Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình ...

Tài liệu Quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

.PDF
133
3
107

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN CHU QUẢN LÝ CÔNG TÁC DI DÂN VÙNG XUNG YẾU TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60 62 01 16 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Chu i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, cô là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, các ngành có liên quan và UBND các xã được nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Chu ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Danh mục hộp .................................................................................................................. ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng ............................................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi ............................................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5. Đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ........................................... 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5 2.1.2. Sự cần thiết của việc quản lý công tác di dân vùng xung yếu .......................... 12 2.1.3. Nội dung quản lý công tác di dân vùng xung yếu ............................................ 13 2.1.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý di dân vùng xung yếu ...................... 21 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24 2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác di dân vùng xung yếu .................................................................................................. 24 2.2.2. Kinh nghiệm của một số dự án di dân đã thực hiện ở Việt Nam...................... 30 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quỳnh Phụ........................................... 40 iii Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện ........................................................................... 42 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ................................................................ 45 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 47 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 47 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 47 3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 50 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 50 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 53 4.1. Thực trạng dân cư vùng xung yếu ngoài đê của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình .......................................................................................................... 53 4.1.1. Đặc điểm chung vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ ................................... 53 4.1.2. Đặc điểm tình hình vùng xung yếu của 3 xã nghiên cứu.................................. 56 4.1.3. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra ................................................................ 59 4.1.4. Tình hình di dân vùng xung yếu của 3 xã nghiên cứu ...................................... 62 4.2. Thực trạng việc quản lý công tác di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ..... 63 4.2.1. Công tác quy hoạch .......................................................................................... 63 4.2.2. Công tác tổ chức thực hiện di dân vung xung yếu giai đoạn 2012–2015 ......... 66 4.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát .............................................................................. 84 4.2.4. Công tác báo cáo, đánh giá trong quá trình thực hiện dự án ............................ 85 4.2.5. Kết quả thực hiện công tác di dân từ năm 2012 - 2015 .................................... 86 4.2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ. ....................................................................................................... 87 4.3. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ............................................................................... 89 4.3.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước và địa phương.............................................. 89 4.3.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 93 4.3.3. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 94 4.3.4. Các yếu tố về vai trò của chính quyền .............................................................. 96 4.3.5. Các yếu tố về đối tượng di chuyển ................................................................... 97 4.4. Định hướng và giải pháp quản lý công tác di dân của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ................................................................................................. 100 iv 4.4.1. Định hướng công tác quản lý di dân ............................................................... 100 4.4.2. Một số giải pháp cho công tác di dân từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu vực an toàn của huyện Quỳnh Phụ ................................................................. 102 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 107 5.1. Kết luận........................................................................................................... 107 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 108 5.2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung Ương ........................................ 108 5.2.2. Đối với tỉnh Thái Bình .................................................................................... 109 5.2.3. Đối với Chính quyền huyện Quỳnh Phụ......................................................... 109 5.2.4. Đối với các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai................................................... 109 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 110 Phụ lục ........................................................................................................................ 113 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quỳnh Phụ năm 2016 ............................. 44 Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2016 ..... 46 Bảng 4.1. Diện tích tự nhiên, số hộ dân vùng xung yếu, huyện Quỳnh Phụ ................ 55 Bảng 4.2 . Số nhân khẩu của các hộ .............................................................................. 59 Bảng 4.3. Số lao động của các hộ................................................................................. 59 Bảng 4.4. Diện tích đất canh tác của các hộ ................................................................. 60 Bảng 4.5. Hiện trạng nhà ở vùng xung yếu của các hộ ................................................ 61 Bảng 4.6. Mức độ khó khăn của các hộ điều tra trong ổn định đời sống ..................... 62 Bảng 4.7. Hình thức bố trí ổn định dân cư ................................................................... 62 Bảng 4.8. Đánh giá về công tác lập quy hoạch chung của các hộ ................................ 64 Bảng 4.9. Mức độ ổn định về xã hội của các hộ .......................................................... 82 Bảng 4.10. Mức độ hòa nhập với cộng đồng của các hộ ................................................ 82 Bảng 4.11. Mức độ ổn định về kinh tế của các hộ ......................................................... 83 Bảng 4.12. Tổng hợp số liệu các đợt di chuyển ............................................................. 86 Bảng 4.13. Tổng kinh phí đã giải ngân cho các hộ dân sau 6 đợt di chuyển ................. 87 Bảng 4.14. Hiện trạng đất ở + vườn của các hộ vùng xung yếu .................................... 93 Bảng 4.15. Trình độ văn hóa của các hộ ........................................................................ 99 Bảng 4.16. Trình độ chuyên môn của các hộ ............................................................... 100 Bảng 4.17. Nguồn lực kinh tế của các hộ ....................................................................... 97 Bảng 4.18. Độ tuổi trung bình của các hộ ...................................................................... 98 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Đánh giá về công tác lập quy hoạch chi tiết của các hộ ............................. 65 Biểu đồ 4.2. Đánh giá về đề án di dân của các hộ .......................................................... 72 Biểu đồ 4.3. Đánh giá về công tác tuyên truyền của các hộ ........................................... 77 Biểu đồ 4.4. Đánh giá về công tác tiếp nhận đơn và rà soát đối tượng .......................... 78 Biểu đồ 4.5. Đánh giá về công tác kiểm đếm của các hộ ............................................... 80 Biểu đồ 4.6. Đánh giá về chính sách hỗ trợ của các hộ .................................................. 91 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ ............................................................ 42 Hình 4.1. Khu vực sạt lở đê Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ ......................................... 56 Hình 4.2. Hiện trạng một số điểm xung yếu của xã An Khê .......................................... 57 Hình 4.3. Hiện trạng một số điểm xung yếu của xã An Thanh ...................................... 58 Hình 4.4. Các hộ phá dỡ nhà tại nơi ở cũ trước khi bàn giao đất cho xã ........................ 81 Hình 4.5. Khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ ........................................ 84 viii DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Nhận xét, đánh giá về tình trạng sạt lở của huyện Quỳnh Phụ trong những năm qua ............................................................................................... 54 Hộp 4.2. Nhận xét, đánh giá về công tác ban hành, triển khai chính sách của nhà nước, địa phương............................................................................................ 70 Hộp 4.3. Đánh giá của chính quyền địa phương về khu tái định cư ............................. 83 Hộp 4.4. Nhận xét, đánh giá về ý kiến của các hộ dân ................................................. 92 Hộp 4.5. Đánh giá về kế hoạch di dân trong thời gian tới của huyện Quỳnh Phụ ...... 101 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Văn Chu Tên luận văn: “Quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60 62 01 16 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý công tác di dân vùng xung yếu trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Các thông tin thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình thực trạng các vùng xung yếu, tình hình di dời hộ dân đang sống trong vùng xung yếu; các văn bản chính sách có liên quan, ..., những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quỳnh Phụ. Các thông tin sơ cấp được khảo sát tại 90 hộ trong 3 xã: Quỳnh Lâm (60 hộ), An Khê (30 hộ) và xã An Mỹ (30 hộ), là 3 xã có số lượng các hộ dân đang sinh sống ở khu vực xung yếu lớn nhất của huyện và các cán bộ địa phương, cán bộ quản lý dự án di dời. Thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích SWOT là các phương pháp chính để phân tích. Kết quả chính và kết luận Vùng xung yếu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ là toàn bộ dải đất ngoài đê sông Luộc và sông Hóa, kéo dài 19 km tuyến đê sông Luộc và 16,5 km tuyến đê sông Hóa. Trong giai đoạn 2012 - 2016, huyện mới thực hiện di chuyển được 89 hộ đang sinh sống ở vùng đặc biệt nguy hiểm, so với nhu cầu thực tế, số hộ phải di chuyển trong thời gian tới còn rất lớn. Thực trạng về quản lý công tác di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: x Công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện dự án di dân của huyện đã được quan tâm, thực hiện với nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo trong quá trình thực hiện dự án đã được các cấp, các ngành thực hiện khá tốt. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: Cơ chế, chính sách của nhà nước và địa phương; điều kiện tự nhiên; kinh tế, xã hội; vai trò của chính quyền và đối tượng di chuyển. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý công tác di dân vùng xung yếu trong thời gian tới: Nâng cao nhận thức của người dân, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong công tác di dân khỏi vùng xung yếu, giải pháp về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, ổn định sản xuất cho người dân sau di dân và giải pháp về vốn. xi THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Van Chu Thesis title: “Management of population migration in critical area in Quynh Phu district, Thai Binh province”. Major: Rural development Code: 60 62 01 16 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives To assess the situation about the management of population migration in critical area in Quynh Phu district, Thai Binh province. - Analyze the factors that affect to the management of population migration in critical area in Quynh Phu district, Thai Binh province. - Proposed directions and solutions to increase the management of population migration in critical area in the coming time. Materials and Methods Method of study site selection Method of document collection Method of information processing Method of system of research indicators Main findings and conclusions Critical area in Quynh Phu district is whole the ribbon outside the dyke of Luoc river and Hoa river, extends 19 km belonging to the dike of Luoc river; 16,5 km belonging to the dike of Hoa river. In the period 2012 – 2016, the district had moved 89 households living in special dangerous areas, compared with actual demand. The number of households who have to move in the coming time are very large. The situation about the management of population migration in critical area in Quynh Phu district, Thai Binh province: The planning and implementation of district migration projects have been interested, performed, with many positive results but still many inadequacies, not meet the needs of the practical. The inspection, monitoring and reporting during project implementation have been performed pretty well by levels and branches. xii The factors that affect to the management of population migration in critical area in Quynh Phu district, Thai Binh province: Mechanisms, policies of state and local; natural, economy, social conditions; the role of government and the object of the move. Directions and solutions to increase the management of population migration in critical area in the coming time: Raise comprehension of the people; responsibility of the party committee, government in population migration get out the critical area, solutions on planning, plans, mechanisms and policies; stabilize production for people after migration and solutions about capital. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo Thứ trưởng Đào Xuân Học (2015): “Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới, biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã được khẳng định. Trong đó Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng đứng thứ 2 sau Ấn Độ”. Nhiều tổ chức quốc tế và các tổ chức nghiên cứu trong nước đều nhận định biến đổi khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam. Trong đó, ngành nông nghiệp và các hộ dân sống ven biển, ven sông, suối là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất. Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề tự nhiên, xã hội, kinh tế, môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Các hiện tượng như nước biển dâng, băng tan, nắng nóng, hạn hán, bão và lũ lụt, ... ngày càng diễn biến bất thường và cực đoan hơn. Dưới tác động của biến đổi khí hậu thiên tai, bão, lũ gia tăng, kéo theo một loạt các thay đổi khác như: sự biến đổi của dòng chảy, lượng mưa, sự thay đổi về quy luật của bão làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển..., ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất, đến tính mạng và sự ổn định đời sống của các hộ dân đang sinh sống trong các vùng bãi. Tại Quỳnh Phụ, biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến sự ổn định của dòng chảy, sự suy giảm hàm lượng chất phù sa trong dòng chảy gây nên hiện tượng sạt lở tại các vùng bãi sông, đê, kè, cống. Trung bình mỗi năm, trên địa bàn toàn huyện Quỳnh Phụ bị mất khoảng 3.500 m2 đất do sạt lở các vùng bãi, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của các hộ dân đang sinh sống trong các vùng bãi sông (Chi cục Phát triển nông thôn Thái Bình, 2016). Biến đổi khí hậu tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Quỹ đất canh tác nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất lương thực (Trần Thanh Lâm, 2010). 1 Tại huyện Quỳnh Phụ, việc mất đất không chỉ đơn thuần là việc bị mất đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập, sự ổn định đời sống của các hộ dân. Do điều kiện thời tiết bất thuận, diễn biến phức tạp, các loại dịch bệnh phát sinh trên vật nuôi, cây trồng đã làm nhiều chủ trang trại, gia trại bị thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Trung bình mỗi năm, huyện Quỳnh Phụ phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để khắc phục, hạn chế tình trạng sạt lở, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Có thể nói biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay. Tuy vậy, hiện nay, các giải pháp giúp người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai ổn định cuộc sống vẫn chưa được tiến hành đồng bộ, chủ yếu mới dừng ở bước “chống” và mang tính đối phó với hiện tượng sạt lở là chính như việc xây dựng các công trình chống sạt lở, di chuyển các hộ khi mép sông đã lấn vào đến nhà chính, .... chưa có sự chủ động trong công tác “phòng”. Việc quy hoạch các khu tái định cư chưa được thực hiện còn nhỏ lẻ, chưa đảm bảo nhu cầu di chuyển của các hộ dân ở vùng sạt lở. Vì vậy, chủ trương di chuyển các hộ dân đang sinh sống ở vùng xung yếu vào khu vực an toàn vẫn là nhiệm vụ chiến lược vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính ổn định lâu dài, cần được Đảng, Chính phủ cũng như các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và khẩn trương triển khai thực hiện. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, công tác bảo đảm an toàn cho các hộ dân đang sinh sống trong các vùng bãi sông thường xuyên có sạt lở, xói mòn (vùng xung yếu) đã được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và các ban, ngành, các địa phương có diện tích bãi sông quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện khá tốt; các hộ dân được thực hiện di chuyển từ vùng sạt lở vào khu tái định cư đều đã ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng dân cư tại nơi ở mới và bước đầu có sự phát triển về kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đạt của các dự án di dân đã thực hiện mới chỉ ở mức độ rất thấp so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Mặt khác, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả cho các dự án sau. Vì vậy, việc nghiên cứu, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng để đưa ra giải pháp cho việc quản lý công tác di dân trên địa bàn huyện, giúp các hộ dân di chuyển từ vùng xung yếu vào khu vực an toàn, để các hộ có cuộc sống ở nơi ở mới tốt hơn (hoặc tối thiểu cũng bằng nơi ở cũ), đúng theo chủ trương của Chính 2 phủ và nguyện vọng chính đáng của người dân là rất cần thiết. Xuất phát từ ý tưởng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng quản lý công tác di dân từ vùng xung yếu vào khu vực an toàn, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công tác di dân vùng xung yếu. - Đánh giá thực trạng về quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý công tác di dân vùng xung yếu trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng 1.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là các vấn đề liên quan trong quản lý công tác di dân vùng xung yếu ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 1.3.1.2. Đối tượng khảo sát Là các hộ dân đã và đang sống trong vùng xung yếu của các xã thuộc huyện Quỳnh Phụ và đại diện các đơn vị có liên quan. 1.3.2. Phạm vi 1.3.2.1. Về nội dung Tập trung vào di dân trong nội bộ các địa phương của huyện, từ khu vực xung yếu vào khu vực an toàn ở phía trong đê. 1.3.2.2. Về không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 3 1.3.2.3. Về thời gian - Số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập trong thời gian 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016. - Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2016. - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017. - Giải pháp đưa ra phục vụ cho giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến năm 2025. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Có các lý thuyết nào về vấn đề quản lý công tác di dân vùng xung yếu; yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý di dân vùng xung yếu? - Sự cần thiết và các nội dung quản lý công tác di dân vùng xung yếu? - Có các bài học kinh nghiệm nào trong quản lý công tác di dân vùng xung yếu ở các địa phương của Việt Nam có thể vận dụng cho huyện Quỳnh Phụ? - Thực trạng quản lý di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý công tác di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình? - Cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý công tác di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình? 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý công tác di dân vùng xung yếu và nội dung quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý công tác di dân vùng xung yếu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Phân tích để rút ra những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế của các nội dung của công tác quản lý công tác di dân vùng xung yếu: Công tác quy hoạch, công tác tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát, công tác đánh giá, báo cáo trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác di dân vùng xung yếu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ bao gồm: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, vai trò của chính quyền và yếu tố về các đối tượng di chuyển. Luận văn đề xuất một số giải pháp cho công tác di dân vùng xung yếu nhằm nâng cao hiệu quả các dự án di dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm quản lý Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Xét trên phương diện nghĩa của từ: Quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21 các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: - Theo Các Mác – Ph. Ăng ghen, (2002): “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”. Tức theo Mác, quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. - Theo Henry Fayol (1915), là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: "Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hành và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”. 5 - Theo Frederick Winslow Taylor (1911), là người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là ông tổ của trường phái quản lý theo khoa học, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế kỹ thuật đã cho rằng: "Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất". Theo giáo trình Quản trị học căn bản của Nhà xuất bản thống kê thì Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích của người quản lý. Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản nhất: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy điều hành hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân tác động chung và phù hợp với quy luật khách quan. * Vai trò và chức năng của quản lý + Vai trò của quản lý - Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người quản lý và người bị quản lý; giữa những người bị quản lý với nhau. - Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng quản lý vào mục tiêu đó. - Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý. - Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý. - Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất