Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ pháp luật xác lập quan hệ cha, mẹ con...

Tài liệu Quan hệ pháp luật xác lập quan hệ cha, mẹ con

.DOCX
56
1076
82

Mô tả:

Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Danh sách nhóm: STT Họ tên. Ngày sinh Đánh giá 1. Nguyễn Thị Dung 30/10/1991 Đầy đủ. 2. Lưu Đại Dương 27/09/1991 Đầy đủ. 3. Park Mi Gyeong 08/01/1992 Đầy đủ. 4. Nguyễn Thị Hằng 10/10/1991 Đầy đủ. 5. Lương Thị Hiền 06/06/1991 Đầy đủ. 6. Nguyễn Thị Hoà 27/10/1991 Đầy đủ. 7. Ngô Thị Thanh Hoa 16/10/1991 Đầy đủ. 8. Lim Dong Hyun 17/09/1988 Đầy đủ. 9. Nguyễn Thị Huyền 10/12/1991 Đầy đủ. 10. Bùi Thị Lê 29/04/1991 Đầy đủ. 11. Phùng Thị Nga 20/09/1991 Đầy đủ. 12. Vũ Thị Thu Quỳnh 16/11/1991 Đầy đủ. 13. Đặng Thị Huyền Sâm 09/06/1989 Đầy đủ. 14. Nguyễn Văn Sơn 26/07/1988 Đầy đủ. 15. Phạm Phương Thảo 18/05/1991 Đầy đủ. 16. Tạ Thị Thu Thảo 10/04/1991 Đầy đủ. 17. Vũ Thị Ngọc Vân 05/03/1991 Đầy đủ. 18. Nguyễn Thanh Xuân 26/09/1990 Đầy đủ. 19. Bùi Thị Hải Yến 20. Lee Yong Woo 09/03/1991 23/10/1985 Đầy đủ. Đầy đủ. Ghi chú Nhóm trưởng. Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Mục lục: A.Khái quát chung………………………………………………………...3 B.Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ... I. Khái quát………………………………………………………………..4 II. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ………………………………………………………………………….5 1. Xác định cha, mẹ con trong giá thú……………………………...……5 2. Xác định cha, mẹ con ngoài giá thú…………………………………16 3. Trình tự, thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ con……………………24 4. Quyền nhận cha, mẹ con………………………………………….…26 5. So sánh 2 trường hợp xác lập quan hệ cha, mẹ con trong giá thú và ngoài giá thú…………………………………………………………28 C.Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ con phát sinh dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi……………………………………………………………30 I. Khái niệm……………………………………………………………..30 II. Giải thích từ ngữ………………………………………………….…32 III. Quy định của pháp luật về xác định quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi..33 1. Bản chất pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi………………………33 2. Điều kiện được phép nhận nuôi con nuôi……………………………39 3. Đăng ký nhận nuôi con nuôi, từ chối đăng ký nhận nuôi con nuôi…44 D.So sánh 2 hình thức xác lập quan hệ cha, mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ và nhận nuôi con nuôi………………………………………………..53 Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Mở đầu: Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại các mối quan hệ ruột thịt và tình thương, gắn bó các chủ thể một cách thường xuyên, lâu dài, thậm chí suốt cả đời người về tình cảm và nghĩa vụ. Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Từ những ngày còn xa xưa thì mối quan hệ giữa cha mẹ - con đã là mối quan hệ thiêng liêng và cao cả, và cho đến ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt thì con người lại càng chú trọng và đề cao mối quan hệ ấy trong gia đình. Có thể thấy rằng quan hệ cha mẹ - con có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Quan hệ cha mẹ - con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con, về thừa kế tài sản. Đồng thời khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các loại tranh chấp xác định cha mẹ - con rất phức tạp. Nhóm 4 – K54A A. Xác lập quan hệ cha, mẹ con KHÁI QUÁT CHUNG. Theo luật định, có 2 căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con đó là dựa trên sự kiện sinh đẻ (huyết thống) và sự kiện nhận nuôi con nuôi. Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ (dù có chồng hay không có chồng) mà sinh con, đã là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa cha – con, mẹ con. Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên. Quan hệ cha – con, mẹ - con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ hợp pháp hay không hợp pháp. Nhà nước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Vì đó là cơ sở nhằm xác định mối quan hệ cha – con, mẹ - con, từ đó mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ cha – con, mẹ - con. Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con và trong thực tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và con. Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con còn phát sinh dựa trên sự kiện nhận nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi là môt hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con và người được nhận làm con nuôi….dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. B. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA, MẸ CON PHÁT SINH DỰA TRÊN SỰ KIỆN SINH ĐẺ. I. KHÁI QUÁT.  Con trong giá thú: là con mà cha mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức là việc kết hôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bao gồm: Nhóm 4 – K54A  Xác lập quan hệ cha, mẹ con Con chung của vợ chồng (là con mà vợ chồng cùng được xác định là cha, mẹ);  Con đẻ (là con có cùng huyết thống với cha, mẹ).  Con ngoài giá thú: là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tức là không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Bao gồm một số trường hợp sau:  Con chung của 2 người không phải là vợ chồng: do nam, nữ sống chung sinh ra.  Con riêng: là con của một bên, người mẹ không có chồng mà có con hoặc người mẹ có chồng nhưng có con với người đàn ông khác…… II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA, MẸ CON PHÁT SINH DỰA TRÊN SỰ KIỆN SINH ĐẺ. 1. Xác định cha, mẹ con trong giá thú. 1.1. Khái niệm “con trong giá thú” Luật HN&GĐ có sử dụng cụm từ “con trong giá thú” nhưng lại không đưa ra khái niệm như thế nào là “con trong giá thú”. Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam đều sử dụng thuật ngữ “con chính thức” nhằm đề cập đến khái niệm “con trong giá thú”, tuy nhiên tùy từng thời kỳ mà các thuật ngữ này được hiểu khác nhau, ví dụ như trong Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật thì “Con chính thức là con do người mẹ có giá thú chính thức mà sinh ra” hoặc theo quy định trong BDLBK thì: “Con chính thức là con do giá thú mà sinh ra”. Trước tiên ta cần phải hiểu “giá thú” là gì?. Theo từ điển Tiếng việt thì “giá thú” là “việc lấy vợ, lấy chồng được pháp luật thừa nhận”, khái niệm này gần giống Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con với khái niệm “hôn nhân”, nên có thể coi “con trong giá thú” là con của cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì cha mẹ có hôn nhân hợp pháp là cha mẹ đã đăng ký kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GĐ quy định, dựa theo các khái niệm tại Điều 8 Luật HN&GĐ thì: “hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập sau khi đã kết hôn” (khoản 6) và “kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (khoản 2). Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực). Vì vậy, hôn nhân được thừa nhận trước pháp luật có hai loại:   Có giấy đăng ký kết hôn Không có giấy đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là vợ chồng trước pháp luật. Tóm lại, “con trong giá thú” là con mà cha mẹ là vợ chồng trước pháp luật (cha mẹ của đứa con đó có đăng ký kết hôn theo pháp luật hoặc quan hệ vợ chồng của cha mẹ đứa con đó được pháp luật thừa nhận). 1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha cho con như sau: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định. Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.” Đồng thời, theo mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải được coi là con chung của vợ chồng:  Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng;  Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).  Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận. Tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ đã xác định con chung của vợ chồng: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con 2. Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.” 1.3. Nội dung nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú Để có thể hiểu rõ nội dung của nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú theo Luật HN&GĐ năm 2000, cần phải làm rõ các khái niệm tại Điều 63 như “thời kỳ hôn nhân”, “con chung của vợ chồng”.  Thời kỳ hôn nhân: theo khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”  Ngày đăng ký kết hôn là ngày hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn. Đây chính là ngày bắt đầu thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý và sau đó họ đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân được tính bắt đầu từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng.  Ngày chấm dứt hôn nhân là ngày mà một trong hai bên vợ hoặc chồng chết, hoặc là ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng chết có hiệu lực hoặc ngày chết của người đó do Tòa án xác định; trường hợp hai vợ chồng ly hôn thì ngày chấm dứt hôn nhân là ngày bản án xử ly hôn hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.  Con chung của vợ chồng: Từ điển Luật học xác định con chung là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ ra quyết định xác định là con của hai người thì cũng là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra mà cha mẹ không có đăng ký kết hôn, không sống chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú. Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ chồng…” [21,tr.168]. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mang tính liệt kê các trường hợp được coi là “con chung” chứ chưa nêu khái quát định nghĩa “con chung của vợ chồng” là như thế nào. Luật HN&GĐ năm 2000 đã đề cập tới “con chung của vợ chồng” nhằm áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con nên có thể hiểu “con chung của vợ chồng” là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ của đứa con đó. Về nguyên tắc, con chung của vợ chồng là con trong giá thú bởi cha mẹ của đứa con đó là vợ chồng trước pháp luật. Tuy nhiên, con chung của vợ chồng còn có thể là con nuôi do hai vợ chồng cùng nhận nuôi. Nhưng để áp dụng Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm xác định cha, mẹ, con nên con chung của vợ chồng phải là con của vợ chồng được xác định là cha mẹ đẻ đứa con đó. Theo Luận văn tiến sĩ Luật học “Xác định cha, mẹ con trong pháp luật Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan thì: “Con chung của vợ chồng là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ của người con đó”. Đây là một khái niệm mang tính khái quát cao, đã định nghĩa được thế nào là con chung của vợ chồng. 1.3.1. Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giá thú Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ phong kiến không đặt ra nguyên tắc suy đoán để xác định cha, mẹ, con vì theo tư tưởng thời bấy giờ, việc người mẹ sinh con trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên sẽ là con của người chồng. Nguyên tắc suy đoán pháp lý này chỉ được chính thức đề cập tới trong BDLBK năm 1931 Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con (Điều 151); Điều 83 Luật gia đình năm 1959; Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972, nhưng nguyên tắc này chủ yếu được dựa vào quy định của BLDS Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều 312) với nội dung như sau: “Đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh quá 180 ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Như vậy, nhà làm luật dưới chế độ cũ đã quy định về “thời kỳ thụ thai pháp định” làm cơ sở cho nguyên tắc xác định cha, mẹ cho con. Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta chưa đề cập đến nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý nên đã gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết vấn đề xác định cha, mẹ, con cho Tòa án. Để hoàn thiện hơn pháp luật về hôn nhân và gia đình, Điều 28 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con khác với pháp luật dưới chế độ cũ. Theo nguyên tắc này, nếu người vợ sinh con trong thời kỳ hôn nhân hoặc có thai trong thời kỳ đó thì con đó được xác định là con chung trong giá thú của hai vợ chồng. Tức là người chồng của mẹ đứa trẻ được xác định là cha của đứa trẻ đó. Đồng thời, Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”, đây là một trường hợp đặc biệt vì người mẹ đã sinh con ra trước ngày đăng ký kết hôn, sau đó, hai bên cha mẹ mới đăng ký kết hôn và sau đó thừa nhận đứa trẻ thì đứa trẻ đó cũng trở thành con chung của hai vợ chồng. Theo khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000, trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Trong thực tế, việc người chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy, ngoại tình với người khác và không thừa nhận đứa con được sinh ra là con mình không phải là hiếm. Để chứng minh, người chồng cần đưa ra các chứng cứ như người vợ công Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con nhận là mình có thai với người khác từ trước khi kết hôn; người chồng chứng minh rằng mình đã đi công tác xa vắng trong thời gian mà người vợ có khả năng thụ thai đứa trẻ v.v. (điểm A mục 5 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC). Nếu người cha không đưa ra được chứng cứ thì Tòa án vẫn buộc họ phải thừa nhận đứa con đó là con chung của vợ chồng. * Thời điểm thụ thai và thời gian mang thai đứa trẻ của người mẹ: Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ, con nhưng lại không hề đề cập đến thời kỳ thụ thai pháp định (thời gian mang thai tối thiểu và tối đa của người mẹ). Vì vậy trong thực tế khi có tranh chấp tòa án vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết. Theo Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng…”. Theo từ điển tiếng Việt thì “có thai” là đang mang thai trong bụng, “thụ thai” là bắt đầu có thai. Điều 63 quy định đứa con do người vợ có thai (thời điểm thụ thai có thể trước và sau khi kết hôn) trong thời kỳ hôn nhân đã được coi là con chung của vợ chồng, đây là quy định hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em vì pháp luật thời kỳ trước chỉ coi những đứa con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân mới là con chung của vợ chồng còn những đứa con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân, người chồng có quyền khước từ phụ hệ. Theo kinh nghiệm dân gian thì người phụ nữ thường mang thai trong khoảng thời gian “chín tháng mười ngày” tuy nhiên vẫn có những trường hợp đẻ non hoặc “chửa trâu” (thời gian mang thai có thể kéo dài quá 300 ngày). Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Trước kia thời kỳ mang thai được quy định trong hai văn bản dưới luật, đó là Thông tư số 733/BYT ban hành ngày 22/05/1965 và Thông tư số 15/TANDTC ban hành ngày 29/07/1974. Theo Thông tư số 733/BYT thì: “Thời kỳ thụ thai của một đứa trẻ dài nhất là 285 ngày đối với thai đủ tháng, có trường hợp thai già tháng lên tới 300 ngày, thời gian ít nhất là 200 ngày đối với thai thiếu tháng”. Theo Thông tư số 15/TANDTC nhắc lại đường lối xử ly hôn với loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “Về thời gian có thể thụ thai đứa con thông thường dài nhất là 300 ngày và ngắn nhất là 180 ngày”. Như vậy, để xác định được thời điểm thụ thai đứa con, ta có thể tính từ ngày sinh đứa con đó ngược trở lại tối thiểu là 180 ngày (theo Thông tư số 15/TANDTC) hoặc 200 ngày (theo Thông tư số 733/BYT) và tối đa là 300 ngày. Hiện nay, pháp luật nước ta đã gián tiếp thừa nhận thời gian mang thai tối đa của người mẹ là 300 ngày, điều đó được thể hiện tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.” Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ quy định thời gian mang thai tối đa mà không đề cập tới thời gian mang thai tối thiểu, điều đó đã dẫn đến việc Tòa án khi thụ lý các vụ việc về xác định cha, mẹ, con đã có những cách giải quyết khác nhau, vì không có quy định cụ thể về thời gian mang thai tối thiểu của người phụ nữ hoặc có quy định trong các văn bản pháp luật cũ nhưng không có sự đồng nhất (180 ngày và 200 ngày), dẫn đến việc xác định sai thời kỳ thụ thai đứa trẻ, nên không xác định được chính xác ai là cha đứa trẻ vì người mẹ có thể có quan hệ sinh lý với nhiều người đàn ông trong thời gian có thể thụ thai. Vì vậy, các Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con nhà làm luật cần xem xét, bổ sung quy định về thời gian mang thai của người phụ nữ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng pháp luật trong việc xác định cha, mẹ cho con. Pháp luật của một số nước trên thế giới cũng quy định về thời kỳ mang thai của người phụ nữ và nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định thời gian mang thai tối thiểu và tối đa gần giống nhau, ví dụ: BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 722: “Con được mẹ thai nghén trong thời gian hôn nhân được coi là con của chồng. Con sinh ra sau 200 ngày hoặc lâu hơn sau ngày kết hôn hoặc trong phạm vi 300 kể từ ngày hôn nhân bị hủy bỏ hoặc bị vô hiệu được coi là thai nghén trong thời kỳ hôn nhân”. Bộ Dân luật Cộng hòa Pháp quy định tại Điều 311, Điều 312: “đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồng người mẹ. Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thú trẻ nào sinh ra quá 180 ngày kể từ ngày kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạn tiêu”. Bộ luật gia đình Cộng hòa dân chủ Đức trước đây quy định: “người ta gọi thời kỳ thụ thai ở vào giữa ngày thứ 181 và ngày thứ 302 trước ngày sinh ra đứa trẻ đó, kể cả hai ngày nói trên”. 1.3.2. Những trường hợp được xác định là con trong giá thú Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Theo tinh thần của Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 thì có thể xác định con trong giá thú theo những trường hợp sau: * Thứ nhất, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó đương nhiên được thừa nhận là con chung (trong giá thú) của vợ chồng. Đây là trường hợp phổ biến nhất vì khi hai bên nam nữ yêu nhau, muốn chung sống với nhau rồi tiến đến hôn nhân, sinh con đẻ cái là lẽ thường, Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con người vợ trong thời kỳ hôn nhân lại hiếm khi ngoại tình (vì đạo đức, thuần phong mỹ tục…), cho nên đứa con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên là con chung của vợ chồng. * Thứ hai, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: đứa con đó cũng được coi là con chung của vợ chồng (con trong giá thú). Luật HN&GĐ không quy định về thời gian mang thai tối thiểu sau khi kết hôn mà chỉ quy định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, vậy nên người mẹ sinh con ra ở bất cứ thời điểm nào sau khi kết hôn đều được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Đây là quy định mới, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay nhằm bảo vệ quyền lợi cho bà mẹ và trẻ em. Do thực trạng vấn đề hôn nhân và gia đình ngày nay, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu trước khi kết hôn, Có nhiều trường hợp hai bên nam nữ đã có quan hệ sinh lý với nhau, hoặc người phụ nữ đã thụ thai trước khi kết hôn; sau khi kết hôn với nhau được một thời gian ngắn, người vợ đã sinh con. Khi đó, hầu hết người chồng đều biết rằng đứa con đó chắc chắn là con mình nên sẽ đương nhiên thừa nhận quan hệ cha - con. * Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trước thời kỳ hôn nhân nhưng được cha mẹ thừa nhận: cũng được coi là con chung của vợ chồng. Khi con được sinh ra, cha mẹ của đứa con đó chưa chính thức trở thành vợ chồng trước pháp luật nên đứa trẻ không thể được coi là con trong giá thú được, sau khi cha mẹ kết hôn và thừa nhận con thì đứa con sẽ trở thành con trong giá thú. Đây là một quy định “mở” theo hướng công nhận người con sinh ra trong trường hợp này cũng là con chung với điều kiện là cha mẹ kết hôn và tự nguyện thừa nhận đứa con là con chung. Cũng gần tương tự như trường hợp trên, sở dĩ Luật HN&GĐ quy định như vậy cũng là do thực trạng xã hội hiện nay, nhiều đôi nam nữ đã chung sống với nhau như vợ chồng, hoặc có quan hệ sinh lý rồi sinh con, sau đó mới kết hôn, vì thế Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu thêm Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con trường hợp này để phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp này giống với trường hợp “chính thức hóa” con trong giá thú đã được quy định trong pháp luật dưới chế độ cũ ở nước ta. * Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời gian Luật định tối đa là 300 ngày: được coi là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân trước khi đứa trẻ được sinh ra. Theo nghiên cứu khoa học và cả theo kinh nghiệm dân gian, thời gian mang thai tối đa của người phụ nữ khoảng 300 ngày, điều này là phù hợp với thời gian mang thai tối đa được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”. Trên cơ sở thời gian mang thai tối đa này, Luật HN&GĐ đã dự liệu trường hợp đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được coi là con chung của vợ chồng, nghĩa là không loại trừ trường hợp đứa trẻ được thụ thai vào đúng ngày hôn nhân chấm dứt. * Thứ năm, con do người vợ thụ thai trước thời kỳ hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một khoảng thời gian luật định: cũng được coi là con chung của vợ chồng. Đây là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con. Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định “con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” nên có thể hiểu là người vợ chỉ cần có thai trong thời kỳ hôn nhân (thời điểm thụ thai có thể trước và trong thời kỳ hôn nhân) và sau đó sinh con sau khi hôn nhân chấm dứt cũng có thể xác định đây là con chung của vợ chồng, không loại trừ trường hợp người vợ thụ thai vào ngày cuối cùng của cuộc hôn nhân nên thời gian tối đa là 300 ngày sau khi hôn nhân chấm dứt, nếu người vợ sinh con Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con trong khoảng thời gian này thì đứa con vẫn được xác định là con của người chồng trong quan hệ hôn nhân đó. Nguyên tắc suy đoán pháp lý đã được Luật HN&GĐ quy định nhằm xác định cha, mẹ cho con trong giá thú một cách chính xác và rõ ràng nhất. Điều đó đã góp phần vào việc ổn định các mối quan hệ gia đình, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em. 2. Xác định quan hệ cha, mẹ con ngoài giá thú. 2.1. Khái niệm: Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Bao gồm một số trường hợp sau:    Người mẹ không có chồng mà sinh con; Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình, có con với người khác; Hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian sống chung giữa hai người có con chung với nhau, nhưng cha mẹ không có đăng kí kết hôn (kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tái hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng kí kết hôn lại theo thủ tục Luật định. Nếu người mẹ sinh con trong thời kì này con đó là con chung ngoài giá thú). 2.2. Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú: Về vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú trong thực tiễn lại rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có yêu cầu. Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kỳ hôn nhân thì Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con không thể suy đoán theo nguyên tắc quy định theo khoản 1 Điều 63 Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông có quan hệ sinh lý hoặc sống chung với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu (theo quy định tại điều 64, 65 và 66) thì Toà án nhân dân phải căn cứ vào những chứng cứ là người mẹ đó đã có thai với ai để xác định cha cho con ngoài giá thú. Lưu ý: có thể nảy sinh trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, người khác đã nhận nuôi đứa trẻ đó, sau này người mẹ sinh con ngoài giá thú mới xin nhận lại con thì có nghĩa vụ phải chứng minh chính mình đã sinh ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ của mình hoặc theo Luật định, một người có yêu cầu Toà án xác định một người đã chết là cha, mẹ, con của mình. Đối với trường hợp yêu cầu Toà án xác định cha cho con ngoài giá thú, trước đây theo Thông tư số 15/TATC ngày 27/9/1974 của toà án nhân dân tối cao hướng dẫn, có thể dựa vào những căn cứ sau:  Trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ và người mẹ đứa trẻ đã công nhiên chung sống với nhau như vợ chồng;  Hai người đã yêu thương nhau hứa hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có thể thụ thai đứa con đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, rồi sau khi có con, bỏ không cưới hỏi gì nữa;  Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong thời gian có thể thụ thai đứa con;  Sau khi sinh đứa con, người này đã thăm nom, chăm sóc đứa con như là con của mình; Nhóm 4 – K54A  Xác lập quan hệ cha, mẹ con Có những thư từ mà người này viết xác nhận đứa con do người phụ nữ đó sinh ra là con của họ. Với các chứng cứ nêu trên cho thấy, hiện nay luật chủ yếu chỉ căn cứ vào thời gian người phụ nữ có thể thụ thai, người phụ nữ đó có quan hệ với người đàn ông bị nghi vấn là cha của đứa trẻ hay không. Dù rằng chỉ mang ý nghĩa tương đối nhưng trong LHNGĐ sửa đổi cần quy định những bằng chứng này. Ngoài ra, có thể quy định thêm các biện pháp y học cần thiết, điều này sẽ làm tăng độ chính xác trong việc xác định quan hệ cha mẹ và con nói chung, đặc biệt là xác định quan hệ cha con đối với con ngoài giá thú. Thực tế, qua trao đổi với một số bác sĩ cũng như cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, được biết tại Trung tâm truyền máu và huyết học, việc xác định đứa trẻ là con của ai đã được thực hiện từ đầu năm 1997 nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiều người (năm 1997 có khoảng 30 ca). Theo các bác sĩ cho biết thì vấn đề xác định quan hệ cha con dựa trên cơ sở y học được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau với độ chính xác khác nhau như: phương pháp kháng nguyên hồng cầu, phương pháp kháng nguyên bạch cầu, phương pháp xác suất thống kê sinh kì, phương pháp giám định gen (ADN)… Thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ và con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải là người có trình độ pháp luật, vốn sống, kinh nghiệm thực tế, am hiểu và nắm được các đặc tính về tâm lý của đương sự (vì thông thường các đương sự thường ngần ngại, lo lắng khi nhận con ngoài giá thú, do nhiều yếu tố tác động). Đồng thời trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, cần kết hợp với các biện pháp khác như giám định y học: thử máu, khả năng sinh lý và đặc biệt là giám định về gen khi có yêu cầu… Tòa án cần đánh giá tổng hợp các chứng cứ để có quyết định chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Quá trình điều tra để giải quyết vụ kiện, tòa án cũng có Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con thế điều tra thông qua dư luận xã hội, bạn bè, gia đình hai bên đương sự cho biết về mối quan hệ tình cảm yêu đương giữa người mẹ đứa trẻ với người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ đó, hoặc dựa vào hoàn cảnh của cha mẹ trong thời kỳ người con trưởng thành hay qua lời ngụy biện của đương sự tại tòa án (có trường hợp trước khi chết, hoặc khi người con đã trưởng thành, người mẹ, người cha hoặc cả hai người mới thừa nhận người con đó là con của mình; hoặc đương sự lập luận quanh co, có nhiều mâu thuẫn trong lời khai khi bị chất vấn…). Như vậy, sự cần thiết Nhà nước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ và con. Thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con rất phức tạp. Nghị quyết số 02-NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao đã hướng dẫn thì theo khoản 1 Điều 63 về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải là con chung của vợ chồng:  Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.  Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kì hôn nhân.  Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen. Người có yêu cầu giám định gen phải nộp phí giám định gen”. Nhóm 4 – K54A Xác lập quan hệ cha, mẹ con Trong trường hợp người phụ nữ sinh con mà không có quan hệ hôn nhân (tức là sinh con ngoài giá thú). Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định những chủ thể có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ và con, mà không quy định cụ thể việc xác định này phải dựa trên cơ sở nào. Như trên chúng em đã phân tích nếu người phụ nữ có hôn nhân hợp pháp thì thời kì hôn nhân là căn cứ để xác định quan hệ cha mẹ và con. Còn trong trường hợp này người phụ nữ lại không có hôn nhân hợp pháp, do vậy việc xác định quan hệ cha mẹ và con dựa trên cơ sở nào thì hiện nay pháp luật còn bỏ ngỏ. Khi người phụ nữ yêu cầu xác định cha cho con của mình thì về nguyên tắc họ phải chứng minh một người đàn ông nào đó là cha của đứa con mà mình đã sinh ra, họ có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ, nếu cần thiết có thể yêu cầu giám định gen và họ phải chịu chi phí giám định gen. Chúng em cho rằng quy định này chưa thật sự phù hợp mà cần quy định những biệt lệ nhất định. Bởi khi sinh con ngoài giá thú, người phụ nữ đã chịu rất nhiều sự thiệt thòi từ khi mang thai, sinh con và nuôi con một mình, bên cạnh đó là sự trốn tránh trách nhiệm của người cha của đứa trẻ. Việc họ yêu cầu xác định cha cho con của mình là một quyền chính đáng, vậy nên chăng nếu họ không xuất trình được đầy đủ chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con và phải yêu cầu giám định gen, trong trường hợp này nếu người đàn ông nào đó được xác định là cha của đứa trẻ thì người đó phải trả chi phí giám định hoặc ít nhất thì là một phần chi phí giám định vì đó là trách nhiệm chung của hai người với tư cách là cha, là mẹ của đứa trẻ. Hoặc trong trường hợp rõ ràng các đương sự có khó khăn về kinh tế thì cần có cơ chế miễn, giảm chi phí giám định cho đương sự. Vấn đề xác định cha, mẹ, con (kể cả con trong giá thú hoặc con ngoài giá thú) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thân phận của mỗi cá nhân trong xã hội. Quan hệ pháp luật này được xác thực liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất