Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hải quan đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai ...

Tài liệu Quản lí hải quan đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

.PDF
97
1
116

Mô tả:

` BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN PHƯỚC LỘC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, tháng 12 năm 2018 ` BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN PHƯỚC LỘC QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Thuận Đồng Nai, tháng 12 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Phước Lộc i LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp mà bản thân tôi hoàn thành là sản phẩm của sự kết hợp giữa tâm, trí, lực của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cá nhân tôi. Trước hết, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Đức Thuận, người đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai và tập thể Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Cục Hải quan Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè là điểm tựa tinh thần giúp tôi vượt lên khó khăn để hoàn thành khóa học. Tác giả luận văn Nguyễn Phước Lộc ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG KÊ ............................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................ 3 3. Mục tiêu....................................................................................................................... 4 3.1. Mục tiêu chung………………………………………………………………….5 3.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………….5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu. ....................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài`` ...................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN 7 1.1. Khái niệm doanh nghiệp ........................................................................................... 7 1.2. Khái niệm doanh nghiệp ưu tiên .............................................................................. 7 1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ ưu tiên ........................................................ 9 1.4. Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên…………………………………….9 1.5. Nội dung công tác quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên………………10 1.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp ưu tiên .................................. 10 1.6.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 11 1.6.2. Chế độ ưu tiên .............................................................................................. 12 1.6.2.1. Ưu tiên miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.........13 1.6.2.2. Ưu tiên thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh................................ 14 1.6.2.3. Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan .......................................................15 1.6.2.4. Ưu tiên về kiểm tra chuyên ngành.........................................................16 1.6.2.5. Ưu tiên về thủ tục thuế ..........................................................................16 iii 1.6.2.6. Ưu tiên về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ .............................................17 1.6.2.7. Ưu tiên trong kiểm tra sau thông quan ..................................................18 1.6.3. Những điều kiện áp dụng chế đô ưu tiên ..................................................... 18 1.6.3.1. Yếu tố về mặt thời gian .........................................................................19 1.6.3.2. Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế ................................ 20 1.6.3.3. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu .....................................20 1.6.3.4. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử...................21 1.6.3.5. Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ......................21 1.6.3.6. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................21 1.6.3.7. Điều kiện về chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán .................22 1.6.4. Thủ tục thẩm định, công nhận, tạm đình chỉ, doanh nghiệp ưu tiên ............ 22 1.6.4.1. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên ....................................22 1.6.4.2. Kiểm tra điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên .............................23 1.6.4.3. Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên .........................................24 1.6.4.4. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên ....................................................24 1.6.4.5. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên............................................................24 1.6.4.6. Thẩm quyền công nhận, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên và trách nhiệm của cơ quan liên quan .....................................................................25 1.6.4.7. Trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan ...........................................25 1.6.4.8. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên ...............28 1.7. Những thành quả và những tồn tại trong việc triển khai cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan, pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên ........................................................... 29 1.8. Bài học kinh nghiệm từ triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Nhật Bản…………………………………………………………………………………….30 1.8.1. Chương trình doanh nghiệp ưu tiên tại Nhật Bản…………………………30 1.8.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………………34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................... 36 2.1. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên ...................................................... 36 2.1.1. Kim ngạch; số lượng tờ khai xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp:........ 36 2.1.1.1. Chi cục Hải quan KCX Long Bình: ......................................................36 iv 2.1.1.2. Chi cục Hải quan Long Thành (Công ty CP HH Vedan VN) ...............41 2.1.1.3. Chi cục Hải quan Nhơn Trạch (Công ty TNHH Posco VST) ...............45 2.1.1.4. Tổng hợp số liệu về tình hình kim ngạch XNK, số lượng tờ khai của 04 doanh nghiệp ưu tiên qua 02 năm 2015 và 2016 như sau ..................................49 2.1.1.5. Chi phí giảm được khi Doanh nghiệp ưu tiên được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa..............................................................................................................49 2.1.2. Tình hình thu thập thông tin của công chức hải quan .................................. 50 2.1.3. Tình hình kiểm tra báo cáo tài chính............................................................ 50 2.1.4. Hồ sơ vi phạm .............................................................................................. 50 2.2. Nội dung tồn tại của pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên trong thực tiễn áp dụng.. 51 2.2.1. Các quy định liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp ưu tiên ................ 51 2.2.1.1. Ưu tiên về kiểm tra hồ sơ ......................................................................51 2.2.1.2. Ưu tiên về nhận hàng nhập khẩu hoặc giao hàng xuất khẩu vào bãi kho, cảng tại cửa khẩu ................................................................................................ 51 2.2.2. Các quy định liên quan đến quản lý hải quan .............................................. 52 2.2.2.1. Quy định về quan lý doanh nghiệp ưu tiên hoạt động theo loại hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu............................................................................52 2.2.2.2. Quy định về quản lý doanh nghiệp ưu tiên hoạt động theo loại hình kinh doanh. .................................................................................................................55 2.2.2.3. Quy định về áp dụng quản lý rủi ro .......................................................56 2.2.2.4. Quy định về kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế ............................56 2.2.2.5. Quy định về cơ chế phối hợp quản lý doanh nghiệp ưu tiên. ................56 2.2.2.6. Quy định thống kê hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên .......................59 2.3. Nguyên nhân tồn tại của quy định pháp luật về quản lý hoạt động doanh nghiệp ưu tiên hiện nay................................................................................................................... 60 2.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 60 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ...........................66 3.1. Định hướng về phát triển ngành nghề của doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai........................................................................................................................ 66 v 3.1.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng ........................................................................................................................ 66 3.1.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học .................................................................................................................. 67 3.1.3 Định hướng phát triển ngành dệt may, giày dép (DMG) .............................. 67 3.2. Giải pháp quản lý đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn của UBND tỉnh Đồng Nai ................................................................................................................................. 68 3.2.1 Giải pháp nguồn nhân lực ............................................................................. 68 3.2.2. Giải pháp về thị trường ................................................................................ 68 3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ........................................................................... 68 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý ngành .................................. 69 3.3. Giải pháp quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 69 3.3.1. Hoàn thiện quy định về quản lý doanh nghiệp ưu tiên đối với loại hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu ............................................................................... 69 3.3.2. Hoàn thiện quy trính về quản lý doanh nghiệp ưu tiên hoạt động theo loại hình kinh doanh ...................................................................................................... 74 3.3.3. Hoàn thiện quy định về quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp ưu tiên .......... 74 3.3.4. Hoàn thiện quy định về kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế................. 75 3.3.5. Bổ sung quy định về cơ chế phối hợp quản lý ............................................. 76 3.3.6. Các giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................. 77 3.3.6.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức của Hải quan cấp tỉnh, thành phố ............77 3.3.6.2. Quản lý nguồn nhân lực ........................................................................77 3.3.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa thủ tục Hải quan: ....................................................................................................................... 78 3.3.8. Nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, tuyên truyền chính sách pháp luật và hỗ trợ cung cấp thông tin cho đối tượng ưu tiên. ................................................... 79 3.4. Kiến nghị ................................................................................................................ 80 3.4.1. Bộ Tài chính: ................................................................................................ 80 3.4.1.1. Đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và ổn định: .................................80 vi 3.4.1.2. Đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc, khung pháp lý và các chuẩn mực quốc tế tạo thuận lợi cho tự do thương mại:.......................................................80 3.4.1.3. Đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc cải cách, hiện đại hóa hải quan: ........81 3.4.2. Tổng cục Hải quan: ...................................................................................... 81 KẾT LUẬN ...................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84 vii DANH MỤC BẢNG KÊ Bảng kê 2.1: Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 (HQ Long Bình)...............37 Bảng kê 2.2: Số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 (HQ Long Bình)...............38 Bảng kê 2.3: Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu năm 2016 (HQ Long Bình) .................39 Bảng kê 2.4: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ KCX Long Bình) .......................40 Bảng kê 2.5: Số liệu kim ngạch XNK năm 2016 (HQ Long Thành) ............................41 Bảng kê 2.6: Số liệu kim ngạch XNK năm 2017 (HQ Long Thành) ............................42 Bảng kê 2.7: Số lượng tờ khai XNK năm 2016 (HQ Long Thành) ..............................43 Bảng kê 2.8: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ Long Thành) ..............................44 Bảng kê 2.9: Số liệu kim ngạch XNK năm 2016 (HQ Nhơn Trạch) ............................45 Bảng kê 2.10: Số liệu kim ngạch XNK năm 2017 (HQ Nhơn Trạch) ..........................46 Bảng kê 2.11: Số lượng tờ khai XNK năm 2016 (HQ Nhơn Trạch).............................47 Bảng kê 2.12: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ Nhơn Trạch).............................48 Bảng kê 2.13: Chi phí thuê bãi container kiểm hóa năm 2016 và 2017........................49 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK năm 2016 (HQ KCX Long Bình) .................................37 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch XNK năm 2017 (HQ KCX Long Bình) .................................38 Biểu đồ 2.3: Số lượng tờ khai XNK năm 2016 (HQ KCX Long Bình) ........................39 Biểu đồ 2.4: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ KCX Long Bình) ........................40 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch XNK năm 2016 (HQ Long Thành) ........................................41 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch XNK năm 2017 (HQ Long Thành) ........................................42 Biểu đồ 2.7: Số lượng tờ khai XNK năm 2016 (HQ Long Thành) ...............................43 Biểu đồ 2.8: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ Long Thành) ...............................44 Biểu đồ 2.9: Kim ngạch XNK năm 2016 (HQ Nhơn Trạch) ........................................45 Biểu đồ 2.10: Kim ngạch XNK năm 2017 (HQ Nhơn Trạch) ......................................46 Biểu đồ 2.11: Số lượng tờ khai XNK năm 2016 (HQ Nhơn Trạch) .............................47 Biểu đồ 2.12: Số lượng tờ khai XNK năm 2017 (HQ Nhơn Trạch) .............................48 Sơ đồ 2.13: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai…………………...64 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ tài chính CP Cổ phần DMG Dệt may, giày dép DN Doanh nghiệp DNCX Doanh nghiệp chế xuất GTGT Giá trị gia tăng HQ Hải quan KCX Khu chế xuất KTSTQ Kiểm tra sau thông quan QH Quốc hội STQ Sau thông quan SXXK Sản xuất xuất khẩu TCHQ Tổng cục Hải quan TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu HQĐN Hải quan Đồng Nai ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nhà nước ta đang từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế, quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó kết quả đạt được trong quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới ngày càng đa dạng phong phú. Khối lượng hàng hóa được thông quan tại các cửa khẩu quốc tế và các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu không ngừng gia tăng. Trước đây, tất cả các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đều phải chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan; dẫn đến cơ quan hải quan phải xử lý một khối lượng công việc ngày càng tăng trong khi không có sự gia tăng tương xứng về nhân lực hay vật lực. Thêm nữa, cơ quan hải quan còn phải đương đầu với những thay đổi trong môi trường làm việc nhằm điều chỉnh và hiện đại hóa các quy trình thủ tục hải quan để đảm bảo đơn giản hóa, minh bạch, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại trong khi vẫn phải duy trì kiểm soát đối với hàng hóa, người và phương tiện vận tải di chuyển quốc tế. Để đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu này, hải quan phải chuyển từ cách thức kiểm soát truyền thống sang sử dụng tư duy và phương pháp mới cho thực thi nhiệm vụ chính trị của mình đó là hướng đến sự cân bằng lợi ích hợp lý giữa việc đảm bảo tuân thủ sự chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý với việc giảm thiểu sự gián đoạn trong thương mại, giảm chi phí cho thương mại hợp pháp và giảm chi phí xã hội. Điều này chỉ có thể đạt được khi hải quan triển khai áp dụng phương pháp quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro. Một đặc điểm quan trọng của phương pháp này là tích cực “định hướng” cộng đồng kinh doanh đến với việc tuân thủ tự nguyện (rủi ro thấp), để hải quan dành nguồn lực cho việc kiểm soát các đối tượng rủi ro cao nhằm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại hiệu quả. Theo đó, cơ quan hải quan không ngừng nghiên cứu, nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm quản lý trong việc theo dõi, thu nhập thông tin, đánh giá rủi ro để xác định phân loại đối tượng trọng điểm; đối tượng cần kiểm tra, giám sát hải quan; đối tượng ưu tiên được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; đối tượng được ưu đãi hải quan, ưu đãi thuế…Từ đó, doanh nghiệp luôn cố gắng chấp hành tốt các quy định 1 của ngành hải quan để được hưởng những chính sách ưu đãi về lĩnh vực hải quan và các lĩnh vực khác có liên quan. Trong số những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các quy định của pháp luật có liên quan về kế toán, kiểm toán; Doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn sẽ được xem xét thẩm định đánh giá công nhận là doanh nghiệp ưu tiên khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên và có văn bản yêu cầu đề nghị gửi cơ quan hải quan xem xét, công nhận theo quy định mục lục 2 chương III Luật Hải quan 2014. Qua thực hiện triển khai áp dụng doanh nghiệp ưu tiên, xét thấy doanh nghiệp ưu tiên được hưởng 7 chế độ ưu tiên đặc biệt khi làm thủ tục hải quan như: miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; ưu tiên thực hiện trước thủ tục hải quan so với các doanh nghiệp khác; đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành; hoàn thuế trước, kiểm tra sau; thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước, khai hải quan sau đối với loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ; miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Trong đó, đặc quyền ưu việt nhất là hầu như tất cả hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên không phải kiểm tra 99%, trường hợp có kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cũng chỉ đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng 1% trên tổng lô hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên.Đặc quyền này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian thông quan nhanh chóng, mà còn tiết kiệm sức người, sức của hàng nghìn USD mỗi năm. Ngoài ra, việc được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên cũng giúp nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.Khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về uy tín của công ty, cùng với đó là tạo ra những uy tín lớn trong các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.Đây chính là những yếu tố đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn dễ dàng hơn. Doanh nghiệp ưu tiên còn có thể ‘tự tin” mở rộng quy mô hoạt động bởi uy tín không chỉ được tạo lập trong nước mà còn “vang xa” khỏi biên giới, tới các vùng lãnh thổ có làm ăn với Việt Nam nhờ “dấu đỏ” xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước. Trước thực trạng hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên được hưởng rất nhiều quyền lợi trong quan hệ thương mại đối với đối tác nước ngoài, nhưng không phải tất cả doanh 2 nghiệp ưu tiên đều chấp hành tốt tất cả hoạt động có liên quan, cũng không loại trừ nguy cơ từ doanh nghiệp ưu tiên về khả năng nghi vấn vi phạm liên quan đến tên hàng, số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị, xuất xứ (C/O), chính sách mặt hàng…và các vi phạm liên quan đến gian lận thương mại trốn thuế. Xuất phát từ những nghi vấn rủi ro đối với doanh nghiệp ưu tiên, pháp luật cần phải có những hành lang pháp lý về quy định quản lý, tổ chức bộ máy, nhân lực, đảm bảo quản lý hải quan hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên, đặc biệt là trong giai đoạn thông thoáng thủ tục hải quan dành cho doanh nghiệp ưu tiên như hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả tập trung nghiên cứu viết đề tài về “QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ những vai trò, chức năng hoạt động của các doanh nghiệp ưu tiên luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Trong thời gian qua, các chính sách quản lý nhà nước quy định về điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, những quyền lợi của doanh nghiệp ưu tiên có được, cũng như trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan trong việc phối hợp, hỗ trợ giải quyết các phát sinh vướng mắc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên. Tuy nhiên, pháp luật mới đề cập đến những vấn đề về thủ tục thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thông quan nhanh hàng hóa, cũng như thông thoáng về thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu…nhưng chưa có quy định cụ thể về các giải pháp quản lý hiệu quả đối với doanh nghiệp ưu tiên, đặc biệt khi có nghi vấn doanh nghiệp ưu tiên vi phạm pháp luật hải quan. Tính đến thời điểm này, có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực hải quan như: vấn đề điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại; vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan; vấn đề hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu; chính sách thuế xuất nhập khẩu, vấn đề pháp lý về kiểm tra hải quan đảm bảo thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán thuế xuất nhập khẩu hải quan; vấn đề về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu; xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu…Tuy nhiên,vấn đề quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên 3 là một công trìnhnghiên cứu hoàn toàn mới trong giai đoạn hiện đại hóa hải quan; cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính mạnh mẽ hiện nay. Doanh nghiệp ưu tiên cần được sự quan tâm hỗ trợ của chính sách pháp luật để doanh nghiệp yên tâm tập trung quản lý, phát triểnhoạt động kinh doanh của Công ty sao cho có hiệu quả, hiệu lực; nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho các nhà kinh doanh, các nhà sản xuất và làm lợi cho nền kinh tế xã hội. Do đó, cần có chính sách, pháp luật hoàn thiện về doanh nghiệp ưu tiên đem lại sự công bằng cho tất cả các chủ thể liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, kích thích các giao thương trên phạm vi quốc gia và quốc tế, hoàn toàn phù hợp với chính sách chung của một quốc gia là thành viên của tổ chức thương mại thế giới như Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật quy định về doanh nghiệp ưu tiên hiện hành còn thiếu, có nhiều kẽ hở, có những lỗ hỏng mà theo đó không loại trừ cá nhân, doanh nghiệp xấu đã lợi dụng nhằm thu lợi bất chính. Việc thu lợi bất chính dẫn đến hậu quả là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp tốt và doanh nghiệp xấu; đã xâm hại vào nền tài chính quốc gia, tức là xâm hại đến quyền lợi của người dân. Điều đó cho thấy hiện đang tồn tại những bất cập lớn cần phải tháo gỡ trong các quy định về doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam. Để hạn chế những tồn tại đó, cần phải có một nghiên cứu riêng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở kết hợp với kết quả quản lý thực tiễn của cơ quan hải quan để kiến nghị những giải pháp pháp lý cơ bản nhằm đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ doanh nghiệp ưu tiên theo đúng vai trò, ý nghĩa của nó. 3. Mục tiêu 3.1. Mục tiêu chung - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý về doanh nghiệp ưu tiên. 3.2. Mục tiêu cụ thể 4 - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. + Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn : - Quản lý doanh nghiệp ưu tiên từ khi Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Về thực tiễn áp dụng quản lý doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và thực tiễn các vướng mắc được Tổng cục Hải quan tổng hợp từ các địa phương trong cả nước. 5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý đơn lẻ; đánh giá nhận xét; rút ra kết luận từng vấn đề thuộc mảng pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên. - Phương pháp so sánh : So sánh pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp ưu tiên. - Phương pháp thống kê: thống kê số liệu liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên để đánh giá thực tiễn thực hiện. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ lý luận liên quan đến quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên. - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hải quan từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót và bất cập trong việc thực hiện pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên tại tỉnh Đồng Nai. 5 - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế. Các kết quả nghiên cứu và kiến nghị của đề tài có thể mang lại giá trị ứng dụng vào thực tiễn công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, đồng thời góp phần nhỏ hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như mảng pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên nói riêng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp ưu tiên. Chương 2: Thực trạng quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN 1.1. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của các phương thức sản xuất. Do đó, hiểu về doanh nghiệp một cách sâu sắc là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc vốn một cách toàn diện hơn. Theo định nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ để bán. Theo Luật Công ty Việt Nam ban hành năm 1999, doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Luật Doanh nghiệp Việt Nam số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Khái niệm doanh nghiệp theo đó được hiểu theo nghĩa khá rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ. Như vậy, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. 1.2. Khái niệm doanh nghiệp ưu tiên Theo xu hướng hòa nhập chung với các nền kinh tế lớn trong khu vực và tạo sự thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, được công nhận là ưu tiên nên từ cuối năm 2000 khái niệm doanh nghiệp ưu tiên được nghiên cứu để đưa vào thực tế hoạt động khai báo hải quan. Cụ thể tại quyết định số 1063/QĐTCHQ ngàu 29/04/2008, Tổng cục Hải quan đã thành lập “Tổ nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt” để nghiên cứu ban hành các quy trình thủ tục và ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc dạng ưu tiên đặc biệt; các năm tiếp sau đó, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ tài chính ban hành các Thông tư quy định về áp dụng chế độ ưu tiên đối với các doanh nghiệp (Thông tư 63/2011/TT-BTC, Thông tư 86/2013/TT- 7 BTC…) và đến năm 2014 thì doanh nghiệp ưu tiên được đưa vào Luật định theo Luật Hải quan 2014. Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hải quan 2014 quy định : 1. Doanh nghiệp được áp dụng chế đô ưu tiên khi ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 2 năm liên tục; b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hằng năm đạt mức quy định; c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan; d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng. đ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ; e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán; 2. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật này. Theo khoản 1 Điểu 3 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp ưu tiên là “doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên”. Về nguyên tắc chỉ có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên do chính doanh nghiệp ưu tiên đứng tên khai báo trên tờ khai hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp ưu tiên còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, qua nghiên cứu các quy định về doanh nghiệp ưu tiên, có thể đề xuất khái niệm về doanh nghiệp ưu tiên như sau: “Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện của pháp luật quy định về doanh nghiệp ưu tiên, được cơ quan hải quan công nhận; là doanh nghiệp được hưởng các ưu 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất