Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh ni...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh ninh thuận

.PDF
116
1353
80

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ PHẤN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Quản lý Công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐẶNG THỊ PHẤN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG .............................. 10 1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 10 1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ................................................................................................................ 14 1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ......................................................................................................................... 15 1.4. Các yếu tố chi phối quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ........................................................................................................ 27 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI TỈNH NINH THUẬN ........... 30 2.1. Thực trạng và nhu cầu của Người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận ............................................................................................................... 30 2.2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ......................................................................................................................... 44 2.3. Đánh giá quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận .............................................................................................. 55 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH THUẬN ..................................................................................... 63 3.1. Giải pháp về xây dựng chương trình hỗ trợ công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng .................................................................................... 63 3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng........................................................................................................ 64 3.3. Giải pháp về tổ chức công tác nhân sự trong công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng ........................................................................ 65 3.4. Giải pháp về tổ chức các hoạt động hỗ trợ Người có công với cách mạng ......................................................................................................................... 66 3.5. Giải pháp về ra các quyết định trong việc hỗ trợ ..................................... 68 3.6. Giải pháp về lưu trữ sổ sách hồ sơ, lập các báo cáo ................................ 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 75 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCCVCM Người có công với cách mạng BHYT Bảo hiểm y tế CTXH Công tác xã hội UBND Ủy ban nhân dân LĐ - TB và XH Lao động - Thương binh và Xã hội PL – UBTVQH Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ quốc hội NĐ – CP Nghị định - Chính phủ VBHN-VPQH Văn bản hợp nhất- Văn phòng Quốc hội DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Độ tuổi của NCCVCM 33 Bảng 2.2. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41 Bảng 2.3. Nhu cầu quan trọng nhất 42 Bảng 2.4. Các loại hoạch định đang triển khai 50 Bảng 2.5. Thực tiễn công tác thực hành quản lý trường hợp đối với 55 NCCVCM của nhân viên CTXH Bảng 2.6. Độ tuổi của Nhân viên CTXH 58 Biểu đồ 2.1. Tần suất khám chữa bệnh của NCCVCM 35 Biểu đồ 2.2. Thu nhập ngoài trợ cấp ưu đãi của NCCVCM 39 Biểu đồ 2.3. Những khó khăn gia đình NCCVCM đang gặp phải 41 Biểu đồ 2.4. Mục đích của Hoạch định/lập Kế hoạch 52 Biểu đồ 2.5. Hiệu quả của Hoạch định 53 Biểu đồ 2.6. So sánh mức độ hiểu biết về đặc trưng cơ bản của tổ chức 54 giữa Nhà quản lý và Nhân viên CTXH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh đã lùi xa hơn 41 năm nhưng vẫn còn một số NCCVCM chưa được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước do hồ sơ bị thất lạc, còn nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt hoặc hài cốt đã được quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa có hoặc còn thiếu thông tin… Giải quyết các vấn đề này là việc làm thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với NCCVCM. Theo Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: Hiện nay, cả nước có trên 8,8 triệu đối tượng NCCVCM, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có trên 1,5 triệu NCCVCM đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ nhà ở…; chế độ, chính sách đối với NCCVCM được thực hiện thông qua hình thức trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (trang cấp, điều dưỡng, nhà ở, quà Tết, quà ngày 27-7 hằng năm, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang...). Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, song kinh phí để thực hiện các chính sách ưu đãi NCCVCM không những không giảm mà tăng dần hằng năm. Sau khi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi (năm 2012), bổ sung một số chính sách và đối tượng được hưởng, dù điều kiện ngân sách phải tạm dừng các khoản chi tiêu công, Nhà nước vẫn bảo đảm kinh phí chi trả ưu đãi kịp thời, đầy đủ. Dù vậy, do hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác nhận và giải quyết chế độ. Khoảng 4% NCCVCM và gia đình vẫn còn khó khăn trong cuộc sống. Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, giàu truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có biết bao nhiêu người con Ninh Thuận đã hy sinh xương máu, cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Theo tiếng gọi của non sông, họ đã phải bỏ lại gia đình, vợ con, quê hương để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đã không ngại 1 gian khổ, mất mát, đóng góp một phần sức của sức người giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi đối với Người có công và thực hiện chính sách ưu đãi đối với Người có công. Vào những dịp Lễ, Tết, ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, những ngày địa phương tổ chức những sự kiện đặc biệt … NCCVCM được thăm hỏi, tôn vinh. Tuy nhiên, việc tổ chức CTXH đối với NCCVCM vẫn chưa được quan tâm- nếu không nói là còn bỏ ngỏ. Nghiên cứu một số hồ sơ chính sách xây dựng để hưởng chế độ của Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hồ sơ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng… chúng tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta làm tốt CTXH đối với NCCVCM thì việc thực hiện chính sách đối với họ sẽ trọn vẹn hơn, NCCVCM sẽ không còn cảm giác bị “bỏ rơi”, “bị quên” sau khi đã đóng góp sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến. NCCVCM, chính sách đối với NCCVCM có được đưa vào chương trình hoạch định của các địa phương; công tác tổ chức thực hiện chính sách đối với NCCVCM có được chuyên môn hóa hay vẫn chỉ là kiêm nhiệm, nhân viên làm công tác thực hiện chính sách đối với NCCVCM tại các địa phương, các nhà quản lý các địa phương đã đủ quỹ thời gian quan tâm đến CTXH tại địa phương; nhân sự làm CTXH tại các địa phương có ổn định hay vẫn còn chấp vá, thiếu tính chuyên nghiệp; lưu trữ hồ sơ NCCVCM sao cho khi có chính sách mới, chúng ta có thể thống kê được danh sách, đến tận nhà thân chủ để hướng dẫn làm hồ sơ… đó là những băn khoăn của những người làm công tác quản lý CTXH như chúng tôi cũng như những nhà nghiên cứu về CTXH cần định hướng sau này. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tôi muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM để nhằm giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của NCCVCM, thân nhân của NCCVCM ngày một phong phú hơn, phù hợp với quá trình phát triển kinh 2 tế- xã hội của đất nước, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án Phát triển nghề CTXH mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chủ trương chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao đời sống NCCVCM. Các ngành các cấp, luôn xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong việc xây dựng triển khai các chiến lược trung hạn, dài hạn và các giải pháp có tính lâu dài cũng như trước mắt. Tuy nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai thì lại chưa gắn được các hoạt động trợ giúp của CTXH đối với NCCVCM vào thực tiễn quản lý. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía cạnh của lĩnh vực đời sống NCCVCM như: Đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’ của học viên Cao học Vũ Thị Vân Anh thuộc Học viện Khoa học xã hội. Đề tài cũng chỉ ra được có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với thương binh như: yếu tố về địa hình, về kinh tế - xã hội của địa phương, yếu tố về trình độ học vấn, dân tộc... và đặc biệt là các yếu tố từ chính những đặc điểm, nhận thức của thương binh, từ chính những năng lực, trình độ của nhân viên CTXH tại địa phương, từ nhận thức của cộng đồng, chính quyền địa phương các cấp. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển các hoạt động CTXH một cách sâu rộng và lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, nhưng ngược lại, các yếu tố này cũng có ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động CTXH, nó kìm hãm sự phát triển cũng như hiệu quả của các hoạt động. Có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng trên Tạp chí Cộng sản, Trang thông tin điện tử của Bộ LĐ- TB và XH, Báo Nhân dân Điện tử … tuy nhiên tất cả chủ yếu đề cập việc thực hiện chính sách, công tác thăm hỏi, kiến nghị tăng mức chi, đề xuất công tác truyền thông… mà chưa đề cập đến CTXH đối với NCCVCM. Bài viết “ Còn nhiều việc phải làm trong tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công” của tác giả Nguyên Vũ nêu rõ: có đối tượng hưởng 3 nhiều loại chế độ chính sách trong khi cán bộ, ban rà soát chưa nắm chắc các chính sách đối với từng nhóm đối tượng người có công, cho nên việc triển khai tại một số địa bàn còn chậm và còn lúng túng khi xử lý một số trường hợp cụ thể, giải đáp cho người dân về chính sách người có công chưa thỏa đáng; trình độ cán bộ phụ trách công tác thương binh xã hội cấp xã ở một số nơi còn hạn chế; một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa vào cuộc tích cực, mới dừng ở việc ban hành văn bản, khâu kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cũng chưa được chú trọng; hoạt động thông tin, tuyên truyền về cơ bản là tốt song ở một số địa bàn hiệu quả chưa cao. Qua đó tác giả xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, cụ thể là: tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước và kết quả thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; thông tin rõ các chế độ chính sách được thụ hưởng của từng nhóm đối tượng. Tiếp nhận các thông tin phản ánh từ nhân dân, nhất là những trường hợp trước đây chưa phát hiện hoặc do một lý do khách quan mà người dân chưa phản ánh về các đối tượng hưởng sai chính sách đối với người có công. Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước hiện nay và định hướng đến năm 2020” của nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ- TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền. Bài viết cũng chỉ nêu tăng cường công tác tuyên truyền, công tác quy tập mộ liệt sỹ, tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công … chưa đề cập CTXH với đối tượng NCCVCM. Trên trang thông tin CTXH (congtacxahoi.molisa.gov.vn) cũng vậy, có rất nhiều tài liệu CTXH các lĩnh vực khác nhau, phục vụ công tác nghiên cứu, tập huấn … nhưng tài liệu CTXH về lĩnh vực NCCVCM hầu như không có. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực CTXH với NCCVCM của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, của ngành CTXH còn non trẻ ở nước ta nói chung, thông qua đề tài này tác giả không chỉ muốn tìm hiểu thực trạng về đời sống vật chất tinh thần của người có công, thực trạng CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn mà còn muốn góp phần tìm ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trong thời gian đến. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của quản lý CTXH đối với NCCVCM từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý CTXH, CTXH đối với NCCVCM. - Đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng đời sống của NCCVCM, thực trạng CTXH, quản lý CTXH đối với NCCVCM cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá, tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng nói trên để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM tại Ninh Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu 3 hoạt động của quản lý CTXH là xây dựng chương trình hỗ trợ đối với NCCVCM, tổ chức hoạt động, tổ chức nhân sự CTXH tại địa phương; nghiên cứu nhu cầu và thực trạng đời sống NCCVCM, các hoạt động hỗ trợ xã hội đối với NCCVCM để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý CTXH đối với NCCVCM. - Phạm vi nghiên cứu về khách thể: đề tài nghiên cứu trên 48 NCCVCM tại 7 huyện/thành phố; 40 nhân viên CTXH cấp cơ sở và 20 cán bộ quản lý có liên quan đến CTXH đối với NCCVCM; 10 cán bộ quản lý có liên quan đến tổ chức, kiểm tra và quản lý đối với NCCVCM. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: 7 huyện/thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận. 5 - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng về đời sống của NCCVCM, thực trạng của quản lý CTXH đối với NCCVCM ở góc độ nhân viên CTXH, ở góc độ nhà quản lý CTXH trên địa bàn; rút ra được những lý luận và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. - Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCCVCM, hệ thống chính sách ưu đãi đối với NCCVCM... 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để: + Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như: Nhập môn CTXH, Phát triển cộng đồng, Lý thuyết CTXH, Quản lý CTXH… + Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với người có công như đề tài ‘‘Công tác xã hội đối với thương binh từ thực tiễn xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk’’, các bài báo có liên quan của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử có liên quan. + Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở LĐTB và XH Ninh Thuận như: “Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 20162020 tỉnh Ninh Thuận”, “Báo cáo tình hình thực hiện công tác Lao động, Người có công và Xã hội năm 2015”; ‘‘Báo cáo công tác huy động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2015’’, “Báo cáo Kết quả thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, 6 tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng từ năm 2013 đến năm 2015”, “Báo cáo quyết toán năm 2014 chi trợ cấp ưu đãi Người có công của tỉnh và 7 huyện/ thành phố”, “Kế hoạch Lao động- Người có công và Xã hội giai đoạn 20162020” .... + Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư liên quan đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với Người có công và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ họ. - Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên. Với phương pháp này, đề tài sẽ phát 118 bảng hỏi dành cho 48 đối tượng là NCCVCM, 20 cán bộ quản lý CTXH, 40 nhân viên làm CTXH, 10 cán bộ làm công tác liên quan đến quản lý CTXH (thanh tra, tổ chức, cán bộ phòng Người có công thuộc Sở) đối với NCCVCM trên địa bàn.. để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng quản lý CTXH trên địa bàn, thực trạng CTXH đối với NCCVCM, thực trạng đời sống của NCCVCM như điều kiện về nhà ở, kinh tế gia đình, các nhu cầu của NCCVCM …, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Ở đề tài này, tác giả phỏng vấn thêm qua điện thoại trường hợp NCCVCM cần làm rõ thêm về điều kiện sống, nhà ở, tình trạng sức khỏe; phỏng vấn qua điện thoại các anh chị làm công tác quản lý CTXH tại các huyện/thành phố để tìm hiểu thêm mức sống của NCCVCM, mức độ quan tâm và tính chuyên nghiệp của nhân viên CTXH và tổ chức thực hiện công tác quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn. Tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng quản lý CTXH đối với NCCVCM; thực trạng hoạt 7 động CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn cũng như việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với NCCVCM. - Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát bối cảnh sống, thái độ, thể trạng... của người được điều tra. Cũng thông qua đó hình thành được câu trả lời đầy đủ và có được những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng như bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động CTXH hoặc các hoạt động mang tính chất CTXH, quan sát về môi trường, không gian sống của NCCVCM, quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tượng khảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem họ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức khỏe, tâm lý hay không… Hình thức thực hiện: quan sát tại các bữa ăn của NCCVCM điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh, quan sát thực trạng mức sống của NCCVCM tại một số trường hợp cụ thể, thể hiện tại chương 2. Thông qua phương pháp này, tác giả đối chiếu giữa thông tin nhận được với các báo cáo của địa phương về quản lý CTXH đã đầy đủ chưa, có gì bất hợp lý, chưa ổn … 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích hoạt động quản lý CTXH đối với NCCVCM. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực quản lý CTXH đối với NCCVCM ở góc độ là nhân viên CTXH và ở góc độ là nhà quản lý CTXH. 8 Các hoạt động để chuyển đổi việc thực hiện chính sách xã hội thành dịch vụ cho NCCVCM và từ hoạt động dịch vụ có thể tham mưu điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế cuộc sống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Quản lý CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động mới mẻ, vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Quá trình tổ chức, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập ở địa phương. Với luận văn này, tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản lý CTXH đối với NCCVCM trên địa bàn; gợi mở một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hơn nữa CTXH đối với NCCVCM. Đồng thời, cũng như là một thông điệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, của các Hội Đoàn thể ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn quản lý CTXH cho NCCVCM. Giúp cho nhân viên CTXH nói riêng và các ngành khác nói chung hiểu biết thêm về các chính sách, chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của CTXH đối với NCCVCM, hiểu về công tác hoạch định, tổ chức quản lý, tổ chức nhân sự, cách thức ra quyết định và công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, dữ liệu; về tổ chức quản lý ca của nhân viên CTXH đối với NCCVCM. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng. Chương 2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với Người có công tại tỉnh Ninh Thuận. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Người có công với cách mạng: Theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 định nghĩa Người có công với cách mạng là: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng. 1.1.2. Công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. CTXH có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng 10 cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.. CTXH đối với NCCVCM là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp NCCVCM và thân nhân của họ, cộng đồng nơi họ sinh sống nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội; tìm kiếm, biện hộ và kết nối họ với các nguồn lực hỗ trợ về vật chất, tham vấn tâm lý cho NCCVCM khủng hoảng tinh thần, tổ chức kết nối giao lưu giữa NCCVCM với các tổ chức xã hội, với đồng đội nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội cũng như truyền thông đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, tôn vinh NCCVCM. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng Khái niệm quản lý và quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng Về thuật ngữ quản trị và quản lý: Rino J. Patti sử dụng hai thuật ngữ quản trị và quản lý như nhau. Ông ta lưu ý rằng quản lý được nhân viên xã hội sử dụng ngày càng nhiều để mô tả công việc mà họ làm. Đã có nhiều cố gắng phân biệt hai thuật ngữ nhưng những khác biệt này không được chấp nhận hoàn toàn. Do vậy trong Luận văn này có thể hiểu quản trị là quản lý. Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. Các hoạt động quản lý không những phát sinh khi con người kết hợp thành tổ chức, mà còn cần thiết, bởi vì nếu không có những hoạt động quản lý thì trong tổ chức sẽ dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, lộn xộn theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Ví như 2 người cùng khiêng một khúc gỗ hay cùng bơi một chiếc thuyền, thay vì hai người cùng bước hay cùng đưa mái chèo về cùng một hướng thì mỗi người lại bước hay đưa đẩy mái chèo về mỗi hướng khác nhau. Những hoạt động khiến hai người cùng bước hay đẩy mái chèo về cùng một hướng là những hoạt động quản lý. 11 Trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với NCCVCM cũng vậy, nếu chúng ta không khéo kết hợp sẽ dễ xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm, sẽ có trường hợp một đối tượng có rất nhiều cá nhân tổ chức quan tâm và ngược lại có những đối tượng chỉ “xuân thu nhị kỳ” vào những dịp Lễ tết, hàng tháng đến nhận tiền trợ cấp là xong. Quản lý CTXH đối với NCCVCM là sự kết hợp để đạt được mục tiêu công bằng trong chăm sóc, hỗ trợ, nâng cao mức sống cho NCCVCM, tạo điều kiện để NCCVCM tham gia góp ý chính sách, đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng chính quyền. Bên cạnh đó, quản lý CTXH đối với NCCVCM nhằm đưa công tác hoạch định, tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động CTXH đối với NCCVCM vào chương trình hoạt động cụ thể, làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn. Đặc điểm của quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Chúng ta biết rằng, Quản lý CTXH là phương pháp quan trọng để tối đa hóa tính hiệu quả của các chương trình hoạt động CTXH để giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện xã hội tốt hơn. Quản lý CTXH cung cấp nền tảng để thực hành CTXH liên quan đến các chức năng của cơ sở xã hội. Chất lượng thực hành CTXH phần lớn phụ thuộc vào cách quản lý ngành CTXH. Và quản lý CTXH có những đặc điểm sau: Đặc điểm 1. Sử dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của quản lý tổng quát. Đó là các nguyên tắc: phân chia công việc để chuyên môn hóa lao động; nguyên tắc về quan hệ quyền hành; nguyên tắc về kỷ luật trong tổ chức; nguyên tắc về thống nhất chỉ huy (thống nhất mệnh lệnh), thống nhất lãnh đạo; nguyên tắc lợi ích của cá nhân dựa trên cơ sở lợi ích chung; nguyên tắc thù lao tương ứng giữa cấp quản lý và cấp thừa hành; nguyên tắc tập trung thẩm quyền; phát huy sáng kiến cá nhân và tinh thần tập thể; nguyên tắc trật tự công bằng, nguyên tắc ổn định nhiệm vụ… nhằm phát huy sáng kiến cá nhân của người điều hành, nhân viên thừa hành, của thân chủ.. nhằm đạt được mục tiêu của quản lý CTXH đối với NCCVCM. 12 Đặc điểm 2. Sử dụng triết lý, mục đích và các chức năng của CTXH, các phương pháp chẩn đoán xã hội, phân tích và tổng hợp các nhu cầu của cá nhân, nhóm hay cộng đồng, và sử dụng việc tổng quát hóa nhằm thay đổi và phát triển các mục đích và chức năng của cơ sở. CTXH sử dụng triết lý con người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội; giữa cá nhân và xã hội có sự phụ thuộc tương hỗ; cá nhân và xã hội phải có trách nhiệm với nhau; mỗi người cần được phát huy tiềm năng của mình và thực hiện nhiệm vụ của mình đối với xã hội thông qua sự tích cực tham gia và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để cá nhân khắc phục trở ngại, phát huy tiềm năng bởi chính những trở ngại đó làm mất cân bằng trong quan hệ cá nhân và môi trường xã hội. Vậy thì đối với NCCVCM để các cô, các chú, các mẹ …vượt qua nỗi đau chia cắt, phân ly, CTXH giúp NCCVCM vượt qua nỗi đau, phát huy tiềm năng, tham gia đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng và cộng đồng xã hội tạo điều kiện về chính sách vay vốn, hỗ trợ nhà ở, phát triển sản xuất… giúp NCCVCM khẳng định được mình, đưa ra quyết định thay đổi thái độ đối với cuộc sống. CTXH với mục đích hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế, NCCVCM. CTXH thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội. Với các chức năng phục hồi, phòng ngừa, phát triển và biến đổi nhằm mục đích đưa NCCVCM về trạng thái bình thường yêu con người, yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước, của ngân sách quốc gia, giúp NCCVCM sử dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồn lực xã hội của cộng đồng sẵn có. Đặc điểm 3. Trọng tâm chủ yếu là tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng. Đó là quá trình đánh giá xác định vấn đề mà NCCVCM đang gặp phải, phân tích vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề và lượng giá, kết thúc. 13 Đặc điểm 4. Quản lý CTXH là làm việc với con người dựa vào kiến thức và hiểu biết hành vi con người, các mối quan hệ nhân sự và các tổ chức phục vụ con người. Đặc điểm 5. Các phương pháp CTXH không chỉ được sử dụng để cung cấp dịch vụ mà còn trong tiến trình quản lý và các mối quan hệ với nhân viên. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Đất nước hòa bình, thống nhất đã hơn 41 năm nhưng hậu quả để lại của nó vẫn còn vô cùng nặng nề, bi thương. Cuộc chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hàng triệu người con đất Việt, để lại hàng triệu gia đình cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, để lại hàng triệu thương binh, bệnh binh, hàng triệu người hoạt động kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Do bị thương tật, bệnh tật trong chiến tranh lúc còn trẻ tuổi, nay về già vết thương tái phát, họ cần có chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước. Bộ phận bị nhiễm chất độc hóa học, điôxin, nay lại phát bệnh, hoặc sinh con bị dị tật, dị dạng, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm trợ cấp nhưng hầu như tất cả các khoản trợ cấp nhận được, gia đình NCCVCM đều ưu tiên cho việc bồi dưỡng cho người bệnh, cho việc đáp ứng nhu cầu tối thiểu: ăn, mặc .. Và tâm lý của người Việt Nam chúng ta, khi trong gia đình có người bị dị dạng, dị tật vẫn rất ngại nói ra, tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp; Một bộ phận không nhỏ thân nhân Liệt sỹ hy sinh đã lâu, đã nhận được giấy báo tử, thân nhân đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước nhưng đến nay hài cốt liệt sỹ vẫn chưa tìm thấy, tâm trạng của họ từ bồn chồn, bất an ban đầu sang hoảng loạn, lo lắng, đau khổ, sang chấn tâm lý; Mẹ Việt Nam anh hùng, dù chồng con hy sinh đã lâu, vẫn nghĩ chồng con mình mới ra đi, vẫn còn sống đâu đó trên đất nước này, tâm trạng vừa cười móm mém, tràn đầy hy vọng rồi sau đó lại khóc ngất khi thấy mọi người đến thăm nhân các ngày Lễ, Tết; có mẹ vẫn còn đọc thơ khi tiễn chồng con ra đi mỗi khi có đoàn đến thăm, thương vô cùng. 14 Thương binh- đặc biệt là thương binh nặng, thương binh có vết thương đặc biệt nặng, mặc dù trợ cấp ưu đãi nhận được hiện nay có thể trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày nhưng những sang chấn tâm lý trong chiến tranh, vết thương tái phát khi trái gió trở trời vẫn cần có sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, sự can thiệp chăm sóc sức khỏe, y tế, cần có sự hỗ trợ theo Chương trình hoạch định cụ thể… Có thể nói rằng, NCCVCM không chỉ cần trợ cấp ưu đãi hàng tháng, mà CTXH đối với NCCVCM nên tạo điều kiện để họ có thể hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, ổn định tâm lý và tham gia các hoạt động xã hội. Muốn vậy ở góc độ nhân viên CTXH phải tổ chức quản lý trường hợp cho từng trường hợp NCCVCM và thân nhân của họ. Bên cạnh đó, để công tác hỗ trợ NCCVCM được ổn định, đưa vào chương trình hoạt động chung, Nhà quản lý CTXH cần chỉ đạo tốt công tác xây dựng chương trình hỗ trợ NCCVCM, làm tốt công tác tổ chức quản lý CTXH, quản lý nhân sự .. CTXH đối với NCCVCM. Và tiếp cận ở góc độ quản lý CTXH là chuyển chính sách thành dịch vụ cụ thể thì đây là nhu cầu cấp thiết của NCCVCM ở nước ta nói chung và tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng. 1.3. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với Người có công với cách mạng Quản lý CTXH là một tiến trình hành động liên tục của nhân viên xã hội trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng quản lý để chuyển đổi các chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội sao cho các chính sách xã hội đó có ý nghĩa và hiệu quả, tạo nên sự phù hợp của chính sách xã hội với nhu cầu thực tiễn của người dân trong cộng đồng. Nó bao gồm hoạt động của những người lãnh đạo tổ chức và tất cả những nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục đích chung của tổ chức. Quản lý CTXH phân theo nhiều cấp độ: quản lý CTXH ở cấp độ cá nhân và quản lý xã hội ở cấp độ tổ chức. Ở cấp độ cá nhân, mỗi nhân viên CTXH xét tới các khía cạnh mang tính thừa hành, tác nghiệp của nhân viên xã hội về quản lý ca, điều phối các nguồn lực trong quá trình giúp đỡ trường hợp cụ thể. Trong công tác quản lý, nhân viên xã hội cần có kỹ năng ghi chép phúc trình, quản lý lưu trữ hồ sơ theo đúng nguyên tắc nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội cũng cần biết tự bảo vệ bản thân, biết cách xử lý những căng thẳng thần kinh do tính chất công việc luôn bị áp lực của nghề 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan