Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình t...

Tài liệu Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải

.PDF
22
463
100

Mô tả:

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm sự thông suốt toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Sẽ không thể phát triển được KTXH của mỗi vùng và mỗi địa phương nếu như không có CSHTGT đồng bộ, hiện đại và có tính kết nối cao. GTVTĐB là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng KTXH nói chung và CSHTGT nói riêng ở Việt Nam cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề phát triển KTXH, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế… Vấn đề xã hội hóa các nguồn lực để phát triển CSHTGTVT là hết sức cần thiết, các dự án ĐTXD CTGTĐB theo mô hình đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP), trong đó có hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) là giải pháp hiệu quả và trở thành một xu hướng tất yếu. Thực tế cho thấy còn rất nhiều vấn đề hạn chế trong công tác quản lý các dự án BOT, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT. Với tư cách là đại diện CQNNCTQ được Bộ GTVT giao nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện quản lý các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT, các Ban QLDA đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý chi phí dự án và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA hiện nay vẫn thiếu chặt chẽ, chưa toàn diện; hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn, hiệu quả đầu tư thấp là những biểu hiện khá phổ biến. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong quá trình trải nghiệm thực tiễn quản lý dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT, với mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải”. Trang 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT. Nhằm mục tiêu đó, các nhiệm vụ cụ thể sẽ được thực hiện: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT trong thời gian qua; - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT. - Phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu thực trạng quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT; + Đề tài được nghiên cứu trên giác độ chủ thể quản lý là các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT (đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền); + Nghiên cứu thực trạng và thu thập số liệu về quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT từ năm 2013 - 2015. + Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2025 4. Câu hỏi nghiên cứu - Đặc điểm của dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT? Trang 2 - Nội dung quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT? - Thực trạng quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT của các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT với vai trò là đại diện CQNNCTQ? Nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA? - Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại Ban QLDA thuộc Bộ GTVT? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin. Ngoài ra, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: (i) phương pháp thống kê; (ii) phương pháp phân tích tổng hợp; (iii) phương pháp so sánh đối chiếu kết hợp với việc vận dụng các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý dự án đầu tư phát triển CSHT GTVT. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu: Việc xử lý số liệu thực hiện dựa trên phần mềm Excel. NỘI DUNG Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT. Chương 2. Thực trạng quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT tại các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải. Trang 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GTĐB THEO HÌNH THỨC BOT 1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GTĐB 1.1.1 Khái quát về công trình giao thông đường bộ (CTGTĐB) 1.1.1.1 Khái niệm CTGTĐB Công trình giao thông đường bộ (CTGTĐB) bao gồm hệ thống các công trình đường ô tô, đường phố, đường ô tô cao tốc, đường ô tô chuyên dùng, đường giao thông nông thôn và hệ thống các loại cầu, cống (cầu vượt, cầu chui..) cùng những cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác... phục vụ vận tải và đi lại trên mặt đất cho người đi bộ, ôtô, xe máy và các phương tiện vận chuyển khác được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. 1.1.1.2 Đặc điểm CTGTĐB CTGTĐB có những đặc điểm cơ bản như sau: Tính hệ thống; Tính đồng bộ; Tính tiên phong, định hướng; Tính vùng; Tính cố định, lâu dài, chi phí lớn. 1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến CTGTĐB - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; - Điều kiện kinh tế xã hội; - Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển GTĐB. 1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB 1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB Trang 4 Dự án ĐTXD CTGTĐB là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 1.1.2.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB - Quy mô về vốn, vật tư, lao động rất lớn; - Thời gian thực hiện hoạt động ĐTXD thường kéo dài; - Trải dài qua nhiều địa bàn hành chính khác nhau, qua nhiều khu vực có địa hình phức tạp nên khó khăn trong công tác phối hợp quản lý và bị tác động trực tiếp bởi thời tiết; - Có độ rủi ro cao; - Chịu ảnh hưởng lớn của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị. 1.1.2.3 Phân loại - Phân theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng; - Phân theo thời gian thực hiện đầu tư; - Phân theo nguồn vốn. 1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT 1.2.1 Khái niệm và đặc trưng dự án đầu tư xây dựng CTGTĐB theo hình thức BOT 1.2.1.1 Khái niệm Dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT là một trong những dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó, hợp đồng BOT Trang 5 được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh) và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thu phí hoàn vốn; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.1.2 Đặc trưng dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT - Cơ sở pháp lý: Hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa CQNNCTQ và Nhà đầu tư. Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức BOT và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Chủ thể ký kết hợp đồng: Một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh…) và một bên Nhà đầu tư. - Đối tượng của Hợp đồng: Là các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. - Hình thức của hợp đồng: Được lập thành văn bản và gọi là Hợp đồng dự án. - Nội dung của hợp đồng dự án quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình. - Phương thức thực hiện hợp đồng: Nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp dự án BOT để tổ chức, quản lý, kinh doanh dự án hoặc thuê tổ chức quản lý, với điều kiện doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý. - Lợi ích nhà đầu tư được hưởng là việc tiến hành quản lý và kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước Việt Nam. Trang 6 1.2.2 Các giai đoạn của dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT 1.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng dự án 1.2.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác 1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT 1.3.1 Khái niệm quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT Quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT là quá trình quản lý các chi phí phát sinh từ khâu: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác. Theo đó, quá trình thực hiện quản lý chi phí thực chất là kiểm soát xây dựng công trình theo đúng thiết kế, TMĐT được duyệt, theo đúng hợp đồng dự án đã ký đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư trên cơ sở không vượt TMĐT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1.3.2 Nội dung quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT 1.3.2.1 Xác định chi phí đầu tư giai đoạn chuẩn bị dự án 1.3.2.2 Xác định chi phí đầu tư giai đoạn thực hiện đầu tư dự án 1.3.2.3 Xác định chi phí giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa dự án vào khai thác vận hành 1.3.2.4 Kiểm tra, giám sát chi phí - Giai đoạn chuẩn bị dự án: - Giai đoạn thực hiện dự án: - Giai đoạn kết thúc dự án: 1.3.3 Tiêu chí đánh giá quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT 1.3.3.1 Đảm bảo tính đúng, tính đủ theo thiết kế Trang 7 1.3.3.2 Kiểm soát chi phí theo từng giai đoạn của dự án tránh gây thất thoát, lãng phí, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT 1.4.1 Nhân tố thuộc thuộc chủ thể quản lý 1.4.1.1 Hệ thống pháp lý, chính sách 1.4.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 1.4.1.3 Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ 1.4.1.4 Chất lượng kiểm soát công tác khảo sát, thiết kế và lập tổng mức đầu tư bước nghiên cứu khả thi 1.4.1.5 Chất lượng của công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án 1.4.1.6 Quy định mức chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư 1.4.1.7 Chất lượng kiểm soát công tác giải phóng mặt bằng 1.4.1.8 Chất lượng kiểm soát dự toán chi phí, khối lượng, chất lượng các giai đoạn thi công dự án 1.4.1.9 Kiểm soát hồ sơ thanh, quyết toán các gói thầu của dự án 1.4.1.10 Sự phối hợp với nhà đầu tư dự án và chính quyền địa phương có dự án 1.4.1.11 Quản lý rủi ro dự án 1.4.2 Nhân tố khác 1.4.2.1 Thị trường, giá cả, lãi suất 1.4.2.2 Chế độ chính sách của Nhà nước 1.4.2.3 Yêu cầu về tiến độ dự án Trang 8 1.4.2.4 Nguồn lực tài chính và năng lực của nhà đầu tư dự án a, Nguồn lực tài chính Hầu hết các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT đều thực hiện phương thức huy động nguồn vốn để thực hiện dự án là 1585 hoặc 20-80. Tức là, Nhà đầu tư huy động 15-20% giá trị TMĐT dự án để góp vào doanh nghiệp dự án tạo thành vốn chủ sở hữu, phần còn lại từ 80-85% giá trị TMĐT là vốn huy động tín dụng ngân hàng. b, Năng lực của các Nhà đầu tư 1.4.2.5 Tính phức tạp của dự án và các yếu tố bất khả kháng khi triển khai thực hiện 1.4.2.6 Sự phối hợp của chính quyền địa phương nơi có dự án và nhà đầu tư thực hiện dự án Kết luận chương Chương 1 đã khái quát được tổng quan về dự án, nội dung quản lý chi phí dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí ĐTXD CTGTĐB. Tiếp theo ở chương 2, Luận văn sẽ nêu thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT tại các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn từ 2013-2015. Trang 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC BOT TẠI CÁC BAN QLDA THUỘC BỘ GTVT 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC BAN QLDA THUỘC BỘ GTVT 2.1.1 Giới thiệu chung Bảng 2.1: Giới thiệu về các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT Stt Tên các Ban Thông tin liên hệ 1 Ban QLDA Đường Địa chỉ: Số 106 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Điện thoại: 04.36249035 Hồ Chí Minh 2 Ban QLDA Thăng Địa chỉ: Tổ 23, phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, HN. Điện thoại:04.36430197 Long 3 Ban QLDA 1 Địa chỉ: Số 308 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.38628761 4 Ban QLDA 2 Địa chỉ: Số 18, đường Phạm Hùng, Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.37680057 5 Ban QLDA 6 Địa chỉ: Lô D20, đường Tôn Thất Thuyết, Khu ĐTM Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại:04.38516867 6 Ban QLDA 7 7 Ban QLDA 85 8 Ban QLDA An toàn Địa chỉ: Số 02, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, HN. Điện thoại: 04.39427963 giao thông Địa chỉ: Số 63, Nguyễn Xí, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083.8040 735 Địa chỉ: 184 Nguyễn Sỹ Sách, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Điện thoại: 0383844782 2.1.2 Chức năng Các Ban QLDA là cơ quan tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây Trang 10 dựng kết cấu hạ tầng giao thông; thay mặt, đại diện Bộ GTVT để triển khai thực hiện các quyền, nghĩa vụ của CQNNCTQ trong các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong đó có dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT. 2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 2.1.3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn chính Đại diện Bộ GTVT thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lập và trình thẩm định dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. 2.1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các Ban QLDA đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ GTVT quản lý a, Trong giai đoạn chuẩn bị dự án - Đề xuất dự án - Chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu khả thi - Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và phối hợp với Nhà đầu tư tập hợp đầy đủ hồ sơ liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư (nếu có) trong quá trình thực hiện dự án. b, Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện dự án c, Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng d, Chủ trì công tác giải phóng mặt bằng: Thực hiện phối hợp với Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, Chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng. e, Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dự án Trang 11 f, Quản lý nguồn vốn của dự án g, Quản lý, giám sát chất lượng công trình h, Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng j, Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng k, Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng l, Bàn giao, chuyển giao hạng mục công trình, công trình xây dựng dự án: Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thực hiện các thủ tục đảm bảo hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đáp ứng các điều kiện bàn giao quy định tại hợp đồng dự án và các quy định tại Luật Xây dựng. m, Công tác bảo hành, bảo trì công trình: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng của Nhà đầu tư, nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, các quy định của Bộ GTVT và quy định tại Hợp đồng dự án. n, Công tác quyết toán công trình dự án: Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành đảm bảo để trình CQNNCTQ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hoàn thành công trình dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. o, Báo cáo, giám sát, đánh giá đầu tư, công khai tài chính. 2.1.4 Tổ chức bộ máy - Ban Tổng Giám đốc; - Phòng Tổ chức - Hành chính; - Phòng Tài chính - Kế toán; - Phòng Kinh tế - Kế hoạch; Trang 12 - Phòng Kỹ thuật - Thẩm định; - Phòng Triển khai dự án. 2.1.5. Các dự án BOT thuộc quản lý của các Ban QLDA Trong giai đoạn 2011 - 2015, tính đến hết tháng 7/2015, Bộ GTVT đã thu hút được 71 dự án triển khai theo hình thức đầu tư đối tác công tư xây dựng hệ thống đường bộ với TMĐT khoảng 202.556 tỷ đồng, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển với TMĐT khoảng 157.600 tỷ đồng, đầu tư bến, cảng thủy nội địa với TMĐT khoảng 18.977 tỷ đồng. Trong đó, số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT và BT là 62 dự án, với TMĐT là khoảng 186.660 tỷ đồng. 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXD CTGTĐB THEO HÌNH THỨC BOT 2.2.1 Thực trạng xác định chi phí đầu tư giai đoạn chuẩn bị dự án a, Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư b, Xác định chi phí xây dựng c, Xác định chi phí thiết bị d, Xác định chi phí quản lý dự án e, Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng f, Xác định chi phí khác g, Xác định chi phí dự phòng 2.2.2 Thực trạng xác định chi phí giai đoạn thực hiện đầu tư dự án Tại giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng dự án, chi phí dự án được biểu hiện thông qua giá trị thực tế công tác đền bù GPMB và tái định cư, dự toán các gói thầu xây dựng, dự toán các gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình và dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng. Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và đã được Ban QLDA chấp thuận, nhà đầu tư sẽ tiến hành phê duyệt và lựa chọn các nhà thầu tư vấn, xây lắp... theo trình tự sau: Trang 13 a, Dự toán gói thầu thi công xây dựng b, Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình c, Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng d, Dự toán các gói thầu chi phí khác 2.2.3 Thực trạng xác định chi phí giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa dự án vào khai thác vận hành 2.2.4 Thực trạng kiểm tra giám sát chi phí dự án 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXD CTGTĐB THEO HÌNH THỨC BOT THÔNG QUA MỘT SỐ DỰ ÁN CỤ THỂ 2.3.1 Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Nghi Sơn - Cầu Giát theo hình thức BOT 2.3.2 Dự án đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức BOT 2.3.3 Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1488+Km1525 qua tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT So sánh giá trị thực tế đầu tư với TMĐT được duyệt St t 1 2 3 Tên dự án BOT Nghi Sơn - Cầu Giát BOT Hà Nội - Bắc Giang BOT Quốc lộ 1 Khánh Hòa Tổng cộng TMĐT được duyệt, tỷ đồng Chi phí thực tế, tỷ đồng Chênh lệch, tỷ đồng 3.627 2.378 1.249 4.213 3.394 819 2.644 1.417 1.227 10.484 7.189 3.295 Nguồn: Tác giả tổng hợp Trang 14 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXD CTGTĐB THEO HÌNH THỨC BOT TẠI CÁC BAN QLDA THUỘC BỘ GTVT 2.4.1 Kết quả 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế (1) Chi phí đầu tư dự án chưa được đảm bảo tính đúng, tính đủ theo hồ sơ thiết kế. (2) Việc kiểm soát chi phí theo từng giai đoạn của dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT còn yếu kém dẫn tới hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, nhiều dự án bị vượt TMĐT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.4.2.2 Nguyên nhân a, Nguyên nhân thuộc chủ thể quản lý: (1) Chất lượng nguồn nhân lực: (2) Trách nhiệm của các Ban QLDA trong khâu quản lý khảo sát, thiết kế, lập TMĐT các dự án ĐTXD CTGTĐB trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư còn yếu; (3) Thiếu tính công khai, minh bạch; (4) Sự nóng vội của ngành GTVT trong việc ồ ạt triển khai đầu tư các dự án kết cấu HTGT theo hình thức BOT bằng mọi giá; (5) Trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc dự án: Sự chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GPMB thiếu chặt chẽ; buông lỏng quản lý và thiếu sát sao đối với nhà đầu tư b, Nguyên nhân khác (1) Công tác lập quy hoạch dự án ĐTXD CTGTĐB vẫn tồn tại nhiều bất cập, thiếu tính chiến lược, tổng thể giữa các cấp, ngành; thiếu tầm nhìn dài hạn, không sát thực; thiếu sự kết hợp giữa các loại quy hoạch, giữa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị... Trang 15 (2) Công tác GPMB, tái định cư: Đây là là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chi phí của dự án và vướng mắc nhiều trở ngại. (3) Hành lang pháp lý thiếu đồng bộ; (4) Do đặc điểm sản phẩm XDCB, nhất là các dự án ĐTXD kết cấu CTGTĐB có quá trình thi công dài, chi phí sản xuất lớn, địa bàn thi công rộng và phân tán; có liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cá nhân tham gia. Chịu tác động lớn từ điều kiện thời tiết, thời gian thực hiện đầu tư dự án và bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. (5) Quyền lực, quyền lợi và trách nhiệm không tương xứng. ̂ (6) Ta ̣i mọt số dự án BOT, chức năng và vai trò thẩm tra, thẩm định của một số cơ quan quản lý chuyên môn thuộc Bộ GTVT thể hiện một cách mờ nhạt; (7) Công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán các gói thầu tại bước thực hiện dự án do Nhà đầu tư thực hiện còn tồn tại nhiều sai sót; (8) Vốn Nhà nước chưa được bố trí hợp lý để tham gia thực hiện các dự án BOT, chủ yếu thực hiện bằng vốn của nhà đầu tư và vốn huy động từ các ngân hàng thương mại. (9) Cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa đạt được tiếng nói chung trong quá trình triển khai thực hiện các dự án BOT. Hành lang pháp lý thiếu rõ ràng dẫn đến việc hiểu và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đối với dự án đối tác công tư là khác nhau. (10) Có hiện tượng “lợi ích nhóm”, thiếu minh bạch trong khâu đấu thầu, thẩm định hồ sơ thầu để lựa chọn nhà đầu tư. Kết luận chương Vai trò kiểm soát của các Ban QLDA đối với các dự án BOT là chưa cao, chưa được như kỳ vọng và còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, Bộ GTVT đã ban hành các quy định cụ thể để yêu cầu các Ban QLDA khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy hơn nữa vai trò là đại diện CQNNCTQ để kiểm soát tốt các dự án nói chung và dự án BOT nói riêng góp phần đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư và chất lượng, tiến độ các dự án. Trang 16 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GTĐB THEO HÌNH THỨC BOT TẠI CÁC BAN QLDA THUỘC BỘ GTVT 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐTXD CTGTĐB THEO HÌNH THỨC BOT TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Định hướng phát triển công trình GTĐB Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2017 2020 cũng như đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định những nhiệm vụ và định hướng trọng tâm về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới: - Đối với lĩnh vực đường bộ: Đến năm 2020 có từ 2.000 km đến 2.500 km đường cao tốc. Tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu; Triển khai đầu tư các tuyến kết nối các đường cao tốc; Cơ bản nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh; Nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng; Tiếp tục đầu tư đường ven biển, đường hành lang và đường tuần tra biên giới. - Đối với lĩnh vực đường sắt: Tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có; Cải tạo, nâng cấp để nâng cao năng lực, chất lượng vận tải các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn; Nghiên cứu phương án xây dựng mới đường sắt đôi tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, giai đoạn đầu khai thác với tốc độ 160-200 km/h. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, như: Hà Nội - Vinh, TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. - Đối với lĩnh vực hàng không: Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại các cảng hàng không quốc tế. Xây dựng các công trình để Trang 17 khai thác an toàn, có hiệu quả các cảng hàng không khác, đưa tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm (tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2015). Triển khai đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. - Đối với lĩnh vực hàng hải: Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận tàu công-ten-nơ thế hệ mới; Cải tạo, nâng cấp luồng vào các cảng biển quan trọng... đưa tổng công suất các cảng biển khai thác đạt khoảng 800 triệu tấn/năm vào năm 2020. - Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa: Đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng; Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến kết nối đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh, các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Luộc; Nâng cấp, xây dựng mới một số cảng chính, bến hàng hóa và hành khách. - Giao thông đô thị: Tiếp tục phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; Đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị vào khai thác ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. - Giao thông nông thôn: Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 3.1.2 Định hướng phát triển các dự án ĐTXD CTGTĐB theo hình thức BOT Để thực hiện các mục tiêu phát triển, theo ước tính của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 1.126.000tỷ đồng (khoảng hơn 48 tỷ USD), trong đó, khoảng hơn 300.000 tỷ đồng (14 tỷ USD) sẽ huy động từ các nguồn ngoài ngân sách, vốn đầu tư từ nước ngoài và kêu gọi các nguồn lực ngoài xã hội tham thực hiện các dự án theo hình thức BOT. Trang 18 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 1 2 Đường bộ Đường sắt 762.000 119.000 Tỷ trọng, % 67,67% 10,57% 3 Hàng không 101.000 8,97% 4 Hàng hải 68.000 6,04% 5 Đường thủy nội địa 33.000 2,93% 6 Loại hình khác 43.000 3,82% 1.126.000 100,00% Stt Nội dung Tổng cộng Số tiền, tỷ đồng Nguồn: Bộ GTVT 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐTXD CTGTĐB THEO HÌNH THỨC BOT TẠI CÁC BAN QLDA THUỘC BỘ GTVT 3.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp 3.2.1.1 Quản lý công tác tư vấn khảo sát thiết kế bước lập dự án 3.2.1.2 Quản lý tốt công tác đánh giá hồ sơ lựa chọn nhà đầu tư 3.2.1.3 Thực hiện tốt việc phối hợp với địa phương và nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng 3.2.1.4 Quản lý tốt các nội dung trong hợp đồng dự án ký với nhà đầu tư 3.2.1.5 Tăng cường quản lý chất lượng dự toán thiết kế, chất lượng thi công xây dựng 3.2.1.6 Tăng cường quản lý hồ sơ nghiệm thu chất lượng công trình, hồ sơ quyết toán dự án 3.2.1.7 Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro dự án 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.2.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Trang 19 3.2.2.2 Nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực 3.2.2.3 Phân định công việc, trách nhiệm quản lý rõ ràng, cụ thể 3.2.2.4 Công tác lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án 3.3 KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với Bộ GTVT Bộ GTVT cần đưa ra các chỉ đạo, định hướng mục tiêu, xây dựng các quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để hỗ trợ Ban QLDA tổ chức quản lý dự án đảm bảo hiệu quả trên cơ sở: - Minh bạch trong việc chọn lựa dự án, lựa chọn nhà đầu tư; minh bạch trong công tác quản lý chi phí dự án; - Ban hành các quy định rõ ràng về điều kiện giải ngân dự án (đối với dự án BOT có hỗ trợ vốn nhà nước), xây dựng các quy chế phối hợp với các Bộ có liên quan trong công tác kiểm soát TMĐT dự án, các quy định về quản lý chi phí dự án... - Khẩn trương ban hành khung tiêu chuẩn đánh giá và thành lập hội đồng đánh giá năng lực của các Ban QLDA dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Ban QLDA theo các mục tiêu cụ thể. 3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, Cục QLCLCTXD, Ban PPP, Vụ pháp chế... cần phát huy vai trò nhiệm vụ của mình; phân cấp mạnh mẽ, bổ sung nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiến tiến để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. 3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương nơi có dự án Cần có sự sự vào cuộc và hỗ trợ của chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân để vận động nhân dân hỗ trợ các Ban QLDA, Nhà đầu tư, nhà thầu thi công các vấn đề liên quan đến GPMB, an ninh, trật tự, cung cấp các dịch vụ ... Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan