Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thương mại việt nam - australia thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - australia thực trạng và giải pháp

.PDF
93
569
121

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Danh mục ký hiệu viết tắt i Danh mục bảng iii Danh mục hình iv MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THIẾT LẬP QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA 6 1.1. Một số cơ sở lý luận thiết lập quan hệ thương mại Việt Nam Australia 6 1.1.1. Một số lý thuyết thương mại quốc tế thiết lập quan hệ thương mại Việt Nam-Australia 8 1.1.2. Một số tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại song phương 11 1.1.3.Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 16 1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển quan hệ thương mại song phương Việt 17 Nam-Australia 1.2.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 17 1.2.2. Tổng quan về kinh tế và ngoại thương Australia 21 1.2.3.Vai trò của quan hệ thương ma ̣i song phương giữa Viê ̣t Nam và Australia với nền kinh tế hai quốc gia. 27 1.3. Kinh nghiệm phát triển quan hệ thương mại song phương với 29 Australia của một số nước trong khối ASEAN 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 30 1.3.2. Kinh nghiệm của Indonesia 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - 35 AUSTRALIA TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2011 2.1. Các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết và đang đàm phán giữa Việt Nam-Australia. 4 35 2.2. Phân tích thực tra ̣ng quan h ệ thương ma ̣i song phương Viê ̣t Nam – 37 Australia 2005-2011 2.2.1 Quy mô và thị phần thương ma ̣i 37 2.2.2 Cơ cấ u thương ma ̣i 44 2.3. Đánh giá thực tra ̣ng quan hê ̣ thương mại Việt Nam – Australia 61 2.3.1 Thành tựu 61 2.3.2. Hạn chế 62 2.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 63 Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VÀ TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2012-2020 3.1. Triển vọng của quan hệ thương mại Việt Nam - Australia 65 65 3.1.1. Triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu 65 3.1.2. Định hướng phát triển thương mại của Australia 67 3.1.3. Định hướng phát triển thương mại của Việt Nam 68 3.2. Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Australia 69 3.2.1. Về quan điểm 69 3.2.2. Về định hướng 70 3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ thương mại Việt 71 Nam- Australia giai đoạn 2012-2020 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô 71 3.3.2. Các giải pháp vi mô 73 KẾT LUẬN 78 Tài liệu tham khảo 80 5 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHÍA Tiếng Anh 1 Tiếng Việt Free Trade Agreement Hiệp định tự do thương mại khu vực ASEAN-AustraliaNew Zealand AANZFTA ASEAN-Australia-New Zealand 2 ABS Australian Bureau of Statistics Cục thống kê Australia 3 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 4 ASEAN Association of South-East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations 5 ASEM Asia Europe Summit Meeting Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Á-Âu 6 BEC Broad Economic Categories Danh mục hàng hóa theo ngành kinh tế rộng 7 CCTM 8 DFAT Cơ cấu thương mại Department of Foreign Affairs Bộ Ngoại thương Australia and Trade 9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 FTA Free Trade Agreement Hiệp định tự do thương mại 11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 12 HHNK Hàng hóa nhập khẩu 13 HHXK Hàng hóa xuất khẩu 14 HHXNK Hàng hóa xuất nhập khẩu 15 H-O Heckscher-Ohlin Heckscher-Ohlin 16 HS Harmonized Commodity Description and Coding System Hệ thống mã và mô tả hàng hóa điều hòa 17 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 18 ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế 6 19 KNNK Kim ngạch nhập khẩu 20 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 21 KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu 22 NK Nhập khẩu 23 NKHH Nhập khẩu hàng hóa 24 OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 25 TAFTA Thailand-Australia Free Trade Agreement Hiệp định tự do thương mại Thái Lan-Australia 26 TPP Trans-Pacific Partnership Đối tác xuyên Thái Bình Dương 27 TRIEC Trade Import and Export Classification Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu 28 UN United Nations Liên Hợp Quốc 29 WB World Bank Ngân hàng thế giới 30 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 31 XK Xuất khẩu 32 XKHH Xuất khẩu hàng hóa 33 XNKHH Xuất nhập khẩu hàng hóa 34 YTSX Yếu tố sản xuất 7 DANH MỤC BẢNG Số STT hiệu Nội dung bảng 1 1.1 Hệ thống phân loại hàng hóa BEC Trang 14 2 1.2 KNXNK của Australia với các nước ASEAN 2005-2011 3 1.3 Kim ngạch XNKHH Thái lan và Australia 2005-2011 4 1.4 Kim ngạch XNKHH Indonesia - Australia 2005-2011 5 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Australia theo ngành hàng 23 6 2.2 Tốc độ tăng trưởng và KNXNK Việt Nam-Australia 2001-2011 27 7 2.3 Xếp hạng các thị trường XKHH của Việt Nam 2005-2011 30 8 2.4 Thị phần 10 nhóm hàng hóa có KNXK lớn của Việt Nam sang 31 Australia trong tổng KNNK của Australia 9 2.5 KNNK của Việt Nam từ Australia và thế giới 33 10 2.6 Xếp hạng các nguồn nhập khẩu lớn của Việt Nam 2005- 2011 38 11 2.7 Thị phần 10 nhóm hàng hóa có KNNK lớn của Việt Nam từ 41 Australia trong tổng KNNK của Việt Nam 12 2.8 Kim ngạch 10 nhóm hàng hóa lớn nhất của VN xuất sang AU 42 (sắp xếp theo xếp hạng năm 2011(HS hai chữ số) 13 2.9 Cơ cấu HHXK của Việt Nam sang Australia theo trình độ chế biến 43 14 2.10 Kim ngạch xuất khẩu hàng Máy móc thiết bị và Hàng hóa 44 khác của Việt Nam sang Australia 2005-2011. 15 2.11 Cơ cấu HHNK từ Australia của Việt Nam theo trình độ chế biến. 45 16 2.12 Tỷ trọng các nhóm hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu từ 47 Australia 2005-2011. 17 2.13 Phân loại HHXNK theo ngành kinh tế rộng 2005-2011. 8 51 DANH MỤC HÌNH Số STT hiệu Nội dung Trang hình 1 1.1 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm so sánh cân bằng 10 2 2.1 Cơ cấu xuất khẩu của Australia qua từng thời kỳ 24 3 2.2 Cơ cấu nhập khẩu của Australia qua các thời kỳ 25 4 2.3 Cán cân thương mại Việt Nam Australia 2001-2011 28 5 2.4 Thị phần xuất khẩu của các nước ASEAN sang Australia 40 6 2.5 Thị phần XKHH sang Australia của một số nước ASEAN 41 2005-2011 7 2.6 Cơ cấu HHXK của Việt Nam sang Australia theo trình độ 48 chế biến 8 2.7 Cơ cấu xuất khẩu hàng nguyên liệu 2005-2011 49 9 2.8 Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp 2005-2011 50 10 2.9 Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp tinh chế 2005-2011 50 11 2.10 Cơ cấu HHXK theo trình độ chế biến từ một số nước ASEAN 52 sang Australia 12 2.11 Cơ cấu NKHH theo trình độ chế biến từ Australia của một số 55 nước ASEAN 13 2.12 Cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011 56 14 2.13 Cơ cấu nhập khẩu hàng công nghiệp từ Australia 2005-2011 57 15 2.14 Cơ cấu XNK Việt Nam-Australia theo ngành kinh tế rộng 59 2005-2011 16 2.15 Cơ cấu HHXK theo ngành kinh tế rộng VN-Australia 60 2005-2011 17 2.16 Cơ cấu HHNK theo ngành kinh tế rộng VN-AU 2005-2011 9 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973. Ðến năm 2009, hai nước chính thức nâng quan hệ song phương lên mức "đối tác toàn diện". Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - AustraliaNewZealand - mà cả Việt Nam và Australia đều là thành viên - cũng được ký kết vào năm 2009. Quan hệ song phương giữa Vi ệt Nam và Australia không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Australia là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC, năm 2011, Australia là đối tác thương mại lớn thứ 5 về xuất khẩu và đứng thứ 12 về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tính chung, tổng kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam Australia năm 2011 đạt trên 4,8 tỷ USD, xếp thứ 10 trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt trong quan hệ thương mại Việt Nam - Australia, Việt Nam có thặng dư thương mại khá lớn qua các năm: năm 2010 đạt 1,4 tỷ USD , năm 2011 đạt 0,9 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Australia là dầu thô,điện thoại di động, thuỷ hải sản, hạt điều, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ,… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Australia là: lúa mì, sắt thép phế liệu, kim loại màu các loại,… Sau khi suy giảm mạnh năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã phục hồi vào các năm 2010,2011 nhưng vẫn chưa bằng mốc cao năm 2008 . So với một số quốc gia trong khu vực ASEAN, trao đổi thương mại của Việt Nam với Australia vẫn còn khiêm tốn: Việt Nam xếp thứ 5 trong khối ASEAN về kim ngạch xuất nhập khẩu với Australia, sau Singapore, Malaysia, Thái lan và Indonesia, với khoảng cách tương đối xa (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Indonesia - quốc gia đứng trên Việt Nam trong bảng xếp hạng - năm 10 2011 là 11,1 tỷ USD, gấp 2,3 lần của Việt Nam; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore - quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng - năm 2011 là 20,7 tỷ USD, gấp 4,3 lần của Việt Nam). Điều này cho thấy tiềm năng thương mại giữa hai quốc gia còn lớn, chưa được khai thác hết. Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động và đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển nhưng tại sao thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng? Trong thời gian tới 2012-2020, Việt Nam cần phải thực hiện những giải pháp gì để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Australia? Đề tài "Quan hệ thương mại Việt Nam -Australia: Thực trạng và giải pháp" là nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Australia, thời kỳ 2005 2011 để đánh giá các điểm thành công cũng như hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hai nước Việt Nam - Australia trong thời gian những năm 2012- 2020, cũng là góp phần làm rõ những vấn đề và câu hỏi nêu ra ở trên. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu trong nước Mă ̣c dù Australia là m ột trong các đố i tác thương ma ̣i lớn của Viê ̣t Nam , nhưng trong những năm gần đây (2004-2011) có rất ít công trin ̀ h nghiên cứu sâu về quan hê ̣ thương ma ̣i song phương giữa hai nước. Có một số nghiên cứu, bài báo, tạp chí,ấn phẩm chuyên ngành đề cập tới mối quan hệ thương mại Việt Nam-Australia như bài viết "Thị trường Australia" ngày 05/05/2009 trên trang mạng tamnhin.net [37] đánh giá tổng quan về các mối quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Australia từ 2003- 2009 chủ yếu là đi sâu phân tích đặc điểm của thị trường Australia nhất là các hàng rào thuế quan cũng như đưa ra các nhận định về xu hướng và triển vọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước trong tương lai; bài báo "Australia - An Important Parner" 11 [34] đánh giá Australia là đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam và đánh giá tình hình về quan hệ kinh tế - thương ma ̣i song phương Viê ̣t Nam - Australia sau 33 năm thiế t lâ ̣p quan hê ̣ ngoa ̣i giao chin ́ h thức giữa hai quố c gia . Trong đó nhâ ̣n xé t là mă ̣c dù các mức thuế của Australia áp du ̣ng cho các hàng hoá của Viê ̣t Nam không cao, xuấ t khẩ u sang Australia vẫn còn thấ p so với tiề m năng của Viê ̣t Nam ; Nghiên cứu "Đánh giá tác động của một số hiệp định thương mại tự do đến quan hệ thương mại Việt Nam-Australia" [12] phân tích ảnh hưởng của một số hiệp định thương mại tự do đặc biệt là AANZFTA và TPP đối trong việc giảm thuế hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Australia; Báo cáo khoa học "Triển vọng thương mại nông sản Việt Nam trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc-NewZealand" của Trung tâm thông tin nông nghiệp Agroinfo đánh giá tác động của hiệp định AANZFTA tới triển vọng tăng trưởng xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Australia[16]; Báo cáo "Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-NewZealand và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam" của MUTRAP đánh giá ảnh hưởng của hiệp định AANZFTA tới cơ hội tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia [10], Bài báo phản ảnh hội thảo về ''Tác động sau hơn 2 năm thực hiện Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Úc- NewZealand'' do Sở công Thương thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển , Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, trong đó có đánh giá tác động của AANZFTA đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Australia [9] ,…. Nghiên cứu nước ngoài. Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia được đề cập tới trong các báo cáo của DFAT hàng năm về tổng hợp số liệu trao đổi thương mại của Australia với các quốc gia Đông Á như Australia’s Trade with East Asia 2010[25], Australia’s Trade with East Asia 2011[26]. Báo cáo về tổng quan tình hình trao đổi thương mại quốc tế của Australia - Australia Trade at a Glance [24] cũng đề cập tới Việt Nam như một đối tác thương mại lớn của Australia ở một số mặt hàng. Ấn phẩm "Australia Trade Performance 1990-1991-2010-2011" của DFAT tổng kết hoạt động trao đổi 12 thương mại của Australia trong giai đoạn 1990-1991 đến 2010-2011 cũng đề cập tới quan hê ̣ thương mại Việt Nam - Australia trong thời kỳ từ 1990-2011 qua phân tích các dữ liệu trao đổi thương mại giữa hai nước trong giai đoạn này [22], … Tuy nhiên, trong các báo cáo và ấn phẩm trên quan hệ thương mại Việt NamAustralia chỉ được đề cập như một bộ phận trong mối quan hệ thương mại chung của Australia với các quốc gia ASEAN và khu vực Đông Á. Như vậy, mặc dù có các nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu riêng đầy đủ về quan hệ thương mại Việt Nam-Australia dưới góc độ phân tích về quy mô, thị phần thương mại cũng như cơ cấu thương mại hàng hóa song phương giữa hai quốc gia trên cơ sở sử dụng hệ thống dữ liệu thống kê thương mại chi tiết và chỉ ra nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế trong mối quan hệ trên. Do vậy, luận văn góp phần giải quyết khoảng trống này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam Australia trong thời gian từ 2005- 2011, phân tích nguyên nhân . Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam - Australia trong giai đoa ̣n 2012-2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận thiết lập mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia: một số lý thuyết thương mại quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa và các chỉ tiêu đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam - Australia trong giai đoạn 2005-2011. Làm rõ cơ sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam Australia: chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; thực tiễn phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Australia trong thời gian qua và kinh nghiệm trao đổi thương mại với Australia của một số quốc gia trong khối ASEAN. Phân tích sự phát triển về quy mô, thị phần thương mại và thay đổi trong cơ cấu thương mại giữa hai nước trong thời gian 2005-2011. 13 Từ lý luận và thực tế, đề xuất một số giải pháp kinh tế vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam Australia trong giai đoạn 2012-2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và các giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hoá song phương giữa Việt Nam và Australia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Luận văn đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam - Australia giai đoạn 2005-2011. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam - Australia cho thời kỳ 2012-2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: Sử dụng các phương pháp luận cơ bản trong nghiên cứu kinh tế: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử và logic, áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh và đối chiếu. Luận văn tổng hợp lý luận về thương mại song phương theo một khung phân tích; thu thập số liệu thống kê về xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia Việt nam và Australia theo thời gian; sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và tổng hợp thực trạng thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Australia; so sánh thương mại hàng hóa Việt Nam-Australia với thương mại hàng hóa Australia với khối ASEAN và một số quốc gia trong ASEAN; so sánh đối chiếu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Australia trong các năm và các giai đoạn. Luận văn tham khảo và kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan tới chủ đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa một số lý thuyết về thương mại quốc tế và chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia. 14 Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá song phương Việt Nam - Australia và phân tích nguyên nhân hạn chế và thành công trong thời gian 2005-2011. Đề xuất những giải pháp để thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia trong giai đoạn 2012-2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia trong thời kỳ 2005-2011 Chƣơng 3: Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy và tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Australia giai đoạn 2012-2020 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - AUSTRALIA 1.1. Một số cơ sở lý luận thiết lập quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Australia Thương mại là một hoạt động có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Kinh tế hàng hóa ra đời dẫn tới việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể. Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh. Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa , dịch vụ, kiến thức, tiền tệ,… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó bằng tiền thông qua giá cả hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức hàng đổi hàng trị giá tương đương nào đó" [39,tr.1]. Sự phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ dựa vào đối tượng đem ra trao đổi trên thị trường: "Đối tượng đem ra trao đổi nếu là hàng hóa (sản phẩm hữu hình) thì gọi là thương mại hàng hóa; còn đối tượng trao đổi là dịch vụ (sản phẩm vô hình) thì gọi là thương mại dịch vụ"[13,tr.16]. Theo Luật thương mại của Việt Nam năm 2005: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác." [11,tr.1] Như vậy, thương mại là khái niệm chỉ hoạt động mua bán nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hay dịch vụ. Khi các chủ thể kinh doanh cư trú tại các quốc gia khác nhau hoặc đối tượng trao đổi được di chuyển qua biên giới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thì hoạt động thương mại mang tính quốc tế và được gọi là thương mại quốc tế. Trong quá trình trao đổi thương mại, một quốc gia có hoạt động giao thương với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Toàn bộ hoạt động giao thương giữa hai quốc gia được gọi là hoạt động thương mại song phương giữa hai quốc gia đó. Căn cứ vào đối tượng trao đổi, thương mại song phương cũng bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, 16 các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động về quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động đầu tư có liên quan đến thương mại . Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thương mại quốc tế kích thích sản xuất, tiêu dùng và là động lực tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Thương mại bao phủ nền kinh tế thế giới, làm vững mạnh và tăng chất lượng cuộc sống khắp thế giới. Thương mại tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của người lao động và giúp doanh nghiệp trở nên năng động sáng tạo hơn. Thương mại cũng giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm có giá cả hợp lý. Thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các nguồn lực kinh tế có hiệu quả. Thương mại giúp hoàn thiện quá trình phân công lao động trên thế giới và hình thành chuỗi giá trị hàng hoá toàn cầu. Với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thì sự phụ thuộc của các quốc gia thông qua quan hệ thương mại quốc tế cũng ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc đánh giá quan hệ thương mại quốc tế song phương và đa phương của một quốc gia được các nhà kinh tế cũng như các nhà quản lý hết sức quan tâm. Khi đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa hai quốc gia, việc áp dụng các lý thuyết thương mại phù hợp, phân tích cặn kẽ thực trạng và ảnh hưởng của quan hệ đó đối với nền kinh tế của quốc gia là hết sức quan trọng. Đánh giá chính xác giúp chỉ ra những ưu, nhược điểm, thành tựu và hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế song phương phát triển đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia cũng như tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu. Lý thuyết thương mại quốc tế là những lý thuyết giải thích cơ sở khoa học hình thành thương mại quốc tế và lợi ích đạt được của các chủ thể tham gia quá trình này. Quan hệ thương mại phát triển từ thấp đến cao, các lý thuyết thương mại cũng được phát triển từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết thương mại cơ bản được chia thành ba nhóm: lý thuyết thương mại cổ điển, lý thuyết thương mại tân cổ điển và lý thuyết thương mại hiện đại. 17 Khi đánh giá quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia không nhất thiết phải đưa toàn bộ những lý thuyết đã có từ trước tới nay mà tùy thuộc vào tình hình thực tế, mức độ phát triển thương mại giữa hai quốc gia đó để áp dụng những lý thuyết thương mại phù hợp. Một phần quan trọng nữa trong phân tích quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia là việc phân tích đánh giá thực trạng tiến triển mối quan hệ thương mại này theo thời gian và theo các chỉ tiêu nhất định. Trong khuôn khổ đề tài "Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia: Thực trạng và giải pháp", xét quy mô các hoạt động thương mại giữa hai quốc gia, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Australia trên lĩnh vực thương mại hàng hóa. Căn cứ vào phân tích tình hình thực tế mối quan hệ này trong khoảng thời gian 2005-2011, luận văn xin đề cập tới một số lý thuyết và các chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn tới việc đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Australia trong thời gian tới. 1.1.1. Một số lý thuyết thương mại quốc tế 1.1.1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (17231790) giải thích nguồn gốc phát sinh trao đổi thương mại quốc tế song phương dựa vào lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó đối với quốc gia khác. Khi một quốc gia sản xuất một mặt hàng nào đó có hiệu quả hơn một quốc gia khác thì gọi là "có lợi thế tuyệt đối" trong việc sản xuất hàng hóa đó. Theo lý thuyết này, trao đổi thương mại quốc tế hình thành trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia và sự trao đổi do "bàn tay vô hình" của thị trường trực tiếp điều tiết. Adam Smith cho rằng thương mại quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc phân công lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất. Tiêu chuẩn quyết định sự lựa chọn ngành cần chuyên môn hóa trong phân công quốc tế là điều kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên và năng lực sản xuất mà riêng quốc gia đó mới có. 18 Ngày nay, lý thuyết lợi thế tuyệt đối giải thích được một phần trong hoạt động trao đổi thương mại, ví dụ như trao đổi thương mại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển hay giữa các nước có tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và điều kiện khí hậu hoàn toàn khác nhau. Lý thuyết này không giải thích được lý do của trao đổi thương mại quốc tế trong mọi trường hợp. 1.1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh (hay lợi thế tương đối) Lý thuyết lợi thế tương đối của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo (1772-1823) là một trong những lý thuyết quan trọng và có giá trị ứng dụng thực tế cao. Mặc dù ra đời từ rất lâu, lý thuyết này vẫn có ứng dụng trong thực tiễn trao đổi thương mại quốc tế hiện nay. Lợi thế tương đối đòi hỏi mỗi nước phải so sánh chi phí và hiệu quả sản xuất của hai hoặc nhiều sản phẩm để tập trung sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nào có chi phí thấp hơn so với các sản phẩm khác. Lý thuyết lợi thế so sánh được phát biểu như sau: "Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh, nếu một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia khác trong việc sản xuất cả hai loại hàng hóa thì thương mại vẫn xảy ra và đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Một quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà nước đó có lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) và nhập khẩu hàng hóa mà nước đó không có lợi thế so sánh" [13,tr.82]. Như vậy, các quốc gia luôn luôn có thể và có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà cụ thể là tham gia vào thương mại quốc tế. Muốn vậy, một quốc gia nên chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà mình có lợi thế (chi phí thâp, hiệu quả cao) đồng thời nhập khẩu từ các quốc gia khác những hàng hoá mà nước mình kém lợi thế. Nguồn gốc của thương mại quốc tế được giải thích là do có sự so sánh giá tương quan giữa các sản phẩm trong quá trình trao đổi giữa hai quốc gia. Lý thuyết lợi thế so sánh ra đời đã khắc phục được những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Nó giải thích được rằng tất cả các quốc gia dù trình độ phát triển khác nhau đều có lợi khi tham gia thương mại quốc tế. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn tất cả các nước khác hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thể và có lợi khi tham gia 19 vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Thực tế cho đến nay, lý thuyết lợi thế so sánh luôn được coi là lý thuyết cơ bản, là lý thuyết quan trọng nhất của kinh tế quốc tế. 1.1.1.3 Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) Lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lý thuyết lợi thế so sánh tương đối đã giải thích được phần lớn nguyên nhân của thương mại quốc tế. Sự khác biệt về tài nguyên, môi trường tự nhiên và sự khác biệt về giá cả tương đối giữa các sản phẩm của mỗi quốc gia sẽ quyết định lợi thế so sánh và lợi ích của quốc gia đó khi tham gia thương mại quốc tế. Nhưng tại sao lại có sự khác biệt về giá cả tương đối của sản phẩm? Lý thuyết H-O mang tên hai nhà kinh tế học người Thụy Điển Heckscher (1879-1952) và Ohlin (1899-1979) đã mở rộng mô hình thương mại để phân tích nguyên nhân hình thành lợi thế so sánh và tác động của thương mại quốc tế đối với thu nhập của các yếu tố sản xuất. Lý thuyết H-O được trình bày như sau: "Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa và rẻ tương đối và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tương đối" [13, tr.138]. Nguồn gốc phát sinh của lợi thế so sánh được lý thuyết H-O giải thích là do sự khác nhau giữa các yếu tố thừa tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia. Đây chính là điểm tiến bộ hơn so với các lý thuyết trước. Giá cả sản phẩm so sánh được hình thành từ nhiều yếu tố được khái quát hóa trong mô hình sau: Giá cả sản phẩm Giá cả các YTSX Cầu về các YTSX Cầu về sản phẩm cuối cùng Kỹ thuật công nghệ Cung các YTSX Sở thích ngƣời tiêu dùng Phân bổ sở hữu các YTSX Hình 1.1: Quá trình hình thành giá cả sản phẩm so sánh cân bằng Nguồn: Theo Giáo trình thương mại quốc tế [13,tr. 139] 20 Như vậy giá cả sản phẩm so sánh hay giá cả sản phẩm cuối cùng phụ thuộc vào hai yếu tố chính là giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) và kỹ thuật công nghệ. Sự khác biệt trong mức giá cả hàng hóa so sánh giữa các quốc gia sẽ xác định lợi thế so sánh và mô hình thương mại (nghĩa là xác định xem quốc gia nào sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nào).Nguyên nhân của việc hình thành lợi thế so sánh giữa các quốc gia chính là việc khác nhau giữa các yếu tố thừa tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia. Lý thuyết H-O có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Với lý thuyết H-O, nguồn gốc phát sinh của lợi thế so sánh được chỉ rõ là do sự khác biệt các yếu tố dư thừa tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của một quốc gia. Lý thuyết H-O còn giúp thấy được những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến giá cả các YTSX và giá cả sản phẩm so sánh. Vì vậy, nghiên cứu lý thuyết H-O có thể giúp các quốc gia có định hướng trong chính sách xuất nhập khẩu sản phẩm để tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất vốn có thông qua thương mại quốc tế. 1.1.2. Một số tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại song phương Các lý thuyết thương mại quốc tế giải thích sự hình thành thương mại quốc tế và lợi ích mỗi quốc gia có được khi tham gia vào thương mại quốc tế. Tuy nhiên khi đánh giá quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, cần dựa vào một số tiêu chí cụ thể. Luận văn xin đề cập tới một số tiêu chí sau: 1.1.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá về quy mô và thị phần thương mại  Quy mô thương mại Quy mô thương mại song phương giữa hai nước hàng năm được xem xét ở chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối. Về số tuyệt đối, được thể hiện qua sự biến động của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu song phương hàng năm và trong kỳ nghiên cứu. Về số tương đối, xem xét tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu , kim ngạch nhập khẩu qua các năm trong kỳ nghiên cứu.  Thị phần thương mại - Xuất khẩu: thể hiện ở tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu song phương trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước báo cáo. Có thể xem xét riêng thị phần xuất 21 khẩu của một số ngành hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu và thị phần của ngành hàng đó tại thị trường của nước nhập khẩu; So với một số nước khác trong khu vực như thế nào? - Nhập khẩu: xem xét thị phần nhập khẩu từ nước đối tác trong tổng nhập khẩu của nước báo cáo, so sánh với thị phần nhập khẩu từ một số nước khác. Ý nghĩa: nhóm chỉ tiêu quy mô và thị phần thương mại cho thấy vị trí và vai trò của hai nước đối với nhau trong mối quan hệ thương mại song phương và trong mối tương quan với các quốc gia khác. 1.1.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá về cơ cấu thương mại Cơ cấu thương mại (CCTM) hàng hoá song phương được đánh giá dựa trên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. Có thể hiểu một cách đơn giản, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các ngành hàng, mặt hàng xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia rất đa dạng, phong phú và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trên thế giới cùng tồn tại nhiều hệ thống phân loại hàng hoá khác nhau của mỗi quốc gia cũng như quốc tế. Trong luận văn, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu được nghiên cứu và đánh giá theo ba hệ thống phân loại hàng hóa và các tiêu chí sau: a) Phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu i. Hệ thống phân loại Harmonised commodity description and coding System (HS). Hệ thống mã và mô tả hàng hóa HS là danh mục phân loại hàng hóa theo bản chất của chúng do Hội đồng hợp tác Hải quan nay là Tổ chức Hải quan thế giới ban hành. Danh mục gồm các nhóm hàng được phân chi tiết đến 9 chữ số và các chú giải phần, chương, nhóm và các nguyên tắc chung để áp dụng cho việc phân loại hàng hóa. Hệ thống HS thường xuyên được cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh trên thị trường thế giới. Đến nay, hệ thống HS đã có 3 phiên bản: HS phiên bản năm 1996 (HS 1996), HS phiên bản năm 2002 (HS 2002) và HS phiên bản năm 2007 (HS 2007). Phân loại hàng hoá theo hệ thống HS được cơ quan hải quan các nước sử dụng để áp thuế xuất nhập khẩu. Trong luận văn, thống kê số liệu xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam-Australia được phân nhóm theo mã HS2007 để phân 22 tích quy mô, thị phần thương mại và phân tích cơ cấu các nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. ii. Hệ thống phân loại Trade Import and Export Classification( TRIEC) Hệ thống phân loại hàng hóa TRIEC được Bộ Ngoại thương Australia (DFAT) áp dụng từ năm 2010 nhằm mục đích phân tích cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Australia vừa theo nhóm hàng hoá vừa theo trình độ chế biến . TRIEC chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành 3 loại chính:  Hàng hóa nguyên liệu được phân thành hai loại + Nguyên liệu thô: gồm các hàng hóa nguyên liệu thô hay được sơ chế rất ít. Ví dụ như: Động vật sống làm thực phẩm, lúa mì, dầu thô, các loại quặng thô hay đã được sàng tuyển sơ qua + Nguyên liệu qua chế biến: Là những hàng hóa đã được sơ chế cao hơn loại trên. Ví dụ như thịt hay hải sản đông lạnh, bơ và pho-mai, bột, rau quả đóng hộp, các loại đồ uống có cồn lên men tự nhiên.  Hàng hóa sản xuất công nghiệp được phân thành hai loại + Hàng công nghiệp thường: chủ yếu gồm các loại kim loại cơ bản, hóa chất hay các sản phẩm trung gian được sử dụng như đầu vào cho sản xuất hàng hóa khác. Ví dụ như các loại thép tấm cuộn, các hóa chất, da thuộc và sợi vải. + Hàng công nghiệp tinh chế: gồm các hàng hóa được coi như là hàng hóa cuối cùng. Nó bao gồm các loại hàng hóa như máy móc, hàng điện máy và các sản phẩm gia dụng, máy móc động cơ, vải các loại, sản phẩm giầy các loại.  Hàng hóa khác được phân thành ba loại + Hàng hóa tổng hợp + Vàng phi tiền tệ, và + Các hàng hóa giấu tên khác. Trong luận văn, phân loại hàng hoá theo hệ thống TRIEC được sử dụng để phân tích CCTM song phương Việt Nam-Australia theo trình độ chế biến của các nhóm hàng hoá xuất nhập khẩu. iii. Hệ thống phân loại Broad Economic Categories (BEC) Danh mục phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng BEC là hệ thống phân loại hàng hoá theo mục đích sử dụng do Ủy ban thống kê Liên hợp quốc ban hành. 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng