Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ việt nam ấn độ (2001 2012)...

Tài liệu Quan hệ việt nam ấn độ (2001 2012)

.PDF
239
1
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THANH HÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2001 – 2012) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THANH HÀ QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2001 – 2012) Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số : 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NAM TIẾN Phản biện độc lập: 1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC MÃO 2. TS. BÙI VĂN HÙNG Phản biện: 1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC DUNG 2. PGS.TS NGÔ MINH OANH 3. PGS.TS TRẦN THỊ THANH VÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 Tác giả Luận án ĐỖ THANH HÀ LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Nam Tiến, Phó Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – là người trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học, luôn tận tâm chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành Luận án này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm và Quý Thầy, Cô ở Bộ môn Du lịch; sự hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy, Cô trong Khoa Lịch sử và các cán bộ Phòng Sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tôi đang công tác và học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Ngoài ra, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Thầy Cô, các nhà khoa học là thành viên các Hội đồng đã đưa ra những nhận xét quý báu, tận tình góp ý giúp tôi hoàn thiện hơn Luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm Luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 Tác giả Luận án ĐỖ THANH HÀ MỤC LỤC DẪN LUẬN ...................................................................................................................... 01 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 01 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 01 1.2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 03 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 05 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 05 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................. 06 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 06 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 06 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 07 4.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 07 4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 07 6. NGUỒN TƢ LIỆU ...................................................................................................... 08 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ............................................. 09 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................... 09 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ .... 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ................................. 20 1.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án ............................................................................ 30 CHƢƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2001-2012) 2.1. Những điểm gẫn gũi, tƣơng đồng về địa lý, văn hóa, lịch sử ............................... 32 2.1.1. Những điểm gẫn gũi về địa lý ............................................................................ 32 2.1.2. Những điểm tương đồng về văn hóa .................................................................. 33 2.1.2. Những điểm tương đồng về lịch sử ................................................................... 36 2.2. Khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trƣớc năm 2001 ....................................... 38 2.2.1. Giai đoạn trước năm 1956 ................................................................................. 38 2.2.2. Giai đoạn 1956 - 1972 ....................................................................................... 40 2.2.3. Giai đoạn 1972 - 1986 ....................................................................................... 43 2.2.4. Giai đoạn 1986 - 2000 ....................................................................................... 51 2.3. Bối cảnh thế giới và khu vực giai đoạn 2001-2012 ............................................... 59 2.3.1. Bối cảnh thế giới .............................................................................................. 59 2.3.2. Bối cảnh khu vực .............................................................................................. 63 2.3.3. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (2001-2012) ....................... 68 2.4. Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (2001-2012) ............................. 75 2.4.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới ....................................... 75 2.4.2. Vị thế của Ấn Độ trong nhận thức chiến lược của Việt Nam (2001-2012) ..... 82 CHƢƠNG 3 QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ “HỢP TÁC TOÀN DIỆN” ĐẾN “ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC” (2001-2012) 3.1. Quan hệ “hợp tác toàn diện” Việt Nam - Ấn Độ (2001-2007) ............................. 87 3.1.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ......................................................................... 87 3.1.2. Lĩnh vực kinh tế................................................................................................ 92 3.1.3. Lĩnh vực quốc phòng ........................................................................................ 97 3.1.4. Hợp tác và trao đổi văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ ...... 100 3.2. Quan hệ “đối tác chiến lƣợc” Việt Nam - Ấn Độ (2007-2012) ........................... 108 3.2.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................................... 108 3.2.2. Lĩnh vực kinh tế.............................................................................................. 111 3.2.3. Lĩnh vực quốc phòng ...................................................................................... 116 3.2.4. Hợp tác và trao đổi văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ ...... 124 CHƢƠNG 4 QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ (2001-2012): KẾT QUẢ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết quả quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012) ................................................. 132 4.1.1. Thành tựu ......................................................................................................... 132 4.1.2. Hạn chế ............................................................................................................ 138 4.2. Một vài đặc điểm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012) .................................... 142 4.3. Khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2013-2017 và một số kiến nghị để phát triển mối quan hệ này .............................................................................................. 150 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 162 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 166 Phụ lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADMM : ASEAN Defence Ministers Meeting APEC : Asia – Pacific Economic Council ARF : ASEAN Regional Forum ASEAN : Association of Southeast Asian Nations ASEM : Asia – Europe Meeting EDI : Entrepreneurship Development Institute EU : European Union FDI : Foreign Direct Investment FICCI : Federation of Indian Chambers of Commerce and Industry FTA : Free Trade Agreement ICCR : Indian Council for Cutural Relations ICSC : International Commission for Supervision and Control in Vietnam ITEC : India Technical and Economic Cooperation MEA : Ministry of External Affairs MDGs : Millennium Development Goals MGC : Mekong-Ganga Cooperation MoU : Memorandum of Understanding NAM : Non-Aligned Movement NAFTA : North American Free Trade Agreement NICs : New Industrial Countries ONGC : Oil and Natural Gas Corporation Limited OVL : ONGC Videsh Limited PSC : Production Sharing Contract PV : Petro Vietnam UN : The United Nations UNCLOS : United Nations Convention on Law of the Sea USD : United State Dollar SCO : Shanghai Cooperation Organization SEANWFZ : Southeast Asian Nuclear – Weapon – Free – Zone TARI : The Energy and Resources Institute WTO : World Trade Organization 1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ hàng ngàn năm qua, khởi nguồn từ sự giao lưu tiếp xúc văn hóa và tôn giáo. Mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc được hai vị lãnh đạo kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Thủ tướng Nehru là một trong những vị khách nước ngoài đầu tiên thăm Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sang thăm Ấn Độ vào tháng 2-1958. Bước vào thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước, giữa hai nước đều có những lợi ích tương đồng, không gặp những trở ngại so với nhiều quốc gia khác, qua đó tạo cơ sở cho hai nước duy trì và phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ… Chiến tranh Lạnh kết thúc (1991) đã mở ra thời kỳ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ, trong đó các quốc gia chú trọng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại để tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. Trong tổng thể tiến trình hội nhập quốc tế, các quan hệ song phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ưu tiên đối ngoại của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh quốc tế mới, Ấn Độ tuyên bố thực hiện Chính sách Hướng Đông đồng thời với công cuộc cải cách kinh tế để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee đã tuyên bố vào ngày 19-9-2000: “Có sự thừa nhận vai trò của Ấn Độ như một nhân tố ổn định ở châu Á. Chúng ta đã có kế hoạch sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của chúng ta như một đối tác toàn cầu (Global player)” 1 [139, tr.257]. Trong giai đoạn một của chính sách này, Ấn Độ bắt đầu chú ý tới các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, một khu vực giàu tiềm năng về nguyên liệu và năng lượng. Trong đó, Việt Nam, vốn có sự ổn định cao về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, và có vị trí địa – chính trị quan trọng, đóng vai trò là một mắt xích chiến lược trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ ở Đông Nam Á nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và lợi ích an ninh của Ấn Độ tại khu vực này. Bên 1 Nguyên văn tiếng Anh: “There is recognition of India‟s role as a factor of stability in Asia. We have also projected our willingness to shoulder our responsibilities as a global player”. 2 cạnh đó, với quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam cũng đã hòa cùng xu thế tiến bộ của thời đại bằng cách tiến hành hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác với các khu vực bên ngoài. Việc chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại để tranh thủ kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phục vụ cho các mục tiêu phát triển quốc gia đã thể hiện rõ một trong những nội dung quan trọng của hội nhập quốc tế là “thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung” [81, tr.30]. Bản thân hai nước có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ, cụ thể hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; Việt Nam được Ấn Độ xác định là “cửa ngõ” để Ấn Độ vươn ra mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực; Việt Nam có hợp tác, chuyển giao những công nghệ hiện đại của Ấn Độ, như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp… Ngược lại, Việt Nam cũng sẵn sàng làm cầu nối cho Ấn Độ tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và các diễn đàn hợp tác khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ mối quan hệ lịch sử căng thẳng và tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Điều đó cũng đã tạo ra những lợi ích chung trong chính sách đối ngoại của cả hai quốc gia đối với Trung Quốc, khi mà Trung Quốc, với sự trỗi dậy mạnh mẽ đem lại nhiều thành công, đang muốn mở rộng ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực với tham vọng bành trướng ảnh hưởng của mình đến khu vực Nam Á và cả Ấn Độ Dương. Bước vào thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được phát triển tốt đẹp trên cơ sở nhận thức và đánh giá đúng đắn về chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia gắn với tình hình khu vực và quốc tế. Hai bên đã thường xuyên có những chuyến thăm cấp cao lẫn nhau nhằm không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền chặt. Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 5-2003, mối quan hệ song phương giữa hai nước bước sang một trang mới. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký kết Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nước bước vào thế kỷ XXI, theo đó: “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm ứng phó với các thách thức mới của toàn cầu hoá, mối đe dọa của khủng bố quốc tế và những thách thức to lớn đối với hệ thống quan hệ quốc tế” [109]. Đây là tuyên bố chung về hợp tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam ký với một nước khác trong thế kỷ XXI. Tuyên bố này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước trong thế kỷ 3 XXI. Nhìn chung, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và đang có những bước phát triển tích cực trên cơ sở quan hệ “đối tác chiến lược” dựa trên sự nhận thức và đánh giá đúng đắn về chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia gắn với tình hình khu vực và quốc tế. Trải qua nhiều thập kỷ, mối quan hệ này phát triển mạnh mẽ, toàn diện, được mở rộng ra trên tất cả các lĩnh vực của hai nước. Trong thời gian tới, trên cơ sở nền tảng lâu đời của mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ, với Chính sách Hành động Hướng Đông (Act East Policy) trên cơ sở nâng cấp từ Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) của Ấn Độ, tiềm năng về khoa học công nghệ của Ấn Độ và công cuộc Đổi mới của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi giúp mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của mối liên kết Đông Á và vấn đề Biển Đông cũng được Ấn Độ coi là cơ hội tốt để phát triển quan hệ với Việt Nam và giúp Ấn Độ đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Và ngược lại, tăng cường thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong quan hệ khu vực và quốc tế, đồng thời phục vụ tích cực cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2012, giai đoạn mở đầu thế kỷ XXI với sự biến đổi của tình hình thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng, đồng thời là giai đoạn mà quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ phát triển lên một tầm cao mới. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001 – 2012)” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình. 1.2. Ý nghĩa của đề tài Về ý nghĩa khoa học, Luận án hướng đến việc phục dựng lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Ấn Độ. Trong luận án này, chúng tôi hướng đến việc cung cấp một cái nhìn bao quát với những đánh giá khách quan về quan hệ Việt Nam – Ấn Độ tại những giai đoạn lịch sử cụ thể dựa trên những nguồn tài liệu, thông tin chọn lọc, tin cậy về “Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ trong (2001 – 2012)”. Năm 2012 là cột mốc đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (7-1-1972 – 7-1-2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2007 – 2012), do đó việc nhìn nhận quan hệ hai nước từ năm 2001 đến 2012 càng có ý nghĩa quan trọng giúp nhận thức đúng đắn, đầy đủ quan hệ hai nước. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của cả Việt Nam và Ấn Độ trong việc điều chỉnh và triển khai chính sách đối ngoại 4 của hai trong bối cảnh quốc tế mới. Theo đó, Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên hàng đầu trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và là điểm kết nối giữa Ấn Độ với Cộng đồng ASEAN. Việc nghiên cứu thành công đề tài trên, luận án sẽ góp phần bổ sung một hàm lượng tri thức hệ thống, tích cực và chọn lọc vào tổng thể bức tranh nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong tổng thể quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới. Luận án cung cấp những thông tin nghiên cứu về các quan điểm, đường lối đối ngoại của trong mối quan hệ giữa hai nước, trong đó Việt Nam là một trong những đối tác có ý nghĩa chiến lược trong quá trình triển khai Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Việc nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các chính sách của hai nước sẽ giúp hệ thống hóa những quan điểm, cách nhìn của mỗi bên đối với nhau cũng như là các vấn đề quốc tế và khu vực trong giai đoạn 2001 - 2012. Trong quá trình phân tích, luận án cũng sẽ xem xét đề cập đến quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước đối với nhau (chủ quan) qua từng giai đoạn lịch sử, trong đó xem xét gắn với các yếu tố tác động khác như bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế (khách quan). Đặc biệt, hơn 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ song phương Việt Nam – Ấn Độ đã có những chuyển biến hết sức quan trọng qua từng giai đoạn lịch sử. Thế nhưng qua quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu các vấn đề lịch sử và quan hệ quốc tế xoay quanh vấn đề Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ tại Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ tính chất thăng trầm và toàn diện của quan hệ hai nước. Đặc biệt, trước thực trạng việc nghiên cứu quan hệ song phương Việt Nam – Ấn Độ trên cơ sở tiếp cận các quan điểm và chính sách từ phía Việt Nam vẫn chưa được đầu tư đúng mức thì luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây và bổ khuyết những nội dung quan trọng vào khoảng trống học thuật này. Với ý nghĩa đó, việc tiếp cận và sử dụng tối đa các tư liệu từ phía Việt Nam và những tài liệu tiếng nước ngoài liên quan đến luận án sẽ giúp đề tài mang tính khách quan, toàn diện hơn. Về ý nghĩa thực tiễn, từ những kết quả của luận án, Việt Nam có thể hiểu thêm về sự chuyển biến về mặt quyết sách của mình đối với Ấn Độ qua các giai đoạn lịch sử. Quan trọng hơn, cách tiếp cận và nghiên cứu mối quan hệ này từ phía nhà nghiên cứu Việt Nam sẽ giúp Ấn Độ nhận thức và đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Dựa trên nền 5 tảng đó, hai nước có thể đề ra những chính sách tiến bộ và các cách tiếp cận phù hợp trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Đặc biệt, khi quan hệ Việt Nam – Ấn Độ ngày càng có những bước phát triển đáng khích lệ thì việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách đối ngoại đối với Ấn Độ và ngược lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xa hơn, điều này có thể góp phần giúp Việt Nam tạo nên các mô hình liên quan đến chính sách đối ngoại với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, việc xem xét vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa – xã hội,… có ý nghĩa chiến lược cho việc thúc đẩy các quan hệ của Việt Nam với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Đi vào tìm hiểu những nguyên nhân (khách quan lẫn chủ quan) mà chính phủ Ấn Độ có sự điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam sẽ giúp Việt Nam nhìn nhận đúng đắn hơn về đối tác tiềm năng ở khu vực Nam Á. Với ý nghĩa chiến lược, xem xét một cách có hệ thống quan hệ Việt Nam – Ấn Độ sẽ giúp Đảng và Nhà nước Việt Nam tổng kết, kiểm nghiệm và đánh giá xác đáng hơn thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại trong hơn 10 năm (từ 2001 đến 2012). Nằm trong kế hoạch hoàn thiện các quyết sách của Đảng, những định hướng cho đến các đề xuất hoàn thiện và đẩy mạnh công tác đối ngoại của Việt Nam có thể tham khảo những thông tin hữu ích từ kết quả của luận án. Chính từ những thực tế nghiên cứu và lý luận trên, việc nghiên cứu mối “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012)” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tái hiện lại mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012) theo thời gian, luận án phân tích và làm rõ những bước phát triển của mối quan hệ giữa hai nước đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực, tình hình và chính sách đối ngoại của mỗi nước cũng như những tác động của nhân tố lịch sử, từ đó đưa ra kết quả và một số đặc điểm của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu trên, luận án “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012)” sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Thứ nhất, trình bày những cơ sở tương đồng và những nhân tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001-2012 như: lịch sử quan hệ giữa hai nước, bối cảnh quốc tế và khu vực, tình hình và chính sách đối ngoại của hai nước Việt Nam và Ấn Độ. 6 - Thứ hai, phục dựng và phân tích tiến trình quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ trong giai đoạn 2001-2012. - Thứ ba, đánh giá kết quả của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012), rút ra đặc điểm của mối quan hệ này, từ đó đề xuất những kiến nghị cho Việt Nam để góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ trong giai đoạn 2001-2012 trên các lĩnh vực cụ thể: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hóa – giáo dục và khoa học công nghệ. Để góp phần làm rõ sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn 2001-2012, luận án cũng sẽ đề cập đến những nhân tố tác động cũng như vị trí của từng nước trong chính sách đối ngoại của nhau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, luận án xác định rõ hai mốc thời gian khởi đầu và kết thúc khi nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là năm 2001 và 2012. Mốc thời gian 2001 được lựa chọn là vì (i) đây là năm đầu tiên bước vào thế kỷ XXI, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, (ii) đây cũng là giai đoạn mà Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ bước vào giai đoạn thứ hai. (iii) đặc biệt, đây là năm diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX trong bối cảnh 15 năm đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới. Như vậy đường lối đối ngoại đổi mới của Việt Nam phù hợp với tư duy đối ngoại của Ấn Độ. Đây là năm mà hai nước bắt đầu triển khai xây dựng Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI làm tiền đề để quan hệ hai nước có nhiều bước tiến vượt bậc, đưa đến việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào ngày 6-7-2007, đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ hai nước. Do tính chất lịch sử của đề tài, năm 2012 được chọn để tạm kết lại mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ. Năm 2012 được đánh dấu bằng sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng khi hai nước vừa cùng tổ chức thành công Năm Hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 – 2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2007 – 2012). Ngoài ra, việc giới hạn đề tài từ 2001 - 7 2012 sẽ giúp việc nghiên cứu các sự kiện và vấn đề liên quan đến luận án được tập trung, các phân tích, đánh giá cũng sẽ có cơ sở và thực tiễn cao hơn. Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, tiến trình quan hệ giữa hai nước từ năm 2001 đến 2012 trên các lĩnh vực cụ thể: Chính trị-ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, hợp tác văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài luận án thuộc khoa học Lịch sử nên việc nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung của luận án sẽ được tiếp cận dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Marx-Lenin, bao gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài luận án thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, liên quan đến vấn đề đối ngoại nên luận án cũng tiếp cận và xử lý các nội dung luận án dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Trong quá trình thực hiện luận án, mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ được xem xét trong thông qua nhận thức về sự tương tác mang tính hai chiều giữa hai chủ thể. Mặc dù luận án cũng chú trọng nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ góc nhìn Việt Nam nhưng điều đó không mang ý nghĩa giảm nhẹ việc xem xét những chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam – Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2012 cũng được xem xét trong sự chi phối của tổng thể những đường lối đối ngoại của hai quốc gia. Đặc biệt, nghiên cứu quan hệ song phương Việt Nam – Ấn Độ không thể tách khỏi sự vận động khách quan của lịch sử và những yếu tố tác động đến quan hệ hai nước. Việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này cũng phải được nghiên cứu trong sự gắn bó chặt chẽ, hệ thống với nhiều yếu tố có liên quan. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Do đây là đề tài mang tính lịch sử nên chúng tôi chú trọng áp dụng phương pháp lịch sử khi tiếp cận và xử lý vấn đề. Áp dụng phương pháp lịch sử, người viết mong muốn phục dựng lại bức tranh khoa học của vấn đề nghiên cứu: “Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ (2001 -2012)”. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc xem xét tiến trình mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972 như là cơ sở lịch sử nền tảng, trong đó chú trọng vào giai đoạn 2001-2012. 8 Mối quan hệ giữa hai nước khi nghiên cứu luôn gắn với sự phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề, người viết chú trọng vào sự vận động “lôgích” của các sự kiện đặc trưng và các diễn biến cụ thể trong quá trình đẩy mạnh quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ. Song song đó, cùng với phương pháp nghiên cứu lịch sử thì phương pháp logic cũng là phương pháp được chú ý và vận dụng. Bởi lẽ, phương pháp logic chính là phương pháp quan trọng thường được áp dụng khi nghiên cứu các đề tài mang tính lịch sử. Áp dụng phương pháp logic, người viết chú trọng nắm những diễn biến cốt lõi của vấn đề và tránh sa vào liệt kê hay trình bày những sự kiện nhỏ lẻ. Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Ấn Độ (i) phải được đặt trong mục tiêu phát triển quan hệ đối ngoại của cả hai quốc gia; và (ii) phải được xem xét, nghiên cứu trong tương quan với những định hướng trong chính sách đối ngoại của hai quốc gia với tổng thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc Việt Nam nhận thức về tầm quan trọng của Ấn Độ trong tổng thể chiến lược phát triển quốc gia sẽ giúp Việt Nam để ra những chính sách cụ thể với Ấn Độ. Qua đó, chúng tôi cũng rút ra những đặc điểm, tính chất và xu hướng vận động – phát triển của quan hệ hai nước đối với sự vận động của quan hệ quốc tế khu vực. Ngoài ra, chúng tôi cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, so sánh, đối chiếu cùng các phương pháp quy nạp, diễn dịch. Các phương pháp nêu trên được áp dụng lồng ghép và linh hoạt nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu và tăng tính khoa học cho đề tài. Do đề tài liên quan đến lĩnh vực quan hệ đối ngoại nên các hệ thống lý thuyết về quan hệ quốc tế cũng được áp dụng nhằm lý giải tư duy đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ. Các mô hình lý thuyết quan hệ quốc tế về đối tác chiến lược, đồng minh,… đều được vận dụng để phục vụ một cách tốt nhất cho đề tài. 6. NGUỒN TƢ LIỆU Trong quá trình làm đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Các tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của Chính phủ Ấn Độ có liên quan đến quan hệ giữa hai nước - Các Hiệp định, Tuyên bố chung được ký kết giữa hai nước; các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo hai nước cũng như những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu được công bố trên các báo và tạp chí. - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ bằng tiếng Việt và tiếng Anh được công bố trên các sách xuất bản, tạp chí, kỷ yếu hội thảo 9 khoa học. - Những thông tin, sự kiện trên báo chí hàng ngày của hai nước. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 7.1. Về mặt khoa học - Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và khá toàn diện về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012. - Luận án làm rõ quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2012 trên các lĩnh vực cụ thể: Chính trị-ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, hợp tác văn hóa, giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ. Từ đó có thể khẳng định quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển tốt đẹp trên cơ sở quan hệ truyền thống lâu đời và cả hai nước đều có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhau. 7.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả của luận án có thể sử dụng để tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Ấn Độ và các nước lớn khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. - Kết quả của đề tài còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, người học các ngành lịch sử, Đông phương học, quan hệ quốc tế và trực tiếp là cho những ai quan tâm, tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ. 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong chương này, chúng tôi đã khái quát và hệ thống lại những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ, về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ của các học giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi kế thừa những công trình đi trước và có bổ sung những tài liệu mới để tiếp tục làm rõ và giải quyết những nội dung mà luận án đặt ra. Chƣơng 2: Các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (20012012). Nội dung chương này nhằm trình bày các nhân tố (bên trong và bên ngoài) góp phần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ song phương, trong đó bao gồm những tương đồng về địa lý, văn hóa, đặc biệt là sự tương đồng về lịch sử khi hai nước luôn ủng 10 hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Việc khái quát quan hệ Việt Nam – Ấn Độ từ trong lịch sử được xem là nền tảng quan trọng để tiếp cận đề tài, hình thành những hệ thống kiến thức về vấn đề nghiên cứu cũng như có những đánh giá bước đầu về hướng nghiên cứu và làm cơ sở lý luận thực tiễn cho nội dung chính của đề tài trong các chương tiếp theo. Bên cạnh đó, những biến đổi to lớn của tình hình thế giới bước sang thế kỷ XXI cùng với những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của hai nước cũng có tác động không nhỏ đến mối quan hệ này. Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến vai trò và vị thế của mỗi nước trong chính sách đối ngoại của nhau để làm rõ quá trình triển khai các chính sách cụ thể và nỗ lực của hai nước nhằm duy trì và thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao mới. Chƣơng 3: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ “hợp tác toàn diện” đến “đối tác chiến lƣợc” (2001-2012) Trong chương này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực (chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục vào khoa học công nghệ) từ năm 2001 đến năm 2012. Qua đó có thể thấy rằng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là hết sức tốt đẹp. Ấn Độ vẫn tiếp tục khẳng định Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của mình và ngược lại, Việt Nam cũng xem tăng cường quan hệ với Ấn Độ là hết sức cần thiết và là bước đi an toàn cho Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Chƣơng 4: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012): Kết quả, đặc điểm và kiến nghị. Trên cơ sở nội dung của những chương trước, chúng tôi khái quát lại những thành tựu cũng như phân tích những hạn chế trong mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2012. Việc nhìn nhận đầy đủ các vấn đề trên giúp chúng tôi phân tích được những đặc điểm của mối quan hệ hai nước. Trên cơ sở trình bày khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2013 - 2017, chúng tôi cũng cân nhắc đưa ra những đề xuất kiến nghị, góp phần cho công tác đối ngoại của Việt Nam đối với Ấn Độ nhằm tăng cường hơn nữa và đưa mối quan hệ hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. 11 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu hay công trình nghiên cứu nào có liên quan mật thiết đến vấn đề “Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ (2001 – 2012)”. Các bài viết từ các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (là tạp chí uy tín chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Quan hệ quốc tế và Chính sách đối ngoại), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Lịch sử Quân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, các tài liệu tham khảo từ Thông tấn xã Việt Nam (bao gồm tin tham khảo và tài liệu tham khảo đặc biệt),… đều chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về vấn đề trên dưới thành quả là một công trình nghiên cứu thật sự. Song song đó, nhiều cá nhân và cơ quan nghiên cứu vẫn tập trung vào quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong các giai đoạn trước chứ chưa tập trung nghiên cứu nhiều về mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay. Những lý do trên là những nguyên nhân chú yếu khiến vấn đề “Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ (2001 – 2012)” vẫn chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, chúng tôi nhận thấy có những công trình, sách, những tài liệu nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới luận án, giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu tốt hơn về mối quan hệ Việt Nam Ấn Độ. 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ 1.1.1.1. Các công trình về chính sách đối ngoại của Việt Nam Các công trình ngoài nước Với một cái nhìn tổng quan toàn diện về sự thay đổi nhanh chóng cũng như giải quyết những khó khăn về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, cuốn sách Rethinking Vietnam (Routledge, 2008) của Duncan McCargo là sự tiếp cận đầy đủ và hệ thống hơn về một Việt Nam đương đại dựa trên những nghiên cứu thực địa và chuyên sâu. Công cuộc đổi mới 1986 của Việt Nam cùng với những thay đổi và tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại nhằm cải thiện những thiếu sót và hạn chế của cơ chế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất