Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xv...

Tài liệu Quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xvii

.PDF
137
166
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  PHẠM THỊ BÍCH THẢO QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN THẾ KỶ XVII Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã sỗ : 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không có trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 06 năm 2010 Tác giả luận văn PHẠM THỊ BÍCH THẢO MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................................... 2 0T T 0 MỤC LỤC .................................................................................................................................................... 3 0T T 0 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 5 0T T 0 1.Mục đích nghiên cứu khoa học............................................................................................................... 5 0T 0T 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................................... 6 0T 0T 3. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................... 11 0T T 0 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................................... 13 0T 0T CHƯƠNG 1: HỘI AN – ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN ......................................................... 15 0T T 0 1.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................................................... 15 0T 0T 1.1.1.Vị trí địa lý. ................................................................................................................................ 15 0T 0T 1.1.2.Điều kiện tự nhiên và đặc điểm thủy văn vùng cửa biển. ............................................................ 17 0T T 0 1.1.3. Nguồn sản vật địa phương. ........................................................................................................ 20 0T 0T 1.2. Điều kiện xã hội. .............................................................................................................................. 22 0T 0T 1.2.1. Lịch sử hình thành thương cảng Hội An. ................................................................................... 22 0T T 0 1.2.2. Đặc điểm cư dân và sinh hoạt kinh tế......................................................................................... 24 0T T 0 1.2.3.Chính sách của chính quyền Đàng Trong.................................................................................... 26 0T T 0 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA THƯƠNG NHÂN VIỆT - NHẬT - HOA Ở HỘI AN .......... 31 0T T 0 2.1. Thương nhân người Việt. ................................................................................................................. 31 0T 0T 2.1.1. Tình hình thương nghiệp Đàng Trong thế kỷ XVI, XVII. .......................................................... 31 0T T 0 2.2. Thương nhân người Nhật. ................................................................................................................ 35 0T 0T 2.2.1.Người Nhật đến Hội An. ............................................................................................................ 35 0T 0T 2.2.2.Hoạt động kinh tế của người Nhật ở Hội An. .............................................................................. 43 0T T 0 2.3. Thương nhân người Hoa. ................................................................................................................. 61 0T 0T 2.3.1. Người Hoa đến Hội An. ............................................................................................................. 61 0T 0T 2.3.2. Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An. .............................................................................. 71 0T T 0 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI NGƯỜI HOA VÀ NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN. ..................................................................................................................................................... 81 0T T 0 3.1.Đặc điểm và cách thức tổ chức buôn bán của người Việt, người Nhật, người Hoa ở Hội An. ............. 81 0T T 0 3.1.1. Quan hệ của chính quyền Đàng Trong với hoạt động thương mại của người Việt. ..................... 81 0T T 0 3.1.2.. Đặc điểm và cách thức tổ chức buôn bán của người Nhật. ........................................................ 83 0T T 0 3.1.3. Đặc điểm và cách thức tổ chức buôn bán của người Hoa. .......................................................... 89 0T T 0 3.2.Các mối quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa.................................................................................... 94 0T T 0 3.2.1. Các mối quan hệ buôn bán, trao đổi của người Việt với người Nhật........................................... 94 0T T 0 3.2.2. Các mối quan hệ buôn bán, trao đổi của người Việt với người Hoa.......................................... 103 0T T 0 3.3.Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ kinh tế Việt – Nhật, Việt – Hoa ở Hội An. ................. 109 0T T 0 3.3.1. Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ Việt – Nhật......................................................... 109 0T T 0 3.3.2. Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ kinh tế Việt – Hoa. .............................................. 113 0T T 0 3.4.Nhận định. ...................................................................................................................................... 115 0T T 0 KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 124 0T T 0 THƯ MỤC THAM KHẢO ....................................................................................................................... 129 0T 0T PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 133 0T T 0 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Mục đích nghiên cứu khoa học. Hội An – Faifo từ lâu đã là địa danh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và được nhắc tới trong nhiều tài liệu nước ngoài. Từ trước thế kỷ XV, nơi đây là một cảng trọng yếu của Champa và sau đó, trong khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội An trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa phát đạt bậc nhất của Việt Nam. Thuyền buôn và thương nhân nhiều nước Á, Âu đã đến đây buôn bán, lập thương điếm, dựng phố xá. Vào các thế kỷ XV, XVI, XVII, do những điều kiện lịch sử đương thời ở Việt Nam và thế giới, nhiều thương nhân ngoại quốc đã đến Hội An để trao đổi, buôn bán. Trong số đó, có thương nhân chỉ đến buôn bán theo mùa nhưng không ít người đến định cư tại đây để làm ăn sinh sống. Từ đầu thế kỷ XVII, người Nhật, người Hoa đã dựng nhà, lập phố đan xen với phố xá nhà cửa và xóm chài của người Việt. Vào thời điểm đó, nước Đại Việt có bốn trung tâm buôn bán lớn với người ngoại quốc là Kẻ Chợ, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Đà Nẵng (Touran), Hội An (Faifo) ở Đàng Trong. Trong bốn địa điểm ấy, Hội An là nơi buôn bán sầm uất nhất – nơi vẫn được các thương gia ngoại quốc đã từng một lần ghé đến ca tụng như là một đầu mối giao thông, thương mại bằng đường biển quan trọng bậc nhất xứ Đàng Trong. Sức thu hút của Hội An đối với các thương nhân ngoại quốc trước hết ở vị trí thuận lợi vì Hội An là một trong những cảng thị nằm trên con đường tơ lụa trên biển và phát triển trong hệ thống thương mại châu Á. Quan trọng hơn, Hội An là một kho hàng lớn có thể cung cấp nhiều mặt hàng, đáp ứng nhu cầu của thuyền buôn các nước. Chính vì thế, từ thế kỷ XVII Hội An đã sớm khẳng định được vị trí của một cảng thị quốc tế, trở thành thương cảng lớn nhất Đàng Trong, mở cửa đón nhận các thuyền buôn nước ngoài ở phương Đông và phương Tây. Đây được coi là: “hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng”. [2, tr. 91] Bên cạnh đó, để khuyến khích ngoại thương, chúa Nguyễn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các đoàn thuyền buôn ngoại quốc từ Phúc Kiến, Macao, Nhật Bản, Manila, Campuchia…đến trao đổi hàng hóa. Nhưng theo C. Borri thì: “Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong”.[2, tr.89] Hay nói cách khác, chính những thương nhân người Hoa, người Nhật là người nắm cán cân chính trong hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa ở Đàng Trong nói chung, Hội An nói riêng. Với vai trò quan trọng như thế, các thương nhân người Nhật, người Việt và người Hoa đã tạo ra một mối liên kết, tương trợ lẫn nhau và đó là một trong những nhân tố chủ yếu làm cho Hội An trở thành trung tâm buôn bán sôi động, là thương cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỷ XVI – XVII. Mục đích của luận văn là nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống hoạt động thương mại đã diễn ra giữa thương nhân người Việt với người Nhật, người Hoa ở Hội An. Các hoạt động buôn bán, trao đổi đã hình thành, phát triển như thế nào? Nó ảnh hưởng ra sao đối với thương nhân mỗi nước, đến sự phát triển của đô thị Hội An trong thế kỷ XVII và đặc biệt là các hoạt động kinh tế đó đã có vai trò như thế nào trong việc thiết lập quan hệ chính quyền các nước. Hơn nữa, tìm hiểu về cảng thị Hội An thế kỷ XVII cũng là tìm hiểu về một loại hình kinh tế - xã hội, văn hóa dưới thời chúa Nguyễn có quan hệ đến sản xuất hàng hóa, thương nghiệp, phát triển đô thị trong mối quan hệ giao lưu kinh tế và văn hóa với bên ngoài. Việc thực hiện đề tài có thể giúp tôi rút ra được những khái luận mang ý nghĩa lịch sử về mối quan hệ thương mại giữa người Việt với người Nhật và người Việt với người Hoa thế kỷ XVII cũng như sự phát triển của các cảng thị Việt Nam nói chung và đô thị cảng Hội An nói riêng – một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước thời trung đại. Hội An thực sự là một hiện tượng đáng nghiên cứu trong lịch sử kinh tế Việt Nam mà trước hết là lịch sử kinh tế ngoại thương. Việc tìm hiểu mối quan hệ thương mại của người Việt với người Nhật và người Hoa ở Hội An còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học, giúp chúng ta có một cái nhìn lịch sử về diễn biến đô thị hóa của một số thành phố cảng hiện nay để có được những đầu tư thích hợp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Hội An trong những thế kỷ XVI, XVII vẫn đang là đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến các mảng khác nhau về Hội An đặc biệt là về hoạt động kinh tế. Tuy nhiên chưa có tác phẩm nào đề cập một cách cụ thể đến mối quan hệ thương mại của người Việt với người Nhật và người Hoa ở Hội An thế kỷ XVII một cách chi tiết, đầy đủ. Nhìn lại sau hơn 70 năm, việc nghiên cứu về Hội An có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I _ Từ 1919 đến 1975. Đó là những công trình đơn lẻ của một số nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã đến khảo sát trực tiếp ở Hội An. Nhưng chủ yếu là những vấn đề lịch sử Hội An trong hai thế kỷ XVII – XVIII, khai thác tỉ mỉ về phố Khách, Hoa thương và các công trình kiến trúc của người Hoa. Những vấn đề khác ít được quan tâm hoặc không được đề cập đến. Một số giáo sĩ cũng như thương nhân nước ngoài có dịp đặt chân đến đã ghi chép lại và miêu tả trong một số bản đồ, tư liệu phương Tây từ đầu thế kỷ XVII. Theo các nguồn tư liệu hiện biết thì có lẽ Hội An lần đầu tiên được vẽ trên bản đồ với tên Faifoo khoảng năm 1666 do Pieter Goos thực hiện. Bài viết đầu tiên về phố cảng Hội An là Le Vienx Faifo của bác sĩ Sallet đăng trên tập san BAVH năm 1919. Hơn 30 năm sau, cũng trên tập san BAVH, Nguyễn Thiệu Lâu đã có sự nghiên cứu về sự hình thành và diễn biến làng Minh Hương ở Hội An. Tác giả đã dựa trên các văn bia, gia phổ các bài viết chưa công bố và tập tài liệu “Thương Tàu vãn lệ” để xây dựng bản khảo cứu về Hội An. Tác giả đã làm rõ các vị tiền hiền có danh tính trong “thập lão”, “tam gia” với quá trình chuyển cư đến Hội An vào các thế kỷ XVI – XVII cùng quá trình mở rộng diện tích đất của làng Minh Hương. Năm sau, trên tập san BEFFO, Nguyễn Thiệu Lâu lại chú ý khai thác phố và cảng Hội An vào thế kỷ XVII trong 5 trang báo. Tác giả đã xác định các bến đỗ của tàu thuyền bên sông Hội An và giới thiệu quá trình hình thành, diễn biến và xác lập phố Khách của Hoa thương tại Hội An. Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) – Giáo sư Sử học người Trung Quốc đã đăng trên tập chí Tân Á học báo xuất bản ở Hồng Kông bài khảo cứu dài về Phố Khách ở Hội An và Thương nghiệp thế kỷ XVII – XVIII. Thành công của bài khảo cứu này là làm rõ quá trình thành lập phố Khách và thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Hội An. Sau đó, Chen Ching Ho lại công bố trên tập san Khảo cổ của Sài Gòn bài “ Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và cổ tích tại Hội An”, số 1 (1960) và số 1 (1962) giới thiệu về việc thành lập phố Khách và Minh Hương xã, nghiên cứu về các bậc tiền hiền của người Hoa tại Hội An, việc mở rộng diện tích của Minh Hương Xã cũng như các đền miếu, hội quán. Những tài liệu biên chép về Hội An còn gắn liền với tên tuổi một số học giả trong đó có biên chép do giáo sĩ người Italia Christoforo Borri thực hiện giai đoạn những năm 1681 – 1823 hay do người Bồ Đào Nha Léon Pagère hoặc giáo sĩ người Pháp Alexandre Rhodes tiến hành các năm 1624 – 1645. Đến cuối thế kỷ XVII, biên chép về Hội An lại được thương nhân người Anh Thomas Boyear cho ra đời khi ông đến Hội An xin đặt thương điếm tại đây ngày 18 tháng 8 năm 1964. Cùng thời gian này một nhà sư Trung Hoa là Thích Đại Sán tới Hội An. Ông đã để lại những dòng ghi chép khá chi tiết về mảnh đất cảng thị này. Bên cạnh ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân người nước ngoài, vào giai đoạn này không ít tác giả Việt Nam quan tâm và đề cập đến Hội An trong các công trình biên sử của mình như Dương Văn An với cuốn Ô châu cận lục, Lê Quý Đôn ở sách Phủ biên tạp lục, Trịnh Hoài Đức với cuốn Gia Định thành thông chí. Đặc biệt phải kể đến các tập Quốc triều chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên do Quốc sử quán triều Nguyễn thực hiện. Nhìn chung, phần lớn các ghi chép của các tác giả nước ngoài về Hội An đều dưới dạng bút ký, thông qua ít nhiều cảm nhận trực quan mà họ thu được liên hệ tới cảnh quan đô thị, tình hình buôn bán, thuế quan, sinh hoạt đời thường của cư dân. Những ghi chép đó gắn liền với tên tuổi của các nhà truyền giáo hoặc thương nhân. Ngoài việc ghi chép, miêu tả, các tác giả giai đoạn này còn để lại những bức tranh minh họa như Giao chỉ quốc mậu dịch hải đồ, các bản đồ của Alexandre de Rhodes, Robert, Le Harpe (thế kỷ XVIII), Pavie và Caillard thực hiện. Những bức tranh và những bản đồ cổ này đã giúp cho việc xác định vị trí Hội An trong suốt chiều dài lịch sử. Giai đoạn II _ Từ năm 1975 đến nay, đặc biệt sôi nổi là trong thập niên 1980 – 1990, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức khoa học đã đến với Hội An. Ngoài một số bài công bố ở các tạp chí, đã có hai cuộc hội thảo quan trọng về đô thị cổ Hội An, quy tụ hầu hết các nhà khoa học ở trong và ngoài nước có quan tâm nghiên cứu Hội An, để lại những thành tựu khoa học quan trọng và những tác dụng thực tiễn cho Hội An. Năm 1985, Hội thảo quốc gia về Hội An được tổ chức ở Hội An nhân dịp thương cảng này được Chính phủ Việt Nam công nhận là khu di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia. Tiếp đó, năm 1990 Hội thảo quốc tế về phố cổ Hội An ở Đà Nẵng đã mở ra một bước ngoặt trong nghiên cứu về Hội An. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều chuyên môn khác nhau như địa lý, địa chất, khảo cổ học, sử học, kiến trúc đến văn hóa, nghệ thuật….Hội thảo đã nâng cao tầm hiểu biết về các giá trị của Hội An và đặt ra nhiều vấn đề mới cuốn hút các nhà khoa học. Hội thảo quốc tế về phố cổ Hội An năm 1990 là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài trao đổi những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành. Các nhà khoa học nước ngoài đem đến hội thảo nhiều nguồn tư liệu mới liên quan đến Hội An như: Ogura Sadao với bức tranh “Giao chỉ quốc mậu dịch hải đồ” và “Thác kiến quan thế âm”, Chihara Daigaro với những công trình kiến trúc mô tả trong “Giao chỉ quốc mậu dịch hải đồ” nói lên được một phần tình hình buôn bán của thuyền Châu ấn (Shuinsen) thời Tokugawa. Các công trình nghiên cứu của Shigeru Ikuta với “Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu thế kỷ II đến đầu thế kỷ XIX”, “Hội An và cư dân Nhật trước đây” của Yoshari, “Tìm hiểu mối quan hệ Nhật – Việt qua gốm sứ” của Hasebe Gakyji… Đặc biệt, rất nhiều báo cáo của các học giả trong nước và nước ngoài tại Hội thảo đã cung cấp nguồn sử liệu có giá trị khác như: “Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An” của Vũ Minh Giang, “Quan hệ và phương thức buôn bán giữa Hội An với trong nước” của Đỗ Bang…Các bài viết của các tác giả tham gia hội thảo đem lại nhiều nguồn tư liệu mới về mặt khảo cổ học và văn hóa, về lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển của đô thị cổ Hội An. Năm 1999, Hội thảo quốc tế Quan hệ Việt – Nhật qua giao lưu gốm sứ được tổ chức tại Hà Nội đã làm sáng tỏ thêm về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản qua con đường gốm sứ với các bài tham luận của Tsuzuki Shinichiro trong “Gốm Việt Nam khai quật từ di chỉ hào thành Sakai”, “Gốm sứ Việt Nam qua cuộc điều tra khảo cổ ở Nagasaki” của Mori Tsuyoshi. Các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Thừa Hỷ và Phan Hải Linh cũng có bài tham luận “ Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI, XVII” tại Hội thảo… Trong số nhiều nhà khoa học đến từ các nước thì các học giả Nhật Bản có quan hệ hợp tác quy mô và liên tục nhất. Đó là do Hội An là một thương cảng Việt Nam có quan hệ mật thiết với Nhật Bản trong thế kỷ XVII và trong những thương cảng có khu phố người Nhật thì Hội An là đô thị cổ duy nhất ở Đông Nam Á còn bảo tồn được một tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng nhất. Trong số những nhà nghiên cứu Nhật Bản đó phải kể đến Iwao Seiichi và Kikuchi Seiichi đã có những công trình nghiên cứu về Hội An qua điều tra khảo cổ học. Các công trình nghiên cứu về “Phố Nhật Bản ở Hội An qua nghiên cứu khảo cổ học” hay “Sự hình thành và phát triển khu phố Hội An qua việc nghiên cứu bia văn và các tư liệu khảo cổ học” của Kikuchi Seiichi đã cung cấp nhiều tư liệu hữu ích trong việc làm sáng tỏ mối quan hệ, giao lưu Việt - Nhật thế kỷ XVII nhìn từ góc độ khảo cổ học. Cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì ở Việt Nam, Nguyễn Quốc Hùng với tác phẩm “Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam”. Tuy tác giả đề cập khái quát nhưng đã có những nhận định về quy mô và loại hình đô thị mang tính khác biệt của Hội An. Về mối quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản, tác giả Nguyễn Văn Kim có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này như “Nhật Bản và Châu Á – những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội”, hay “Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV – XVII”, “Xứ Đàng Trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực”,“Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời Tokugawa nguyên nhân và hệ quả”… giúp chúng ta có thêm tư liệu về mối quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam nói chung và Nhật Bản với Đàng Trong nói riêng. Tác giả Trịnh Tiến Thuận với luận án tiến sĩ về đề tài “Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam thế kỷ XVI, XVII” đã đề cập chi tiết về hoạt động trao đổi, buôn bán của người Nhật với chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Không những thế, Hội An còn được nhìn nhận một cách tổng thể qua bài viết của Nguyễn Phước Tương trong “Hội An – Di sản văn hóa thế giới” hay “Hội An” của Nguyễn Văn Xuân… Tuy nhiên, tìm hiểu về mối quan hệ thương mại của người Việt với người Nhật và người Hoa còn liên quan đến vấn đề ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII, phản ánh sự trao đổi, buôn bán giữa Việt Nam với các nước. Một số tác giả như Thành Thế Vỹ với cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX”, Nguyễn Thế Anh với “Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” cho chúng ta thấy tình hình kinh tế hàng hóa của Việt Nam hồi thế kỷ XVII cũng như thái độ của nhà nước đối với các lái buôn nước ngoài, đặc biệt là địa vị của thương gia Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam. Tác phẩm “Xứ Đàng Trong Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII”của LiTana cung cấp rất nhiều tư liệu về vùng đất Đàng Trong, các thương gia nước ngoài và hoạt động thương mại. Tác giả Đỗ Bang trong “Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII – XVIII” đã dành một chương về Hội An, giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về Hội An với các cảng thị cùng thời. Ngoài ra, rất nhiều bài nghiên cứu có đề cập đến mối quan hệ kinh tế của người Việt với người Nhật, người Việt với người Hoa được đăng trên các tạp chí như Tân Á học báo, Việt Nam khảo cổ tập san, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á. Trong đó có một số bài viết đề cập khá chi tiết về mảng kinh tế ở Hội An như “Đô thị cổ Hội An – mấy đặc điểm kinh tế - xã hội” của Phan Đại Doãn, “Phố người Đường cùng nền thương nghiệp của họ vào thế kỷ XVII – XVII ở Hội An” của Trần Kinh Hòa đã phản ánh phần nào nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Như vậy, việc nghiên cứu Hội An khá phong phú song chưa có một tác phẩm nào đề cập mối quan hệ thương mại giữa ngườiViệt với người Nhật và người Hoa ở Hội An thế kỷ XVII một cách hoàn chỉnh, bao quát toàn bộ mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau cũng như có sự tác động đến sự phát triển của cảng thị Hội An. Đa số các tác phẩm chỉ nghiên cứu một mối quan hệ riêng lẻ như mối quan hệ kinh tế Nhật – Việt hay Hoa – Việt, chưa đề cập đồng thời cả hai mối quan hệ này. Vì vậy, kế thừa thành quả nghiên cứu của các các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn sẽ hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển của mối quan hệ thương mại giữa người Việt với người Nhật và người Việt với người Hoa ở Hội An thế kỷ XVII. Đồng thời đưa ra những nhận định thỏa đáng về các nội dung mà các công trình trên chưa đề cập đầy đủ. 3. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành bài luận văn của mình, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu Địa chí có liên quan đến các vùng Thuận Quảng như: Ô châu cận lục của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn…Thế mạnh của nguồn tư liệu này là mang đến những thông tin đáng tin cậy về địa danh, nhân vật lịch sử, các phố, chợ, đường, bến đò, thành lũy, …Trong nguồn tài liệu địa chí, tôi chú ý khai thác cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn nhất là quyển 4 nói về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, đồng sắt, lệ vận tải ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam và quyển thứ 6: nói về sản vật, phong tục. Tuy nhiên, nguồn tài liệu địa chí chỉ phản ánh một phần nào đó về hoàn cảnh nội sinh của các phố cảng mà ở vào các thế kỷ trước, những tác giả của nguồn tài liệu này chưa có điều kiện phân tích và kiểm chứng khoa học. Nguồn tài liệu trong các bộ sử biên niên dưới thời phong kiến cũng được tôi tham khảo như: Đại nam thực lục tiền biên, Đại nam thực lục chính biên… Nguồn tài liệu này nói chung ít đề cập đến các hoạt động ở đô thị và tình hình thương nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, trong Đại Nam thực lục tiền biên và Đại nam thực lục chính biên thỉnh thoảng có ghi chép vài sự kiện của triều đình có liên quan đến Hội An, Đà Nẵng, Thanh Hà…nhất là chính sách của nhà nước quy định đối với thương nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, tôi đặc biệt quan tâm đến nguồn tài liệu du ký của người nước ngoài có mặt ở vùng Thuận Quảng trong các thế kỷ trước. Tuy đó là những ghi chép riêng lẻ phiến diện mang tính chủ quan của giới thương nhân, giáo sĩ, sư sãi, quan chức…nhưng tập hợp lại thì đó là bức tranh đa dạng, phong phú, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội ở Đàng Trong. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cần được khai thác triệt để như Cristoforo Borri (1618 – 1621), Alexandre de Rhodes (1624 – 1627, 1640 – 1654), Thích Đại Sán (1695 – 1696)…. Ngoài ra tôi còn chú ý tới nguồn tư liệu đã được công bố trong các công trình khoa học ở nhiều nước, đặc biệt được giới thiệu và trích đoạn trong hai cuộc hội thảo quốc tế ở Việt Nam: Hội An (1990), Phố Hiến (1992). Thêm vào đó, tôi còn tham khảo các công trình khoa học như các luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ có liên quan như: - Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII – XVIII của Đỗ Bang, 1993. - Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII của Trịnh Tiến Thuận, 2002. - Tìm hiểu các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á của Châu Thị Hải, 1989. - Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa của Việt Nam của Nguyễn Quốc Hùng, 1993. Đề tài cũng sử dụng một số hình ảnh trên internet. Tuy đây là nguồn tư liệu vô cùng phong phú nhưng cần có sự so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác để thẩm tra. Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác và khoa học cho đề tài. Nguồn tài liệu nói trên đã cung cấp những thông tin hết sức quý giá giúp cho luận văn được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một số vấn đề do tư liệu hiện có còn hạn chế nên chưa được giải quyết thấu đáo. Mong rằng trong thời gian tới, với những phát hiện mới của các nhà nghiên cứu, những vấn đề này sẽ được sáng tỏ hơn. Trong quá trình hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: 1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Đặt Hội An trong hệ thống cảng biển Việt Nam cũng như tình hình thương nghiệp Đàng Trong thế kỷ XVII để nghiên cứu. Coi Hội An là thương cảng lớn nhất Đàng Trong, ra đời và thịnh đạt trong thế kỷ XVII trên một vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử trong nước cũng như khu vực có nhiều thuận lợi. 2. Phương pháp liên ngành: Trong quá trình thực hiện đề tài, việc kết hợp hai loại tài liệu khảo cổ học và sử học, trong đó tài liệu khảo cổ học đã cung cấp rất nhiều thông tin mới giúp chúng ta có những nhận định đúng đắn hơn về hoạt động trao đổi hàng hóa thời kỳ này. 3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử, trình bày lịch sử như nó đã từng có. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Vấn đề mà luận văn đặt ra chỉ nhằm tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên cứu về hoạt động thương mại ở Hội An thế kỷ XVII. Bởi vì không chỉ có thương nhân người Nhật, người Hoa đến Hội An buôn bán mà còn rất nhiều thuyền buôn ngoại quốc cũng cập cảng Hội An thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, việc hình thành hai khu phố người Nhật, người Hoa cũng như vai trò của họ đối với sự phát triển của cảng thị Hội An là vấn đề đáng quan tâm, nghiên cứu. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là tầng lớp thương nhân và mối quan hệ thương mại của người Việt với người Hoa và người Nhật ở Hội An thế kỷ XVII. Cụ thể, luận văn tập trung giải quyết những nội dung chính sau: 1. Hoạt động kinh tế của thương nhân người Việt, người Hoa, người Nhật phản ánh đặc điểm, cách thức buôn bán cũng như các mối quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân người Việt, người Nhật, người Hoa. Đây cũng là nội dung chính của luận văn đề cập. 2. Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ kinh tế Việt – Nhật, Việt – Hoa ở Hội An để thấy được sự tương tác, gắn kết giữa ba đầu mối kinh tế. 3. Hoạt động kinh tế của người Nhật, người Hoa có vai trò, ảnh hưởng lớn đến sự hưng thịnh của cảng thị Hội An. CHƯƠNG 1: HỘI AN – ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN Vào thế kỷ XVI – XVII, Hội An là một trong những trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của nước ta. Trong quá trình đi tìm thị trường, thương nhân các nước đã chọn nơi đây làm đầu mối trao đổi hàng hóa, khiến nó trở thành một trung tâm buôn bán của khu vực miền trung và cả nước. Hội An đã hội đủ những nhân tố khiến cho nó có vị trí quan trọng trong hệ thống thương mại với nước ngoài và là nơi hấp dẫn đối với những thương nhân ngoại quốc vào thế kỷ XVI, XVII. 1.1. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1.Vị trí địa lý. Là một quốc gia nằm ở vùng bán đảo, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km. Bằng đường biển và giao thương trên biển, Việt Nam có quan hệ với nhiều quốc gia trong khu vực và mối quan hệ đó đã trở nên rộng mở vào thế kỷ XVI – XVIII khi các tuyến thương mại thế giới chạy qua vùng lãnh hải Việt Nam. Thế kỷ XV – XVII được coi là thời đại thương mại (the Age of Commerce). Ở Châu Á, từ thời cổ đại và trung đại, ngoài những con đường giao thương trực tiếp giữa các quốc gia, đã sớm hình thành hai hệ thống giao lưu kinh tế - văn hóa lớn là “con đường tơ lụa trên bộ” và “con đường tơ lụa trên biển”. Từ thế kỷ VIII – IX do thuận tiện của đường biển và do những tiến bộ của kỹ thuật hàng hải, “con đường tơ lụa trên biển” ngày càng chiếm ưu thế. Hệ thống thương mại Á châu này có quan hệ và tác động đến quan hệ giao thương của các nước châu Á, nhất là những nước ven bờ đại dương như Việt Nam. Từ khoảng thế kỷ VII – VIII, Đàng Trong đã trở thành địa chỉ hấp dẫn các thuyền buôn Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập…đến trao đổi buôn bán. Trong Tân Đường thư, Địa lí chí, ở thế kỷ VII – X, trên con đường từ Quảng Châu đến Bagda (Ả Rập), thuyền bè quốc tế Trung Hoa, Ba tư, Ả Rập, Srivijaya (Giava) bao giờ cũng ghé qua Chiêm Bất Lao (Cù lao Chàm – cửa Đại – cửa Hàn ). Có thể nói, người Chăm đã có cái nhìn về biển đúng đắn, biết tham dự và dấn thân tích cực vào luồng thương mại quốc tế trên biển.[46, tr.5] Với một vị trí địa – thương mại được xác lập từ sớm trong lịch sử, thương nhân các nước Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập… cũng đã quen thuộc với thị trường này. Đến thế kỷ XV – XVI, khi người Việt vào định cư với số đông, các cảng này đã trở thành những cảng Việt hưng thịnh. Về độ trù mật của cảng thị, C. Borri đã viết: “về hải cảng thì thật lạ lùng, chỉ trong khoảng hơn trăm dặm một chút mà người ta đếm được hơn 60 cảng, tất cả đều thuận lợi để cập bến và lên đất liền”. [2, tr.91] Trong hệ thống bến cảng đó, thương cảng Hội An trở thành cửa ngõ thông thương quan trọng nhất Đàng Trong. Đây là một cảng sông ở cửa biển vốn đã phồn thịnh từ thời đại Champa. Khi chuyển sang cảng Việt, Hội An đã có những cơ hội phát triển mới và đã đạt đến sự phồn thịnh vào các thế kỷ XVI – XVII. Nếu nhìn vào bản đồ thương mại trong khoảng thời gian đó thì Đàng Trong với cảng thị Hội An gần như nằm ở trung tâm của khu vực thương mại thế giới. Điều đó cũng khẳng định rằng, thương cảng Hội An nằm ở vị trí chiến lược, là đầu mối quan trọng trong mạng lưới giao thương khu vực và thế giới. Theo quan điểm của Keith W. Taylor thì đây là “ một nơi đô hội được nhắc đến chỉ có thể ám chỉ địa điểm tập trung người Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha và những người thương nhân khác, nơi được người Châu Âu biết đến với cái tên Faifo và được người Việt Nam hiện nay gọi là Hội An, nằm không xa về phía Nam của thành phố Đà Nẵng hiện đại. Cảng buôn này được đặt một cách thích hợp trên tuyến đường giữa Malacca và Macao, người Bồ Đào Nha đã thiết lập như những địa điểm trung gian quan trọng trên đường vào Trung Quốc và Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ XVI”. [21, tr. 163] Nhìn trên bản đồ Việt Nam, Hội An – Đà Nẵng là trung tâm nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên bởi hệ thống đường biển, đường sông, đường bộ thời bấy giờ. Các tỉnh miền Trung đều hướng ra mặt biển, còn phía sau là Tây nguyên có cơ sở kinh tế, chỗ dựa vững chắc cho vùng duyên hải. Đô thị Hội An vốn được thiên nhiên ưu đãi để trở thành một thương cảng lớn. Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An là một cảng sông tiện lợi. Từ Hội An có thể ngược dòng Thu Bồn theo sông Vu Gia lên miền thượng du, theo sông Trường Giang vào đến Tam Kỳ. Nhưng Hội An chỉ cách cửa biển Đại Chiêm chừng 5 km nên còn là một cảng biển. Nhìn rộng hơn về mặt địa lý, Hội An nằm ở điểm mũi nhô ra biển nhiều nhất trên bờ biển hình vòng cung của nước ta nên đón nhiều thương thuyền dừng chân. Hội An chỉ cách dinh trấn Quảng Nam, thủ phủ thứ hai của Đàng Trong khoảng 8 km. Vì vậy, Hội An là một vị trí lưu thông trao đổi buôn bán tốt, là cửa ngõ quan yếu của Quảng Nam nói riêng và Đàng Trong nói chung. Nếu cả miền Trung là một ngôi nhà thì mặt tiền của nó mở ra biển và cửa chính là Hội An – Đà Nẵng. Điều này tự nó đã nói lên yếu tố “thị” và vai trò của nó trong sự đi lên của các tỉnh miền Trung. Vào thời chúa Nguyễn đã có nhiều điểm thương mại dọc theo ven biển miền Trung nhưng vị trí trung tâm vẫn là Hội An – Đà Nẵng. Hội An là trung độ của cả nước, đồng thời có đường biển nối liền các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vì thế thật dễ hiểu khi từ thế kỷ XVI – XVII thương nhân nước ngoài đến đây thường xuyên với số lượng nhiều nhất như người Trung Quốc, người Nhật, người Hà Lan…. Tất cả tình hình thế giới và khu vực trên đều tác động đến nền ngoại thương Việt Nam nói chung và đời sống của thương cảng Hội An nói riêng. Với vị trí gần bên con đường hàng hải quốc tế sôi động đương thời, với những bến cảng tốt và với sự trù phú của xứ Quảng, Hội An đã nhanh chóng gia nhập vào các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khu vực. 1.1.2.Điều kiện tự nhiên và đặc điểm thủy văn vùng cửa biển. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, Hội An mang tính chất một thành phố sông với đặc điểm vừa hội nhân vừa hội thủy, vừa cận thị lại vừa cận giang. [45, tr. 51 – 61] Dưới sự tác động tự nhiên của sông, biển và một phần của con người, từ đầu Công nguyên đến nay đã làm cho vùng cửa sông Thu Bồn phát triển nhanh chóng theo phương thức delta lấp đầy, hình thành các cồn cát với đồng lầy. Vào khoảng đầu Công nguyên, lúc biển tiến đạt tới mức cực đại thì vùng cửa sông Thu Bồn là một vụng biển, cửa sông loe như hình phễu. Dấu vết rõ rệt của vụng biển cổ đó là vùng đầm lầy Trà Quế (Cẩm Châu). Sau đó, biển rút dần và các địa hình có nguồn gốc khác nhau được tạo thành. Những địa hình cao con người có thể sinh sống được lúc bấy giờ là ven bờ vụng biển, là các thềm tích tụ biển rải rác và thành một dải dọc theo chân bờ xói lở. Thềm tích tụ biển tương đối cổ và cao là doi cát từ Hội An đến Cồn Tàu. Hai bên bờ bắc và nam cửa Thu Bồn, hai dải tích tụ cát nhô lên khỏi mặt nước, biến vùng nước phía trong thành các đầm phá. Thế kỷ XVII, cửa sông Thu Bồn đổ ra biển qua hai cửa: Đại Chiêm hải khẩu (cửa Đại) và Tiểu Chiêm hải khẩu (cửa Tiểu) và tàu thuyền từ phía Nam lên có thể cập bến Hội An bằng cửa Đại. Bên cạnh đó, còn một hải trình nối liền cửa Đại Hội An với cửa Hàn Đà Nẵng (Turon hay Touron). Dấu tích còn lại hiện nay là dòng sông Cổ Cò đang bị bồi lấp và chỉ còn lại từng đoạn nhỏ hay những ao đầm. Vào thế kỷ XVII, đường thủy này còn khá lớn và rất tiện cho việc tàu thuyền từ phía Bắc qua cửa Hàn – Đà Nẵng vào Hội An. Chính giáo sĩ C. Borri sống ở Đàng Trong từ năm 1618 đến 1622, đã xác nhận có hai cửa ngõ vào Hội An từ cửa biển Pulluciampello (Cù Lao Chàm) tức cửa Đại và từ Touron tức cửa Hàn. [2, tr.91] Đến cuối thế kỷ XVIII, cửa Khâu bị lấp, ép dòng nước chảy tập trung vào cửa phía Nam khiến cho bờ Nam Cửa Đại liên tục bị phá hủy, các tuyến đường sông luôn thay đổi, bị lấp dần. Khoảng thế kỷ XIX sự bồi đắp đó gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại hoặc neo đỗ trên sông, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Hội An không thuận lợi như trước nữa.[56, tr.87] Cũng vì nằm ở vị trí ven sông, giáp biển như vậy nên Hội An không khỏi bị tác động mạnh từ hai mùa gió trong năm. Tiếp theo đó, sự thay đổi dòng chảy, lượng mưa, mức sóng và dao động mực nước biển cũng trở thành những tác nhân tạo nên tính đa dạng, khắc nghiệt ở một vùng khí hậu. Tại Hội An, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa lũ, gió bão, rét từ tháng 9 đến tháng 1. Mùa khô mát từ tháng 2 đến tháng 8. Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Gió có hướng Bắc, Đông Bắc là chủ yếu. Tốc độ gió cao hơn các vùng khác, đạt cực đại tới 15 – 25 m/s. Mùa hè chuyển hướng Đông và Đông Nam, thường dẫn đến bão và áp thấp nhiệt đới. Vào cuối tháng 10 tức cuối mùa hè mức gió nhiều khi lên tới tốc độ 40m/s. [56, tr.87 – 97] Cửa Hội An gần như nằm giữa tiếp điểm trên đường cong lồi của khúc miền Trung, nơi giao thoa hứng gió hai mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán tại thương cảng Hội An, hình thành mùa mậu dịch hay còn gọi là Hội chợ. Mùa khô là mùa thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động thương nghiệp ngoài trời. Mùa khô ráo cũng là mùa biển lặng cho tàu thuyền đi biển và cập bến. Một yếu tố nữa cũng tác động không nhỏ tới hoạt động và diện mạo đô thị thương cảng vì vùng thượng nguồn sông Thu Bồn nằm lọt vào một trong những trung tâm mưa lớn ở nước ta. Tâm mưa được xác định tại khu vực Trà Mi, nên lượng nước sông Thu Bồn rất lớn và lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Hàng năm, sông Thu Bồn đổ ra biển gần 80 km 3 nước. Lượng nước trên tập trung tới 80 – 90 % vào các tháng 9 – 12. Do cửa sông Thu Bồn hẹp, lượng nước lớn lại dồn dập vào một thời gian ngắn nên vùng Hội An thường hay lũ lụt. [6, tr. 90 – 91] Ảnh hưởng của điều kiện địa lý và khí hậu địa phương, cộng với hoạt động kinh tế trở thành đòi hỏi tất yếu kiến trúc dựng trên địa dư Hội An phải có một tầng gác xếp phía trên. Hơn nữa, Hội An nằm lọt giữa vùng đồng bằng duyên hải phủ đầy cồn cát phía nam Đà Nẵng. Sau những cồn cát này tồn tại đầm hồ và đài nguyên, vết tích của vụng biển cũ. Sông thường chảy song song với đường bờ biển, hợp thành mạng lưới giao thông nội địa quan trọng. Sử dụng hệ thống sông ngòi tự nhiên đó, người ta có thể đi thuyền từ Đà Nẵng đến Quảng Nam theo các sông Vĩnh Điện, sông Hội An, sông Thu Bồn rồi sông Trường Giang. Bờ biển Hội An là một bờ biển hội tụ. Những gioi cát chắn ngoài cửa biển tạo nên vũng vịnh. Vùng cửa sông có mực nước sâu lại được dãy Cù lao Chàm chắn sóng nên rất an toàn cho việc đỗ tàu thuyền. Cảng ăn sâu vào đất liền cách cửa Đại Chiêm 5km, đủ sâu và rộng cho nhiều thuyền cùng cập bến. Địa hình đó vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền quốc tế neo đậu. Lùi xa vào đất liền, cách Hội An không đầy 10km, xuất hiện dãy núi Ngũ Hành Sơn – những ngọn núi đá vôi cuối cùng của dãy Trường Sơn. Một dải đất cao 200 – 600m, vốn gốc phù sa cổ, bên trên cây mọc thành vùng cây gỗ và cây ăn quả. Thêm vào đó, một hệ thống đất đai bao quanh thị xã cùng với mạng lưới sông tương đối phát triển đảm bảo cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng như sự phong phú hải sản, tôm cá của thềm lục địa đã giúp cho Hội An nhanh chóng trở thành thương cảng có vị trí quan trọng trong con đường thương mại khu vực và trên thế giới. Như vậy, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cửa ngõ của vùng đất Quảng Nam trù phú và cư dân đông đúc, Hội An đã tích hợp đủ những điều kiện thuận lợi nhất để có thể phát triển thành một thị cảng sông – biển. Và dưới tác động của những điều kiện kinh tế mới nên chỉ trong một thời gian tương đối ngắn từ một cảng Chăm đã tàn lụi, đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Hội An đã phục hưng và nhanh chóng trở thành một thương cảng quốc tế quan trọng nhất ở Đàng Trong. 1.1.3. Nguồn sản vật địa phương. Vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, C. Borri đã nhất trí đánh giá tài nguyên của Đàng Trong với các thương gia châu Âu như sau: “Các thương gia người Âu đã đến buôn bán ở đây nói rằng: các nguồn tài nguyên giàu có của xứ Đàng Trong còn lớn hơn của chính Trung Hoa như chúng ta biết về mọi thứ”.[ 2, tr.36] Theo Lê Quý Đôn thì Quảng Nam là nơi có nhiều sản vật, ruộng đất màu mỡ. Bên cạnh đó, nhân dân Quảng Nam và các tỉnh miền Trung còn phát triển các ngành nghề để khai thác của cải, tạo nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như nghề làm giấy, đúc đồng, dệt tơ lụa, khai thác sắt, vàng, trầm hương, chạm trổ, khảm xà cừ… Hộ i An là cả n g ngo ạ i t hươ ng nê n xuấ t k hẩ u là c hí nh. Do đó, Hộ i An còn là nơi tập trung nguồn thổ sản rất dồi dào, sung dật của Quảng Na m dinh. Một thươ ng khác h ngườ i Q uảng Đông, thuộc họ Trần từ Trung Quốc qua đã nói rằng: “ thuyền từ Sơn Nam về chỉ mua được một món là củ nâu, thuyền ở Thuận Hóa về chỉ mua được một món là hạt tiêu, còn thuyền từ Quảng Nam về thì trăm hóa vật không món gì là không có. Các phiên bang không nước nào sánh kịp. Các hóa vật sản xuất ở phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn….do đường thủy bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều tập hợp ở phố Hội An, cho nên rất đông thương khách phương Bắc tới đó để mua, đem về nước Đường.Trước đây, hóa vật nhiều lắm, dẫu có trăm chiếc thuyền lớn chở đi một lúc cũng không hết được. Hỏi tên các hóa vật và giá mua bình thường thì y nói: Ở Quảng Nam tục gọi 100 cân là 1 tạ, cau giá 3 quan 1 tạ, hạt tiêu 20 quan, đậu khấu 5 quan, tô mộc 6 quan, sa nhân 12 quan, thảo quả 10 quan, ô mộc (gỗ mun) 6 tiền, hoa lê mộc (gỗ trắc) 1quan 2 tiền, tê giác 500 quan, yến sào 200 quan, gân hươu 15 quan, vây cá 14 quan, tôm khô 6 quan, rong biển 6 quan, ốc hương 12 quan, đồi mồi 180 quan, ngà voi 40 quan, đường phèn 4 quan, đường trắng 2 quan, còn các thứ hoạt thạch sắt, phấn kẽm, hải sâm và mấy trăm vị thuốc Nam không thể kể xiết; còn kỳ nam lượng một cân giá 120 quan, vàng 1 hốt giá 180 quan, nhục quế, trầm hương, trân châu rất tốt thì giá lên xuống nhiều ít không nhất định…"[23, tr. 234 – 235 ]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan