Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý chi bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội huyện yên bình tỉnh yên bái...

Tài liệu Quản lý chi bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội huyện yên bình tỉnh yên bái

.PDF
114
1
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG MAI THỊ HƯƠNG SEN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG MAI THỊ HƯƠNG SEN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hồng Việt Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Bản luận văn thạc sỹ: Quản lý chi bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Bùi Thị Hồng Việt, là đề tài nghiên cứu riêng của tôi. Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả Mai Thị Hƣơng Sen ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Bùi Thị Hồng Việt, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp đang làm việc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, Trung tâm y tế huyện Yên Bình, phòng Giám định bảo hiểm y tế, phòng Kế hoạch tài chính - Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Mai Thị Hƣơng Sen iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................................. vi DANH MỤC C C CH VI T TẮT ............................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 5. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................5 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................................6 7. Kết cấu luận văn ..............................................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y T CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ...................................................................8 1.1. Bảo hiểm y tế và chi bảo hiểm y tế ............................................................................8 1.1.1. Bảo hiểm y tế ............................................................................................................8 1.1.2. Chi bảo hiểm y tế ................................................................................................... 12 1.2. Quản lý chi bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện............................. 18 1.2.1. Khái niệm quản lý chi bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện........ 18 1.2.2. Mục tiêu quản lý chi bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện ........ 18 1.2.3. Nội dung quản lý chi bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện........ 19 1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý chi bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện...................................................................................................................... 26 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội một số huyện và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................ 31 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm y tế của BHXH một số huyện .............. 31 iv 1.3.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................. 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y T CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN B I ............................................ 38 2.1. Khái quát về huyện Yên Bình và Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình .................. 38 2.1.1. Khái quát về huyện Yên Bình .............................................................................. 38 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ...... 39 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ........................... 41 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ...................................... 44 2.1.5. Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 20172019 ................................................................................................................................... 47 2.2. Thực trạng chi bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................................... 50 2.2.1. Chi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đƣợc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình chi trả........................................................................................................................ 50 2.2.2. Chi khám chữa bệnh trực tiếp............................................................................... 52 2.2.3. Chi thanh toán đa tuyến đến ngoại tỉnh ............................................................... 53 2.2.4. Chi chăm sóc sức khỏe ban đầu ........................................................................... 54 2.3. Thực trạng quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình .... 56 2.3.1. Bộ máy quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ...... 56 2.3.2. Thực trạng lập kế hoạch chi bảo hiểm y tế.......................................................... 58 2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi bảo hiểm y tế ................................. 61 2.2.4. Thực trạng kiểm soát chi bảo hiểm y tế............................................................... 73 2.3. Đánh giá quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình........ 75 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc .................................................................................................... 75 2.3.3. Những hạn chế ....................................................................................................... 78 2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................................... 80 v 2.3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý chi…………………………………………79 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PH P HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y T CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN B I .......................................................................................................................... 84 3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình đến năm 2025 .................................................................................................. 84 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình................................................................................................................ 86 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ........................................................................................................................... 86 3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch chi bảo hiểm y tế ......................................................... 88 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chi bảo hiểm y tế ................................. 88 3.2.4. Tăng cƣờng kiểm soát chi bảo hiểm y tế............................................................. 91 3.2.5. Giải pháp khác ....................................................................................................... 93 3.3. Một số kiến nghị ....................................................................................................... 96 3.3.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.. 96 3.3.2. Kiến nghị với chính quyền huyện Yên Bình và chính quyền tỉnh Yên Bái..... 96 K T LUẬN ...................................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 101 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................................ 49 Bảng 2.2: Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN của BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ................................................................................................................ 49 Bảng 2.3: Chi khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế và phòng khám trên địa bàn huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ........................................................................... 51 Bảng 2.4: Chi khám chữa bệnh thanh toán ngoại tỉnh của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 2017 -2019 ...................................................................................... 54 Bảng 2.5: Chi phí chăm sóc sức khỏe ban đầu của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................... 55 Bảng 2.6: Kế hoạch chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 . 60 Bảng 2.7: Kế hoạch chi BHYT điều chỉnh của BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................................... 61 Bảng 2.8: Giao kế hoạch chi BHYT cho cơ sở KCB tại huyện Yên Bình giai đoạn 2017 -2019 ........................................................................................................................ 62 Bảng 2.9: Kết quả tập huấn công tác chuyên môn về chi BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ..................................................................... 63 Bảng 2.10: Kết quả tuyên truyền BHYT của BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017 - 2019 ....................................................................................................................... 64 Bảng 2.11: Chi phí cơ sở KCB tại huyện Yên Bình đề nghị cơ quan BHXH thanh toán .................................................................................................................................... 69 Bảng 2.12: Chi phí đƣợc BHXH huyện Yên Bình đồng ý thanh toán (số liệu quyết toán) ........................................................................................................................ 70 Bảng 2.13: So sánh chi phí BHXH huyện Yên Bình đồng ý thanh toán với chi phí cơ sở KCB đề nghị thanh toán ........................................................................................ 71 Bảng 2.14: So sánh các chỉ tiêu trong chi BHYT tại cơ sở y tế trên địa bàn huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ....................................................................................... 72 vii Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra chi BHYT tại BHXH huyện Yên Bình giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................................... 73 Bảng 2.16: Tổng hợp so sánh số thực hiện với kế hoạch chi bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 2017 -2019 ..................................................... 75 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Chi khám chữa bệnh thanh toán trực tiếp của Bảo hiểm xã hội huyện yên Bình giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................................................... 53 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình ..................... 45 Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý chi BHYT tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình............ 56 ix DANH MỤC C C CH VI T TẮT Vi t tắt Vi t ầ ủ BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYTHGĐ Bảo hiểm y tế hộ gia đình BBVCSSK Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe CCVC Công chức viên chức CP Chính phủ CNTT Công nghệ thông tin CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu HĐND Hội đồng nhân dân KCBBHYT Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nƣớc NQ Nghị quyết TW Trung Ƣơng BTC Ban tổ chức TTLT Thông tƣ liên tịch KCB Khám chữa bệnh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ề tài Trong những năm qua, chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta chú trọng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, cùng với chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), chính sách BHYT đƣợc xác định là chính sách xã hội quan trọng, trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 20122020 đã đặt ra mục tiêu BHYT toàn dân: Đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 13/6/2014, đã quy định rõ BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc đƣợc áp dụng đối với các đối tƣợng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện; Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020 từ 80% lên 90% cho các tỉnh, thành phố và là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của địa phƣơng. Từ các chủ chƣơng và chỉ đạo quyết luyệt của Đảng và Nhà nƣớc ta ở trên, công tác thực hiện chính sách BHYT đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cấp cơ sở. Nhờ đó, sau hơn 06 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, hơn 04 năm Luật BHYT sửa đổi bổ sung có hiệu lực và hơn 02 năm thực hiện Quyết định 1167/QĐ-TTg tỷ lệ bao phủ BHYT trong cả nƣớc đã có sự chuyển biến vƣợt bậc từ 65% dân số tham gia 2 BHYT (Thời điểm ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW) đến năm 2018 đã có trên 86,6% dân số tham gia BHYT. Bên cạnh những thuận lợi ở trên, quá trình triển khai cũng nảy sinh những khó khăn cho địa phƣơng, cơ sở đối với việc thực hiện chính sách BHYT đặc biệt trong việc thu BHYT theo hộ gia đình nhƣ: Việc quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình là hình thức bắt buộc nhƣng vẫn trên cơ sở tuyên truyền vận động, chƣa có chế tài bắt buộc phải tham gia; hay việc quy định giảm trừ mức đóng phải bao gồm tất cả các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong nămchi tài chính…. Việc tiếp tục nghiên cứu về hoạt động BHYT, đặc biệt nghiên cứu những yếu tố cơ bản, chủ yếu ảnh hƣởng trực tiếp đến thu chi quỹ khám chữa bệnh BHYT trong tình hình hiện nay là cần thiết. Mặt khác trong những năm qua chi BHYT tại tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình nói riêng thƣờng xuyên trong tình trạng mất cân đối giữa thu và chi. Trong khi đó thì chi BHYT là điều kiện rất quan trọng để Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình có thể thực hiện đƣợc các chức năng nhiệm vụ của mình, vậy nguyên nhân nào làm cho tình trạng mất cân đối thu chi BHYT? Những yếu tố gì ảnh hƣởng đến tới công tác quản lý chi BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện? Giải pháp nào nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chi Bảo hiểm y tế là những vấn đề đƣợc làm rõ trong nội dung của đề tài luận văn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn chủ đề nghiên cứu Quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan n ề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về bảo hiểm y tế, chi bảo hiểm y tế và quản lý chi bảo hiểm y tế. Trong quá trình viết luận văn này tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: 3 Ngô Gia Khảm (2015) với đề tài Tăng cường quản lý chi kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp huyện qua khảo sát thực trạng tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quản lý chi kinh phí khám chữa bệnh BHYT cấp huyện; phân tích đánh giá thực trạng quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Ngọc (2017) với đề tài Quản lý chi bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên, luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh. Phân tích thực trạng quản lý chi bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên, để từ đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của công tác này tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện biên. Tác giả đã đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHYT và định hƣớng phát triển đến năm 2025. Phạm Thu Huyền (2019) với đề tài Quản lý quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Học viện Tài chính. Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận dựa trên thực tiễn quản lý quỹ BHYT tại Việt Nam, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng lạm dụng quỹ BHYT dẫn đến hạn chế đƣợc một phần bội chi quỹ BHYT. Chu Thị Phƣợng (2020) với đề tài Quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ Trƣờng Đại học Thƣơng mại. Tác giả đã khái quát một số vấn đề cơ bản về quản lý chi bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh. Tác giả đã phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20162019, từ đó xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHYT của BHXH tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 4 Theo phạm vi hiểu biết của học viên, cho đến thời điểm này chƣa có công trình nào nghiên cứu về quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện, phân tích thực trạng quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017- 2019, từ đó xác định những mặt đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế cần khắc phục và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện. - Phân tích thực trạng quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình. - Đề xuất định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình đến năm 2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý chi BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: quản lý chi BHYT tại BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đƣợc nghiên cứu theo quy trình quản lý bao gồm lập kế hoạch chi, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát chi BHYT. - Về không gian: nghiên cứu tại BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Về mặt thời gian: dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2017-2019 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. 5. Quan iểm, phƣơng pháp ti p cận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển vì con ngƣời, do con ngƣời; tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Nhà nƣớc, của các Bộ ngành về chính sách BHYT, về chi BHYT và quản lý chi BHYT; đồng thời quán triệt chủ trƣơng, biện pháp quản lý chi BHYT của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Yên Bái và BHXH huyện Yên Bình. 5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Tác giả coi quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện là một hệ thống gồm nhiều hoạt động nhƣ lập kế hoạch chi, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát chi BHYT. Đồng thời, coi quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện là bộ phận của quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Coi hoạt động quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện là một hệ thống tƣơng đối hoàn chỉnh. - Phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Từ việc làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan, tác giả đi đến phân tích những vấn đề thực tiễn để thấy rõ bản chất của quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên 6 Bình, tỉnh Yên Bái. - Phƣơng pháp tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả có nguyên nhân của nó, tiếp cận theo nguyên lý này để xác định nguyên nhân của thành công hay của những hạn chế, yếu kém trong quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể: - Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phân tích các số liệu thống kê về kết quả chi BHYT và quản lý chi BHYT tại BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 và đƣa vào các bảng biểu. - Phƣơng pháp so sánh: So sánh kết quả chi BHYT và quản lý chi BHYT tại BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo chuỗi thời gian. - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong luận văn, từ tổng hợp cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện ở chƣơng 1, đến phân tích thực trạng và tổng hợp đánh giá chung về thực trạng quản lý chi BHYT của BHXH huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ở chƣơng 2 cho đến đề xuất các giải pháp ở chƣơng 3. 6. Đóng góp của luận văn - Trên cơ sở hệ thống hóa có phân tích các vấn đề liên quan cần thiết, tác giả luận văn đã cố gắng làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về quản lý chi BHYT của cơ quan BHXH huyện để vận dụng vào việc nghiên cứu thực trạng quản lý chi BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Xác định rõ hơn những ƣu điểm, hạn chế cùng với nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình giai đoạn 7 2017-2019. - Đề xuất đƣợc các giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHYT cho Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình cho giai đoạn đến năm 2025. 7. K t cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện và kinh nghiệm thực tiễn. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM Y T CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN 1.1. Bảo hiểm y t và chi bảo hiểm y t 1.1.1. Bảo hiểm y tế 1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm y tế Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm do Nhà nƣớc tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Theo Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện và các đối tƣợng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nƣớc đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trƣớc cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi ngƣời tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT. BHYT là sự san sẻ rủi ro của mọi ngƣời trong cộng đồng, là giải pháp hữu hiệu để mọi ngƣời vƣợt qua bệnh tật. Theo đó : ngƣời khoẻ mạnh giúp đỡ, ngƣời bị bệnh về mặt tài chính để ngƣời bị bệnh đƣợc sử dụng thuốc và trang thiết bị y tế nhằm sớm bình phục sức khoẻ. Đến nay, trên thế giới không một quốc gia nào có thể khẳng định ngân sách nhà nƣớc đủ để chăm lo sức khoẻ cho toàn cộng đồng mà không có sự huy động của các thành 9 viên trong xã hội. Càng ngày BHYT càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống con ngƣời. BHYT cần đƣợc triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Thực hiện BHYT sẽ tạo mọi điều kiện để mọi ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khỏe. Đây là quan điểm nhất quán của Nhà nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe và tiến tới BHYT toàn dân. 1.1.1.2. Vai trò của bảo hiểm y tế BHYT bảo đảm cho những ngƣời tham gia BHYT và các thành viên gia đình của họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật; chữa trị và khôi phục lại sức khoẻ sau bệnh tật. Trong hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa ngƣời khoẻ mạnh với ngƣời ốm yếu, giữa thanh niên với ngƣời già và giữa ngƣời có thu nhập cao với những ngƣời có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tƣơng trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng ngƣời dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. BHYT là biện pháp góp phần làm giảm sự bất công và phân hoá giàu nghèo trong xã hội, tức là mọi ngƣời có bệnh đều đƣợc điều trị theo bệnh với điều kiện họ tham gia BHYT. BHYT giúp cho ngƣời tham gia khắc phục khó khăn cũng nhƣ ổn định về mặt kinh tế khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Vì vậy BHYT có tác dụng khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống cho ngƣời dân khi không may gặp rủi ro, tạo niềm tin lạc quan trong cuộc sống, từ đó giúp họ yên tâm lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. BHYT góp phần giáo dục tinh thần lá lành đùm lá rách, đặc biệt là đối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan