Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ kinh tế thương mại việt nam trung quốc hiện tại và triển vọng...

Tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại việt nam trung quốc hiện tại và triển vọng

.PDF
97
175
145

Mô tả:

Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng Lời nói đầu Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có đƣờng biên giới chung dài hơn 1350 Km, trong đó Việt Nam có 6 tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai tiếp giáp với 2 tỉnh( Khu tự trị ) của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam. Quan hệ về Chính trị - Ngoại giao, kinh tế- thƣơng mại và giao lƣu văn hoá giữa hai nƣớc đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hƣởng tới quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc nhƣng chƣa bao giờ làm triệt tiêu quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới . Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt -Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thƣơng mại Việt Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nƣớc, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chƣơng trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc ta. Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã đƣợc học tập nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của Thầy Phan Anh Tuấn, tôi chọn đề tài: “Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -1- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng vọng” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chƣơng trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những nội dung chủ yếu đƣợc trình bày trong khoá luận bao gồm các chƣơng sau: Lời nói đầu Chương I : Khái quát về quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc . Chương III : Triển vọng của quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Kết luận. Dựa trên những tƣ liệu sƣu tầm đƣợc khoá luận tập trung làm rõ quan hệ kinh tế- thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hơn 10 năm qua. Chỉ ra những mặt tích cực cũng nhƣ những hạn chế nảy sinh, để từ đó có những ý kiến đóng góp nhằm phát triển quan hệ kinh tế-thƣơng mại Việt - Trung. Đây là một vấn đề phức tạp, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu quá rộng lớn, phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều ngƣời với thời gian dài nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các bạn để bài viết của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà nội, Tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện Phạm Ngọc Nam Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -2- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT - TRUNG 1. Quan hệ kinh tế- thƣơng mại Việt - Trung trong tiến trình lịch sử. Kể từ khi Việt Nam lập quốc, do nhu cầu giao lƣu tự nhiên của cƣ dân hai nƣớc, Vịêt Nam và Trung Quốc đã sớm thiết lập mối quan hệ bang giao nói chung và quan hệ kinh tế - thƣơng mại nói riêng. Trong các giai đoạn lịch sử, hai nƣớc đều sự chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng nho giáo, thƣờng thiếu sự chú ý đến các hoạt động kinh tế nên trong các bộ sử nội dung viết về vấn đề kinh tế không nhiều. Mặt khác do tình hình chính trị của mỗi nƣớc, đặc biệt là chiến tranh giữa các vƣơng triều, đã gây khó khăn làm gián đoạn mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, những gián đoạn, những khoảng trống vắng trong quan hệ giữa hai nƣớc nói chung và quan hệ kinh tếthƣơng mại nói riêng cũng chỉ có ý nghĩa nhất thời vì quan hệ giao lƣu buôn bán giữa hai nƣớc đã đƣợc hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi hai nƣớc lập quốc. Dƣới các triều đại phong kiến quan hệ trao đổi buôn bán mới chỉ dừng ở phạm vi hẹp nhƣng cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình lịch sử. Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc có những đặc điểm nổi bật sau đây: - Ngay từ xa xƣa quan hệ kinh tế thƣơng mại đã vƣợt ra khỏi biên giới một quốc gia, việc buôn bán từ nƣớc ngoài thƣờng mang về lợi nhuận cao hơn, hơn nữa thông qua hoạt động buôn bán qua biên giới làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của bộ máy quân chủ của hai nƣớc. Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -3- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng - Chính sách xuyên suốt trong lịch sử các vƣơng triều Việt Nam là độc lập tự chủ, luôn áp dụng nguyên tắc “hoà hiếu với phương Bắc “, nới lỏng, cho tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, miễn là tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam . - Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong suốt hơn 20 thế kỷ không phải diễn ra bình lặng, mà quan hệ kinh tế ấy có những biến động thăng trầm phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa hai quốc gia. - Mặc dù cả hai nƣớc phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thời gian dài thực hiện chính sách “ Bế quan, toả cảng “ song các hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung vẫn diễn ra, vƣợt khỏi sự cấm đoán của triều đình trung ƣơng . - Trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc suốt hơn 20 thế kỷ, thì phần ƣu thế, thƣờng thuộc về các thƣơng nhân Trung Quốc hơn là thƣơng nhân Việt Nam. Điều này cho thấy khả năng vƣơn xa của và việc tổ chức buôn bán của thƣơng nhân Việt Nam còn có nhiều hạn chế . 2. Giai đoạn sau khi hai nƣớc giành đƣợc độc lập Từ khi hai nƣớc giành đƣợc độc lập cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 , quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc đƣợc chia ra làm 4 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn 1950 - 1954: Sau chiến thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn đƣợc giải phóng đã tạo điều kiện cho giao lƣu buôn bán trao đổi hàng hoá của nhân dân hai bên biên giới. Tháng 9/1951 Chính phủ hai nƣớc Việt - Trung đã ký các hiệp định về mậu dịch, Hiệp định về tiền tệ và Hợp đồng xuất nhập khẩu. Đồng thời thành lập các Ty quản lý xuất nhập khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và các Đồn quản lý xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới. Một số công ty xuất nhập khẩu ở các tuyến đƣợc ra đời dƣới sự lãnh đạo của Bộ Công thƣơng để làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng hoá. Tháng 2/1953 cửa khẩu Lào Cai đƣợc mở cửa thông thƣơng buôn bán với Hồ Kiều của Trung Quốc. Từ dầu năm 1954 công cuộc kháng Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -4- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta đã tiến triển mạnh mẽ. Hội nghị toàn quốc lần thứ tƣ bàn về đấu tranh kinh tế với địch họp tại Việt Bắc đã nêu rõ chủ trƣơng tích cực đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và chiến đấu. Chính phủ ta khuyến khích trao đổi một số mặt hàng nhƣ sa nhân, cà phê với Trung Quốc. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho buôn bán dân gian qua biên giới Chính phủ ta đã ban hành nghị định 391/TTg về quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới Việt - Trung. Giai đoạn từ 1954 -1964 Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, ngày 10/2/1955 đã khánh thành đƣờng sắt Hà Nội - Mục Nam Quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ Thủ đô lên biên giới phía Bắc để trao đổi hàng hoá với Trung Quốc và các nƣớc Xã hội chủ nghĩa khác. Ngày 7/7/1955 Chính phủ ta đã ký với Trung Quốc Nghị định thƣ về trao đổi hàng hoá giữa các công ty mậu dịch địa phƣơng vùng biên giới và Hiệp định viện trợ. Xuất phát từ yêu cầu thực tế kỳ họp khoá 8 Quốc hội Việt Nam đã quyết định chia Bộ Thƣơng nghiệp ra thành Bộ Nội thƣơng và Bộ ngoại thƣơng. Với sự thay đổi lại tổ chức, công tác xuất nhập khẩu đã trƣởng thành thêm một bƣớc, hàng loạt các công ty xuất nhập khẩu biên giới đƣợc thành lập với nhiệm vụ trao đổi hàng hoá và nhận hàng viện trợ qua biên giới Việt - Trung . Giai đoạn từ 1965 - 1975 Trong khi Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thì từ những năm 1966 Trung Quốc bắt đầu tiến hành “ Đại cách mạng văn hoá vô sản “ , kết thúc vào năm 1976. Mặc dù thời kỳ đó tình hình xã hội Trung Quốc hỗn loạn nhƣng quan hệ giữa Chính Phủ Việt Nam và Chính Phủ Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp. Việt Nam tiếp tục củng cố thêm một bƣớc các tổ chức ngoại thƣơng của mình, hoàn chỉnh các chính sách chế độ về mậu dịch đối ngoại, đồng thời tăng cƣờng sự hợp tác giúp đỡ của phía Trung Quốc Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -5- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng nhằm khắc phục những khó khăn trong thời chiến . Hàng năm Chính phủ phê duyệt cho Bộ ngoại thƣơng đƣợc phép cử đoàn đại diện tham dự Hội chợ Quảng Châu Trung Quốc, để giao dịch với các công ty Trung Quốc và các thƣơng nhân của các nƣớc khác, nghiên cứu các kinh nghiệm làm ăn và chuẩn bị hàng xuất khẩu. Tháng 7/1965 Chính phủ Việt Nam ký với Trung Quốc Nghị định thƣ về việc chuyển tải hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời chiến qua các cảng của Trung Quốc. Chính Phủ ta đã đề nghị với Chính Phủ Trung Quốc cho phép thành lập một số trạm tiếp nhận và điều chuyển hàng viện trợ của các nƣớc và hàng xuất khẩu của Việt Nam trên đất Trung Quốc ( ở Mãn Châu Lý, Nam Ninh, Côn Minh, Hoàng Phố, Trạm Giang). Từ 1967 đến 1975 Chính phủ ta và Trung Quốc lần lƣợt ký các Hiệp định, Nghị định thƣ và thƣ trao đổi về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại, viện trợ bệnh viện, lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho Việt Nam; viện trợ kinh tế và quân sự, viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam; cung cấp vật tƣ, cung cấp thiết bị lẻ cho đài phát thanh. Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển hàng viện trợ từ Trung Quốc và các nƣớc anh em khác phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam. Giai đoạn từ 1976 - 1978 Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là giải phóng miền Nam, Việt Nam đã tiến hành tổng tuyển cử trong cả nƣớc bầu ra Quốc hội của cả nƣớc Việt Nam thống nhất. Cũng trong thời gian đó cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản “ kết thúc, Trung Quốc thực sự bƣớc vào thời kỳ cải cách mở cửa. Trong giai đoạn này Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục ký các Hiệp định trao đổi hàng hoá và thanh toán. Mặc dù mậu dịch biên giới Việt - Trung có nhiều lợi thế đối với nhân dân vùng biên của hai nƣớc, không thị trƣờng nào có thể so sánh đƣợc, đó là thị trƣờng gần, vị trí núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nƣớc có quan hệ truyền thống lâu đời, hàng hoá hai bên bổ sung cho nhau. Nhƣng từ năm 1978 trở về trƣớc buôn bán qua biên giới Việt - Trung còn giới hạn ở mức nhỏ bé không đáng kể , chủ yếu là các Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -6- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng hoạt động mua bán dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt thông thƣờng điều tiết. Phía Việt Nam bán sang Trung Quốc một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc... . Phía Trung Quốc bán sang Việt Nam một số hoa quả tƣơi, một số hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng nhƣ vải vóc, quần áo may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản suất ... Mậu dịch biên giới Việt - Trung từ năm 1978 trở về trƣớc chƣa thể phát triển mạnh đƣợc chủ yếu là vì nền kinh tế của hai nƣớc chƣa phát triển. Kinh tế vùng biên giới của hai nƣớc đều là kinh tế miền núi, mang nặng tính tự cung tự cấp, lạc hậu, phân tán, cƣ dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số văn hoá chậm phát triển. 3. Giai đoạn sau khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ Từ sau năm 1978, quan hệ hữu nghị của hai nƣớc có phần lắng xuống, khu vực biên giới trở thành những điểm nóng về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội đã phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Quan hệ kinh tế thƣơng mại bị ngừng trệ, đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của hai nƣớc và đặc biệt là kinh tế khu vực cửa khẩu biên giới. Sau nhiều nỗ lực cố gắng của cả hai bên, quan hệ giữa hai nƣớc đã khởi sắc và trở lại bình thƣờng hoá vào cuối năm 1991. Từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nƣớc nói chung và quan hệ kinh tế - thƣơng mại nói riêng, đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai nƣớc. Từ khi hai nƣớc bình thƣờng hoá đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên đã tăng lên nhanh chóng, hàng hoá trao đổi qua các cửa khẩu biên giới Việt Trung hết sức nhộn nhịp, thị trƣờng ở đây đã sớm trở thành nơi sôi động nhất của nƣớc ta, đặc biệt là ở các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạngáơn, Cao Bằng và Lào Cai. Quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc từ năm 1991 trở lại đây không ngừng phát triển với qui mô khá lớn, tuy nhiên vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của cả hai nƣớc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc năm 1991 chỉ đạt 37,7 triệu USD đến năm 1993 đã là 221,2 Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -7- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng triệu USD và đặc biệt năm 2002 đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 97 lần so với năm 1991. Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nhƣ dầu thô, cao su, hải sản... hai bên đã bổ sung một số mặt hàng có thế mạnh khác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến nhƣ sản phẩm cà phê hoà tan, hạt điều đã qua chế biến, dầu ăn và một số hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khác cũng đã và đang dần chiếm đƣợc thị trƣởng ở Trung Quốc. Về phía Trung Quốc áp dụng chính sách mậu dịch biên giới, hỗ trợ và đặc biệt ƣu đãi cho thƣơng mại biên giới nhằm khai thác triệt để thị trƣờng các nƣớc láng giềng cho tiêu thu hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc. Cũng do thành công trong phƣơng thức buôn bán biên mậu biên giới, trong những năm qua, hàng hoá của Trung Quốc đã chiếm đƣợc thị trƣờng của Việt Nam. Có thể nói, ở đâu cũng có hàng hoá của Trung Quốc. Qua nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc nói chung và quan hệ kinh tế thƣơng mại nói riêng cho thấy rằng, sự ổn định về an ninh, chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nƣớc. Nhƣ đã biết, Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, có nhiều nét tƣơng đồng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với Việt Nam. Bản thân nền kinh tế Việt Nam ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trƣớc đây đã có sự giúp đỡ của Trung Quốc. Chính vì vậy, mở rộng quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tạo sự ổn định về quan hệ chính trị giữa hai nƣớc là vấn đề hết sức cần thiết. II. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU 1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực Tình hình Quốc tế và khu vực vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 có những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Sự tan rã của Liên Xô vào tháng 9/1991 đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ đây thế giới bƣớc vào một thời kỳ mới. Các nƣớc lớn đều tiến hành điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu và chính sách đối ngoại của mình. Hoà bình và phát triển đã trở thành trào lƣu chính của thời đại. Trên thế giới, các nƣớc dù lớn hay nhỏ đều tranh thủ môi trƣờng quốc tế hoà bình để tập trung lực Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -8- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng lƣợng cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của nƣớc mình. Tình hình quốc tế trên đây đã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Trong khu vực Đông Nam Á, xu thế hoà hoãn giữa các nƣớc và nhóm nƣớc trong khu vực với các nƣớc lớn đã xuất hiện. Các nƣớc trong khu vực cũng điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt mối quan hệ giữa hai nhóm nƣớc Đông Dƣơng và ASEAN ( 5 nƣớc trƣớc đây ) cũng nhƣ quan hệ giữa các nƣớc này với Trung Quốc đã từng bƣớc đƣợc cải thiện. Từ năm 1989, lần lƣợt các nƣớc Lào, Indônêxia... đã bình thƣờng hoá và quan hệ với Trung Quốc; còn các nƣớc Xingapo, Brunây cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhƣ vậy, sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã làm cho những xung đột về chính trị và hệ tƣ tƣởng trong khu vực giảm đi rất nhiều, đối thoại thay cho đối đầu. Mở rộng giao lƣu kinh tế, văn hoá không chi trở thành xu thế chung giữa các nƣớc trong khu vực, mà còn là đòi hỏi tất yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở mỗi quốc gia. 2. Tình hình riêng của hai nƣớc đầu những năm 90 Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi, có truyền thống văn hoá tƣơng đồng, gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn minh phƣơng đông. Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hoá và tôn giáo Trung hoa cổ đại: đạo Khổng, thơ Đƣờng của Trung Quốc đƣợc trân trọng ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đã trải qua thử thách của thời gian và những thành tích đạt đƣợc trong những năm qua tạo tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt - Trung. Những yếu tố quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian qua. Trước hết, Việt Nam - Trung Quốc có nét tƣơng đồng về văn hoá, có phong tục tập quán Á Đông tƣơng đối giống nhau. Có thể nói, sự tƣơng đồng về văn hoá và Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM -9- Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng sự gần gũi về phong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nƣớc là nhân tố hết sức quan trọng tạo nên truyền thống láng giềng hoà mục, hữu hảo, gần gũi và dễ thông cảm lẫn nhau trong giao lƣu, quan hệ giữa nhân dân hai nƣớc Việt - Trung từ bao đời nay. Thứ hai, hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông và có chung biên giới lãnh hải Vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Yếu tố địa lý này khác với biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan, Lào và Mianma. Đây là yếu tố thuận lợi tạo dựng nên mối quan hệ giao lƣu văn hoá, thông thƣơng kinh tế, buôn bán và giúp đỡ lẫn nhau cuộc đấu tranh cách mạng giữ nƣớc của mỗi bên. Nhân dân các dân tộc thiểu số sống hai bên biên giới từ bao đời nay đã hình thành quan hệ thân tộc. Mối giao hoà láng giềng thân thiện đó đã tạo nên tình cảm gắn bó “ Tắm chung một dòng sông”, “ Nghe chung tiếng gà gáy “, “gặp nhau nhƣ anh em một nhà”. Thứ ba, về thể chế chính trị, Việt Nam và Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Hai nƣớc đều kiên trì xây dựng nhà nƣớc pháp quyền dân chủ nhân dân và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt trong hoàn cảnh CNXH tạm thời đang trong giai đoạn khó khăn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang gánh vác trọng trách bảo vệ vai trò lãnh đạo bền vững của Đảng Cộng Sản và sức sống mạnh mẽ của CNXH . Thứ tư, về kinh tế, Hai nƣớc Việt - Trung đều có tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, mậu dịch và đầu tƣ vì lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên. Hai nƣớc đã có chung đƣờng biên giới trên bộ, trên biển là điều kiện thuận lợi cho hai bên thông thƣơng mậu dịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc là thị trƣờng rộng lớn, đầy tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn của của một thị trƣờng trên 1,2 tỷ dân. Việt Nam là quốc gia thuộc hàng trung bình trên thế giới, sấp xỉ 80 triệu dân, tài nguyên thiên nhiên nhiên phong phú, nguyên liệu sản xuất dồi dào. Đó là những yếu tố bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì chiến lƣợc phát triển kinh tế của mỗi nƣớc và tiến trình tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu. Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 10 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng Trong bối cảnh chung của tình hình Quốc tế và khu vực nêu trên, tình hình riêng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có những thay đổi theo chiều hƣớng thuận lợi. Về phía Việt Nam, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình quốc tế và khu vực, Đại hội đảng VI Đảng Cộng Sản Việt Nam họp tháng 12 năm 1986 đã đề ra đƣờng lối đổi mới. Một thành tựu về đổi mới tƣ duy của Đại hội Đảng VI là đã rút ra 4 bài học cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ tổ quốc, trong đó bài học thứ 3 là “ Phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới “. Cũng trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta xác định “ Việt Nam sẵn sằng là bạn của tất cả các nƣớc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Trong quan hệ đối ngoại , Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt coi trọng mối quan hệ với các nƣớc láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, sau một thời gian dài bị đình trệ do những sai lầm “tả” khuynh, Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp cuối tháng 12 năm 1978 đã quyết định dịch chuyển trong tâm công tác của toàn Đảng từ chỗ lấy đấu tranh giai cấp làm chính sang lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa. Để phục vụ cho công cuộc cải cách ở trong nƣớc, trong lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc đã tiến hành những điều chỉnh lớn trong quan hệ với các nƣớc lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Nga, Nhật và Tây Âu. Trung Quốc cũng từng bƣớc thực hiện bình thƣờng hoá quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nƣớc láng giềng. Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của mình đối với việc bình thƣờng hoá quan hệ giữa hai nƣớc. Nhƣ vậy với một mục tiêu chung là bình thƣờng hoá quan hệ, ngày 4/9/1990 tại Tứ Xuyên đã diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nƣớc để bàn về vấn đề bình thƣờng hoá quan hệ giữa hai nƣớc và một số vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm. Sau nhiều lần đàm phán hai nƣớc đã đi đến thống nhất và khẳng định: “ Việc bình thƣờng hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 11 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nƣớc và cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và sự phát triển của khu vực “. Về kinh tế, hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Có thể nói, cuộc gặp cấp cao này đã đƣa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bƣớc sang một giai đoạn mới, với tính chất và nội dung hết sức mới trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. III. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI GIỮA HAI NƢỚC. 1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới đƣợc mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thƣơng mại phát triển. Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, bền vững, từ tháng 11 năm 1991 đến nay, Chính phủ nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nƣớc Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thƣơng mại quan trọng nhƣ: Hiệp định thƣơng mại giữa hai nƣớc, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới( hai hiệp định này đƣợc ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời và Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ngày 5 tháng 11 năm 1991); Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc( ký tại Hà Nội nhân dịp Phó thủ tƣớng kiêm Ngoại trƣởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2 năm 1992); Hiệp định về hợp tác kinh tế kỹ thuật; Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật đƣợc ký tại Hà Nội nhân dịp Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam đầu tháng 12 năm 1992; Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đƣợc ký vào ngày 26 thán 5 năm 1993 tại Bắc Kinh; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hàng hoá quá cảnh vào ngày 9 tháng 4 năm 1994 tại Hà Nội; Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định về bảo đảm chất Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 12 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu; Hiệp định về vận tải đƣờng bộ, bộ ba Hiệp định này đƣợc ký ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thƣ Đảng, Chủ tịch nƣớc Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc Giang Trạch Dân; Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nƣớc Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc ký ngày 7 tháng 11 năm 1998 tại Bắc Kinh; Hiệp định về biên giới đƣờng bộ đƣợc ký kết ngày 23 tháng 2 năm 1999 nhân dịp Thủ tƣớng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam . Với chủ trƣơng hoà bình, ổn định cùng phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế thƣơng mại, hai bên quyết định mở 21 cặp cửa khẩu đó là: Đồng Đăng - Bằng Tƣờng, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hƣng, Lào Cai - Hà Khẩu, Tà Lùng Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo là các cửa khẩu Quốc tế dành cho những ngƣời mang Hộ chiếu và thị thực Xuất nhập cảnh, Giấy thông hành xuất nhập cảnh cũng nhƣ hàng hoá xuất nhập khẩu; các cặp cửa khẩu khác đƣợc mở nhờ vào sự nỗ lực của cả hai bên, các cặp cửa khẩu này đƣợc mở cho những ngƣời mang giấy thông hành xuất nhập cảnh và hàng hoá buôn bán trao đổi tiểu ngạch của cƣ dân biên giới. Ngoài các cửa khẩu nêu trên, hiện nay trên tuyến biên giới Việt - Trung còn có 59 cặp đƣờng mòn truyền thống và 13 chợ biên giới phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế giữa hai nƣớc. Để tranh thủ khai thác lợi thế của chính sách khai phá miền tây của phía Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang xây dựng trung tâm thƣơng mại Kim Thành, chắc chắn đây sẽ là điểm thu hút một lƣợng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tỉnh Lào Cai. Những hiệp định và văn bản ký kết, cùng với các cặp cửa khẩu đƣợc khai thông trên biên giới Việt - Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phƣơng biên giới của hai nƣớc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và mậu dịch, mở ra một thời kỳ mới cho giao lƣu kinh tế qua biên giới Việt - Trung. 2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nƣớc. 2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 13 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng Trong những năm đầu sau khi hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc bình thƣờng hoá quan hệ( năm 1991), hoạt động giao lƣu buôn bán hàng hoá đã bắt đầu có sự tăng trƣởng nhƣng còn ở qui mô nhỏ, không ổn định. Về chính sách quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại của nhà nƣớc ta còn nhiều bất cập chƣa phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc; chính sách quản lý xuất nhập khẩu còn dựa trên cơ chế cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu do đó đã làm hạn chế hoạt động giao lƣu thƣơng mại, không khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, khiến các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu còn ở phạm vi hẹp. Thực tiễn cho thấy, cơ chế này một mặt đã làm hạn chế phƣơng thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo thông lệ và tập quán quốc tế mặt khác lại khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh theo phƣơng thức tiểu ngạch biên giới, phƣơng thức này lại hoàn toàn phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế biên mậu biên giới của Trung Quốc( sẽ đƣợc đề cập ở phần sau). Nhìn chung trong giai đoạn đầu sau khi hai nƣớc bình thƣờng hoá quan hệ, Nhà nƣớc ta chƣa ban hành đầy đủ chính sách khung về buôn bán qua biên giới nên chƣa có cơ chế, chính sách cụ thể để quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu biên giới. Trong điều kiện nhƣ vậy, hoạt động giao lƣu kinh tế thƣơng mại qua biên giới Việt - Trung ta còn chịu thua thiệt hơn so với Trung Quốc. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển kinh tế đối ngoại nói chung và phát triển quan hệ kinh tế - thƣơng mại với Trung Quốc nói riêng, ngày 15/12/1995, Chính phủ đã ban hành nghị định số 89/NĐ về bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép chuyến đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đƣợc tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo phạm vi ngành hàng trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thƣơng Mại cấp. Quyết định này tuy đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu nhƣng chƣa thực sự khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, năm 1997 Chính phủ đã ban hành luật thƣơng mại và hàng loạt các văn bản pháp qui Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 14 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng khác nhằm điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại. Trong đó nghị định số 57/NĐ-TTg của Chính phủ ban hành năm 1997 đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ mọi trở ngại pháp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu, từ thời điểm này các thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời, Nhà nƣớc đã ban hành các chính sách ƣu đãi đặc biệt đối xuất khẩu và hạn chế dần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, những mặt hàng mà trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Có thể nói, đây là bƣớc đột phá có tính chất quyết định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của nhà nƣớc ta. Cùng với sự cải cách mạnh mẽ trong cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, Chính phủ đã ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt, các quyết định 53/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển kinh tế-xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi biên giới phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005 là những cơ sở tiền đề quan trọng cho việc phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt - Trung. Theo nội dung của quyết định 53/2001/QĐTTg của Chính phủ, nhà nƣớc đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu bằng nguồn vốn vay ƣu đãi nhà nƣớc, cho phép các tỉnh biên giới có số thu ngân sách dƣới 50 tỷ đồng/năm thì đƣợc đầu tƣ trở lại 100% để xây dựng cơ sở hạ tầng, có số thu từ 50 tỷ đồng trở lên thì đƣợc đầu tƣ trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thu còn lại. Đối với thƣơng mại du lịch cũng đƣợc dặc biệt quan tâm, các hoạt động thƣơng mại đƣợc hƣởng các ƣu đãi về buôn bán biên giới theo các văn bản nhà nƣớc ta đã ký kết với các nƣớc láng giềng. Về đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào khu kinh tế của khẩu ngoài quyền đƣợc hƣởng các ƣu đãi hiện hành về thuế, các doanh nghiệp đầu tƣ còn đƣợc giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nƣớc so với mức giá cho thuê đất, mặt nƣớc đang áp dụng tại khu kinh tế của khẩu đó. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 - 2005, quyết định số 186/2001/QĐ-TTg đã giải quyết đƣợc nhiều vần đề bức xúc trong phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 15 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tập trung quy hoạch và huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát huy lợi thế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh để phát triển ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng. 2.2. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam Trung Quốc có một hệ thống chính sách đối ngoại khá chặt chẽ, đặc biệt là chính sách biên giới mềm, coi nặng lợi ích cục bộ, dân tộc. Hoạt động mậu dịch biên giới đối với các nƣớc có chung đƣờng biên giới đặc biệt là Việt Nam đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và hệ thống từ Chính phủ cho tới các địa phƣơng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan theo đúng tinh thần mà Quốc Vụ Viện đƣa ra là :  Khẩn trƣơng định ra biện pháp quản lý đồng bộ, tích cực ủng hộ mậu dịch biên giới.  Tăng cƣờng sự lãnh đạo và quản lý dối với mậu dịch biên giới, thúc đẩy mậu dịch biên giới phát triển lành mạnh.  Điều chỉnh, quy phạm hoá các biện pháp chính sách mậu dịch biên giới theo hƣớng thể chế hoá kinh tế thị trƣờng Xã hội Chủ Nghĩa.  Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế khu vực biên giới, tăng cƣờng đoàn kết dân tộc, phồn vinh và ổn định vùng biên giới, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng với các nƣớc xung quanh . Trong quan hệ buôn bán với các nƣớc láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam, Trung Quốc xây dựng chiến lƣợc biên mậu biên giới, đồng thời tiến hành hai hình thức buôn bán chính ngạch và biên mậu, áp dụng các chính sách ƣu đãi về thuế, nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý để phát triển kinh tế vùng biên giới. Với chính sách thƣơng mại trên, vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi về chính sách đối ngoại với Việt Nam. Tiếp theo sự tăng cƣờng về quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng hợp tác kinh tế và thƣơng mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 16 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng trong khu vực. Với chiến lƣợc lâu dài, Trung Quốc không muốn Việt Nam mạnh lên, nhƣng trƣớc xu hƣớng phát triển của thế giới đã buộc Trung Quốc phải suy xét, tính toán vừa khai thác đƣợc thị trƣờng Việt Nam, vừa thông qua thị trƣờng việt Nam để thâm nhập vào các thị trƣờng khác trong ASEAN nhất là Lào và Campuchia. Tóm lại, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chính sách điều hành hoạt động kinh tế thƣơng mại với Việt Nam theo các định hƣớng cơ bản sau:  Triệt để áp dụng hình thức buôn bán biên mậu, Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ƣu đãi về thuế quan cho các Tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Hàng hoá của các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới đƣợc miễn 50 % thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; hàng hoá của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua biên giới.  Xây dựng hoàn chỉnh chiến lƣợc khai thác kinh tế Vịnh Bắc Bộ với dự kiến xây dựng vòng cung kinh tế kết nối Dƣơng Phố - Khâm Châu( Quảng Tây) với Hải Phòng( Việt Nam ). Trung Quốc xây dựng mạng lƣới giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ kết nối toàn khu vực, tăng cƣờng thăm dò, khai thác Vịnh Bắc Bộ.  Trung Quốc chủ trƣơng sử dụng thị trƣờng Việt Nam để bổ sung cho Tây Nam, đồng thời sử dụng“ chính sách biên giới mềm“ để kìm hãm kinh tế Việt Nam với các nội dung nhƣ sau:  Lợi dụng biên giới trên bộ, trên biển để xuất hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất vào Việt Nam, đồng thời thu hút nguyên liệu, khoáng sản, lƣơng thực, thực phẩm.  Một mặt Trung Quốc khuyến khích, tạo mọi điều kiện để xuất khẩu hàng hoá (chủ yếu là hàng tiêu dùng chất lƣợng bình thƣờng và thấp) sang Việt Nam. Mặt khác lại sử dụng các biện pháp hạn chế bằng hạn ngạch, ép giá để gây sức ép với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhƣ ta đã biết Trung Quốc có 2 tỉnh ( khu tự trị ) biên giới Quảng Tây và Vân Nam tiếp giáp với Việt Nam. Đối với 2 tỉnh này, ngay từ khi bình thƣờng quan hệ giữa hai Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 17 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng nƣớc Trung Quốc đã áp dụng chiến lƣợc“ Biên giới mềm “, mọi hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc chỉ đạo tập trung thống nhất ở cơ quan đầu mối là Ban biên mậu, cơ quan này có đủ quyền hạn để quản lý , chỉ đạo toàn bộ các hoạt động có liên quan đến biên giới. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây: Các chính sách hiện hành của Trung Quốc có liên quan đến mậu dịch biên giới ở Quảng Tây gồm có: - Thông tƣ của Quốc Vụ Viện về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới . - Biện pháp quản lý hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại đối với mậu dịch tiểu ngạch biên giới và khu vực biên giới của Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại và Tổng cục Hải quan. - Biện pháp thực thi quản lý nhập khẩu sản phẩm cơ điện mậu dịch tiểu ngạch biên giới của Ban xuất nhập khẩu cơ điện cơ điện nhà nƣớc. - Thông tri của Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc quán triệt về vấn đề liên quan đến mậu dịch biên giới của Quốc Vụ Viện. - Quy định tạm thời về quản lý mậu dịch hỗ thị đối với cƣ dân vùng biên giới Quảng Tây. - Quy định của địa khu Nam Ninh về mậu dịch biên giới. - Biện pháp quản lý mậu dịch hỗ thị của cƣ dân vùng biên giới và mậu dịch tiểu ngạch biên giới của Chính phủ nhân dân Thành phố Bằng Tƣờng . Các chính sách hiện hành nói trên có những quy định rất thuận lợi cho việc xây dựng khu mậu dịch biên giới đó là: - Quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với cƣ dân vùng biên với trị giá dƣới 1000 nhân dân tệ mỗi ngƣời mỗi ngày. - Quy định giảm thuế nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 18 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng - Miễn đối ngạch xuất khẩu và giấy phép . - Quy định miễn thuế xuất nhập khẩu trong điều khoản hợp tác kinh tế kỹ thuật. Những quy định và chính sách tạo thuận lợi nói trên đã thúc đẩy sự phát triển trung tâm mậu dịch Pò Chài - Quảng Tây, làm cho Pò Chài trở thành một trong những điểm thực hiện chính sách biên mậu thành công nhất của Trung Quốc . Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam. Nhằm quán triệt Thông tƣ quy định bổ sung và phát triển hơn nữa mậu dịch biên giới của Bộ mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác mậu dịch kinh tế với Việt Nam, Chính quyền nhân dân Tỉnh Vân Nam và các ngành hữu quan đã quán triệt và thực hiện thông tƣ nói trên với các nội dung chủ yếu sau đây: - Về quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu: Cục biên mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân phối hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá nhà nƣớc quản lý trọng điểm, Cục biên mậu tỉnh chịu trách nhiệm phân phối hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp biên mậu trong hạn ngạch xuất khẩu mà Bộ Mậu dịch hợp tác đối ngoại cấp, Hải quan cửa khẩu căn cứ giấy phép để làm thủ tục kiểm tra. Nhà nƣớc quản lý hạn ngạch nhập khẩu hàng hoá sản xuất từ các nƣớc láng giềng, Cục biên mậu tỉnh tiến hành phân phối hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở hạn lƣợng đã đƣợc Bộ mậu dịch và kinh tế đối ngoại cấp cho cả năm, Hải quan căn cứ giấy phép để kiểm tra hang nhập khẩu tại cửa khẩu. - Về quản lý dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại: Doanh nghiệp tiến hành hợp tác kinh tế kỹ thuật nhƣ công trình bao thầu, hợp tác lao động, tƣ vấn thiết kế ... và ký hợp đồng đối ngoại phải báo cáo Cục biên mậu tỉnh để xin giấy phép phê duyệt. Hàng hoá do các nƣớc láng giềng sản xuất đƣợc mang về theo hạng mục hợp tác kinh tế kỹ thuật với các nƣớc láng giềng, ngoài xe ôtô và linh kiện thì doanh nghiệp đƣợc nhập khẩu theo hạng mục, không phải xin giấy phép. Hàng hoá thuộc diện quản lý chính ngạch nhập khẩu theo dự án kinh tế kỹ thuật với 3 Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 19 - Qua n hệ kinh tế, thƣơng mạ i Việt Na m - Trung Quố c hiện tạ i v à triển v ọ ng nƣớc Việt Nam, Mianma, Lào do Vụ mậu dịch và hợp tác kinh tế đối ngoại phê duyệt . - Về quản lý doanh nghiệp biên mậu: Doanh nghiệp sản xuất, lƣu thông xin đăng ký kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới phải có đủ các điều kiện sau:  Phải đƣợc cơ quan quản lý hành chính công thƣơng đăng ký pháp nhân  Doanh nghiệp phải đăng ký vốn pháp định trên 500.000 nhân dân tệ trở lên  Doanh nghiệp phải có tài sản cố định ở khu vực biên giới trên 1 triệu nhân dân tệ - Quản lý chợ biên giới: Chính quyền nhân dân tỉnh phê duyệt thành lập chợ biên giới trên cơ sở báo cáo của Châu biên giới. Hàng hoá của cƣ dân biên giới nhập khẩu qua chợ biên giới nếu trị giá dƣới 3.000 nhân dân tệ đƣợc miễn thuế nhập khẩu. - Quản lý hành chính mậu dịch biên giới: Chính quyền Châu, Chính quyền Huyện cửa khẩu chỉ đạo các cơ quan quản lý nhƣ Hải quan, Công thƣơng, Thuế vụ, Thƣơng kiểm, Kiểm dịch động vật, thực vật tiến hành kiểm tra, kiểm dịch và thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ của từng ngành. CHƢƠNG II THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC. I. THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG HƠN 10 NĂM QUA. 1. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ 1991 - đến nay. Phạm Ngọc Nam A6-K18B HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan