” công tác xã hội được vận hành tốt và có hiệu quả thì yếu tố quản lý trong công tác xã hội đóng vai trò then chốt đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam khi công tác xã hội còn là một ngành mới phát triển và vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong các hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp nói chung và trong lĩnh vực hỗ trợ người tâm thần nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn thạc sĩ công tác xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trong nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần theo cách tiếp cận Tâm lý – Xã hội của Taylor và Brown [26], các tác giả đã tiếp cận việc can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần theo khía cạnh tâm lý xã hội để đưa ra những lý giải và phương hướng can thiệp. Đây là cách tiếp cận hiện đại trong mối quan hệ giữa 3 trụ cột là Tâm lý – Thể chất và Xã hội để từ đó đưa ra cách giải quyết toàn diện. Với cách tiếp cận này, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tâm thần chịu sự tác động rất lớn từ các yếu tố tâm lý xã hội. Cùng quan điểm trên, Cohen [25] đã đưa ra các phát hiện trong nghiên cứu về các tác nhân gây ra vấn đề sức khỏe tâm thần – tập trung vào tác nhân căng thẳng và 2 các yếu tố hỗ trợ xã hội. Trong đó, tác nhân căng thẳng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu… Mặt khác, tác giả cũng đưa ra các dẫn chứng khoa học để minh chứng người có nhiều mối quan hệ xã hội tích cực sẽ tạo ra các hỗ trợ xã hội tốt, giảm được các tác nhân căng thẳng, làm giảm đi nhiều nguy cơ dẫn đến các vấn đề tâm thần trong cuộc sống. Trong nghiên cứu của mình về các yếu tố nhạy cảm văn hóa trong bối cảnh công tác xã hội với người tâm thần, Krenawi [23] tập trung phân tích các yếu tố văn hóa tác động như thế nào tới vấn đề sức khỏe tâm thần và sự can thiệp của công tác xã hội. Tác giả nghiên cứu vấn đề này trong bối cảnh của những người nhập cư và phát hiện ra những yếu tố không hòa nhập về văn hóa là nguy cơ cao dẫn đến những vấn đề tâm thần. Các can thiệp công tác xã hội cũng được đưa ra để chứng minh hiệu quả trong việc can thiệp và hỗ trợ nhóm đối tượng này. Nói đến sức khỏe tâm thần, đã có nghiên cứu khá nối tiếng của Taylor [28] đề cập vấn đề này trong mối quan hệ với năng suất lao động và các yếu tố quản lý khác; trong đó, tác giả đã làm rõ các khái niệm và nội hàm của các vấn đề liên quan. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra được mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần được ổn định thì sẽ gia tăng hiệu quả trong công việc. Đây là một yếu tố rất hữu ích để những nhà quản lý tham khảo trong các hoạt động của mình. Tác giả Kawachi [24] nghiên cứu về Cố kết xã hội trong mối liên hệ với sức khỏe tâm thần, đã phân tích và chỉ ra rằng một người sẽ bị gia tăng các nguy cơ dẫn đến vấn đề tâm thần nếu như các mối quan hệ xã hội và sự cố kết trong mối quan hệ của họ với người khác không có nhiều và yếu. Tác giả đã chỉ ra rằng, những người không có nhiều mối quan hệ xã hội sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, ít được giao tiếp nên dễ dẫn đến vấn đề tâm thần. Nếu họ không có sự cố kết với các mối quan hệ xung quanh thì khi gặp vấn đề sẽ không có ai chia sẽ và hỗ trợ, sẽ càng tạo ra nguy cơ cao về các vấn đề tâm thần. Phát triển những nghiên cứu trước đó, Corrigan [21] đã nghiên cứu các yếu tố kỳ thị tác động tới vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các yếu tố xã hội và cộng đồng đã được phân tích để làm rõ những nguyên nhân và hiệu quả của các can 3 thiệp. Nghiên cứu đã dẫn chứng rất rõ yếu tố kỳ thị từ môi trường bên ngoài sẽ làm giảm đi cơ hội phục hồi của người tâm thần. Tạo ra rào cản, phân biệt đối xử sẽ khiến người tâm thần ngày càng trở nên lạc lõng và có những cảm xúc tiêu cực hơn và sẽ làm giảm đi nhiều hiệu quả của các can thiệp. Ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, Johnson [22] đã đưa ra những nghiên cứu trong lĩnh vực can thiệp. Một trong những công cụ hữu ích chính là Quản lý trường hợp với người tâm thần. Trên thực tế, người tâm thần là người yếu thế đôi khi họ còn không nhận thức được những gì họ cần phải làm. Do đó, việc kết nối, điều phối, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ họ rất quan trọng. Đó chính là vai trò của nhân viên quản lý trường hợp và quản lý trường hợp chính là công cụ quan trọng để hỗ trợ người tâm thần phục hồi và hòa nhập vào cuộc sống. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Bộ tài liệu về sức khỏe tâm thần của Trường Đại học Lao động- Xã hội (2013) đã cung cấp kiến thức về các lĩnh vực đại cương trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, công tác xã hội với người tâm thần, quản lý trường hợp với người tâm thần… Đây là những nội dung hữu ích, bổ sung nhiều kiến thức cho những người đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Bộ tài liệu cũng cung cấp những mô hình và cách can thiệp hiện đại để có thể hỗ trợ và can thiệp hiệu quả đối với người tâm thần ở cả 3 khía cạnh Thể chất – Tâm lý – Xã hội. Nghiên cứu về Nhu cầu đào tạo công tác xã hội của cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, tác giả Nguyễn Trung Hải đã mô tả về những thực trạng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần tại 6 địa bàn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đà Nẵng, Phú Thọ, Quảng Ninh [11]. Nghiên cứu đã phân tích những khó khăn mà đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần đang phải đối mặt từ đó đưa ra những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực này cần phải có để có thể xử lý những khó khăn đang gặp phải; những giải pháp và gợi ý những nội dung đào tạo trong lĩnh vực này. Một nghiên cứu được triển khai với sự hợp tác chuyên môn giữa Trung tâm nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng và Cục Bảo trợ xã hội đã có Báo cáo 4 đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [18]. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi thực trạng của hệ thống dịch vụ chăm sóc người bệnh tâm thần do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý đang đáp ứng đến đâu so với nhu cầu thực tế từ đó đưa ra các kiến nghị mang tầm định hướng hành động cho kế hoạch giai đoạn 20112020. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đã thực hiện việc một đánh giá về các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần [12], nhằm tìm hiểu các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần được thiết kế và triển khai bởi các tổ chức phi chính phủ – bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế (gọi chung là NGO) đang hoạt động tại Việt Nam. Các câu hỏi chính được làm sáng tỏ, bao gồm: Quy mô của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần do các NGO cung cấp lớn đến đâu? Cụ thể gồm những dịch vụ gì? Chất lượng ra sao? Tính bền vững của các dịch vụ này? Những bài học rút ra cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm phục vụ tiến trình phát triển đề án quốc gia về củng cố hệ thống bảo trợ xã hội và chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020, trong đó chú trọng tới các dịch vụ đặc thù cho đối tượng trẻ em. Qua tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước có thể thấy rằng lĩnh vực Tâm thần đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các chuyên gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung, quản lý công tác xã hội với người tâm thần còn rất hạn chế. Thực tế đây là lĩnh vực mới vì các nghiên cứu về tâm thần trước kia chủ yếu tiếp cận theo hướng y học và dịch tễ. Can thiệp hỗ trợ người tâm thần ở khía cạnh quản lý công tác xã hội thực sự là mới vì nhìn chung các nghiên cứu về công tác xã hội mới tập trung ở các lĩnh vực phổ biến như những vấn đề chung về công tác xã hội hoặc công tác xã hội với trẻ em, người cao tuổi,… Cùng với sự phát triển của xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các chính sách (đơn cử là Đề án 1215) thì vấn đề người tâm thần ngày càng được quan tâm. Do đó, đề tài tập trung vào 5 nghiên cứu người tâm thần trong khía cạnh Quản lý công tác xã hội là rất cần thiết và hữu ích. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ các khái niệm về người tâm thần và quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý công tác xã hội với người tâm thần. - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người tâm thần. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong lĩnh vực Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản lý công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc người tâm thần. - Phạm vi khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể chính đó là: (1) Cán bộ quản lý, lãnh đạo trực tiếp trong các cơ sở, trung tâm chăm sóc người tâm thần và cán bộ lãnh đạo Sở. (2) Nhân viên trong các trung tâm chăm sóc người tâm thần - Phạm vi về không gian, thời gian: từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016 tại tỉnh Khánh Hòa. 6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý công tác xã hội và trong lĩnh vực chăm sóc người tâm thần. Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận, khoa học cũng như phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan như công tác xã hội, quản lý công tác xã hội và một số vấn đề lý luận về người tâm thần. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: các văn bản pháp luật liên quan đến công tác xã hội và người tâm thần của cả nước và của tỉnh Khánh Hòa; các quy định, chính sách của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý công tác xã hội… Ngoài ra, luận văn còn phân tích một số báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp có liên quan; phân tích số liệu báo cáo từ cơ sở. Trong nghiên cứu này, các tài liệu phân tích có thể kể đến là “Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020”. Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề người tâm thần như Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người tâm thần. Các báo cáo văn bản định kỳ hàng năm của tỉnh và cơ sở về vấn đề người tâm thần tại tỉnh Khánh Hòa. Các quy định, báo cáo về vấn đề quản lý đối với người tâm thần của tỉnh Khánh Hòa. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề người tâm thần được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo. 7 * Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết, từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp về nội dung quản lý công tác xã hội với người tâm thần. + Nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn 30 cán bộ là lãnh đạo, quản lý người tâm thần để đánh giá về: Các hoạt động quản lý công tác xã hội với người tâm thần đang được triển khai như thế nào? Những khó khăn nào mà cán bộ quản lý đang phải đối mặt trong việc thực hiện công tác quản lý công tác xã hội với người tâm thần? Những yếu tố nào tác động, ảnh hưởng tới hoạt động này và hiệu quả của những hoạt động này? Những đề xuất và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý công tác xã hội với người thâm thần? + Nghiên cứu cũng sẽ điều tra với 10 cán bộ, nhân viên chăm sóc, can thiệp với người tâm thần để tìm hiểu về: Tác động, hiệu quả của hoạt động quản lý tới công việc của họ Những bất cập, thuận lợi nào ở khía cạnh quản lý ảnh hưởng tới công việc của họ. Những đề xuất khuyến nghị của họ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý từ đó giúp cho công việc của họ được thực hiện tốt hơn * Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp huy động một số người có kiến thức và sự hiểu biết về một lĩnh vực nhất định. Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin đa dạng từ nhiều chiều khác nhau. Hơn nữa, trong quá trình thảo luận nhóm, các quan điểm trái chiều sẽ được đưa ra trao đổi để đi đến thống nhất. Như vậy, người nghiên cứu viên có được những ý kiến sâu sắc và thống nhất về các vấn đề cần quan tâm. 8 Trong đề tài này sẽ thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm Thảo luận nhóm 1: Bao gồm từ 7 – 10 cán bộ làm việc trực tiếp với người tâm thần để đánh giá về hiệu quả của hoạt động quản lý và những mong đợi của họ trong các hoạt động quản lý. Thảo luận nhóm 2: Bao gồm từ 7 – 10 cán bộ quản lý ở các cơ quan nhằm đánh giá sâu về thực trạng quản lý, những khó khăn họ đang gặp phải và những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Kết quả của đề tài sẽ đóng góp một phần vào hệ thống kiến thức hiện đại về lý luận quản lý nói chung và quản lý công tác xã hội nói riêng. Các kết quả cũng góp phần bổ sung thêm vào hệ thống những giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người tâm thần – một khía cạnh còn được ít nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước quan tâm. Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đóng góp cho những nghiên cứu, phát triển ý tưởng khoa học cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia và các bạn học viên quan tâm đến lĩnh vực công tác xã hội nói chung và quản lý công tác xã hội với người tâm thần nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Đối với đội ngũ quản lý: Trên thực tế, hoạt động công tác xã hội là một hoạt động còn chưa được phát triển nên các công việc trong lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý. Do đó, với những phát hiện cũng như đề xuất của nghiên cứu sẽ tạo ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội với người tâm thần. - Đối với nhân viên: Là những người làm việc trong lĩnh vực này nên hiệu quả của hoạt động quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc của họ. Do đó, với những đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho đội ngũ nhân viên. 9 - Đối với người tâm thần: Mặc dù trong nghiên cứu này không nghiên cứu trực tiếp về người tâm thần, tuy nhiên về bản chất, các hoạt động quản lý công tác xã hội sẽ có tác động gián tiếp tới người tâm thần. Cụ thể là các hoạt động quản lý sẽ nâng cao hiệu quả trong các hoạt động với người tâm thần. Nếu quản lý tốt thì nhân viên sẽ làm việc tốt, dẫn đến hiệu quả công việc tốt và người tâm thần sẽ được nhận nhiều dịch vụ hiệu quả với chất lượng cao. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các biểu, bảng, luận văn gồm 3 chương sau đây: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần. - Chương 2: Thực trạng về người tâm thần và quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa. Khung nghiên cứu: 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN 1.1. Lý luận về ngƣời tâm thần 1.1.1. Khái niệm người tâm thần và các khái niệm liên quan - Bệnh tâm thần Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra : nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể… làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại [16]. - Người tâm thần Là những người gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn não bộ khiến cho họ bị rối loạn và không thực hiện được các chức năng xã hội như những người khác. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức bị sai lệch khiến người bệnh tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh [16]. - Sức khỏe tâm thần Sức khỏe tốt không chỉ có sức khỏe thể chất tốt mà cần phải có một tinh thần khỏe khoắn. Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra định nghĩa về sức khỏe tốt là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe tâm thần là “trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ và phát huy khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng” [23]. - Chăm sóc sức khỏe tâm thần Chăm sóc sức khỏe tâm thần [15] không chỉ bó hẹp trong việc điều trị bệnh tâm thần, mà nó bao gồm phạm vi rộng hơn là đảm bảo trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, gồm : khả năng tận hưởng cuộc sống; khả năng phục hồi; khả năng cân bằng; khả năng phát triển cá nhân; sự linh hoạt. 11 - Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) dựa vào cộng đồng là biện pháp chiến lược nằm trong sự phát triển của cộng đồng về CSSKTT, bình đẳng về cơ hội hòa nhập xã hội cho người có rối loạn tâm thần. CSSKTT dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân người có rối loạn tâm thần, gia đình và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, giáo dục và hướng nghiệp thích hợp [15]. 1.1.2. Các nguyên nhân gây rối loạn tâm thần Các lý giải về rối loạn tâm thần quy cho siêu nhiên hay tôn giáo khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam. Rối loạn tâm thần hiếm khi xảy ra do một nguyên nhân đơn lẽ, phần lớn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: - Các nguyên nhân sinh học Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tâm thần có thể là gen, chấn thương não, u não, mất cân bằng hóa học trong não, nhiễm khuẩn, dùng thuốc, rượu hay ma tuý liều cao hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính như bệnh tim, suy giảm chức năng thận và gan, đái tháo đường. - Các nguyên nhân tâm lý cá nhân Các yếu tố tâm lý cá nhân như thiếu tự tin vào bản thân, suy nghĩ tiêu cực về một ai đó có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về sức khỏe tâm thần vì họ luôn ở trong trạng thái lo lắng sợ hãi khi được giao một công việc bất kỳ hoặc tự ra quyết định về một việc gì đó. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, trạng thái lo lắng căng thẳng kéo dài này dễ dàng đẩy họ vào những rối nhiễu tâm thế và ảnh hưởng tới sức khỏe tâm trí. Trong thời kỳ thơ bé, vì hoàn cảnh gia đình, trẻ em sẽ trãi qua những sự kiện khác nhau, nhiều trẻ có những trãi nghiệm đau buồn như trẻ trong gia đình có bạo lực, cha mẹ chết, trẻ bị bỏ rơi, bị đánh đập, thiếu sự quan tâm của người nuôi dưỡng. Những sự kiện này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ tại giai đoạn đó mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của trẻ ở các giai đoạn sau này. 12 - Các nguyên nhân xã hội và môi trường Các yếu tố môi trường và xã hội của mỗi cá nhân được xem như là sự bao bọc đồng thời cũng là những nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Cuộc sống hiện nay đang có nhiều nguy cơ rình rập từ tự nhiên và xã hội như thiên tai, lũ lụt, bạo lực học đường, tai nạn giao thông, đã tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế và tình cảm, các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng từ đó nảy sinh. Các yếu tố xã hội như vấn đề tội phạm, các sự kiện như xung đột gia đình, thất nghiệp, mất người thân, khó khăn kinh tế, vô sinh và bạo lực là các yếu tố căng thẳng có thể gây ra mất cân bằng hóa chất trong não bộ, dẫn đến các rối loạn tâm thần và có nguy cơ tiến triển thành bệnh. Nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với những thay đổi kinh tế và xã hội sâu sắc. Cơ cấu xã hội của cộng đồng đang thay đổi do sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của các thành phố, sự di dân, chênh lệch thu nhập ngày càng lớn hơn, mức độ gia tăng của tình trạng thất nghiệp và bạo lực ngày càng cao. Tất cả các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. 1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần 1.2.1. Khái niệm về quản lý công tác xã hội và các khái niệm liên quan - Công tác xã hội Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội (CTXH) như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống. Như vậy, có thể hiểu CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội. Đồng thời, thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, 13 nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. - CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần là các hoạt động chuyên môn hỗ trợ người tâm thần (NTT) phục hồi chức năng, cung cấp những điều kiện để họ sống trong môi trường chăm sóc phù hợp, kết nối với các nguồn lực để tăng năng lực và giúp họ hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đối với xã hội. - Nhân viên xã hội Nhân viên xã hội là những người được đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về CTXH để giúp đối tượng tăng năng lực trong việc giải quyết vấn đề của họ. Đây có thể coi là quá trình nhân viên xã hội giúp đối tượng phát hiện được những khả năng tiềm tàng, những điểm mạnh và những nguồn lực sẵn có của bản thân (cá nhân, gia đình, cộng đồng) và nối kết với các nguồn lực xã hội trong việc tự lực giải quyết vấn đề của chính mình. - Quản trị Theo James H.Donnelly, JR, James L.Gibson và John M.Ivancevich trong giáo trình "Quản trị học căn bản" cho rằng: "Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được". Stoner và Robbins lại cho rằng: Quản trị là một tiến trình bao gồm việc: Quản trị, Tổ chức, Quản lý con người (Lãnh đạo) và Kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị, một cách có hệ thống, nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó. Stein cho rằng định nghĩa về quản trị tựu trung được chấp nhận hiện nay là quan niệm coi "quản trị là một tiến trình xác định và đạt tới những mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác các nỗ lực". Tóm lại: Quản trị là một phương pháp, một quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của nhiều người để tiến tới hoàn thành mục tiêu của một tổ chức với một kết quả và hiệu quả cao. Tiến tình này bao gồm việc quản lý, tổ chức, lãnh đạo (điều khiển) và kiểm tra. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan