Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tqm và ứng dụng công nghệ thông ...

Tài liệu Quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tqm và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành đa lĩnh vực

.PDF
17
406
107

Mô tả:

Quản lý chất lượng đào tạo Cử nhân sư phạm theo TQM và ứng dụng Công nghệ thông tin trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực Nguyễn Trung Kiên Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án TS. Quản lí giáo dục: 62 14 05 01 Người hướng dẫn : PGS.TS. Trần Khánh Đức; TS. Nguyễn Thị Hồng Minh Năm bảo vệ: 2014 210 tr . Abstract. Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng, hệ thống thông tin quản lý, luận án đã đưa ra các luận cứ khoa học để đề xuất hệ thống quản lý chất lượng Cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực theo tiếp cận TQM và ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng đào tạo, theo đó đề xuất các giải pháp nhằm triển khai hệ thống quản lý chất lượng đã được đề xuất. Đề xuất các giải pháp triển khai vận hành hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình quản lý chất lượng, xây dựng hệ thống tin học, hệ thống thông tin quản lý đồng bộ hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý chất lượng. Luận án được nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở trường đại học Giáo dục nói riêng và các trường đại học nói chung. Đề xuất quy trình hóa, đề xuất triển khai tin học hóa các quy trình thủ tục góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực. Keywords.Quản lý giáo dục; Quản lý đào tạo; Hệ thống tin học; Đại học Content. 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam tuy đã có những bước phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới các trường đại học càng mở rộng, song đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: - Chất lượng đào tạo trong các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. - Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo còn bộc lộ nhiều yếu, kém; Cơ chế phối hợp trong quản lý chất lượng đào tạo chưa thật sự thống nhất đồng bộ, kém hiệu quả. - Khả năng hoạt động thực tiễn của sinh viên còn nhiều hạn chế. Phần lớn sinh viên khi ra trường chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của xã hội, nhiều vấn đề quản lý đào tạo chưa tiếp cận được với trường học, công nghệ tiên tiến và chưa sát với thực tiễn. - Trong hệ thống quản lý, đánh giá ở các trường, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo còn nhiều vấn đề chưa được tường minh, cụ thể và thiếu thống nhất. Để khắc phục các hạn chế trên, Ngành GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới quản lý và đào tạo trong giáo dục đại học trong đó áp dụng học chế tín chỉ trong tổ chức đào tạo đại học. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ cần: "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài". Chỉ thị 296/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học và Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 cũng nêu rõ yêu cầu chấn chỉnh và hoàn thiện việc tổ chức và quản lý đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Bộ GD&ĐT đã và đang chỉ đạo thực hiện yêu cầu đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo đại học, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý chất lượng đào tạo đại học. Có thể nói, quản lý chất lượng đào tạo đại học là mối quan tâm của tất cả các nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Chương trình hành động của ĐHQG Hà Nội về lộ trình đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế, ban hành theo Quyết định số 192/ĐT ngày 10/7/2003 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội cũng đã nêu rõ các nội dung và giải pháp chính là : “Đổi mới công tác quản lý đào tạo; Thí điểm và từng bước mở rộng đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Quy hoạch tổng thể và chiến lược đảm bảo chất lượng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung vào các mặt sau : - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; - Sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đỉnh cao; - Đóng vai trò nòng cột và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trường Đại học Giáo dục được chính thức thành lập từ 2009 trên cơ sở Khoa Sư phạm là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trường đại học giáo dục là cơ sở đại học đầu tiên trong cả nước đã và đang thực hiện đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kết hợp – kế tiếp (a+b) trên cơ sở phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong kế hoạch chiến lược của mình, Trường Đại học Giáo dục đã xác định: - Lấy đổi mới kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy - học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ làm khâu đột phá về đổi mới giáo dục đại học. Thực hiện đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của ĐHQGHN là khâu then chốt cho sự phát triển bền vững. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý. - Nghiên cứu triển khai áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho các môn học thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, đồng thời triển khai ứng dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo trên cơ sở tin học hóa. Từ những lý do trên, tác giả đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực” với nội dung chính là xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong đại học đa ngành đa lĩnh vực làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận&thực tiễn và đề xuất hê ̣ thố ng quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực cùng một số giải pháp để triển khai hê ̣ thố ng quản lý chấ t lươ ̣ng này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo cử nhân sư phạm trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, hệ thống thông tin quản lý giáo dục, quản lý và chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM; hệ thống đảm bảo chất lượng; cơ sở lý luận về việc tổ chức, quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo trong các đại học... Khảo sát và đánh giá thực trạng về đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Đề xuất các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin Tiến hành thử nghiệm một số quy trình quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong ĐHĐNĐLV. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân Sư phạm trong ĐHĐNĐLV. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, thời gian và các điều kiện nghiên cứu hạn chế, đồng thời với kinh nghiệm và thực tiễn công tác của tác giả, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là đào tạo Cử nhân sư phạm theo mô hình a+b ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối tượng khảo sát và thử nghiệm: Đề tài đã tiến hành khảo sát tại các Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Giáo dục. Đây là các trường tham gia vào qúa trình đào tạo cử nhân Sư phạm theo mô mình a+b và Trường Đại học Giáo dục nơi tác giả đang công tác được chọn làm thử nghiệm một số quy trình quản lý chất lượng, giúp cho các hoạt động thử nghiệm có điều kiện được áp dụng thuận lợi tốt nhất, cho nghiên cứu. Luận án nghiên cứu thực tra ̣ng tổ chức đào tạo cử nhân sư phạm và công tác quản lý chất lượng tại các Trường trong ĐHQGHN tham gia đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình a+b. 6. Giả thuyết Khoa học Hệ đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình kế tiếp a+b là một mô hình đào tạo mới có nhiều các thành tố, nhiều các đơn vị trong ĐHĐNĐLV tham gia đào tạo theo phương thức tín chỉ. Mô hình mới này có nhiều ưu điểm song cũng còn có nhiều khó khăn, bất cập trong tổ chức và quản lý đào tạo Nếu xây dựng và từng bước triển khai hê ̣ thố ng quản lý chất lượng phù hợp với mô hình a+b trong đào tạo cử nhân sư phạm trong đại học đa ngành đa lĩnh vực theo tiếp cận TQM và ứng dụng CNTT thì sẽ góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng của hệ đào tạo này trong thời gian tới. 7. Câu hỏi nghiên cứu và Luận điểm bảo vệ 7.1. Câu hỏi nghiên cứu 7.1.1. Làm thế nào để đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình a+b trong ĐHĐNĐLV đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đổi mới giáo dục, khẳng định được sự ưu việt của mô hình đào tạo cử nhân sư phạm trong ĐHĐNĐLV? 7.1.2. Hệ thống quản lý chất lượng có phải là yếu tố quyết định trong việc bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và hệ đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình 3+1 nói riêng ? 7.1.3. Hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng như thế nào để phù hợp và phát huy được những ưu thế của mô hình đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình a+b (3+1) trong ĐHĐNĐLV? 7.1.4. Cần có những giải pháp nào để đưa Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình 3+1theo tiếp cận TQM và ứng dụng CNTT vận hành có hiệu quả trong thực tế? 7.1.5. Hệ thống thông tin quản lý đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò và vị trí như thế nào trong việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình a+b (3+1) theo tiếp cận TQM và ứng dụng CNTT? 7.2. Luận điểm bảo vê ̣ 7.2.1. Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo Cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực là một vấn đề mới, phức tạp. Mô hình đào tạo a+b phát huy những lợi thế của các đơn vị thành viên tham gia đào tạo nhưng cũng là một thách thức trong vấn đề quản lý chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần xây dựng hê ̣ thố ng qu ản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực 7.2.2. Việc giải quyết vấn đề này trước hết phải theo tiếp cận hệ thống và quản lý chất lượng tổng thể (TQM) với các quy trình, chuẩn mực chặt chẽ và sự tham gia của mọi bộ phận, mọi người có trách nhiệm ở mọi giai đoạn, các khâu của quá trình đào tạo; đồng thời cần được hỗ trợ bằng hệ thống thông tin quản lý toàn diện và đồng bộ và các điều kiện đảm bảo chấ t lươ ̣ng. 7.2.3. Hê ̣ thố ng quản lý chấ t lươ ̣ng chỉ có thể vâ ̣n hành tố t khi tr ở thành ý thức tự giác của tất cả mọi thành viên trong nhà trường; các hoạt động của nhà trường ph ải có tiến trình thực hiện thống nhất theo mu ̣c tiêu chấ t lươ ̣ng, được quy trình hóa, được đánh giá thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 7.2.4. Để vâ ̣n hành tố t hê ̣ thố ng quản lý chất lượng cần có các nhóm giải pháp triển khai, thực hiện: Cần xây dựng đươ ̣c các thủ tu ̣c , quy trình cho các hoạt động quản lý chất lượng đào tạo; Văn hóa chấ t lươ ̣ng; Ứng dụng của Công nghệ thông tin trong mọi hoạt động quản lý chất lượng… 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về mặt lý luận: Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng, hệ thống thông tin quản lý, luận án đã đưa ra các luận cứ khoa học để đề xuất hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng đào tạo, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm triển khai hệ thống quản lý chất lượng đã được đề xuất. 8.2. Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp triển khai vận hành hệ thống quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình a+b theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực nói chung và ở Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình quản lý chất lượng, xây dựng hệ thống tin học, hệ thống thông tin quản lý đồng bộ hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình a+b. Luận án được nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ở trường đại học Giáo dục nói riêng và các trường đại học nói chung. Đề xuất quy trình hóa, đề xuất triển khai tin học hóa các quy trình thủ tục góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo mô hình a+b Đại học Quốc gia Hà Nội 9. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả kết hợp sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học; Các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về GD và ĐT, vận dụng nội dung, quan điểm chỉ đạo làm cơ sở cho việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo trong đó có đổi mới về quản lý trong đào tạo đại học. - Nghiên cứu các sách chuyên khảo, tài liệu, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý chất lượng; hệ thống thông tin quản lý giáo dục, quản lý chất lượng đào tạo theo tiếp cận TQM; hệ thống đảm bảo chất lượng; cơ sở lý luận về việc tổ chức, quản lý bảo đảm chất lượng đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu tổ chức đào tạo, hệ thống quản lý chất lượng đào tạo trong các đơn vị có đào tạo cử nhân sư phạm theo mô hình a+b, nhằm hiểu được thực trạng quản lý việc tổ chức và quản lý chất lượng đào tạo. - Lấy ý kiến chuyên gia qua việc trao đổi, phỏng vấn và khảo sát bằng phiếu hỏi với đối tượng là chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý trường đại học, giảng viên và sinh viên về thực trạng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo. - Thống kê, xử lý số liệu với hỗ trợ của phần mềm, phân tích các dữ liệu đã xử lý, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét bàn luận của tác giả. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo đại học Chương 2: Thực trạng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực Chương 3: Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực theo tiếp cận TQM và ứng dụng công nghệ thông tin TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Nghiên cứu chiến lược Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), „„Tình hình Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21‟‟, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 31/4.2008, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Hà Nội. 2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB.Thống kê, Hà Nội. 3. Lê Thành Bắc (2009), “Phát huy dân chủ trong nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 4. Vũ Quốc Bình (2003), Quản lý chất lượng toàn diện, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Song Bình, Trần Thị Thu Hà (2006), Quản lý chất lượng toàn diện: Con đường cải tiến và thành công, NXB.Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Dư Quang Bình (2009), “Một vài suy nghĩ về hướng dẫn thí nghiệm ở phòng thí nghiệm kỹ thuật điện tử”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 7. Ban liên lạc các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - Trường đại học Đà lạt. Hội thảo khoa học thường niên. (2006). Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Đà Nẵng, 11/2006. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2005). Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Hà Nội, tháng 11/2005. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: Hội nhập và thách thức, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Hà Nội. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Hà Nội 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Kỷ yếu Hội thảo “Nâng cao kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm triển khai tự đánh giá, Hà Nội 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Hà Nội. 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định ban hành Quy định chu kỳ và qui trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội. 16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2008 - 2009, Hà Nội. 17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Kỷ yếu Hội nghị sơ kết công tác Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (12.2008), Hà Nội. 18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kỷ yếu Hội nghị thường niên 2009 của Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương “Đảm bảo chất lượng trong Giáo dục đại học: Cân bằng bối cảnh quốc gia và xu hướng quốc tế”, Hà Nội. 19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu Tập huấn Văn hóa chất lượng và vai trò, hoạt động của Trung tâm đảm bảo chất lượng trường đại học, Hà Nội. 20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu Hội thảo đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Hà Nội. 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07.5.2009 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, Hà Nội. 23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu Hội thảo “Phát triển chương trình đào tạo theo mô hình CDIO”, Hà Nội. 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Kỷ yếu Hội nghị sơ kết triển khai chỉ thị 296/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý Giáo dục đại học giai đoạn 20102012 (17.5.2010), Hà Nội 25. Nguyễn Hữu Châu (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục (đề tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số B2004-CTGD-01), Hà Nội. 26. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02.11.2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. 27. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26.4.2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 28. Nguyễn Đức Chính (2000), Tổng quan chung về đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 29. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và kiểm định chất lượng trong cơ sở giáo dục đào tạo, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 30. Đặng Đình Cung (2002), Bảy công cụ quản lý chất lượng, NXB.Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 31. Tôn Quang Cường, Nguyễn Mai Hương. (2008). Vận dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với dạy học theo tín chỉ. Tạp chí Khoa học Giáo dục. Số 29,tháng 2/2008. 32. Đại học Quốc gia HN(2010), Quy chế đào đại học, Hà Nội. 33. Đại học Quốc gia HN, Khoa Sư phạm. (2004). Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên. Hà Nội. 34. Đại học Quốc gia HN -Ban đào tạo. (2006). Đào tạo theo học chế tín chỉ. Hà Nội. 35. Đại học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. (2005). Qui định về việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học KHXH & NV, Hà Nội. 36. Dan Waters, Thế kỷ 21(1998) - Phương thức quản lý vượt trên cả người Nhật Bản và người Trung Quốc, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan (2008), Tổng hợp báo cáo tóm tắt về thành lập và hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng tại Đại học Đà Nẵng trong khuôn khổ dự án PROFQIM, Đà Nẵng. 38. Dự án Giáo dục đại học 2 (2009), Văn hóa chất lượng và vai trò, hoạt động của Trung tâm đảm bảo chất lượng trường đại học, Tài liệu Hội thảo tập huấn 1820.3.2009, Đà Nẵng. 39. Ngô Văn Dưỡng, Huỳnh Văn Kỳ (2007), Vai trò của trang thiết bị thí nghiệm và phương tiện giảng dạy trong đào tạo tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học "Nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 40. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Kỷ yếu Hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Đại học Huế (2009), Quá trình xây dựng và các hoạt động của mạng lưới đảm bảo chất lượng nội bộ tại Đại học Huế, Huế. 42. Đại học Đà Nẵng (2010), Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên năm 2010, Đà Nẵng. 43. Trần khánh Đức(2000) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 44. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 45. Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên). Giáo dục Việt Nam- Đổi mới và phát triển hiện đại hóa . NXB Giáo dục 2007 46. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong Thế kỷ 21. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội- 2010 47. Trần Khánh Đức (2006), Xây dựng hệ mục tiêu và thiết kế xây dựng chương trình đào tạo, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 7-8, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 48. Trần Khánh Đức (2012) – Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo dục đại học và Quản trị đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 49. Bùi Văn Ga (2008), Cải tổ và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Miền Trung - Vận hội mới cho đầu tư và phát triển”, Đà Nẵng. 50. Nguyễn Công Giáp (2006), “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 6, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 51. Đặng Xuân Hải (2012), Kỹ thuật dạy học trong học chế tín chỉ, NXB Đại học Bách Khoa, Hà Nội. 52. Đặng Xuân Hải(2008), Chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục, Khoa Sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội. 53. Nguyễn Minh Hiệp (2003), Từ quản lý tư liệu đến quản lý tri thức, Kỷ yếu Hội thảo "Hiện đại hóa thư viện" , Huế. 54. Đặng Xuân Hồng, Nguyễn Công Hành (2009), Tìm hiểu cách học của sinh viên học theo học chế tín chỉ và các giải pháp để học có hiệu quả, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 55. Vũ Xuân Hồng (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, Trường ĐHGD, Hà Nội. 56. Phạm Quang Huân (2007), Đổi mới quản lý nhà trường và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên theo ISO 9000 và TQM, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 20-5.2007, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 57. Tạ Bá Hưng, Cao Minh Kiểm, Nguyễn Tiến Đức (2005), Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển, Tạp chí Thông tin - Tư liệu số 4-2005, Hà Nội. 58. Nguyễn Mai Hương. (2009). Các điều kiện cần và đủ để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 43+44, tháng 4+5/2009. 59. Nguyễn Mai Hương. (2009). Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, Số 219, Kỳ 1 (8/2009). 60. Vương Thanh Hương (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục phổ thông, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội. 61. Lê Ngọc Hưởng (2003), Khoa học thông tin trong công tác quản lý, NXB Hải Phòng, Hải phòng. 62. John S.Oakland (1994), Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB. Thống kê, Hà Nội. 63. Phan Văn Kha (2000), Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 64. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 65. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 66. Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỷ, Lê Đông Phương, Ngô Doãn Đãi (2009), Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 40-1.2009, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 67. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (2000), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, Trung tâm Thống kê – Dự báo giáo dục, Hà Nội. 68. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lý học Quản lý (Tài liệu giảng dạy hệ Cao học Ngành Quản lý giáo dục), Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại (Tài liệu giảng dạy), Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 70. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2010). Cơ sở Khoa học quản lý. Hà Nội. 71. Nguyễn Lộc (2006), Hiệu quả và chất lượng trong Giáo dục‟, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 4, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 72. Nguyễn Quốc Chí, GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2005). Bài giảng: Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục. Khoa sư phạm ĐHQG Hà Nội. 73. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 74. Nguyễn Lộc (2010), TQM hay là Quản lí chất lượng toàn thể trong giáo dục, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 54, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 75. Trần Thị Bích Liễu (2008), Nâng cao chất lượng GDĐH ở Mỹ: Những giải pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 76. Matsushita Konosuke (2000), Quản lý chất lượng là gì?, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 77. Lưu Xuân Mới (2006), Đổi mới quản lý nhà trường theo hướng vận dụng tiếp cận Quản lý chất lượng tổng thể, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 13, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 78. Nguyễn Phương Nga (2009), Tác động của các chính sách quốc gia về kiểm định chất lượng tới các trường đại học Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Văn hóa chất lượng và vai trò, hoạt động của trung tâm đảm bảo chất lượng trường đại học” - 3.2009, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Dự án Giáo dục Đại học 2 - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 79. Phan Thành Nghị (2007), Đổi mới điều hành giáo dục đại học theo hướng hiệu quả, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 26, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 80. Lê Đức Ngọc (2008), Xây dựng Văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 36, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 81. Lê Đức Ngọc (2009), Các giải pháp dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng”, Đà Nẵng. 82. Lê Đức Ngọc. (2006). Mục tiêu, chương trình và các nguyên tắc chính trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Kỷ yếu Hội thảo VUN - Đà nẵng 2006. 83. Bùi Mạnh Nhị (2006), Các mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên thế giới (Phụ lục đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, mã số: B2004-CTGD-05), Hà Nội. 84. Nhut Ho & TS. Michelle Zijra. Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức. Tuyển tập các bài nghiên cứu về Giáo dục quốc tế. 85. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 86. Phạm Phụ (2008), Các cơ sở giáo dục trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 87. Hà Nhật Thăng (2007),Xu thế phát triển giáo dục (Tài liệu giảng dạy hệ Cao học Ngành Quản lý giáo dục), Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Hà Nội. 88. Lâm Quang Thiệp. (2009). Về phương pháp dạy, học và đánh giá thành quả học tập trong học chế tín chỉ. Kỷ yếu HTKH. Trường ĐH Huế, 3/ 2009. 89. Nguyễn Thị Trang (2010), Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (Báo cáo tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7, Đại học Đà Nẵng), Đà Nẵng. 90. Hoàng Mạnh Tuấn (2005), QCT - Phương thức quản lý chất lượng thích hợp với doanh nghiệp Việt Nam, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 91. Nguyễn Quốc Tuấn, Trương Hồng Trình, Lê Thị Minh Hằng (2007), TQM - Quản trị chất lượng toàn diện, NXB. Tài chính, Hà Nội. 92. Lê Anh Tuấn, Minh Đức (2006), ISO 9000 – Tài liệu hướng dẫn thực hiện, NXB.Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 93. Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Cần Thơ (2009), Báo cáo về mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Cần Thơ. 94. Trường Đại học Cần Thơ (2004), Phương pháp để cải tiến chất lượng giáo dục bậc đại học dựa trên mô hình EFQM, Cần Thơ. 95. Từ điển giáo dục học (2001), Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội. 96. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (1998), Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 97. Đặng Ứng Vận (2006), Giải pháp phát triển giáo dục đại học trong cơ chế thị trường, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 12, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 98. Hoàng Văn Vân. (2007). Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học. Kỷ yếu hội thảo Khoa học. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên lý luận chính trị. 99. Nguyễn Đức Vũ. (2009). Một số giải pháp về đổi mới phương pháp dạy - học ở đại học đáp ứng việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trường ĐH Huế, 3/ 2009. 100. VEF (2006), Những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện – Điện tử, viễn thông và Vật lý tại một số trường đại học Việt Nam (Báo cáo của Đoàn khảo sát thực địa thuộc Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ đệ trình cho Quỹ giáo dục Việt Nam), Hà Nội. 101. Tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của các trường đại học. 102. John West - Burnham (1997), Managing Quality in Schools, Pitman Publishing, Washinggton DC 103. Sallis E.(1994), Total Qualiti Management in Higher Education, KOGAN PAGE, Philadelphia – London. 104. Seymour D., Collett C. (1991), Total Quality Management in Higher Educational: a Critical Assessment, Methuen, MA: GOAL/QPC. 105. Stephen George, Arnold Weimerskirch (2003), The Portable MBA - Total Quality Management, Copyright with John Wiley & Sons, Inc. 106. Walker, D.F. & Soltis, J.F. (2004). Curriculum and aims. Teachers College Press. 107. Zjhra, M. (2008). A Shift in the Credit - based system: Necessary Changes in Curriculum and the Role of the Teachers. Published in the November, issue of the Educational Review. 108. Radhakrishna,M.(1993), Management Information System, Colombo plan staff college, the Philippines. 109. Unesco/ Proap (1992), Education Management Information System (EMIS), Bangkok, Thailand.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan