Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú...

Tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục dự trữ nhà nước khu vực vĩnh phú

.PDF
122
1
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ THU TẦM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ THU TẦM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Vũ Hải Nam TS. Bùi Thị Hồng Việt Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việt Trì, tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Tầm ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Vũ Hải Nam và TS. Bùi Thị Hồng Việt là những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở Cục Dự trữ nhà nƣớc Khu vực Vĩnh Phú đã hỗ trợ cung cấp dữ liệu để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần và tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận văn. Việt Trì, tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Tầm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ............................................................ 6 1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc.......................................... 6 1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc....................... 6 1.1.2. Nội dung chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ........................ 7 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc............................. 9 1.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc .......... 9 1.2.2. Mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc .......... 10 1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc ......... 10 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc .......................................................................................................... 16 1.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 16 1.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ .......... 20 2.1. Khái quát về Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ........................... 20 iv 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ......................................................................................................... 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ......................................................................................................................... 24 2.1.4. Hoạt động đặc thù chủ yếu của Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 33 2.2. Chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................ 37 2.2.1. Chi hoạt động quản lý quỹ Dự trữ Quốc gia tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh phú giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................... 38 2.2.2. Chi quản lý hành chính tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 2018 ................................................................................................................. 39 2.2.3. Chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................................................. 40 2.2.4. Tổng hợp chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 ..................................................................... 41 2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 .............................................................. 42 2.3.1. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................................................. 43 2.3.2. Thực trạng lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.............................................. 47 2.3.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ...................................... 64 2.3.4. Thực trạng quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................... 76 2.3.5. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................... 87 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.............................................. 89 2.4.1. Thực hiện mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.............................................. 89 v 2.4.2. Ƣu điểm trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.............................................. 91 2.4.3. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.............................................. 93 2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .......................... 94 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 96 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI................................................. 96 NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC KHU VỰC VĨNH PHÚ ...................................................................................................... 96 3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ........................................................................... 96 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ..................................................................... 97 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ............................................................... 97 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ..................................................................... 98 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc tịa Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ............................................................... 99 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ......................................................................... 100 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại Cục Dự trữ Nhà nƣớc khu vực Vĩnh Phú ......................................................................... 102 3.2.6. Giải pháp trong ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ................................................................................. 102 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ....................................................................... 103 KẾT LUẬN ................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTNNKV Dự trữ Nhà nƣớc khu vực DTNN Dự trữ Nhà nƣớc DTQG Dự trữ quốc gia NSNN Ngân sách Nhà nƣớc KBNN Kho bạc Nhà nƣớc CBCC Cán bộ, công chức CQNN Cơ quan nhà nƣớc vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức và ngƣời lao động ............... 32 của Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018..................................... 32 Bảng 2.2: Kết quả một số hoạt động đặc thù tại ............................................. 37 Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ........................................... 37 Bảng 2.3: Tỷ lệ chi hoạt động quản lý quỹ DTQG trong tổng chi ngân sách 39 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 ....................................... 39 Bảng 2.4: Tỷ lệ chi quản lý hành chính trong tổng chi ngân sách .................. 40 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 ....................................... 40 Bảng 2.5: Tỷ lệ chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong ................... 41 tổng chi ngân sách tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 ........ 41 Bảng 2.6: Tổng hợp chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú ........................ 41 giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 41 Bảng 2.7: Tình hình đội ngũ kế toán tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú ................ 45 giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................... 45 Bảng 2.8: Định mức chi phí nhập – xuất một số mặt hàng DTQG ................ 51 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 -2018 ....................................... 51 Bảng 2.9: Định mức chi phí bảo quản (BQ) một số mặt hàng DTQG ........... 52 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ..................................... 52 Bảng 2.10: Tổng hợp dự toán chi hoạt động quản lý quỹ DTQG .................. 53 tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................. 53 Bảng 2.11: Tổng hợp dự toán chi quản lý hành chính (kinh phí giao thực hiện tự chủ) tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018.................. 56 Bảng số 2.12 – Tổng hợp dự toán chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức 58 tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................. 58 Bảng 2.13: Tình hình báo cáo dự toán của các đơn vị dự toán ....................... 59 trực thuộc Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .......................... 59 Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình lập dự toán chi NSNN tại ............................. 60 Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 -2018 ............................................. 60 Bảng 2.15: Tình hình điều chỉnh dự toán chi NSNN ...................................... 61 viii tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ...................................... 61 Bảng 2.16: Tình hình chấp hành dự toán chi hoạt động quản lý quỹ DTQG . 66 tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................. 66 Bảng 2.17: Tình hình chấp hành dự toán chi cải tạo, sửa chữa kho tàng ....... 71 và các công trình phụ trợ tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú .......................... 71 giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................... 71 Bảng 2.18: Tình hình chấp hành dự toán chi quản lý hành chính .................. 73 tại Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 .............................. 73 Bảng 2.19: Tình hình chấp hành dự toán chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, ...... 74 công chức tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018..................... 74 Bảng 2.20: Tổng hợp quyết toán chi hoạt động quản lý quỹ DTQG .............. 79 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ...................................... 79 Bảng 2.21: Tổng hợp quyết toán chi quản lý hành chính ............................... 83 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ..................................... 84 Bảng 2.22: Tổng hợp quyết toán chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, ................... 86 công chức tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018..................... 86 Bảng số 2.23 – Tình hình thực hiện mục tiêu quản lý chi NSNN .................. 90 tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 – 2018 ...................................... 90 Bảng 2.24: Tính hình tiết kiệm chi tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú ................... 90 giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 90 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục DTNN khu vực Vĩnh Phú....................... 25 ix 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cục DTNNKV Vĩnh Phú (Trƣớc đây là DTQG khu vực Vĩnh Phú) là đơn vị trực thuộc Tổng cục DTNN (Trƣớc đây là Cục DTQG) trực thuộc Bộ Tài chính, có cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 05/10/2016 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTNNKV Vĩnh Phú trực thuộc Tổng cục DTNN (thay thế Quyết định số 39/2004/QĐ-BTC 20/4/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của DTQG khu vực trực thuộc Cục DTQG). Đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Cục DTNNKV Vĩnh Phú có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đƣợc quy định tại các Quyết định số 172/QĐ-TCDT ngày 10/12/2009 và số 173/QĐ-TCDT ngày 10/12/2009 của Tổng cục trƣởng Tổng cục DTNN (quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục DTNN, các phòng nghiệp vụ trực thuộc Cục DTNNKV Vĩnh Phú). Theo các văn bản nêu trên thì mô hình về tổ chức bộ máy của các đơn vị dự toán thuộc Cục DTNNKV Vĩnh Phú có sự thay đổi so với trƣớc đây đòi hỏi vai trò quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú - đơn vị dự toán cấp III thuộc Bộ Tài chính - cần phải có sự đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp. Đội ngũ CBCC trực tiếp thực hiện công tác quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú thời gian qua về cơ bản đã đƣợc củng cố, sắp xếp lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý và điều hành ngân sách tại đơn vị còn có những hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nƣớc. Xuất phát từ các lý do trên, để công tác quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú đáp ứng yêu cầu đặt ra thì việc nghiên cứu về đề tài “Quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú” thực sự có ý nghĩa và cần thiết, đặc biệt là về mặt thực tiễn đối với Cục DTNNKV Vĩnh Phú. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 - Mục tiêu chung: + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại CQNN. + Phân tích đƣợc thực trạng quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018, chỉ ra đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này. + Đƣa ra đƣợc các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại CQNN + Quản lý chi NSNN là nhƣ thế nào? ++ Chủ thể quản lý: Cơ quan Nhà nƣớc ++ Đối tƣợng bị quản lý: Chi NSNN ++ Công cụ quản lý: Luật NSNN; các quy định của Nhà nƣớc về chi NSNN + Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chi NSNN: ++ Quan điểm và hệ thống các giải pháp chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ++ Cơ chế chính sách Nhà nƣớc (yếu tố pháp luật, hệ thống biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật, quyết định quản lý,...) ++ Tổ chức bộ máy quản lý HCNN và việc phân định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý HCNN; ++ Nhiệm vụ đƣợc giao hàng năm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc - Đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại CQNN + Thành tựu đã đạt đƣợc + Tồn tại và hạn chế, yếu kém + Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế, yếu kém 3 - Đề xuất định hƣớng, giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại CQNN 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú, đƣợc nghiên cứu theo các nội dung: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát chi NSNN. - Về không gian: Tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. - Về thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn 2016 – 2018; đề xuất định hƣớng, giải pháp đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận - Phƣơng pháp tiếp cận theo hệ thống - Phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn - Phƣơng pháp tiếp cận nhân quả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: - Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 nhằm tổng hợp cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại cơ quan nhà nƣớc. Trong chƣơng 2, phƣơng pháp tổng hợp sử dụng để đánh giá chung về thực trạng quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018; - Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các số liệu về thực trạng chi NSNN và quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú giai đoạn 2016 - 2018 đƣa vào các bảng biểu. - Phƣơng pháp phân tích: Đƣợc dùng xuyên suốt trong luận văn để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú; - Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng chi NSNN và 4 quản lý chi NSNN của Cục DTNNKV Vĩnh Phú theo thời gian. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại CQNN 5.2. Về mặt thực tiễn - Phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú, đánh giá những kết quả đã đã đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng I: Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại cơ quan nhà nƣớc. - Chƣơng II: Thực trạng quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. - Chƣơng III: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu tại luận văn, tác giả đã kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số luận văn, luận án đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN dƣới đây: - Luận văn của tác giả Trần Thị Thu (2015), Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã nghiên cứu tổng quát và có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến thu, chi NSNN; thực trạng quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng. - Luận văn của tác giả Nguyễn Thu Hà (2015), Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Tuyên Quang. Tác giả nghiên cứu về những lý luận chung về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN và thực trạng quản lý chi NSNN, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của tỉnh Tuyên Quang - Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Một số giải pháp 5 nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Tổng cục Hải quan, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với cơ quan chủ quản và đơn vị cấp trên, nhằm đổi mới quản lý chi ngân NSNN trong đơn vị. - Luận văn của tác giả Nguyễn Xuân Hoan (2015), Quản lý NSNN tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn đánh giá chi tiết, cụ thể thực trạng quản lý NSNN; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam. - Luận án của tác giả Lê Văn Nghĩa (2018), Quản lý chi NSNN tỉnh Đăk Lăk. Tác giả nghiên cứu những lý luận chung về quản lý chi NSNN tại tỉnh Đăk Lăk, thực trạng thực hiện công tác quản lý chi NSNN của Tỉnh. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN của Tỉnh. Kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học trên đã làm cơ sở cho việc hoàn thiện hơn về công tác quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, tại các công trình nghiên cứu này còn ít tài liệu về công tác quản lý chi NSNN tại một CQNN, cụ thể tại Cục DTNNKV Vĩnh Phú. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC 1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước Theo Quốc Hội (2002), Luật NSNN đã nêu khái niệm NSNN nhƣ sau: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc CQNN có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”. Theo Quốc Hội (2015), Luật NSNN chỉ rõ: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do CQNN có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc”. Nhƣ vậy có thể hiểu: NSNN tại CQNN là toàn bộ các khoản thu, chi của CQNN được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do CQNN có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CQNN. 1.1.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước Theo Quốc Hội (2015), Luật NSNN: “Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng tại CQNN (bao gồm các khoản chi: chi đầu tƣ phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thƣờng xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật”. Sự ra đời và tồn tại, phát triển của NSNN luôn gắn liền với một tiền đề rất quan trọng là Nhà nƣớc. Trong mối quan hệ giữa NSNN và Nhà nƣớc, thì Nhà nƣớc 7 luôn giữ vai trò chủ thể, còn NSNN lại trở thành công cụ tài chính quan trọng của Nhà nƣớc. Vì vậy, NSNN phải đảm bảo cho các nhu cầu chi của Nhà nƣớc theo luạt định. Chi NSNN tại các CQNN là quá trình các CQNN phân phối, sử dụng NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi giúp CQNN vận hành và thực hiện các nhiệm vụ của mình. 1.1.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước Chi NSNN tại các CQNN bao gồm 02 nội dung chi lớn, đó là chi đầu tƣ phát triển (ĐTPT) và chi thƣờng xuyên. - Chi ĐTPT: Theo Quốc Hội (2015), trong Luật NSNN đã nêu “Chi đầu tƣ phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc, gồm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật”; “Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nƣớc để thực hiện các chƣơng trình, dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chƣơng trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” Nhƣ vậy, chi ĐTPT của ngân sách tại CQNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN tại CQNN để đầu tƣ xây dựng CSHT, phát triển sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển CQNN. - Chi thƣờng xuyên: Theo Quốc Hội (2015), trong Luật NSNN cũng đã nêu “Chi thƣờng xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Chi thƣờng xuyên (chi thực hiện chế độ tự chủ) của NSNN tại CQNN bao gồm các nội dung nhƣ sau: + Các khoản chi thanh toán cho cá nhân (Tiền lƣơng, tiền công trả cho vị trí lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp theo lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo 8 quy định); + Các khoản chi quản lý hành chính đảm bảo duy trì hoạt động (Thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nƣớc, chi phí thuê mƣớn...); + Chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành; + Chi mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn; + Sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng; + Các khoản chi khác có tính chất thƣờng xuyên khác. Ngoài kinh phí giao để chi thực hiện chế độ tự chủ, hàng năm CQNN còn đƣợc NSNN bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm: + Chi mua sắm tài sản cố định; + Chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức; + Chi thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); + Chi nghiên cứu khoa học; + Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Chi thực hiện các nhiệm vụ không thƣờng xuyên khác có tính chất đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao. Đối với các CQNN đƣợc tự chủ về kinh phí, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, trong phạm vi nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ đã đƣợc cấp và mức chi tối đa do CQNN có thẩm quyền quy định, CQNN thực hiện chế độ tự chủ đƣợc vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để quy định các mức chi áp dụng, thực hiện tại đơn vị. Thủ trƣởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí đƣợc giao vào các mục chi cho phù hợp; đƣợc quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. 9 Với các CQNN không đƣợc tự chủ về nguồn kinh phí, thủ trƣởng đơn vị chỉ đƣợc quyết định các mục chi trong phạm vi kinh phí (dự toán chi NSNN) đƣợc cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp cấp cho đơn vị. 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại cơ quan nhà nước Trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội nói chung, để đảm bảo tất cả các hoạt động đƣợc bình thƣờng đều phải có vai trò của con ngƣời tác động vào. Những tác động mang tính tất yếu đó gọi là quản lý. Quản lý chi NSNN: Là một bộ phận trong công tác quản lý NSNN, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, do NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện đƣợc các chƣơng trình và mục tiêu, chiến lƣợc của mỗi Quốc gia. Việc quản lý chi NSNN đối với các CQNN là cần thiết, vì ở tất cả các CQNN, nguồn lực tài chính chính là nền tảng, là tiềm lực phát triển, là cơ sở để tăng cƣờng CSVC và góp phần quan trọng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý chi NSNN đó là việc tổ chức quản lý, giám sát các khoản chi sao cho có hiệu quả cao và tiết kiệm. Muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau: - Quản lý chi phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, thực hiện kiểm tra giám sát trƣớc, trong và sau khi chi; - Phải gắn chặt quản lý chi với việc bố trí các khoản chi, quản lý chi làm cơ sở cho quản lý, xây dựng quy chế kiểm soát, kiểm tra; - Đảm bảo yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm trong việc bố trí, quản lý các khoản chi tiêu NSNN; - Để nâng cao hiệu quả chi ngân sách, quản lý chi phải kết hợp quản lý các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế với các khoản chi thuộc vốn nhà nƣớc;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan