Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện trạm tấu, tỉnh yê...

Tài liệu Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện trạm tấu, tỉnh yên bái

.PDF
127
1
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ NGUYỆT QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN THỊ NGUYỆT QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bất Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ với đề tài Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái của tôi là trung thực, không có bất kỳ sự sao chép, vi phạm bản quyền khoa học theo quy định pháp luật. Cơ sở lý luận đƣợc trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo; các số liệu, báo cáo phục vụ Luận văn đảm bảo ghi rõ nguồn tài liệu của các cơ quan đơn vị trực tiếp báo cáo, số hiệu báo cáo kèm theo… Bản thân tôi đã nghiêm túc, khách quan, trung thực trong tổng hợp, phân tích, đánh giá với sự giúp đỡ nhiệt tình, khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Bất để hoàn thành bài Luận văn này. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và pháp luật có liên quan nếu để xảy ra vi phạm. Tác giả Luận văn TRẦN THỊ NGUYỆT ii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, tôi đã hoàn thành chƣơng trình đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giảng viên Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Thị Bất ngƣời đã dành thời gian, công sức tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tới cơ quan BHXH huyện Trạm Tấu cùng các phòng chức năng đã cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Phú Thọ, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn TRẦN THỊ NGUYỆT iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .................. 3 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .................................. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ............................................. 9 1.1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................................... 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9 1.1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội ............................................................................. 17 1.2. Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................................................... 20 1.2.1. Khái niệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................. 20 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................ 23 1.2.4. Nội dung của quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................. 25 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................................................................. 33 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ............. 33 1.4.1. Các yếu tố thuộc về bảo hiểm xã hội huyện ......................................... 33 iv 1.4.2. Các yếu tố bên ngoài bảo hiểm xã hội huyện ....................................... 34 1.5. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội một số địa phƣơng và bài học cho Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái ................................................................................................................... 35 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu .................................................................... 35 1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La ........................................................................... 36 1.5.3. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 39 1.5.4. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái .... 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI. 41 2.1. Khái quát chung về huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái ................................ 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu .......................................... 42 2.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu ..... 45 2.2. Khái quát tình hình chi BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019........................................................................................................ 52 2.3. Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2019 ................................... 56 2.3.1. Tổ chức quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái........................................................................ 56 2.3.2. Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Trạm Tấu ......................................................................................................... 57 2.2.3. Kiểm soát chi BHXH BB ...................................................................... 74 2.4. Đánh giá chung về quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu ........................................................................................ 77 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 77 v 2.4.2 Những hạn chế ....................................................................................... 79 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 82 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI ..................................................................................... 84 3.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Trạm Tấu ......................................................................................................... 84 3.1.1. Bối cảnh chung tác động đến phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Trạm Tấu .............................................................................................. 84 3.1.2. Quan điểm chung về quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái ................................................................................... 85 3.1.3. Định hƣớng phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội Trạm Tấu ......................................................................................................... 86 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bải hiểm xã hội huyện Trạm Tấu .......................................................................... 89 3.2.1. Đẩy mạnh triển khai dự toán và quyết toán chi BHXH ........................ 89 3.2.2. Hoàn thiện quy trình phối hợp với chính quyền địa phƣơng ................ 90 3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH tại huyện Trạm Tấu ......................................................................................................... 91 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy chi trả chế độ BHXH tại huyện Trạm Tấu 92 3.2.5. Hoàn thiện quy trình, tăng cƣờng kiểm soát chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................................................................. 94 3.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................................ 98 KẾT LUẬN ................................................................................................... 100 1. Kết luận ..................................................................................................... 100 2. Kiến nghị ................................................................................................... 101 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ thực hiện chi BHXH nguồn ngân sách nhà nƣớc đảm bảo giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................................................. 53 Bảng 2.2: Tỷ lệ thực hiện chi BHXH do nguồn quỹ BHXH ......................... 55 đảm bảo giai đoạn 2017 - 2019 ....................................................................... 55 Bảng 2.3: Dự toán đối tƣợng chi BHXH BB huyện Trạm Tấu ...................... 58 giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................ 58 Bảng 2.4: Kế hoạch chi BHXH BB huyện Trạm Tấu..................................... 59 giai đoạn 2017 - 2019 ...................................................................................... 59 Bảng 2.5: Số ngƣời hƣởng BHXH huyện Trạm Tấu năm 2019 .................... 61 Bảng 2.6: Chi từ nguồn NSNN chuyển sang từ năm 2017 - 2019.................. 65 của BHXH huyện Trạm Tấu ........................................................................... 65 Bảng 2.7: Chi từ nguồn quỹ Hƣu trí - tử tuất năm 2017-2019 ....................... 66 của BHXH huyện Trạm Tấu ........................................................................... 66 Bảng 2.8: Số liệu chi từ nguồn quỹ Ốm đau - Thai sản năm 2017-2019 ....... 69 Bảng 2.9: Số liệu chi từ nguồn quỹ TNLĐ - BNN năm 2017-2019 ............... 72 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Các chế độ BHXH bắt buộc ............................................................ 14 Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện ................................................................................................. 24 Hình 1.2. Quá trình lập dự toán chi bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện ...................................................................................................... 26 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ vi t tắt Chữ vi t ầ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế TNLĐ - BNN Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp CP Chính phủ ĐVT Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách nhà nƣớc QĐ Quyết định BB Bắt buộc 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thi t c a ề tài Trong hệ thống an sinh xã hội của nƣớc ta thì hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) giữ vai trò chính, bền vững. Để BHXH tồn tại và phát triển thì mục tiêu đầu tiên là đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH. Trong các khâu để đảm bảo cân đối và tăng trƣởng quỹ BHXH thì việc quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội BB đóng vai trò rất quan trọng. Để làm tốt hoạt động chi BHXH bắt buộc (BB) là cả nỗ lực, phối hợp và cố gắng của tất cả các khâu trong ngành BHXH. Huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái là một huyện vùng cao, đƣợc thành lập theo Quyết định số 128/CP ngày 17/8/1964 của Hội đồng Chính Phủ phân chia huyện Văn Chấn thành 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu thuộc tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Trạm Tấu có 1 thị trấn và 11 xã, toàn huyện có 11 dân tộc, trong đó Dân tộc Mông chiếm 77 , địa hình phức tạp, dân cƣ phân bố không đồng đều. BHXH huyện Trạm Tấu là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Yên Bái, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện theo quy định và chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Yên Bái và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn của Ủy bannhân dân (UBND) huyện Trạm Tấu. Trong giai đoạn 2017-2019, BHXH huyện Trạm Tấu đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣ chỉ tiêu đƣợc giao về thu, chi BHXH BB ngày càng tăng, kết quả thu hàng năm luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, năm sau cao hơn năm trƣớc; chi trả đầy đủ cho đối tƣợng hƣởng. Tuy nhiên, việc chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập nhƣ tình trạng trục lợi quỹ BHXH của các cá nhân và tổ chức, thủ tục hành 2 chính còn phức tạp, vẫn có đơn khiếu nại, tố cáo về việc chi trả BHXH BB liên quan đến thời hạn chi trả, cũng nhƣ mức trợ cấp chƣa thỏa đáng... Những vấn đề này đã gây ra không ít trở ngại cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của BHXH huyện Trạm Tấu nói riêng và BHXH tỉnh Yên Bái nói chung. Để tháo gỡ nhƣng vấn đề trên, việc lựa chọn chủ đề Quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH BB và kinh nghiệm thực tiễn. Đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn 3 quản lý chi BHXH BB, nghiên cứu cả hiện trạng và tƣơng lai về quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tập trung làm rõ quản lý chi BHXH BB trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, gồm 5 chế độ chi trả cho ngƣời lao động: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp; Hƣu trí và Tử tuất. Đề tài không nghiên cứu về chi trả bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan BHXH huyện không phải là đơn vị trực tiếp chi trả cho ngƣời lao động, không nghiên cứu đến chi quản lý hành chính sự nghiệp. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2017 - 2019, giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHXH BB đến năm 2025. 4. Quan iểm, phƣơng pháp ti p cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm chủ yếu, bao gồm: Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin; Tuân thủ tƣ tƣởng phát triển vì dân do dân của Bác Hồ; Tuân thủ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách BHXH. 4.1. Phương pháp tiếp cận Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Tác giả coi quản lý chi BHXH BB là một hệ thống gồm nhiều hoạt động bao gồm lập kế hoạch chi, tổ chức chi BHXH BB và kiểm soát chi BHXH BB. Đồng thời, coi quản lý chi BHXH BB là bộ phận của quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Coi hoạt động quản lý chi BHXH BB là một hệ thống tƣơng đối hoàn chỉnh. 4 Phƣơng pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Từ việc làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan, tác giả đi đến phân tích những vấn đề thƣc tiễn để thấy rõ bản chất của quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Phƣơng pháp tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả có nguyên nhân của nó, tiếp cận theo nguyên lý này để xác định nguyên nhân của thành công hay của những hạn chế, yếu kém trong quản lý chi BHXH BB của BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Khung nghiên cứu: Phạm vi nội dung theo cách tiếp cận tác nghiệp Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý chi BHXH BB cấp huyện: - Yếu tố bên trong cơ quan BHXH huyện - Yếu tố bên ngoài cơ quan BHXH huyện Nội dung quản lý chi BHXH BB cấp huyện Nội dung chi BHXH BB - Lập kế hoạch chi BHXH BB - Thai sản - Tổ chức chi BHXH BB - Kiểm soát chi BHXH BB - Ốm đau - Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp - Hƣu trí - Tử tuất Thực hiện mục tiêu quản lý chi BHXH BB - Đảm bảo chi trả kịp thời khi ngƣời tham gia BHXH chẳng may gặp rủi ro - Đảm bảo mục đích ổn định đời sống cho ngƣời lao động Nguồn dữ liệu: Tác giả tổng hợp 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập từ thông tin nội bộ nhƣ: Báo cáo chi BHXH BB hàng năm giai đoạn 2017 - 2019; quy trình chi BHXH BB (5 chế độ: hƣu trí, tử tuất, TNLĐ - BNN, ốm đau, thai sản); quy trình chi BHXH BB; quy chế hoạt động của bộ máy tổ chức thực hiện chi BHXH BB. Ngoài ra 5 nguồn dữ liệu thu thập từ các tạp chí, báo chí chuyên ngành, số liệu thống kê của ngành BHXH. Đồng thời thu thập và phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hƣởng các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác chi BHXH BB tại huyện Trạm Tấu bao gồm: nhóm đối tƣợng hƣu trí, nhóm đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH 1 lần, ngƣời lao động hƣởng chế độ ngắn hạn, đối tƣợng hƣởng trợ cấp TNLĐ - BNN. Phương pháp thống kê mô tả Mô tả các số liệu thống kê về kết quả chi BHXH và quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2019 và đƣa vào các bảng số liệu để làm rõ hơn bức tranh về quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Phương pháp so sánh Phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp bằng phần mềm excel. Sử dụng hệ thống bảng biểu, biểu đồ để dễ dàng đánh giá so sánh số liệu. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng chi BHXH BB và quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo chuỗi thời gian. 5. Đóng góp mới c a luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Luận văn đã góp phần hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH BB tại cơ quan BHXH huyện. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu trong giai đoạn 2017- 2019, từ đó đề xuất đƣợc 6 các giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đến năm 2025. 6. K t cấu c a luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện và kinh nghiệm thực tiễn. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi bảo xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan n ề tài. Trong thời gian qua đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về quản lý chi BHXH BB. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả của luận án đã đi sâu ‘phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH; phân tích đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam. Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam. Điều Bá Đƣợc (2015), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Viện Đại học Mở Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý quỹ BHXH BB làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng, định hƣớng quản lý và sử dụng quỹ BHXH BB để chi trả các chế độ BHXH đối với ngƣời lao động nhằm đảm bảo ASXH ở nƣớc ta; Kết quả nghiên cứu góp phần đánh 7 giá thực trạng quản lý quỹ BHXH BB, nhất là vấn đề quản lý và thực hiện các chế độ BHXH đối với ngƣời lao động, các hành vi gây thất thu, thất thoát quỹ BHXH BB ở nƣớc ta, tìm ra các hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020. Lê Thị Thúy (2016), Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Yên Bình, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân. Qua nghiên cứu, tác giả đã làm rõ đƣợc một số vấn đề lý luận về quản lý chi BHXH, thực trạng chi BHXH tại huyện Yên Bình và đặc biệt đã đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chi BHXH trong thời gian đến năm 2025: Cần mở thêm nhiều lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ CBVC và nhân viên làm công tác chi trả BHXH; Công tác chi BHXH đảm bảo mục tiêu đặt ra; Tổ chức thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký kết với đại lý; BHXH huyện và Bƣu điện huyện cần triển khai các cuộc họp định kỳ để rút kinh nghiệm, triển khai việc thực hiện hợp đồng quản lý chi BHXH. Dƣơng Thị Tƣờng Vân (2018), Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Học viện Chính trị Khu vực 1. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi BHXH ở huyện Quảng Xƣơng tỉnh Thanh Hoá: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý BHXH; Tăng cƣờng công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện thu, chi BHXH và kiểm tra kiểm soát, xử lý các vi phạm về BHXH; Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu, chi BHXH. Nguyễn Văn Mai (2019), Hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở 8 tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân. Qua phân tích thực trạng phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hóa: phân cấp quản lý thu, chi BHXH hiện nay ở Thanh Hoá mới đƣợc thực hiện đến cấp huyện; việc chi trả các chế độ BHXHcho các đối tƣợng hƣởng BHXH do Ban đại diện chi trả xã, phƣờng thực hiện cũng làm cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH kém hiệu quả; phân cấp quản lý thu, chi BHXH chƣa đảm bảo thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý; phân cấp quản lý cán bộ hiện nay còn chƣa hợp lý hạn chế đến việc nâng cao chất lƣợng, trình độ cán bộ BHXH. Nhƣ vậy, các tác giả đã nghiên cứu và cơ bản đã giải quyết đƣợc các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH BB, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH BB ở các địa phƣơng khác nhau. Song cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào về Quản lý chi BHXH BB tại BHXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội bắt buộc 1.1.1. Khái niệm Theo Quốc hội (2014): BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014: BHXH là một tổ chức của Nhà nƣớc nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của ngƣời chủ sử dụng lao động, ngƣời lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản trợ cấp này giúp cho ngƣời lao động và gia đình họ sống ổn định, điều này còn tác động đến cả an sinh xã hội. Từ những khái niệm trên, có thể hiểu bản chất của BHXH BB là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội. Thực chất BHXH BB là một tổ chức đền bù hậu quả những rủi ro xã hội, sự đền bù này đƣợc thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH BB và các nguồn thu hợp pháp khác của BHXH BB và đƣợc nhà nƣớc bảo hộ. Theo Lê Thị Thúy (2016), chi BHXH BB là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH BB để chi trả cho các chế độ BHXH BB nhằm ổn định cuộc sống của ngƣời tham gia BHXH BB và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH. Đó là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đƣợc tập trung vào quỹ BHXH. Quá trình phân phối đƣợc thực hiện theo từng mục đích sử 10 dụng nhất định. Chi BHXH BB đƣợc thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ BHXH, cụ thể: - Phân phối quỹ BHXH là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH để hình thành các quỹ thành phần nhƣ: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ và BNN, quỹ hƣu trí và tử tuất; phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, nhƣ: quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH…. - Sử dụng quỹ BHXH là quá trình chi trả số tiền của quỹ BHXH đến tay đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể theo quy định. Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhƣng trong thực tế, hai quá trình này thƣờng đan xen lẫn nhau; Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp, từ mục đích sử dụng quỹ đòi hỏi phải tách riêng hai quá trình này theo thứ tự trƣớc sau. Nhƣ vậy có thể đƣa ra khái niệm chi BHXH BB tại BHXH huyện nhƣ sau: Chi BHXH BB tại bảo hiểm xã hội huyện được hiểu là việc bảo hiểm xã hội huyện sử dụng số tiền thuộc nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH BB cho đối tượng thụ hưởng theo luật định. Công tác chi trả BHXH BB đƣợc triển khai và thực hiện khi ngƣời tham gia BHXH BB đã hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH BB cho cơ quan BHXH; Chi BHXH BB vừa có vai trò thực thi quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH BB, vừa góp phần ổn định đời sống, đảm bảo ASXH. 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội bắt buộc Chi BHXH BB có vai trò quan trọng, góp phần thực thi chính sách BHXH của Đảng và Nhà nƣớc đối với NLĐ. Vai trò của chi BHXH BB đƣợc thể hiện ở những điểm sau đây: a. Đối với NLĐ: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân ngƣời lao động cũng nhƣ gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan