Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam) - xi&#...

Tài liệu Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nghệ an (việt nam) - xi&#

.DOC
199
312
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN BÍNH QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI TỈNH NGHỆ AN (VIỆT NAM)-XIÊNG KHOẢNG (LÀO) TỪ 1976 ĐẾN 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội, 2013 0 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG VĂN BÍNH QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI TỈNH NGHỆ AN (VIỆT NAM)-XIÊNG KHOẢNG (LÀO) TỪ 1976 ĐẾN 2010 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận, hiện đại Mã số : 62 22 50 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Công Quý 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thi Hà Nội, 2013 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Mở đầu Chương 1. Tổng quan 1.1 Nghiên cứu của Việt Nam . 1.1.1. Nghiên cứu quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng đặt trong bối cảnh chung về lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam và Lào 1.1.2. Nghiên cứu trực tiếp quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm và các tài liệu gốc 1.2 Nghiên cứu của học giả Lào và nước ngoài . 1.3 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan . Chương 2. Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 1991 2.1 Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An. Xiêng Khoảng 2.1.1. Nhân tố địa lý và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2. Nhân tố văn hóa, lịch sử và chính trị 2.2 Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1991) . 2.2.1. Bối cảnh lịch sử 2.2.2. Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1991) 2.2.2.1. Quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và công tác biên giới 2.2.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 2.2.2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế Chương 3. Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1991 đến năm 2010 3.1 Những nhân tố mới tác động đến quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng . Khoảng (1991-2010) 3.1.1. Nhân tố quốc tế, khu vực và trong nước 3.1.2. Sự thay đổi cơ chế, chính sách của Nghệ An và Xiêng Khoảng 3.2 Quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng (1991-2010) . 3.2.1. Quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh 3.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế 3.2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục, đào tạo và y tế Chương 4. Một số nhận xét 4.1 Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm . 4.2 124 . Ph Trang 1 2 3 4 13 13 13 15 24 26 28 28 28 32 36 36 40 40 49 59 70 70 70 73 77 77 90 105 119 119 ươ ng thứ c, đặc điể m qu an hệ hợ p tác 4.3 Quan điểm quan hệ hợp tác . 4.4 Một số cơ chế, chính sách và các biện pháp thực hiện quan hệ hợp tác hai . tỉnh trong thời gian tới Kết luận Danh mục công trình đã công bố của tác giả Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 130 132 137 144 145 162 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án đều trung thực. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ Trương Văn Bính 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐBP: Bộ đội Biên phòng BPKP: Công ty Phát triển kinh tế miền núi, dân tộc Lào CĐSP: Cao đẳng Sư phạm CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐVBQ: Đơn vị bảo quản HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng http: Giao thức truyền siêu văn bản KT-XH: kinh tế-xã hội LLVT: Lực lượng vũ trang LTTU: Lưu trữ Tỉnh ủy NDCM: Nhân dân cách mạng NXB: Nhà xuất bản THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTLT: Trung tâm lưu trữ UBND: Ủy ban nhân dân UBCQ: Ủy ban chính quyền UNESCO: Tổ chức giáo dục-khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc XHCN: Xã hội chủ nghĩa XNK: Xuất nhập khẩu 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh điều kiện tự nhiên Xiêng Khoảng và Nghệ An Bảng 2.2. So sánh dân số, mật độ và dân tộc ở Nghệ An và Xiêng Khoảng Bảng 2.3. Tổng kim ngạch XNK hai chiều Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng (1976-1985) Bảng 2.4. Hàng tiêu dùng Nghệ Tĩnh chuyển sang Xiêng Khoảng năm 1985 Bảng 2.5. Một số vật tư Nghệ An giúp Xiêng Khoảng phát triển ngành nghề Bảng 2.6. Tổng hợp số lượng hợp tác đào tạo các lĩnh vực và giúp đỡ chuyên gia của Nghệ Tĩnh cho Xiêng Khoảng (1976-1984) Bảng 3.1. Số vụ buôn bán ma túy được xử lý (1992-1997) Bảng 3.2. Số lượt ô tô, hành khách qua cửa khẩu Nậm Cắn (1992-1997) Bảng 3.3. Tình hình XNK, xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Nậm Cắn và Thanh Thủy (2002-2005) Bảng 3.4. Thống kê số lượng khách du lịch nhập cảnh qua Nậm Cắn và đến thăm tỉnh Xiêng Khoảng (2001-2007) 4 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia ven biển, phía Tây đất nước là rừng núi-dãy Trường Sơn, là cột sống của đất nước ta và xa hơn nữa là nước bạn Lào. Muốn bảo vệ được biển thì trước hết phải bảo vệ được đất liền, bảo vệ cái xương sống của mình. Chúng ta có thể đầu tư nhiều tiền của, công sức để bảo vệ biển, nhưng kẻ thù, các thế lực thù địch “thọc vào cột sống” của chúng ta thì không những không giữ được biển mà còn mất cả “mái nhà”. Việt Nam nằm ở phía Đông Trường Sơn nhìn ra biển. Bờ biển Việt Nam dài (gấp 6 lần mức trung bình của thế giới), nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn. Còn Lào nằm ở sườn Tây dãy Trường Sơn. Dãy Trường Sơn được ví như cột sống của hai nước. Địa hình hiểm trở của Trường Sơn-một “lá chắn chiến tranh” hùng vĩ, che chắn cho cả Việt Nam và Lào, nên phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam-Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt-Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [48; 168]. Rõ ràng Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển. Cho đến nay, quan hệ đặc biệt giữa hai nước là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Cùng với sự phát triển quan hệ hai nước, có thể nói quan hệ láng giềng thân thiện, đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu trong thời kỳ trước và quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện hiện nay giữa tỉnh Nghệ An với tỉnh Xiêng Khoảng-hai tỉnh có chung đường biên giới 5 dài nhất trong số các tỉnh biên giới hai nước đã trở thành quan hệ tương đối điển hình trong số các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào. Nghệ An và Xiêng Khoảng là hai tỉnh có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, chính trị với nhau nhưng có một số khác biệt về mặt địa lý-tài nguyên-dân cư, cho nên trong quan hệ hữu nghị và hợp tác sẽ có sự bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Trải qua thăng trầm lịch sử, quan hệ hai tỉnh không ngừng được củng cố, tăng cường. Nhân dân hai bên biên giới luôn phát huy truyền thống đoàn kết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và trong lao động sản xuất. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), cùng với sự chuyển biến trong quan hệ hai nước Việt Nam-Lào, mối quan hệ giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng chuyển sang thời kỳ mới: Thời kỳ chuyển dần sang quan hệ hợp tác toàn diện về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 2010 có ý nghĩa lớn về lý luận-khoa học. Thông qua mối quan hệ giữa hai tỉnh sẽ góp phần làm sáng rõ hơn quan hệ về các mặt của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào, bởi vì quan hệ hai tỉnh là một bộ phận cấu thành nên quan hệ hai nước. Đồng thời, khẳng định quan hệ hợp tác hai tỉnh trong thời kỳ mới là sự kế thừa và phát triển quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Lào đã được các nhà lãnh đạo của hai nước trước đây dày công xây đắp, góp phần thực hiện chủ trương không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là chủ trương tăng cường quan hệ giữa các địa phương có chung đường biên giới. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng (13-3-2013) khi sang thăm tỉnh bạn: “Xiêng Khoảng là tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng hai nước. Tôi mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Xiêng Khoảng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các địa phương của Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc đường biên giới hòa bình hữu nghị và phát triển kinh tế xã hội” đã khẳng định thêm một lần nữa về điều đó. 6 Hơn thế nữa, qua nghiên cứu sẽ tổng kết, đánh giá chặng đường hợp tác trong 35 năm (1976-2010), rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và phát triển hai địa phương. Mặt khác, nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng thời kỳ này còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đây là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Nam-Lào trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đặt ra vấn đề tất cả các quốc gia phải tích cực hội nhập, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng về nhiều mặt. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam và Lào cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy, hai nước phải không ngừng củng cố quan hệ với các nước truyền thống, thắt chặt quan hệ giữa các tỉnh chung đường biên giới. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc ở chỗ cho chúng ta thấy được đặc điểm chính của hai giai đoạn trong quan hệ hợp tác. Nếu như ở giai đoạn 1976-1991 có đặc điểm nổi bật là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh được thực hiện trong điều kiện hai nước còn đang trong thời kỳ bao cấp với muôn vàn khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khó khăn trong bảo vệ an ninh quốc phòng thì ở giai đoạn 1991-2010, mối quan hệ giữa hai tỉnh được thực hiện trong thời kỳ cả Việt Nam và Lào đều đã mở cửa nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Với cơ chế mở, thông thoáng đã cho phép hai bên sử dụng và hợp tác một cách có hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, giao thông, xuất khẩu..., nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhằm góp phần tăng cường quan hệ Việt-Lào, tạo điều kiện để hai nước tham gia vào quá trình hội nhập; khẳng định một lần nữa về sự đóng góp của nhân dân Nghệ An-Xiêng Khoảng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần vào thành công trên nhiều lĩnh vực của mỗi quốc gia, giúp nhân dân hiểu rõ hơn mối quan hệ hợp tác toàn diện, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai tỉnh nói riêng, hai nước nói chung. Bên cạnh đó, luận án sẽ là sự tập hợp tư liệu có hệ thống và tương đối đầy đủ về đề tài này, góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và việc nghiên cứu tại Nghệ An nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh, đặc biệt là trong việc tìm hiểu, giảng dạy nội dung lịch sử 7 quan hệ địa phương cho sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn Nghệ An-nơi có nhiều sinh viên Lào nói chung và sinh viên Xiêng Khoảng nói riêng sang học tập, nghiên cứu. Đồng thời đề tài cũng góp phần vào việc cung cấp thông tin và tư liệu về quan hệ hai tỉnh cho học sinh, sinh viên các trường học tại tỉnh Xiêng Khoảng của nước bạn Lào. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi chọn “Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An (Việt Nam)-Xiêng Khoảng (Lào) từ 1976 đến 2010” làm luận án nghiên cứu sinh Tiến sĩ. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tên gọi của đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là: Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An (Việt Nam)-Xiêng Khoảng (Lào) từ năm 1976 đến năm 2010. Cụ thể là quan hệ đó được nghiên cứu và trình bày một cách toàn diện, có hệ thống trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế và công tác xã hội nhân đạo. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian và nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu ở phạm vi hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng, đặt trong bối cảnh quan hệ của hai nước Việt Nam và Lào. Đây là mối quan hệ vùng biên, giữa hai tỉnh có chung 166km đường biên giới. Trong đường lối đối ngoại, Việt Nam thiết lập quan hệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, song mối quan hệ với nước Lào là quan hệ đặc biệt, coi nhau như anh em, vì vậy quan hệ giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng có tính tự chủ cao, cũng như thực hiện nghĩa vụ quốc tế hai bên. Mối quan hệ này diễn ra trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và đồng thuận, có sự tác động giữa hai chiều, song luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về chiều quan hệ Nghệ An-Xiêng Khoảng, mà ở đây Nghệ An được coi là có sự chủ động hơn trong các mối quan hệ. Mặt khác, trong mối quan hệ các tỉnh vùng biên của Việt Nam với các tỉnh biên giới của nước bạn Lào, Nghệ An-Xiêng Khoảng có đường biên dài nhất nhưng cũng là hai tỉnh có nhiều khó khăn hơn cả. Nghệ An-Xiêng Khoảng không có được lợi thế liên kết như Đà Nẵng hay Quảng Trị với các tỉnh của Lào vì họ có đường thông thương với Đông Bắc Thái Lan, tạo thuận lợi lớn về kinh tế. Nghệ An tuy dân cư đông đúc nhưng vùng núi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới còn nghèo nàn, lạc 8 hậu. Xiêng Khoảng cũng là tỉnh thuộc loại khó khăn nhất của Lào, dân cư thưa thớt, đường thông thương với các vùng rất khó khăn, đời sống nhân dân cũng khá nghèo, lạc hậu. Nhưng thuận lợi lớn đối với Nghệ An và Xiêng Khoảng là Nghệ An thuộc vùng đất nhân kiệt, nhiều người tài, nguồn nhân lực dồi dào, có thể san sẻ cho Xiêng Khoảng. Thuận lợi lớn nhất đối với Xiêng Khoảng ở chỗ: nơi đây từng là địa bàn căn cứ địa của cách mạng Lào, trong đó con người có quyết tâm cách mạng cao, một vùng tài nguyên phong phú đang chờ đợi con người khai thác. Ngoài ra, Xiêng Khoảng có vị trí địa-chiến lược và vai trò của tỉnh đối với chính trị, quốc phòng, an ninh của Nghệ An là đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh “nhân tố Trung Quốc” ngày càng tìm cách đầu tư, can dự vào nước Lào, Campuchia. Vì vậy, trong mối quan hệ này, tỉnh Nghệ An giúp bạn cũng là tự giúp mình. - Về phạm vi thời gian: Với sự chủ động hơn của mối quan hệ nói trên-là Nghệ An, trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Lào, luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1976 đến năm 2010, tức là từ Tuyên bố chung ngày 11-2-1976 giữa hai nước đến kết thúc nhiệm kỳ Đại hội X của Trung ương Đảng và nhiệm kỳ XVI (2010) của Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Luận án chia khoảng thời gian này hành hai chặng: từ năm 1976 đến năm 1991, là thời gian hai nước đang thực hiện theo cơ chế bao cấp, thì quan hệ Nghệ An-Xiêng Khoảng được đặt chung trong quan hệ Nghệ TĩnhXiêng Khoảng, bởi vì năm 1976 Nghệ An và Hà Tĩnh được Nhà nước Việt Nam sáp nhập thành một tỉnh, trong khi đó tỉnh Bôlykhămxay (giáp ranh với Hà Tĩnh ngày nay) đến năm 1983 mới được thành lập và quan hệ hợp tác vẫn chủ yếu là giữa Nghệ Tĩnh với Xiêng Khoảng, rất ít quan hệ với tỉnh Khăm Muộn; chặng thứ hai từ năm 1991 đến năm 2010, nghiên cứu quan hệ Nghệ An-Xiêng Khoảng trong điều kiện sau khi hai Nhà nước có chính sách mở cửa đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng là lúc tỉnh Nghệ Tĩnh được chia tách trở lại thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần tìm hiểu mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong phạm vi hai tỉnh. Trên cơ sở nhìn nhận toàn diện, có hệ thống về quan hệ hợp tác hai tỉnh có chung đường biên giới, luận án rút 9 ra những nhận xét về mối quan hệ để thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác lâu dài hai bên, góp phần thực hiện đề án của Chính phủ về miền Tây Nghệ An và các huyện giáp ranh với Xiêng Khoảng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ phân tích nhân tố địa lý-tự nhiên, văn hóa, lịch sử và chính trị, quan hệ hai tỉnh từ trước năm 1976, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước, sự thay đổi cơ chế chính sách tác động đến quan hệ hợp tác; trình bày có hệ thống, toàn diện quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực cơ bản về chính trị, quốc phòng, an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế giữa Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng từ 1976 đến 1991 và giữa Nghệ An-Xiêng Khoảng từ 1991 đến 2010; rút ra nhận xét về thuận lợi, khó khăn, phương thức, đặc điểm, định hướng, cơ chế, giải pháp trong tương lai quan hệ hợp tác hai tỉnh. 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 4.1. Cơ sở lý thuyết Quan hệ Việt Nam-Lào là mối quan hệ có cội nguồn từ xa xưa, được xây đắp bởi công sức của nhiều thế hệ; là quan hệ của hai quốc gia láng giềng, thân thiện, thủy chung, nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau. Quá trình lịch sử của hai dân tộc là những trang sử vẻ vang chiến đấu và chiến thắng chống giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do và xây dựng quê hương, đất nước... Nói đến cơ sở lý thuyết của luận án chúng tôi thấy đầu tiên phải lấy mối quan hệ Việt Nam-Lào làm nền tảng. Nhìn chung về mối quan hệ Việt Nam-Lào nổi lên hai vấn đề lớn nhất đó là mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện. Trong đó có vấn đề các tỉnh chung biên giới kết nghĩa. Biên giới Việt Nam-Lào cũng là đường biên giới dài nhất giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là phải xây dựng biên giới Việt Nam và Lào trở thành biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, làm mẫu mực cho vấn đề biên giới với các nước trong khu vực. Chúng tôi lấy đó làm kim chỉ nam về lý thuyết cho nghiên cứu mối quan hệ hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng. Luận án cũng thực hiện trên quan điểm mác xít và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào về đường lối đối ngoại giữa hai nước trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước. 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử, trong đó tác giả tiến hành sưu tầm, tập hợp tài liệu liên quan, từ đó phân tích để tìm hiểu nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác hai tỉnh qua hai giai đoạn. Đồng thời chọn lọc những sự kiện điển hình để tái hiện quan hệ hợp tác hai tỉnh trên các lĩnh vực cơ bản từ 1976 đến 2010, tất nhiên quan hệ trước năm 1976 được đề cập khái quát với tư cách là nhân tố lịch sử. - Phương pháp lôgíc: Trên cơ sở phân tích nguồn tài liệu, trình bày toàn diện, có hệ thống quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh, luận án đưa ra luận giải, nhận định chung về mối quan hệ trong từng lĩnh vực cũng như những nhận xét, đánh giá về thuận lợi, khó khăn, phương thức, đặc điểm, bài học kinh nghiệm và kiến nghị cơ chế, biện pháp phát triển mối quan hệ giữa hai tỉnh trong thời gian tới. Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu điền dã thực tiễn, phỏng vấn để có cái nhìn khách quan, sát thực hơn về mối quan hệ này . Quá trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu nói trên được nhìn nhận, tiếp cận trên quan điểm mác xít. 4.3. Nguồn tài liệu Luận án tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu sau: - Tài liệu chuyên khảo: Bao gồm một số luận án, bài viết nghiên cứu, tham luận khoa học liên quan trực tiếp đến quan hệ Việt Nam-Lào từ 1975 đến nay và liên quan đến quan hệ hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng trên một số lĩnh vực. - Tài liệu gốc: Đó là nguồn tài liệu lý luận chính trị như văn kiện của Đảng, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương. Đặc biệt là các văn bản về những thỏa thuận hợp tác, báo cáo sơ kết, tổng kết, công văn, quyết định, biên bản hội đàm, thông báo… giữa tỉnh Nghệ An với Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 2010. - Tài liệu điền dã thực tế: Là quá trình tác giả tiếp xúc, trao đổi, phỏng vấn một số nhà nghiên cứu, nhân viên, cán bộ, lưu học sinh, sinh viên của các Sở, ban ngành ở hai tỉnh, trong đó có cả việc tìm hiểu thực địa các huyện, thị xã của tỉnh Xiêng Khoảng. 11 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Trong những năm trở lại đây, ở Việt Nam có không ít các công trình khoa học nghiên cứu về chủ đề quan hệ Việt-Lào, trong đó có quan hệ giữa các tỉnh dọc biên giới hai nước. Tuy nhiên, việc tiếp tục đi sâu tìm hiểu quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng trên các mặt từ 1976 đến 2010 là việc cần thiết. Ngoài tính cấp thiết, đề tài luận án có những đóng góp sau: Thứ nhất, luận án phân tích được những nhân tố ưu thế và tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 2010 về địa lý, tài nguyên thiên, văn hóa, lịch sử, chính trị, bối cảnh lịch sử, cơ chế chính sách của hai tỉnh. Đây là nội dung quan trọng để dẫn dắt đến sự phát triển của mối quan hệ hai tỉnh trong giai đoạn từ 1976 đến 2010 (cụ thể trong các chương 2, 3 đã trình bày có hệ thống quan hệ hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác qua hai giai đoạn, liên quan đến một mối quan hệ quốc tế, nhưng ở cấp độ giữa các địa phương). Thứ hai, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, luận án rút ra một số nhận xét về thuận lợi, khó khăn, đặc điểm, bài học kinh nghiệm, đặc biệt là đưa ra định hướng, kiến nghị đối với chính quyền địa phương Nghệ An về việc thực hiện tốt chính sách mở rộng hợp tác Xiêng Khoảng một cách phù hợp với thực tiễn trong những năm tiếp theo. Thứ ba, luận án được xây dựng trên cơ sở tập hợp một cách tương đối đầy đủ nguồn tài liệu chuyên khảo và tài liệu gốc có giá trị, đáng tin cậy, phong phú, có cả tài liệu điền dã thực tế, liên quan trực tiếp đến giới hạn về nội dung và thời gian luận án đề cập. Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc thực hiện mục tiêu lớn là vấn đề đoàn kết Việt Nam-Lào, giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay phải tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết giữa nhân dân hai nước của cha ông, đặc biệt là thế hệ trẻ hai tỉnh Nghệ An-Xiêng Khoảng. Có thể khẳng định luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, khách quan, khoa học về quan hệ hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng trên các lĩnh vực cơ bản trong bối cảnh lịch sử đầy biến động từ năm 1976 đến năm 2010. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa hai tỉnh có chung đường biên giới trong bối cảnh quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào. 12 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu trong 4 chương: - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Quan hệ hợp tác Nghệ Tĩnh-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 1991. - Chương 3: Quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1991 đến năm 2010. - Chương 4: Một số nhận xét 13 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM 1.1.1. Nghiên cứu quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng đặt trong bối cảnh chung về lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam và Lào Quan hệ Việt Nam-Lào là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác, thể hiện tình đoàn kết anh em. Tìm hiểu lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào trong tiến trình lịch sử đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả Việt Nam từ trước đến nay. Kết quả cho ra đời hàng chục cuốn sách, bài báo khoa học giới thiệu về lịch sử, văn hóa Lào và quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào trên nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ chung giữa hai nước, mối quan hệ hợp tác giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng có chung đường biên giới với mối quan hệ toàn diện trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trong hai giai đoạn chính từ 1976 đến 1991 và từ 1991 đến 2010 chính là một bộ phận cấu thành của mối quan hệ Việt Nam và Lào trong giai đoạn này. Ngược lại, sự phát triển quan hệ hai nước là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng trong các thời kỳ nói trên. Cho nên, nghiên cứu về quan hệ hợp tác hai tỉnh phải được xem xét trong tổng thể quan hệ Việt Nam và Lào. Mặc dầu vậy, nghiên cứu về quan hệ giữa hai địa phương có chung đường biên giới này bước đầu mới thu hút sự quan tâm của một vài học giả là người bản địa và học viên đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc nghiên cứu vấn đề mới dừng lại ở từng giai đoạn nhất định, chưa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ Nghệ An-Xiêng Khoảng thời kỳ từ 1976 đến 2010. Nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam-Lào nói chung, các tác giả đi trước đã tiếp cận được nhiều nguồn tư liệu quan trọng ở cả hai quốc gia. Trên cơ sở đó, các tác giả dựng lại lịch sử nước Lào và mối quan hệ về nhiều mặt giữa hai nước trong quá trình lịch sử. Nhất là từ sau năm 1975, ngày càng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí nghiên cứu về Lào, Việt Nam và quan hệ hai nước, trong đó phải kể đến các tác phẩm như: Lược sử nước Lào [31], Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á [76], Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào [102], Lào: đất nước-con 14 người [75], Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 20 năm xây dựng và phát triển [97], Lịch sử Đông Nam Á [77]... Các công trình tiêu biểu như: Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào [28], Việt kiều Lào-Thái với quê hương [70], Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam-Lào [98], Di cư và chuyển đổi lối sống của cộng đồng người Việt ở Lào [38], Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam (1930-2007) [40]; một số luận án Tiến sĩ về quan hệ hai nước trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) [49], kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) [32] và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (1975-2005) [74]…, đã đề cập đến mọi mặt của mối quan hệ Việt Nam-Lào. Theo thống kê bước đầu của tác giả, trên các tạp chí ở Trung ương trong 15 năm trở lại đây xuất hiện hàng chục bài viết đánh giá, nghiên cứu về quan hệ ViệtLào trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhiều nhất là trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Quốc tế, Lịch sử Quân sự, Thông tấn xã Việt Nam. Quan hệ hai nước còn được trình bày trong các cuộc hội thảo khoa học [103], [104], [199], [200], [201]. Một số tác giả trong kỷ yếu hội thảo tại Vinh (2002) có điểm qua việc Việt Nam giúp Xiêng Khoảng của Lào về mặt nông, lâm nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Hội thảo tình đoàn kết chiến đấu Việt-Lào trên cánh đồng ChumXiêng Khoảng (2009) lại chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệ quân sự hai nước trong chiến dịch Cù Kiệt và trong kháng chiến chống Mỹ. Gần đây, Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức biên soạn bộ Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt NamLào, Lào-Việt Nam (1930-2007), có sự tham gia của các học giả Lào, nhưng chủ yếu là do người Việt viết và tiếp cận ở góc độ của cả hai nước. Năm 2012, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa Việt Nam đã xuất bản cuốn Từ điển Lịch sử và văn hóa Lào của nhiều tác giả [99]. Trong đó các tác giả cũng biên soạn và giới thiệu về tỉnh Xiêng Khoảng với khung cảnh địa lý, tài nguyên thiên nhiên, những tiềm năng về du lịch của tỉnh này. Trong khuôn khổ và mục đích, các tác giả không đề cập đến mối quan hệ giữa Xiêng Khoảng với tỉnh Nghệ An. Như vậy, qua bước đầu tìm hiểu về các tác phẩm nói trên, chúng tôi nhận thấy: các công trình này chủ yếu nghiên cứu về lịch sử-văn hóa của Lào qua các thời kỳ; hoặc là những công trình, những bài viết nghiên cứu quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, Nhà nước và Chính phủ trên một số lĩnh vực cụ thể về chính trị, kinh tế, 15 văn hóa, giáo dục, quân sự, giao thông vận tải, thực địa biên giới, nông thôn, chính sách đối ngoại, hôn nhân và gia đình, tôn giáo. Trong khi đó, nghiên cứu về các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước, mà cụ thể là việc tách bạch rõ ràng mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng Khoảng rất ít, gần như không được đề cập, mà chủ chủ yếu các nghiên cứu đó đứng trên góc độ chung hai nước. 1.1.2. Nghiên cứu trực tiếp quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng từ năm 1976 đến năm 2010 và các tài liệu gốc Tài liệu nghiên cứu của Quân khu 4, Nghệ An trước năm 1976 chủ yếu đề cập đến thành quả kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của các cấp ủy, chính quyền, có đề cập đến việc giúp đỡ cách mạng Lào [4], [78], [79]. Ngoài một vài địa danh liên quan đến sự giúp đỡ của Việt Nam cho nước bạn (như cánh đồng Chum, Noọng Hét), các tác phẩm đó không xác định phạm vi cụ thể đối với từng tỉnh. Cho đến nay, có một số công trình, bài viết nghiên cứu liên quan một phần và liên quan trực tiếp về quan hệ hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây là đóng góp của các tác giả đi trước, sẽ được chúng tôi tham khảo, kế thừa và sử dụng phù hợp cho luận án của mình. 1. Cuốn Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh-50 năm xây dựng và trưởng thành (1956-2006) của Nguyễn Quang Hồng, Trương Văn Bính, Phan Khuyên, Phạm Đình Nguyên [53] đề cập đến sự hỗ trợ giúp đỡ, chi viện, kinh doanh xăng dầu của Nghệ An với nước Lào trong kháng chiến và sau năm 1975, nhưng không trình bày cụ thể đối với tỉnh Xiêng Khoảng. Bởi vậy, không có căn cứ để tách và lượng hóa phần quan hệ hỗ trợ giúp đỡ của tỉnh Nghệ An cho tỉnh bạn về xăng dầu. Tài liệu này mang tính tham khảo, góp phần vào việc nhìn nhận mối quan hệ hữu nghị giữa Nghệ An, Hà Tĩnh với các tỉnh của Lào nói chung. 2. Cuốn Bài ca Xa Ma Khi (2 tập) của Trần Kim Đôn (Chủ biên) [42] là tập hợp các bài viết về văn, thơ, báo, ảnh... của các tác giả có nhiều gắn bó, kỷ niệm trong chiến đấu và công tác tại nước bạn Lào, trong đó có những kỷ niệm về tỉnh bạn Xiêng Khoảng qua thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Do là thể loại văn học-ký sự nên nội dung của tác phẩm này không đề cập đến việc nghiên cứu về quan hệ Nghệ AnXiêng Khoảng trên các góc độ cụ thể. Song những đoạn ký sự, bài thơ, hình ảnh… của tài liệu này có ý nghĩa tham khảo nhất định. Một lần nữa nó khẳng định mối 16 tình đoàn kết, thủy chung, sắt son giữa hai dân tộc đi qua các cuộc kháng chiến và bảo vệ đất nước từ trước đến nay, trong đó có sự đóng góp của những người con ở Nghệ An và Xiêng Khoảng. 3. Cuốn 50 năm Hải quan Nghệ An (1956-2006) của Nguyễn Quang Hồng, Chu Quang Luân, Trương Văn Bính [54] là công trình chuyên khảo về ngành hải quan tỉnh Nghệ An nên quan hệ hợp tác toàn diện Nghệ An-Xiêng Khoảng không phải là trọng tâm. Song các tác giả của cuốn sách này có trình bày về hợp tác Hải quan Nghệ An-Xiêng Khoảng trong chống buôn lậu, ma túy, XNK hàng hóa và nhập cảnh qua cửa khẩu Nậm Cắn trong những năm 1990 trở đi. Những vấn đề này sẽ được luận án kế thừa, đặc biệt là trong nội dung quan hệ hợp tác thương mại giữa hai tỉnh. 4. Cuốn Chào mừng Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 (kỷ yếu) của Hội Hữu nghị Việt-Lào tỉnh Nghệ An [51] chủ yếu nhấn mạnh về các văn kiện Đại hội đánh giá nhiệm kỳ 2003-2008, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2008-2013, điều lệ Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An, một số bài bài viết ký sự, cảm nhận, thơ, câu đối, nhạc về nước bạn Lào. Đáng chú ý có hai bài của Nguyễn Thế Trung, Trần Kim Đôn có điểm qua về lịch sử quan hệ và tính chất “đặc biệt” trong quan hệ ViệtLào nói chung, Nghệ An-Xiêng Khoảng nói riêng. Hai bài này sẽ được chúng tôi tiếp thu chọn lọc để phục vụ nghiên cứu về nội dung nhân tố lịch sử, chính trị. 5. Cuốn Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An-Xiêng Khoảng (19452005) của Trần Kim Đôn (Chủ biên) [43] có trình bày sơ bộ thông tin về lịch sử, thể chế chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, chính sách đối ngoại của nước Lào, các văn hiện đã ký kết, toàn văn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, biên niên sự kiện quan hệ hai nước Việt-Lào (1975-2007), danh mục các văn kiện hai nước đã ký kết từ 1976 đến 2007. Sau khi dành 7 trang khái quát quan hệ Nghệ An - Xiêng Khoảng qua các thời kỳ lịch sử, cuốn sách tập trung trình bày biên niên từ 1945 đến 1975 (36 trang) và từ 1976 đến 2005 (97 trang) về sự kiện hữu nghị và hợp tác hai tỉnh. Có thể nói, cuốn sách này là tài liệu quý, sử dụng nhiều tư liệu gốc, tác giả lại là người bản địa nhiều năm giữ cương vị cán bộ Hội Hữu nghị Việt-Lào tỉnh Nghệ An, cho nên trình bày khá nhiều chi tiết quan trọng về quan hệ hợp tác hai tỉnh trong lịch sử. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật và cũng là đóng góp quan trọng của cuốn sách nữa là trình bày khá tỉ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan