Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý các dự án xây dựng đường tuần tra biên giới tại ban quản lý dự án 47 – b...

Tài liệu Quản lý các dự án xây dựng đường tuần tra biên giới tại ban quản lý dự án 47 – bộ quốc phòng

.PDF
88
26
51

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HUY PHONG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 47 – BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HUY PHONG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 47 – BỘ QUỐC PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH CHƢƠNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thanh Chƣơng. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Huy Phong LỜI CẢM ƠN Hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Chƣơng, đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý, chỉ bảo của Quý Thầy, Cô và các Bạn. Trân tro ̣ng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Tác giả MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ........................................................................ 5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. ................................................................................................ 5 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dƣ án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. ......... 8 1.2.1. Các khái niệm về quản lý dự án........................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm của các dự án xây dựng đường tuần tra biên giới ......... 10 1.2.3. Nội dung và yêu cầu quản lý dự án xây dựng đường tuần tra biên giới tại Bộ quốc Phòng. ............................................................................ 12 1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng đường tuần tra biên giới tại Bộ quốc Phòng. .................................................................... 18 1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý dự án. ............................................ 20 1.3. Kinh nghiệm quản lý dự án ở một số ngành và bài học kinh nghiệm. .... 27 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý dự án ở Ban QLDA46/BTTM. ...................... 27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án 47 trong quá trình quản lý dự án.................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 29 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận của đề tài .............................................................. 29 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 47 .......... 37 3.1.Giới thiệu về dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng Tuần tra biên giới. .............. 37 3.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng đường Tuần tra biên giới. ....... 37 3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của đường tuần tra biên giới ..... 37 3.1.3. Ban Quản lý dự án 47. .................................................................... 39 3.2. Thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại Ban quản lý dự án 47 giai đoạn 2010 – 2015.................................................. 40 3.2.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án. ..................................... 40 3.2.2. Công tác thực hiện và điều phối thực hiện dự án. .......................... 43 3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu. ....................................... 46 3.2.4. Công tác thanh quyết toán. ............................................................. 53 3.3 Đánh giá công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại Ban quản lý dự án 47 .......................................................................... 55 3.3.1. Kết quả đạt được. ............................................................................ 55 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................... 56 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐƢỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 47 ........................................................................... 66 4.1. Nhu cầu xây dựng đƣờng Tuần tra biên giới trong thời gian tới. ............ 66 4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý ............................................. 66 4.2.1. Phương hướng hoàn thiện nội dung lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. ....................................................................................................... 66 4.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nội dung thực hiện và điều phối thực hiện dự án. ........................................................................................ 69 4.2.3. Phương hướng hoàn thiện nội dung kiểm tra, giám sát nghiệm thu. ... 69 4.2.4. Phương hướng hoàn thiện nội dung thanh quyết toán. .................. 70 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng Tuần tra biên giới tại Ban quản lý dự án 47 – Bộ quôc Phòng. ...................... 71 4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước. ............................................................................................ 71 4.3.2. Hoàn thiện cơ chế đối với dự án đầu tư xây dựng đường Tuần tra biên giới. ................................................................................................... 72 4.3.3. Nâng cao trách nhiệm của chủ thể tham gia dự án xây dựng đường Tuần tra biên giới. .................................................................................... 72 4.3.4. Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đường Tuần tra biên giới........................ 73 4.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. ... 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATLĐ An toàn lao động 2 BTTM Bộ tổng tham mƣu 3 BVTC-DT Bản vẽ thi công dự toán 4 CĐT Chủ đầu tƣ 5 ĐTXD Đầu tƣ xây dựng 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 GTVT Giao thông vận tải 8 QLCL Quản lý chất lƣợng 9 QLDA Quản lý dự án 10 QLNN Quản lý nhà nƣớc 11 QPAN Quốc phòng an ninh 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 TTBG Tuần tra biên giới 14 TVGS Tƣ vấn giám sát 15 TVXD Tƣ vấn xây dựng 16 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật 17 VSMT Vệ sinh môi trƣờng 18 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Nội dung và yêu cầu quản lý dự án 17 2 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 32 3 Bảng 3.1 Tổng hợp số lần điều chỉnh thiết kế BVTC - DT 57 4 Bảng 3.2 Kết quả thẩm định thiết kế BVTC - ĐC 57 5 Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của thiết kế đến tiến độ 58 6 Bảng 3.4 Chất lƣợng hoạt động tƣ vấn giám sát 60 7 Bảng 3.5 Tiến độ quyết toán 61 ii Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông là việc sử dụng các công cụ quản lý tác động vào các chủ thể tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm là các công trình giao thông . Công tác quản lý bao gồm các nội dung lập kế hoạch; thực hiện và điều phối thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, quyết toán dự án. Mục đích đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lƣợng. Đƣờng tuần tra biên giới (TTBG) là tuyến đƣờng đƣợc xây dựng dọc biên giới đất liền của Đất nƣớc với mục đích phục vụ Bộ đội biên phòng tuần tra canh gác biên giới, mở rộng giao thƣơng giúp nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội góp phần giữ vững đất đai bờ cõi. Đồng thời đó cũng là con đƣờng để lực lƣợng vũ trang cơ động, bố trí, xây dựng trận địa phòng thủ ngăn chặn, đầy lùi bạo loạn, chiến tranh xâm lƣợc của các thể lực thù địch, phản động củng cố quốc phòng an ninh. Là tuyến đƣờng có tính chất đặc thù nên việc đầu tƣ xây dựng công trình này cũng có những yêu cầu đặc biệt nhƣ: Đƣờng TTBG đƣợc chạy dọc và cách đƣờng biên không quá 1km; chất lƣợng đƣờng đảm bảo thiết bị quân sự di chuyển tốt. Thực hiện theo cơ chế đặc thù là chỉ định thầu cho các đơn vị Công binh và các Doanh nghiệp xây dựng của Quân đội có đủ năng lực tổ chức thi công. Trong quá trình thực hiện dự án yêu cầu về tiến độ thi công đƣợc đặt lên hàng đầu vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh chính trị. Xây dựng đƣờng tuần tra biên giới là việc rất cần phải thực hiện. Đảng, Nhà nƣớc và Bộ quốc phòng rất quan tâm đến việc này. Tuy vậy thời gian vừa qua việc đầu tƣ xây dựng đƣờng TTBG chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, điển 1 hình nhƣ: Tiến độ, chất lƣợng khảo sát thiết kế; phê duyệt dự án; giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công chậm dẫn tới kết quả giải ngân chậm so với ngân sách đã bố trí. Có 20/25 dự án hoàn thành chậm hơn tiến độ đã đƣợc phê duyệt, chi phí xây dựng tăng bình quân 1,4 lần so với mức phê duyệt dự án. Do đó gây lãng phí nguồn vốn của đất nƣớc và chƣa phát huy tốt hiệu quả quốc phòng an ninh, kinh tế - xã hội. Ngoài những nguyên nhân khách quan nhƣ địa hình rừng núi khó khăn hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, mƣa rừng lũ quyét thƣờng xuyên gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Cũng tồn tại những nguyên nhân chủ quan nhƣ công tác nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán chƣa kịp thời; sự phối hợp, phân giao trách nhiệm giữa Ban quản lý dự án (QLDA) và một số cơ quan đơn vị chƣa rõ ràng nên thủ tục thẩm định, trình phê duyệt còn kéo dài. Một số đơn vị tƣ vấn, thi công còn yếu về năng lực, kém về trách nhiệm, nhƣng chƣa có biện pháp xử lý kiên quyết, tính thống nhất trong lãnh đạo chỉ huy của Ban QLDA chƣa cao... Do vậy cần nghiên cứu thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47. Đồng thời cũng làm cơ sở cho các Ban QLDA khác trong và ngoài Quân đội, tham khảo, vận dụng. Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài “ Quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại ban quản lý dự án 47 – Bộ quốc Phòng”. Câu hỏi nghiên cƣu của đề tài: ́ Làm thế nào để quản lý tốt các dự án xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại Ban quản lý dự án 47 – Bộ Quốc phòng? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác quản lý dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 - Bộ Quốc phòng trong giai đoạn 2 2010-2015. Từ đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 để thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng công trình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Lý luận về quản lý dự án xây dựng công trình giao thông; các khái niệm, nội dung quản lý dự án, tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án và các nhân tố ảnh hƣởng tới việc quản lý dự án. - Nêu thực trạng và đánh giá công tác quản lý các dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 – Bộ Quốc phòng. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLDA xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 – Bộ Quốc phòng trong thời gian tới (2016-2020). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng TTBG. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng TTBG thực hiện giai đoạn 2010 – 2015 về các nội dung: + Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; + Thực hiện và điều phối thực hiện dự án; + Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu; + Thanh quyết toán dự án. - Về thời gian: Đề tài đƣợc tiến hành từ năm 2010 đến năm 2015 do đó đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng đƣờng TTBG từ năm 2010 đến 2015. 3 4. Dự kiến đóng góp của luận văn: - Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về vấn đề liên quan tới công tác quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ phục vụ an ninh quốc phòng. - Về mặt thực tiễn: Đánh giá tổng quan về hoạt động quản lý các dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47/BTTM. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý các dự án tại Ban QLDA 47 thông qua các giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến tổ chức thực hiện dự án và kết thúc dự án. Quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận chức năng, đảm bảo nội dung, phƣơng pháp và các quy định pháp luật. Đƣa ra những tồn tại trong quy trình tác nghiệp quản lý các dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất nhóm giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác QLDA tại Ban QLDA 47 nhƣ nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các chủ thể tham gia dự án; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý ; Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra giá sát. 5. Kết cấu của luận văn: Bố cục của luận văn:{ TC "5. Bố cục của luận văn:" \f C \l "1" } Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng quản lý dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 – Bộ Quốc phòng. Chương 4. Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng đƣờng TTBG tại Ban QLDA 47 – Bộ Quốc phòng. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về đầu tƣ xây dựng công trình giao thông phục vụ an ninh quốc phòng. Nghiên cứu về quản lý đầu tƣ cơ bản nói chung, quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ vốn nhà nƣớc nói riêng trong lĩnh vực giao thông vận tải đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đề cập khá nhiều. Sau đây là một trong số những công trình có liên quan: Peter E. D. Love (2002) nghiên cứu về hệ thống quản lý chi phí trong xây dựng. Công trình nghiên cứu đã xây dựng mẫu hệ thống quản lý chi phí và hệ thống thông tin quan trọng phục vụ quản lý. Hiroshi Isohata ( 2009) Nghiên cứu lịch sử phát triển đối với quản lý xây dựng hệ thống đấu thầu ở Nhật Bản. Đã viết về lịch sử phát triển của hệ thống đấu thầu xây dựng các công trình công cộng ở Nhật Bản. Tác giả đã làm rõ sự phát triển của hệ thống quản lý xây dựng nhƣ phần mền quản lý đấu thầu, hợp đồng và quản lý xây dựng hiện đại. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Liên quan tới khía cạnh quản lý nhà nƣớc nói chung về xây dựng cơ bản có một số công trình tiêu biểu nhƣ: Bùi Minh Huấn ( 1996), Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông – Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trần Văn Hồng ( 2002), Đổi mới cơ chế quản lý sử 5 dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước – Luận án Tiến sĩ đã hệ thống hóa, khái quát và mở rộng cơ sở lý luận cơ bản về vốn XDCB của nhà nƣớc, cơ chế quản lý, sử dụng vốn. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ Kinh tế, nghiên cứu QLNN đối với ĐTXD từ NSNN với năm nội dung: Hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy và kiểm tra, kiểm soát. Về khía cạnh cụ thể của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng có một số công trình nhƣ: Trong hoạt động đấu thầu: Trần Văn Hùng (2009), Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận cho việc xây dựng và đánh giá chất lƣợng đấu thầu xây dựng nói chung và chất lƣợng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông đứng trên góc độ chủ đầu tƣ. Đây sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, xem xét và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tại Ban QLDA 47. Về quản lý chất lƣợng: Lê Mạnh Tƣờng (2010), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh – Luận án tiến sĩ đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu hệ thống quản lý chất lƣợng các dự án đâu tƣ xây dựng công trình giao thông tại TPHCM. Vấn đề huy động và sử dụng vốn: Phạm Văn Liên (2004), Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam – Luận án tiến sĩ kinh tế; Phạm Thanh Mão (2003), Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An – Luận án tiến sĩ; Cấn Quang Tuấn ( 2009) – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập 6 trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý – Luận án tiến sĩ kinh tế. Các công trình này tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB. Về nguồn nhân lực quản lý: Hoàng Đức Thắng (2007), Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ kinh tế, bàn về đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển nguồn nhân lực quản lý dự án đến năm 2005. Về thanh quyết toán công trình: Trịnh Văn Vinh ( 2000), Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành – Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình chỉ định thấu. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát: Nguyễn Văn Bình ( 2010), Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng vốn nhà nước ở Việt Nam – Luận án tiến sĩ kinh tế đi vào nghiên cứu về thanh tra tài chính các dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Về hoàn thiện hệ thống quản lý: Nguyễn Mạnh Hà ( 2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu – Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Công trình đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đầu tƣ các công trình quân sự phục vụ nhu cầu chiến đấu và xây dựng các doanh trại bộ đội. Tuy đã nêu đƣợc một số nguyên nhân dẫn đến việc kém hiệu quả trong công tác quản lý, đồng thời xây dựng đƣợc giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhƣng mới ở góc nhìn về hƣớng tối thiểu hóa chi phí. Nhƣ thế có thể thấy, chƣa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại Ban Quản lý dự án 47. Luận văn này kế thừa những phƣơng pháp nghiên cứu của các công 7 trình trên đây, tập trung xem xét, đánh giá kết quả quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng tuần tra biên giới tại Ban Quản lý dự án 47 – Bộ quốc phòng. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dƣ án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông. 1.2.1. Các khái niệm về quản lý dự án Giao thông đường bộ: Là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm toàn bộ hệ thống cầu đƣờng phục vụ cho nhu cầu đi lại của ngƣời dân cũng nhƣ nhu cầu giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh. Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình giao thông đƣờng bộ nhƣ cầu, cống, đƣờng… Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông: Là việc sử dụng các công cụ quản lý tác động vào các chủ thể tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm là các công trình giao thông. Nhƣ vậy khái niện này bao gồm: - Quản lý đối với sản phẩm xây dựng: Sản phẩm là công trình giao thông đƣợc tạo ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ. Mỗi công trình đƣa vào sử dụng làm tăng cơ sở vật chất cho nền kinh tế nói chung, tăng tiềm lực quốc phòng nói riêng. Thực chất của việc quản lý này là quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và hoạt động thi công xây lắp công trình. + Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ: Sản phẩm của giai đoạn này là hồ sơ dự án đầu tƣ, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (BVTC – DT). Đó là sản phẩm của hoạt động khảo sát thiết kế. Nhà nƣớc quản lý hoạt động này bằng cách ban hành quy trình khảo sát, tiêu chuẩn thiết kế buộc nhà thầu khảo sát, thiết kế phải tuân thủ và chịu trách nhiệm nếu làm sai. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải tăng cƣờng chức năng thẩm định trƣớc khi phê duyệt. Đơn vị khảo sát, thiết kế phải tổ chức kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức mình để tạo ra sản phẩm thiết kế tốt, là đầu vào tốt cho hoạt động xây dựng. 8 + Sản phẩm trong giai đoạn xây lắp: Đây là giai đoạn công trình từ hồ sơ thiết kế thành sản phẩm thật, tạo ra giá trị sử dụng. Quá trình này tiêu hao vốn xây lắp, diễn ra trong không gian rộng lớn, thời gian dài đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên do vậy tình trạng lãng phí, chất lƣợng kém rất dễ xẩy ra. Nhà thầu thi công xây dựng là ngƣời trực tiếp tham gia giai đoạn này, các yếu tố nhƣ nhân công, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng, quy trình quản lý… Họ sử dụng để thi công công trình có ảnh hƣởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình nhƣ: Chất lƣợng, tiến độ, giá thành. Quản lý trong giai đoạn này là tăng cƣờng sự kiểm tra, kiểm soát để buộc nhà thầu thực hiện đúng, đủ thiết kế đã đƣợc phê duyệt. - Quản lý các chủ thể tham gia: + Quản lý đối với ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án thay mặt CĐT, Nhà nƣớc để quản lý dự án đầu tƣ. Vì vậy một ban quản lý dự án ổn định, tổ chức hợp lý chặt chẽ, chuyên môn sâu là tiền đề để thực hiện tốt dự án đầu tƣ. + Quản lý đối với tổ chức tƣ vấn: Tƣ vấn là loại lao động đặc biệt, đó là kinh nghiệm, kiến thức và sự phán xét. Hoạt động của họ khó đánh giá, đo đếm nhƣng sản phẩm của họ lại rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án đầu tƣ. Quản lý dự án phải hiểu đƣợc vai trò của tƣ vấn, lựa chọn đúng và có biện pháp để đóng góp có hiệu quả cho hoạt động quản lý. + Quản lý đối với nhà thầu xây dựng: Là phải chọn đƣợc nhà thầu có uy tín, năng lực tốt, công nghệ tiên tiến đảm bảo đƣợc chất lƣợng, tiến độ công trình. Nếu quy trình quản lý của đơn vị không đầy đủ, chặt chẽ khoa học sẽ tạo kẽ hở thất thoát vốn, kéo dài tiến độ thi công. Thực chất của việc quản lý đối với ban quản lý dự án, đơn vị giám sát, đơn vị thi công là để buộc các chủ thể này thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ. Mục đích cuối cùng là công trình có chất lƣợng tốt, đƣa vào sử dụng đúng tiến độ và tiết kiệm đƣợc chi phí xây 9 dựng, khai thác. Thông qua các công cụ vĩ mô của nhà nƣớc để quản lý sản phẩm xây dựng và quản lý các tổ chức tham gia xây dựng dự án nhƣ cơ chế, chính sách và tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật. Hay bằng những công cụ vi mô để quản lý về chất lƣợng, tiến độ, chi phí của từng dự án. 1.2.2. Đặc điểm của các dự án xây dựng đường tuần tra biên giới Các dự án đầu tƣ xây dựng (ĐTXD) đƣờng TTBG là các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ sử dụng vốn từ ngân sách nhà nƣớc để phục vụ mục đính quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án này có một số đặc điểm sau: Nhóm đặc điểm xuất phát từ một dự án đầu tư: - Dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng TTBG có tính chu trình và đƣợc thực hiện với một trình tự chặt chẽ từ hình thành ý tƣởng đầu tƣ, chuẩn bị dự án đầu tƣ, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Dự án này đƣợc xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo quy trình chặt chẽ, phức tạp. - Dự án ĐTXD đƣờng TTBG có tính mục đích, mục tiêu rõ ràng. Ngay từ giai đoạn hình thành dự án đã phải xác định đƣợc mục tiêu dự án. Việc thực hiện dự án này nhằm đạt đƣợc lợi ích gì về quốc phòng an ninh (QPAN), kinh tế, xã hội, ai sử dụng công trình... - Dự án ĐTXD đƣờng TTBG luôn có tính kết quả, kết quả của quá trình đầu tƣ là công trình giao thông đƣờng bộ đáp ứng đƣợc nhu cầu ANQP, không cho phép có phế phẩm với kết quả của một dự án đầu tƣ. - Để dự án ĐTXD đƣờng TTBG đạt đƣợc các mục tiêu thì cần bố trí các nguồn lực cho dự án ngay từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Do vậy quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án thì vấn đề nguồn lực và tính khả thi của nó là rất quan trọng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng, tiến độ thực hiện. - Có sự tham gia của nhiều chủ thể nhƣ chủ đầu tƣ (CĐT), nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nƣớc. 10 Nhóm đặc điểm liên quan đến đặc điểm của hoạt động xây dựng công trình giao thông: - Quá trình ĐTXD công trình chịu ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên nhƣ địa chất, thủy văn, giao thông, các điều kiện xã hội, chính trị... - Sản phẩm có quy mô lớn, thời gian sử dụng lâu dài vì vậy chất lƣợng công trình đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của việc khai thác sử dụng. Nhóm giải đặc điểm liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước: - Quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý và sử dụng NSNN. - Việc sử dụng NSNN thƣờng không có tính hoàn trả trực tiếp, hiệu quả của các dự án này là hiệu quả về QPAN, kinh tế xã hội mang lại. Vì vậy đánh giá hiệu quả thực hiện dự án đòi hỏi phải đánh giá tác động của dự án một cách toàn diện cả về QPAN, kinh tế xã hội, văn hóa và môi trƣờng. Nhóm đặc điểm liên quan đến tính chất quốc phòng an ninh. - Dự án đƣờng TTBG là dự án có tính đặc thù nên đƣợc vận dụng một số cơ chế đặc biệt nhƣ: đƣợc thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu, đƣợc ƣu tiên trong công tác giải phóng mặt bằng... - Về đặc điểm thiết kế, công trình cũng có những tính đặc thù riêng nhƣ bắt buộc hƣớng tuyến công trình phải lựa chọn không đƣợc cách xa quá đƣờng biên 1km, độ dốc, bán kính quay vòng đƣợc cho phép nhỏ hơn tiêu chuẩn của đƣờng giao thông..... - Trong đánh giá lựa chọn các phƣơng án thiết kế thì hiệu quả về QPAN đƣợc xếp hàng đầu, sau đó mới đến hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan