Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thương mại trung quốc-asean từ khi trung quốc gia nhập wto đến nay...

Tài liệu Quan hệ thương mại trung quốc-asean từ khi trung quốc gia nhập wto đến nay

.PDF
106
440
135

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Cách tiếp cận 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 10 6. Bố cục đề tài 11 CHƯƠNG1: TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CÁC NƯỚC ASEAN 12 1.1. Các mốc đánh dấu quan hệ Trung Quốc - ASEAN trước khi Trung Quốc gia nhập WTO 1.2. Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ cho thương mại ASEAN 12 1.2.1. Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cho các nước ASEAN 14 14 một thị trường rộng lớn 1.2.2. Trung Quốc gia nhập WTO tác động lớn đến kết cấu kinh tế của các 15 nước ASEAN, đồng thời khiến cho các nền kinh tế này có hiệu quả hơn 1.3. Trung Quốc gia nhập WTO, thách thức đối với thương mại các nước ASEAN 17 1.3.1. Giảm thị phần xuất khẩu trên trường quốc tế 17 1.3.2. Gia tăng cạnh tranh với nội địa các nước ASEAN 19 1.3.3. Cạnh tranh trong việc thu hút FDI hướng đến xuất khẩu 20 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC - ASEAN TỪ KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 22 2.1. Các chương trình hợp tác 22 2.1.1. Hiệp định khung hợp tác toàn diện - 22 Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN 2.1.1.1. Chương trình thu hoạch sớm 30 2.1.1.2. Hiệp định rau quả Trung Quốc - Thái Lan 36 1 2.1.1.3. Hiệp định thương mại hàng hóa 39 2.1.1.4. Hiệp định thương mại dịch vụ 45 2.1.1.5. Hiệp định thương mại đầu tư 47 2.1.2. Tổ chức các hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN thường niên 49 2.2. Những kết quả đạt được 52 2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 52 2.2.2. Quy mô buôn bán hai bên 56 2.2.3. Cơ cấu hàng hóa hai bên 57 2.3. Những vấn đề tồn tại 62 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC - ASEAN VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM 66 3.1. Các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN 66 3.1.1. T ăng cường sự tin cậy lẫn nhau 66 3.1.2. Thúc đẩy chuyên môn hoá những mặt hàng thuộc lợi thế của mỗi nước 66 3.1.3. Khai thác và phát huy khả năng bổ sung lẫn nhau trong một số 67 ngành kinh tế của hai bên 3.1.4. Tìm kiếm những thị trường ngách trong thị trường của nhau và 68 phát triển những ngành kinh tế đáp ứng thị trường ngách đó. 3.1.5. Giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ 69 3.2. Triển vọng quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN 70 3.3. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam trong bối cảnh quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN 73 3.3.1. Những cơ hội đối với thương mại Việt Nam 73 3.3.2. Những thách thức đối với thương mại Việt Nam 76 3.3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩuViệt Nam với ASEAN và Trung Quốc 79 3.3.4. Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để hội nhập 82 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 96 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của Trung Quốc và các nước 32 ASEAN 6 trong Chương trình Thu hoạch sớm Bảng 2.2: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của Trung Quốc và các nước 33 ASEAN 4 trong Chương trình Thu hoạch sớm Bảng 2.3: Chương trình cắt giảm bình thường trong Hiệp định thương 42 mại hàng hóa Đối với ASEAN 6 và Trung Quốc Bảng 2.4: Chương trình cắt giảm bình thường trong Hiệp định thương 43 mại hàng hóa Đối với Camphuchia, Lào, Myanma và Việt Nam Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN 54 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất nhập khẩu Trung Quốc với từng nước 55 ASEAN trong tổng ASEAN năm 2010 Bảng 2.5: Dự báo về xuất khẩu từ ASEAN sang Trung Quốc năm 2010 60 Bảng 2.6: Dự báo về xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN năm 2010 61 Bảng 3.1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 79 Việt Nam- ASEAN trong năm 2008 Biểu đồ 3.1: Quan hệ ngoại thương Việt Nam-ASEAN giai đoạn 2005- 80 2009 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa 81 Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn từ năm 2007-2010 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACFTA ASEAN-China Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc ASEAN Association of South-East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN6 Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singpapore, Thailand 6 nước thành viên cũ của ASEAN ASEAN4 (CLMV) Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. 4 nước thành viên mới của ASEAN EHP Early Harvest Program Chương trình Thu Hoạch Sớm EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do HSL Highly Sensitive List Danh mục Nhạy cảm cao MFN Most Favored Nation Chế độ Tối huệ quốc NT Normal Track Danh mục Thông thường SL Sensitive List Danh mục Nhạy cảm thường ST Sensitive Track Danh mục Nhạy cảm TIG Trade in Goods Thương mại hàng hoá TIS Trade in Services Thương mại dịch vụ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng gần gũi, có lịch sử giao lưu từ lâu đời. Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến khi chính thức thiết lập quan hệ năm 1991 cho đến nay, uan hệ song phương đ trải ua nhiều ch ng đường phát tri n. Trong quan hệ kinh tế, Trung Quốc cần ASEAN và ASEAN cũng cần Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2001, quan hệ song phương là quan hệ đối tác láng giềng thân thiện và tin cậy lẫn nhau, trong đó uan hệ kinh tế là lĩnh vực phát tri n vượt bậc. Mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước ASEAN với Trung Quốc càng gắn bó thì các nước này càng uan tâm đến tác động của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Sau khi là thành viên WTO, Trung Quốc đ tăng cường quan hệ thương mại với các nước ASEAN, sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp với uy định của WTO; đồng thời Trung Quốc cũng dành cho các nước ASEAN được hưởng ngay lập tức và đầy đủ ưu đ i tối huệ quốc MFN về thuế quan theo chuẩn mực WTO mà Trung Quốc đ cam kết. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nước ASEAN trong tiến trình hội nhập, phát tri n. Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đối với thương mại các nước ASEAN. Hiện nay, thương mại toàn cầu đang suy giảm: châu Âu khủng hoảng nợ công, châu Phi và Trung Đông còn nội chiến không th trở thành đi m tăng trưởng kinh tế, kinh tế Mỹ đang phục hồi nhưng chưa đột phá, đồng thời Mỹ chuy n trọng tâm ngoại giao từ phương Tây sang châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành đi m nóng của kinh tế thế giới, Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mở rộng không gian hợp tác kinh tế - thương mại với các quốc gia châu Á đ tranh thủ tối đa 5 ưu thế của đối tác và nâng cao vị thế kinh tế thương mại của mình trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các nỗ lực làm sâu sắc hơn hội nhập khu vực của ASEAN. Đây là điều kiện tốt đ Trung Quốc và các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn, đ c biệt là trong hợp tác kinh tế - thương mại. Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc và ASEAN thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai bên và tạo thuận lợi cho các mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và các thành viên ASEAN trong những năm tới, sẽ tạo ra "vùng nổi kinh tế mới" thúc đẩy kinh tế châu Á và kinh tế thế giới phục hồi và phát tri n. Từ đây, quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN bước sang trang sử mới, năng động hơn, thử thách hơn. Vì những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay". 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN dần trở thành đề tài hấp dẫn đối với các học giả trong và ngoài nước. Những năm 80 của thế kỷ 20, cùng với sự phát tri n nhanh chóng trong quan hệ kinh tế nói chung giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc - ASEAN cũng đ có những bước tiến quan trọng, thu hút sự chú ý nghiên cứu của nhiều học giả. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về kinh tế thương mại Trung Quốc – ASEAN trong thời gian này mới chỉ là những bước khai phá, còn ít. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, đ c biệt là từ sau việc Trung Quốc - ASEAN ký hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN, nhiều nghiên cứu đ được công bố, đưa ra những đánh giá về tác động và vị thế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đối với nền kinh tế thế giới nói chung và về kinh tế thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN nói riêng. Trung Quốc và ASEAN ký kết Hiệp định khung về hợp tác 6 kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc và Khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN được hình thành, đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN. Từ đây, các học giả trong và ngoài nước đ có nhiều nghiên cứu sâu hơn về tình hình quan hệ thương mại Trung Quốc ASEAN. - Tình hình nghiên cứu trong nước Trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề quan hệ thương mại luôn được coi trọng. Việc tìm hi u sự phát tri n của các nền kinh tế thế giới là yêu cầu cấp thiết, nhằm đúc rút kinh nghiệm cho quá trình phát tri n của nền kinh tế Việt Nam. Trên tinh thần ấy, k từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều học giả Việt Nam đ uan tâm nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN. Tập trung phản ánh về thời cơ, thách thức và nhiều khía cạnh khác sau khi Trung Quốc gia nhập WTO có các công trình tiêu bi u như: "Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO): thời cơ và thách thức" do TSKH.Võ Đại Lược chủ biên (2004). Công trình đ nêu lên tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với trong nước Trung Quốc và thế giới, trong đó có ASEAN, đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. "Gia nhập WTO: Trung Quốc làm gì và được gì?" do PGS.TS Nguyễn Kim Bảo chủ biên (2006). Công trình đ cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO mang lại quyền lợi và lợi ích kinh tế cho Trung Quốc, đ tạo điều kiện phát tri n rất lớn cho thương mại quốc tế của Trung Quốc, trong đó có thương mại với các nước ASEAN. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Hải Phòng năm 2006 với chủ đề: "Phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc", các học giả đ có nhiều bài phân tích liên uan đến quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN, như, PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ với bài "15 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc: 7 Nhìn lại và triển vọng" đ nêu lên những thành tựu hợp tác giữa hai bên sau 15 năm thiết lập quan hệ, đánh giá tri n vọng và biện pháp đ thúc đẩy quan hệ ASEAN - Trung Quốc; Ths.Lê Tuấn Thanh với bài "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và tác động tới quan hệ Việt - Trung"... Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: "Tiến triển trong chương trình"Thu hoạch sớm" Trung Quốc - ASEAN" của Nguyễn Hà, " Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc: Thuận lợi và thách thức" của Hà Huy, "Một số yếu tố thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế khu vực của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO" của Nguyễn Hồng Nhung, "Khai thác lợi ích thương mại từ chương trình "Thu hoạch sớm" của khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc" của TS.Trịnh Thủy, TSKH Võ Đại Lược với "Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc: hướng phát triển và các vấn đề", Phạm Hồng Yến với "Quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN trong bối cảnh hình thành Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) và triển vọng", "FTA song phương của các nước ASEAN và tác động đến cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng ASEAN” của PGS.TS.Hoàng Thị Thanh Nhàn,... Nhìn chung, các tác giả đ đánh giá được cơ hội và thách thức của các nước ASEAN sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, và tình hình quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Đ c biệt, k từ khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN được thành lập, quan hệ thương mại hai bên xoay quanh khu mậu dịch tự do trong khuôn khổ hợp tác toàn diện, các nước ASEAN sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, song cũng không ít những thách thức vì phải cạnh tranh khốc liệt hơn. - Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Việc Trung Quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng rất lớn đến cục diện thế giới. Trung Quốc ký kết hiệp định Khu mậu dịch thương mại tự do với các nước ASEAN cũng gây sự chú ý của đông đảo học giả không chỉ ở Trung Quốc, bởi Khu mậu dịch thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc hình thành sẽ là khu mậu 8 dịch thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới với 1,9 tỷ người tiêu dùng. Cuốn sách "Asean - China trade relations: 15 years of development and prospects : = Quan hệ thương mại Asean - Trung Quốc: 15 năm phát triển và triển vọng" tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu thuộc các nước ASEAN và Trung Quốc, phân tích sự phát tri n của quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc trong 15 năm sau hợp tác phát tri n. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Hải Phòng năm 2006 với chủ đề: "Phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt - Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc", tác giả Hứa Ninh Ninh (Trung Quốc) với bài "Tổng kết 15 năm hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN" đ phân tích những thành tựu đáng chú ý trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc 15 năm phát tri n ; Cổ Ti u Tùng (Trung Quốc) với "Xây dựng "Một trục hai cánh" - cục diện mới trong hợp tác khu vực Trung Quốc - ASEAN" cho rằng xây dựng "Một trục hai cánh sẽ thúc đẩy hợp tác toàn diện khu vực Trung Quốc - ASEAN; GS.Sompop Manarungan (Thái Lan) trong bài "Mậu dịch hoa quả của Trung Quốc - Thái Lan trong chương trình thu hoạch sớm" đ cho thấy sau khi có chương trình thu hoạch sớm, hoa quả xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc và ngược lại đều tăng đáng k . Hầu Thiết San và Tống Nham với "Phân tích chỉ số tương quan thương mại Trung Quốc - ASEAN", phân tích xu hướng quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc giai đoạn ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi trung Quốc gia nhập WTO, thương mại hai bên có xu hướng tăng. Đ c biệt sau khi thành lập CAFTA, không gian thương mại được mở rộng, theo dự báo, thương mại song phương tăng bình uân 20%/năm trong khoảng 20 năm tới, tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ tăng thêm bình uân 1% mỗi năm, Trung Quốc là 0.3% (1). Do đó, việc thành lập CAFTA là có lợi cho cả Trung Quốc và các nước ASEAN. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết, nghiên cứu được đăng tải trên 9 các trang mạng của Trung Quốc và các nước khác. Các bài viết đều đ chỉ ra được quan hệ thương mại Trung Quốc ASEAN ngày càng ch t chẽ, kim ngạch thương mại không ngừng gia tăng, đ c biệt là từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN có tính bổ sung cho nhau, đồng thời cũng có cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho thương mại các nước ASEAN. 3. Cách tiếp cận Đ t quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới làm cơ sở tiếp cận. Từ đó luận văn tập trung phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tới quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN và mối quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN. Đồng thời, dựa trên Hiệp định khung khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), Luận văn phân tích các yếu tố về cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là tình hình quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, trong đó tập trung vào tình hình quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN từ khi Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN được ký kết. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là Thương mại Trung Quốc – ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Luận văn nghiên cứu theo phương pháp thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phân tích và tổng hợp tư liệu. - Nguồn tư liệu Luận văn tham khảo là các văn kiện chính thống, các Hiệp định, các nghiên cứu đi trước đ được công bố trong sách, báo, tạp chí, các trang web .v.v... của các nước ASEAN, Trung Quốc, v.v. 10 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ và thách thức đối với thương mại các nước ASEAN. Chương 2: Quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay. Chương 3: Tri n vọng quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN và liên hệ Việt Nam. 11 CHƯƠNG 1 TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CÁC NƯỚC ASEAN 1.1. Các mốc đánh dấu quan hệ Trung Quốc - ASEAN trước khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng gần gũi của nhau, hai bên có lịch sử giao lưu lâu đời. Từ khi ASEAN thành lập tháng 8-1 67 đến năm 1 1 Trung Quốc và ASEAN chính thức thiết lập uan hệ, uan hệ song phương đ trải ua ch ng đường phát tri n từ đối lập, hoài nghi đến uan hệ đối tác chiến lược, đối thoại và hợp tác lấy bình đẳng, láng giềng hữu nghị, tin cậy lẫn nhau làm nền tảng. Tháng 7-1 1, ộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền K Tham đ dự lễ khai mạc Hội nghị ộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24, có cuộc g p không chính thức lần đầu tiên với ngoại trưởng các nước ASEAN. Tháng 9-1993, nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường ia Triền, Tổng thư ký ASEAN đ dẫn đoàn đại bi u ASEAN thăm ắc Kinh. Hai bên đ thảo luận về tăng cường uan hệ kinh tế-thương mại và hợp tác khoa học-kỹ thuật, đạt được nhận thức chung rộng r i. Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại của ASEAN. Tháng 7-1 4, Trung Quốc và ASEAN đồng ý tổ chức thương lượng chính trị uan chức cấp cao. Ngày 25-7-1 4, Trung Quốc tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ nhất với tư cách là đối tác thương lượng của ASEAN. Năm 1 6, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 2 và Hội nghị ASEAN với các nước đối thoại diễn ra tại ia-các-ta với tư cách là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Trung Quốc và ASEAN đ thành lập y ban hợp tác liên hợp Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ uản lý uan hệ đối thoại, và tháng 2-1 7 thành lập cơ chế hội nghị tại ắc Kinh. Ngoài ra, hai bên còn thành lập Quỹ hợp tác Trung Quốc - ASEAN đ ủng hộ hai bên phát tri n hợp tác. 12 Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu năm 1 7 là bước ngo t uan trọng trong uan hệ đối tác Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc đ khắc phục khó khăn, không phá giá đồng Nhân dân tệ và viện trợ cho các nước ASEAN bị tác động của cuộc khủng hoảng. ASEAN bắt đầu ghi nhận và tin tưởng rằng: nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn mạnh là cực k đối với Đông Nam uan trọng , Trung Quốc s n sàng viện trợ cho ASEAN trong giờ phút then chốt. Tháng 12-1 7, ASEAN đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị các nhà l nh đạo ASEAN với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc "10 3" và cuộc g p không chính thức giữa l nh đạo Trung Quốc và ASEAN. Từ đó, l nh đạo Trung Quốc và ASEAN đ xây dựng cơ chế hội nghị cấp cao thường niên. L nh đạo hai bên đ ra tuyên bố chung, tuyên bố xây dựng uan hệ đối tác láng giềng hữu nghị, tin cậy hướng tới thế kỷ 21, đ chỉ rõ phương hướng phát tri n của uan hệ song phương. Dưới sự chỉ đạo của Tuyên bố chung, uan hệ chính trị song phương được nâng cấp nhanh chóng. Từ năm 1998 - 2000, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đ lần lượt ký các văn kiện khung uan hệ song phương và Chương trình hợp tác. Năm 2001, l nh đạo hai bên xác định nông nghiệp, viễn thông - thông tin, phát tri n nguồn nhân lực, đầu tư lẫn nhau và khai thác lưu vực sông ê- công là 5 lĩnh vực hợp tác trọng đi m trong đầu thế kỷ mới. C ng năm, Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN trong vòng 10 năm(2). Những mốc lịch sử trên làm nền tảng cho sự phát tri n các mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN trong tương lai nói chung và uan hệ thương mại nói riêng. Trên cơ sở quan hệ chính trị được củng cố và tăng cường, quan hệ thương mại cũng được phát tri n. 13 1.2. Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ cho thương mại ASEAN 1.2.1. Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cho các nước ASEAN một thị trường rộng lớn. Trung Quốc tham gia tổ chức thương mại thế giới sẽ mở rộng cấp độ tự do hoá đầu tư và mậu dịch, mang đến cho các nước ASEAN cơ hội lớn thâm nhập thị trường, chủ yếu như: Thứ nhất, nhờ cắt giảm thuế quan và dần dần sử dụng chính sách phi thuế uan, tăng khả năng xuất khẩu cho các nước ASEAN. Sản phẩm nông nghiệp, qua nhiều lần điều chỉnh mức thuế bình quân, mức thuế đ giảm từ 4 .2% năm 1 2 xuống còn 10% năm 2005. Theo “Hiệp định sản phẩm thông tin kỹ thuật”, tất cả thiết bị IT, máy vi tính và các phụ kiện máy vi tính tiến hành thuế 0% từ năm 2003, đến năm 2005, tất cả các sản phẩm thông tin kỹ thuật đều giảm thuế đến 0%. Ngoài ra, trong đàm phán WTO với ASEAN, Trung Quốc đ cam kết mở cửa toàn diện. Theo thoả thuận, mức thuế uan cơ bản của các sản phẩm ASEAN trong vòng 5 năm giảm 34-47%, giảm nhanh hơn mức tổng th . Theo thoả thuận sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của các nước ASEAN và vùng lãnh thổ và Trung Quốc sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm. Do đó đến năm 2005 Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ của các nước ASEAN tăng trưởng đến 35.5 triệu USD, cản trở mậu dịch hai bên sẽ giảm đi rất nhiều. Sản phẩm xuất khẩu của ASEAN vào thị trường Trung Quốc sẽ mở rộng, như sản phẩm nông nghiệp, tài nguyên và điện tử(3). Cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO và thực hiện cam kết mở cửa với các nước ASEAN cũ, thị phần của các nước ASEAN ở Trung Quốc sẽ được tăng lên rất nhiều. Đa số các nước ASEAN kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, đ c biệt là phụ thuộc xuất khẩu các sản phẩm điện tử vào thị trường Mỹ. Sản phẩm điện tử xuất khẩu của Singapore chiếm 64% tổng xuất khẩu, Malaysia là 58%, Thái Lan và Philippin chiếm 61%, một số quốc gia có 50% trở lên phụ thuộc xuất khẩu linh kiện điện tử vào Mỹ. Tự do hóa thương mại Trung Quốc sẽ mang đến cho sản phẩm điện tử của các nước ASEAN cơ 14 hội xuất khẩu chưa từng có. Cùng với tự do hóa thương mại và đầu tư, lợi ích lớn nhất thuộc về các nước đang phát tri n, trong đó có các thành viên mới của ASEAN. Các thành viên mới của ASEAN có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm có liên uan đến tài nguyên chuyên sâu như sản phẩm năng lượng, lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp, v.v, có th chiếm thị phần khá lớn ở Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tự do ngành tiền tệ, dịch vụ, điện tín, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường thương mại dịch vụ cho các nước ASEAN. Tự do dịch vụ tiền tệ gồm ngân hàng, bảo hi m, chứng khoán, quản lý tiền m t, mở rộng ngành dịch vụ trên các m t như bán buôn, bán lẻ, dịch vụ hậu mãi, sửa chữa, bảo dưỡng và vận chuy n; trên lĩnh vực điện tín, tiếp nhận thoả thuận gia nhập WTO về thông tin cơ sở, sẽ cung cấp bất cứ dịch vụ thông tin cơ sở nào thông qua bất cứ kỹ thuật nào trong vòng 2-6 năm. Điều này mang lại cơ hội phát tri n lớn cho mậu dịch dịch vụ các nước ASEAN. Bởi vì dịch vụ là lĩnh vực Trung Quốc tương đối yếu, kim ngạch mậu dịch dịch vụ với các nước ASEAN cũng hạn chế. Tham gia vào WTO trên nền tảng mở rộng lĩnh vực dịch vụ, thêm một bước mở rộng cơ hội cho các nước ASEAN gia nhập vào ngành thương mại dịch vụ của Trung Quốc. 1.2.2. Sau khi gia nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tác động lớn đến kết cấu kinh tế của các nước ASEAN, đồng thời khiến cho các nền kinh tế này có hiệu quả hơn. Nhìn từ góc độ tĩnh, lực lượng kinh tế Trung Quốc đang h ng hậu, năm 2000, tổng sản xuất quốc nội Trung Quốc đạt 1,080 triệu USD, trong khi đó DP của các nước ASEAN chỉ đạt 57.38 triệu USD. Đồng thời trong 20 năm trở lại đây, cho d các nước Đông Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế nửa cuối những năm 0, kinh tế Trung Quốc vẫn luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao 7- %, trong khi đó nền kinh tế các nước ASEAN vẫn khó phục hồi tốc độ tăng trưởng vốn có k từ khi khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập bình uân đầu người cũng dần được nâng lên. Năm 1 1 bình uân đầu người chỉ có 342 USD, đến năm 15 2000 đ đạt 855 USD. Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay thì trong 7-8 năm tới, thu nhập của người dân còn được cải thiện. Ngoài ra, thu nhập của người dân nâng cao đồng nghĩa với yêu cầu về chất lượng sản phẩm và lao động cũng cần được nâng cao, bao gồm cả yêu cầu về các dịch vụ mậu dịch như du lịch, đầu tư, giáo dục, đào tạo, v.v., giúp cho ngành dịch vụ của ASEAN phát tri n. Nhìn từ góc độ động, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Trung Quốc sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn mức độ tăng trưởng trước đây từ 0,9-2%, có lợi cho nền kinh tế các nước ASEAN như: Thứ nhất, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế Trung Quốc phát tri n với tốc độ cao sẽ sản sinh ra nhu cầu lớn đối với các sản phẩm của ASEAN. Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường mậu dịch thế giới, đ c biệt gia tăng đáng k lượng nhập khẩu hàng nông nghiệp. Đến năm 2005 do sự phát tri n của nền kinh tế Trung Quốc, mở rộng nhu cầu thị trường, làm tăng 48% xuất khẩu từ ASEAN vào Trung Quốc, đồng thời GDP các quốc gia ASEAN cũng tăng 22 tỷ USD. Tài nguyên tập trung của các nước ASEAN vẫn có ưu thế như nông, lâm, thủy sản. Theo thống kê, nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ năm 2000 đến 2009 tăng khoảng 1.5 tỷ USD, trong đó ngũ cốc tăng 2 triệu tấn, sản phẩm dầu tăng 2.5 triệu tấn. Ngoài ra, cùng với việc gia nhập WTO, thu nhập tăng cao, nhu cầu mở rộng, sẽ gia tăng nhu cầu về hàng cao cấp, phụ kiện, thủy hải sản, hoa quả nhiệt đới, rau, dầu thực vật, hoa tươi, v.v... Thông ua xuất khẩu những sản phẩm này, các nước ASEAN có th thu được rất nhiều ngoại hối, các nước lấy xuất khẩu sản phẩm điện tử là chủ đạo như Xingapo, Philippin, alaysia đ sớm hình thành ưu thế xuất khẩu. Các nước có sản phẩm điện tử, linh phụ kiện xe hơi vẫn có tiềm năng và chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc và quốc tế. Trước xu thế phát tri n công nghệ thông tin ở Trung Quốc đang gia tăng, các nhà chế tạo sản phẩm điện tử có th tìm thấy nhu cầu lớn tiềm ẩn tại thị trường này(4). 16 Thứ hai, sau khi gia nhập WTO, cùng với sự mở rộng thương nghiệp, Trung Quốc sẽ thực hiện đầu tư nhiều hơn vào ASEAN. Thứ ba, thị trường mở rộng, thương mại và thu nhập của Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thương mại dịch vụ các nước ASEAN phát tri n. Như vậy, Trung Quốc gia nhậpWTO sẽ có lợi cho thương mại các nước ASEAN. 1.3. Trung Quốc gia nhậpWTO, thách thức đối với thương mại các nước ASEAN Trung Quốc gia nhập WTO ngoài mang lại lợi ích cho các nước ASEAN nhưng cũng đem đến không ít thách thức cho các nước này. Riêng về thương mại đã thấy những thách thức ban đầu. 1.3.1. Thứ nhất, giảm thị phần xuất khẩu trên trường quốc tế Gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc thêm cơ hội phát tri n, đ c biệt ngành công nghiệp Trung Quốc có điều kiện phát tri n mạnh. Sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc tác động đến các nước ASEAN đ có một trình độ phát tri n tương đối cao như Thái Lan, Malaysia, Philíppin và Indonesia khá rõ nét. Các nước này hiện nay đang đứng trước thách thức về sự thâm nhập của Trung Quốc tại các thị trường lớn như Liên minh châu Âu EU, Nhật Bản và Mỹ. Đ dễ phân tích, ta chia hàng công nghiệp thành năm nhóm. Nhóm A là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v.. Nhóm B là những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa dùng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v.. Nhóm C là những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu. Nhóm D là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v.. Nhóm E là những ngành 17 công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v... Trên thị trường thế giới, so với các nước phát tri n trong ASEAN (Singapo, Malaysia, Thái Lan), Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong các m t hàng thuộc nhóm A. Những ngành thuộc nhóm B thì ASEAN còn giữ được lợi thế so sánh. Về nhóm C, cả Trung Quốc và ASEAN đều không xuất khẩu, chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước và nhìn chung còn kém hiệu suất. Về nhóm E, cả Trung Quốc và ASEAN còn yếu và đây là lĩnh vực đáng chú ý trong giai đoạn tới, liên uan đến khả năng phát tri n của các nước này. Nhóm D là lĩnh vực đang diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và các nước phát tri n trong ASEAN. Nhìn chung, ASEAN còn chiếm ưu thế, phần lớn là nhờ họ đ tích cực tiếp nhận FDI của Nhật Bản từ nửa sau thập niên 1 80, ua đó củng cố được những cơ sở sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ngày càng chiếm được vị trí trong lĩnh vực này. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (tháng 11-2001), hàng công nghiệp Trung Quốc thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường nước ngoài vì các nước không còn đối xử phân biệt giữa hàng Trung Quốc với hàng nhập khẩu từ nước khác. Đ c biệt là Mỹ, thị trường lớn nhất của Trung Quốc, năm 2003 chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, ngay trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, tháng 9-2000 đ đồng ý cho Trung Quốc vĩnh viễn hưởng quy chế tối huệ quốc (từ tháng 7-1998 gọi là quan hệ thương mại bình thường - normal trade relations). Trung Quốc cũng đ dễ dàng tiếp cận các thị trường EU và Nhật Bản. Từ năm 2002, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Nhật(5). M t khác, việc gia nhập WTO cũng đang tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ của Trung Quốc mở rộng cửa, nhất là dịch vụ xuất nhập khẩu, có tác động tích cực đến việc xuất khẩu của nước này vì FDI của các công ty thương mại quốc tế có nhiều kinh nghiệm trên thương trường và có mạng lưới thông tin rộng khắp trên thế giới, có khả năng tăng nhiều trong lĩnh vực thương mại. 18 Một thuận lợi nữa mà Trung Quốc cũng đ có được là, với tư cách là thành viên của WTO, họ có một vị thế ngang hàng với các nước khác trong các vụ tranh chấp liên uan đến hoạt động xuất khẩu (ví dụ như gần đây, nhiều nước, nhất là Mỹ, thường tố cáo Trung Quốc bán phá giá (dumping) khi hàng xuất khẩu của nước này tăng mạnh). Nói chung, Trung Quốc sau năm 2001 đ có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu vào thị trường thế giới . Trung Quốc gia nhập WTO sẽ gia tăng xuất khẩu vào thị trường thế giới, sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của một số nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu giống với Trung Quốc. Nhóm nước bị tác động theo hướng này là các nước kém phát tri n, có cơ cấu m t hàng và thị trường xuất khẩu giống với Trung Quốc, chủ yếu là ngành hàng dệt may, thêu ren trên các thị trường quan trọng như ỹ, Nhật Bản, châu Âu. Tuy nhiên hiệu ứng tác động không giống nhau ở các nước thành viên ASEAN. Hiệu ứng tương đối lớn đối với các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam và Campuchia, vì các nước này có thị phần lớn ở Mỹ, chỉ số an toàn lại không cao, một khi các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng sức cạnh tranh tập trung sẽ bị lung lay nhiều, nguy cơ giảm thị phần là rất lớn. Còn các nước như alaixia, Xingapo và Philippin không bị tác động nhiều lắm vì họ đ mất thị phần từ trước khi Trung Quốc gia nhập WTO. Ngoài các ngành trụ cột bị ảnh hưởng lớn, một số ngành khác cũng bị cạnh tranh thị phần từ khi Trung Quốc đang trên tiến trình gia nhậpWTO như điện, điện tử, hóa chất, thiết bị viễn thông, đồ gỗ, hóa dầu... 1.3.2. Thứ hai, gia tăng cạnh tranh với nội địa các nước ASEAN. Bên cạnh việc có lợi về giá nhập khẩu linh phụ kiện sản xuất do việc Trung Quốc giảm giá xuất khẩu, các nước ASEAN còn chịu nhiều tác động từ việc Trung Quốc xuất khẩu ngày càng nhiều hàng tiêu dùng vào nội địa các nước ASEAN, làm gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp các nước này, vì hàng hóa Trung Quốc nổi tiếng mẫu mã phong phú, giá rẻ, phù hợp với điều kiện của đa phần người tiêu dùng ở khu vực này. 19 Với việc gia nhập WTO, Trung Quốc có cơ hội tăng năng lực cạnh tranh hơn nữa trong những ngành thuộc nhóm A và D, và sức ép Trung Quốc đối với ASEAN sẽ mạnh hơn. 1.3.3. Thứ ba, cạnh tranh trong việc thu hút FDI hướng đến xuất khẩu Từ giữa thập niên 1980, FDI chảy ồ ạt vào các nước phát tri n trong ASEAN, đ c biệt là Thái Lan và Malaysia. Vì cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp nhân lực không tăng kịp nhu cầu, nên từ sau năm 1 7, FDI vào ASEAN có khuynh hướng giảm ho c tăng chậm. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, một thị trường lớn có nguồn lao động phong phú, ngày càng ổn định về kinh tế vĩ mô và hành lang pháp lý, đ thu hút dần FDI từ hầu hết các nước tiên tiến và một số nước có người Hoa ở châu Á. Về việc Trung Quốc thu hút FDI, việc gia nhập WTO có hai tác động trái ngược. Một m t, do hàng rào quan thuế và hàng rào phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ ho c hạ xuống mức thấp, nên doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn trước. Những dự án FDI vào Trung Quốc nhằm mục đích tránh hàng rào thuế và phi thuế đồng thời được bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ giảm đi và thay bằng xuất khẩu từ các căn cứ sản xuất ở ngoài Trung Quốc. M t khác, do các quy chế liên uan đến hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài sẽ bị bãi bỏ, nhất là các quy chế liên uan đến hoạt động thương mại, nên FDI có khuynh hướng tăng lên. Chẳng hạn, nguyên tắc cân bằng ngoại tệ (phải xuất khẩu đ có ngoại tệ nhập khẩu), yêu cầu phải mua nguyên liệu và sản phẩm trung gian tại bản xứ sẽ không còn áp đ t trên công ty có vốn nước ngoài. Từ đầu năm 2000, trước tri n vọng gia nhập WTO, nhiều địa phương Trung Quốc đ đ t kế hoạch liên doanh với nước ngoài. Chẳng hạn, liên doanh sản xuất xe hơi với Toyota, sản xuất điện thoại di động với Motorola tại Thiên Tân, liên doanh khai thác chất bán dẫn với công ty Điện Mitsubishi tại Bắc Kinh, liên doanh sản xuất hoá chất với ASF (Đức) tại Nam Kinh... được xúc tiến. Đây cũng là yếu tố làm tăng FDI. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan