Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở thành phố hồ chí minh t...

Tài liệu Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở thành phố hồ chí minh trong thời kỳ đổi mới

.PDF
215
1
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN NGỌC THƢ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN NGỌC THƢ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONGTHỜI KỲ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Doãn Chính. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 02 năm 2018 Tác giả NGUYỄN NGỌC THƢ MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 11 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ....................................... 11 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ ...................................... 11 1.1.1. Quan điểm về kinh tế và phát triển kinh tế ............................................................ 11 1.1.2. Quan điểm về v n h a và ph t triển v n h a ......................................................... 19 1.2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ .................................................. 38 1.2.1. Quan điểm về vai trò của phát triển kinh tế với phát triển v n h a ....................... 42 1.2.2. Quan điểm về vai trò của phát triển v n h a đối với phát triển kinh tế ................ 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 59 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ THỰC TRẠNG CỦA QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................................ 61 2.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................. 61 2.1.1. C c giai đoạn và nội dung đổi mới chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh............... 61 2.1.2. Đặc điểm của qu trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 84 2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................. 97 2.2.1. Thực trạng t c động của phát triển kinh tế đến phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ................................................................................. 97 2.2.2. Thực trạng t c động của phát triển v n h a đến phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới .................................................................... 106 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của sự t c động qua lại giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới.................. ... 119 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 135 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .............................................................. .137 3.1. NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN THỰC HIỆN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ............................................................................ 137 3.1.1. Phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới phải xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố ...................................................................................................................... 138 3.1.2. Phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở phát triển đồng bộ, hài hòa, có trọng tâm, trọng điểm giữa c c lĩnh vực, các yếu tố trong xã hội của Thành phố ............................. ..... 141 3.1.3. Phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới dựa trên điều kiện và tiềm n ng riêng của Thành phố ................................ 145 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ................................................................. 151 3.2.1. Nâng cao nhận thức của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a ........................................................................................................................... 152 3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và kiện toàn hệ thống chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế với phát triển v n h a ............................................................... 156 3.2.3. Thực hiện phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới một c ch đồng bộ, hài hòa và chặt chẽ ....................................... 169 3.2.4. Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn các giá trị v n h a truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập............. ....... 183 3.2.5. Quan tâm đặc biệt và đổi mới c n bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, gắn với nâng cao chất lƣợng nguồn lực, tạo động lực cho phát triển kinh tế với phát triển v n h a bền vững .................................................................................. 189 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 197 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 199 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 202 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................... ... ...210 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của nhân loại đã khẳng định, bất cứ một quốc gia, dân tộc nào, muốn phát triển xã hội bền vững phải có sự phát triển thống nhất, đồng bộ và hài hòa giữa các mặt, các yếu tố, c c lĩnh vực của đời sống xã hội, nhƣ: kinh tế, v n hóa, chính trị, đạo đức, pháp luật và các yếu tố tinh thần kh c... Trong đ kinh tế và v n h a là hai yếu tố đ ng vai trò quan trọng, xuyên suốt và quyết định nhất với con ngƣời và xã hội. Phát triển kinh tế là để thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất của con ngƣời; còn phát triển v n h a là để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và hƣởng thụ đời sống tinh thần, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Vấn đề này đã đƣợc các nhà kinh điển của triết học Mác - Lênin, trên cơ sở phê ph n c c quan điểm khác nhau về xã hội, đồng thời kế thừa tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, khái quát thành vấn đề có tính quy luật, khẳng định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nhƣ một cơ thể sống với các thành tố: cơ sở hạ tầng, kiến trúc thƣợng tầng; lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất, tồn tại xã hội và ý thức xã hội; hay các yếu tố kinh tế, v n hóa, chính trị, đạo đức, pháp luật... Các yếu tố này tuy có vị trí, vai trò riêng nhƣng chúng lại liên hệ, t c động với nhau làm cho xã hội luôn vận động và không ngừng phát triển nhƣ một quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa M c - Lênin về sự phát triển kinh tế, v n h a, xã hội vào thực tiễn xây dựng, phát triển đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn x c định phát triển kinh tế với phát triển v n h a là hai yếu tố cốt lõi, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và v n h a. Vì sao không nói phát triển v n hóa và kinh tế? Tục ngữ c câu: có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trƣớc, phải phát triển kinh tế và phát triển v n h a để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta” [93, tr.59]. Thấm nhuần tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam hài hòa và bền vững giữa các thành tố kinh tế, v n h a, chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, pháp luật,... trong Nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn x c định: “Ổn định tình hình kinh tế - xã hội: từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân” [46, tr.95]. “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a... giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân...” [46, tr.203]; “T ng trƣởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển v n h a” [46, tr.47]; “bảo đảm sự hài hòa giữa t ng trƣởng kinh tế với phát triển v n h a, ph t triển con ngƣời, thực hiện tiến bộ, 2 công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trƣờng, phát triển xã hội bền vững” [47, tr.104]. Với quan điểm nhất quán, xuyên suốt và với sự vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng về phát triển xã hội Việt Nam hài hòa và bền vững của Đảng và Nhà nƣớc ta, trong những n m qua bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp; kinh tế thế giới khủng hoảng và phục hồi chậm, khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nƣớc; cạnh tranh nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa c c nƣớc lớn tại khu vực, nhƣng nƣớc ta vẫn đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Điều đ đã đƣợc V n kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nƣớc ta đã tho t khỏi tình trạng kém phát triển... Hầu hết c c ngành, c c lĩnh vực của nền kinh tế đều c bƣớc phát triển khá, cơ cấu kinh tế cũng c sự chuyển dịch tích cực. Song song với sự phát triển kinh tế, v n h a xã hội cũng đƣợc quan tâm và phát triển đúng mức. Hoạt động v n h a, v n nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng đƣợc mở rộng, từng bƣớc đ p ứng nhu cầu hƣởng thụ v n h a ngày càng cao của nhân dân. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, ch m s c và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đã c kết quả khả quan. Trẻ em, ngƣời già, và đồng bào dân tộc đã đƣợc quan tâm nhiều... Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đƣợc t ng cƣờng v.v..., công t c đối ngoại và hội nhập quốc tế đƣợc đẩy mạnh v.v...” [46, tr.151,152,153]. Đặc biệt, khi đ nh gi thành quả 30 n m đổi mới của đất nƣớc, Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII khẳng định: “Đất nƣớc ta khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nƣớc đang ph t triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quóc tế. Kinh tế t ng trƣởng khá, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa từng bƣớc hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc t ng cƣờng. V n h a - xã hội c bƣớc phát triển; bộ mặt đất nƣớc và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết dân tộc đƣợc củng cố và t ng cƣờng...” [47, tr.65, 66] Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc về kinh tế - xã hội, trong những n m qua nƣớc ta cũng còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém: “Kinh tế phát triển chƣa bền vững, chất lƣợng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa chậm, chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hóa giàu nghèo trong xã hội t ng lên. Những hạn chế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, v n h a, xã hội, bảo vệ môi trƣờng chậm khắc phục; tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy 3 tho i đạo đức, lối sống chƣa đƣợc ng n chặn và đẩy lùi. Thể chế kinh tế thị trƣờng, chất lƣợng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chƣa đƣợc ph t huy đầy đủ...”[46, tr.178-179].” Trong 10 n m gần đây, kinh tế vĩ mô c lúc thiếu ổn định, tốc độ t ng trƣởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lƣợng, hiệu quả, n ng suất lao đông xã hội và n ng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, v n h a, xã hội và môi trƣờng. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội” [57, tr.67]. Chính vì vậy, muốn phát triển xã hội bền vững, vấn đề đặt ra vừa có tính cấp thiết vừa c tính lâu dài đối với nƣớc ta là phải phát triển đồng bộ, hài hòa giữa các yếu tố cấu thành nên xã hội, trong đ mục tiêu phát triển kinh tế và phát triển v n hóa là trọng tâm và quyết định nhất cho sự phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, tùy theo điều kiện lịch sử và đặc điểm địa lý của mình mà có cách thức phát triển khác nhau, song sự hình thành nên các trung tâm lớn và c c trung tâm này đ ng vai trò là trụ cột và là chất xúc tác mạnh mẽ đối với sự phát triển chung là điều mang tính phổ biến. Các trung tâm lớn này càng phát huy vị thế của mình thì càng thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng và toàn quốc. Sự phát triển của nƣớc ta cũng nằm trong quy luật chung đ , trong đ , Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nƣớc, một trung tâm lớn về kinh tế, v n h a, khoa học, công nghệ, đầu mối giao thông quốc tế có vị trí quan trọng của cả nƣớc. Với vai trò là đòn bẩy của nền kinh tế đất nƣớc, và là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phát triển của cả Đông Nam Bộ và của nƣớc ta. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình mở cửa, hội nhập là xu hƣớng tất yếu của toàn cầu h a đã tạo ra một thế giới phẳng, dẫn đến sự giao thoa khá sâu rộng về kinh tế và v n h a, tạo điều kiện cho nền kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh c điều kiện phát triển và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, đ ng g p một tỉ trọng lớn vào nền kinh tế quốc dân: “quy mô kinh tế n m 2010 bằng 1.7 lần n m 2005, GDP bình quân đầu ngƣời n m 2010 đạt 2843 USD bằng 1.68 lần n m 2005” [52, tr.13]. Đ c biệt, “Tổng sản phẩm nội địa t ng bình quân 9,6%/n m, t ng dần trong 3 n m cuối nhiệm kỳ, chiếm tỉ trọng 21,5% GDP quốc gia; thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 5.500 đô la Mỹ, gấp hơn 2,5 lần so với cả nƣớc; đ ng g p hơn 30% thu ngân s ch nhà nƣớc, t ng gấp 2 lần giai đoạn 2006 - 2010” [53, tr.52]. Với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Thành phố 4 Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 là: “gắn t ng trƣởng kinh tế với phát triển v n h a, xây dựng con ngƣời, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lƣợng sống của nhân dân. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lƣợng sống tốt, v n minh, hiện đại, nghĩa tình; c vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại h a đất nƣớc; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, thƣơng mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nan Á” [53, tr.33]. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế là sự truyền bá, xâm nhập, thẩm thấu v n h a của tất cả c c nƣớc đang c quan hệ, đầu tƣ với Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh; và sự xâm nhập v n h a thông qua con đƣờng giao lƣu v n h a, du lịch trong thời kỳ mở cửa và hợp t c. Đặc biệt, sự t c động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 vừa là thời cơ để hội nhập sâu rộng, qua đ thúc đẩy kinh tế phát triển và đa dạng các loại hình v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho chúng ta kh ng n chặn và đẩy lùi các loại hình phản v n h a, nhƣ: phim, ảnh, ca nhạc đồi trụy, phản cách mạng, lối sống phƣơng Tây vv... qua cổng thông tin. Vì vậy, những giá trị v n h a truyền thống Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đứng trƣớc nguy cơ bị xói mòn, mất dần đi bản sắc v n h a dân tộc và những đặc điểm riêng có của v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đ , đặc biệt quan ngại đến thế hệ thanh, thiếu niên, đang bị ảnh hƣởng và hấp thụ rất nhanh lối sống ngoại lai, đ nh mất niềm tin, phai nhạt lý tƣởng về mục tiêu và chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng. Th i độ hành xử với nhau bằng bạo lực càng gia t ng đ ng lo ngại ở lớp trẻ. Tệ nạn xã hội, tham ô, hối lộ, chạy quyền, chạy chức, trộm cắp, cƣớp giật, ma túy, mê tín dị đoan c chiều hƣớng gia t ng. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lƣợng ngày càng phổ biến. Phong cách, lối sống, và một số mặt v n hóa nghệ thuật lai c ng ảnh hƣởng đến thuần phong mỹ tục, lối sống tốt đẹp của ngƣời Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy “ph t triển v n h a chƣa tƣơng xứng với vị trí tiềm n ng của Thành phố, chƣa thể hiện tốt vai trò nền tảng tinh thần xã hội” [52, tr.34]. Tất cả những điều đ đang đặt ra thách thức lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh là trong qu trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải phát triển nền kinh tế và v n h a của Thành phố thực sự ổn định, hài hòa và bền vững, đ là cơ sở cho phát triển nhanh, vì mục tiêu xây dựng Thành phố thực sự trở thành một trung tâm kinh tế lớn. Đồng thời, phát triển kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập để phát triển, và trƣớc sự t c động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi c n bản tƣ duy về c ch nghĩ, c ch làm theo lối 5 sống truyền thống, một vấn đề đặt ra hết sức quan trọng là phải bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc v n h a dân tộc - cội nguồn tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam trong suốt 4000 n m lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh phải cùng cả nƣớc: “xây dựng nền v n h a tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân v n, dân chủ tiến bộ, làm cho v n h a gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, tạo thành sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển” [46, tr.75-76]. Từ những phân tích trên, tác giả thấy, để “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lƣợng sống tốt, v n minh, hiện đại, nghĩa tình; c vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại h a đất nƣớc; sớm trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thƣơng mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á” (53, tr.33), thì phải phát triển đồng bộ, hài hòa tất cả các yếu tố trong xã hội, nhƣ: kinh tế, chính trị, v n h a, đạo đức, pháp luật và các yếu tố tinh thần khác. Trong đ , Thành phố phải đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế và phát triển v n h a để tạo nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần cho xã hội. Đây là vấn đề, vừa mang tính quy luật vừa mang tính cấp thiết của Thành phố hiện nay. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận n tiến sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và nhiều nhà chính trị trong nƣớc và nƣớc ngoài, dƣới các hình thức, g c độ và khía cạnh khác nhau. Tựu chung lại các công trình nghiên cứu theo c c hƣớng nhƣ sau: Ở nƣớc ngoài, Trƣớc hết, ở Liên Xô c c c công trình “Tự nhiên - văn minh con người” (1996) của V.P. Tugarrinov; “Những vấn đề triết học của văn hóa” (1997) của Actannốpxki, S.N. Lêningr t; “Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1997) của Cairan V.I. M txcơva; “Triết học văn hóa” (1975) của Migôlatep A.A. M txcơva; “Cơ sở lý luận văn hóa Mác Lênin” (1976) của Annônđốp A.I (Chủ biên), M txcơva. Ở phƣơng Tây cũng xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế, về v n h a, dƣới c c g c độ kh c nhau, nhƣng đều c điểm chung là khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu đƣợc của kinh tế và v n h a trong đời sống con ngƣời và trong sự phát triển của xã hội. Tiêu biểu là các tác phẩm: “Tạo dựng nền văn minh mới chính trị của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, 6 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí mà con người cùng có chung trong xã hội” do J.H. Fitcher viết - Trần V n Đĩnh dịch (1972), “Xã hội học văn hóa”, Nxb. Hiện đại - SG; “Sự va chạm của các nền văn minh” (2003) của Sannuel Huntintons, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc c c c công trình nghiên cứu của Lƣu Đôn (1977), “Thử bàn về quy luật đặc thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường”; “Cải cách thể chế văn hóa” (1996) của Khang Thúc Chiêu (chủ biên); ở Hàn Quốc có công trình nghiên cứu của Kyong Dong Kim (2000) “Văn hóa trong sự phát triển của tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á”. Ở Việt Nam, vấn đề kinh tế và phát triển kinh tế, v n h a và sự phát triển v n hóa, quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển v n h a đƣợc Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện rất rõ và đầy đủ trong các chỉ thị, các bài nói chuyện, bài phát biểu của Hồ Chí Minh, c c v n kiện của Đảng qua các kỳ đại hội. Ngoài ra, nhiều hội thảo khoa học, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, nhiều luận án tiến sĩ và thạc sĩ, nhiều bài viết trên các tạp chí lý luận và khoa học, trên c c phƣơng tiện thông tin đại chúng và báo chí. Cụ thể phải kể đến một số công trình nghiên cứu theo ba hƣớng chính nhƣ sau: Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kinh tế và phát triển kinh tế. C c công trình này đã kh i qu t lên thực trạng kinh tế, phát triển kinh tế và t ng trƣởng kinh tế ở nƣớc ta so sánh với sự phát triển kinh tế của một số nƣớc khác. Đồng thời các tác giả còn tìm ra những nguyên nhân, rút ra những bài học, từ đ đƣa ra những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp giúp cho sự phát triển kinh tế nƣớc ta đƣợc bền vững. Những công trình đ là: “Kinh tế phát triển” (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003) của PGS.TS Phan Thúc Huân; “Lựa chọn để t ng trƣởng bền vững” (Nxb. Tri thức, 2010) do TS. Nguyễn Đức Thành (chủ biên); “T ng trƣởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản phải vƣợt qua” (Nxb. Lý luận chính trị, 2005) do GS.TS. Nguyễn V n Thƣờng (chủ biên); “Hƣớng tới sự phát triển của đất nƣớc - Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) do GS.TS. Ngô Doãn Vĩnh chủ biên; “Một số vấn để triết học trong sự phát triển kinh tế Việt Nam” (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003) của tác giả Thế Đạt; “Tốc độ và chiến lƣợc t ng trƣờng kinh tế ở Việt Nam” (Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, 2006) do GS.TS. Nguyễn V n Nam, GS.TS. Trần Thọ Đạt chủ biên; “Việt Nam - tầm nhìn 2020” (Nxb. Thanh niên, 2010) của TS. Trần Xuân Kiên; “Kinh tế Việt Nam 2008 - 2015 7 (Những kiến nghị gia tốc tốc lực phát triển lên trên 12% - 15% GDP/n m” ) (Nxb. Hải Phòng, 2008) của TSKT. Lê Khoa. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu về v n h a và ph t triển v n h a, tiêu biểu nhƣ: “Văn hóa - Mục tiêu và động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng; “Văn hóa và con người” (Nxb. V n h a thông tin, 2006) của Nguyễn Trần Bạt; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” (Nxb. V n học, 2002) của PGS. Phan Ngọc; “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - Vai trò của nghiên cứu và giáo dục” (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999); “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam” (2001) và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (2000) của GS. Trần V n Giàu; “Văn hóa Việt Nam - truyền thống và hiện đại” của Viện Thông tin Khoa học xã hội (2000); “Giá trị truyền thống và những thách thức toàn cầu hóa” do GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS. Nguyễn V n Huyên (đồng chủ biên, 2002); “Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Phạm Duy Đức, (Nxb. V n h a - Thông tin và Viện V n hóa, Hà Nội, 2006); Đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của Trần Chí Mỹ, (Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002). Các công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm về v n h a, sự phát triển v n hóa, vị trí vai trò của v n h a với con ngƣời, với dân tộc và với truyền thống bản sắc v n h a Việt Nam... Hướng thứ ba, các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a trong sự phát triển chung của xã hội, nhƣ: “Những lợi ích kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường xã hội chủ nghĩa” đ ng trên Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 2 - 1992; “Những vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường” (Viện thông tin KHXH, Hà Nội, xuất bản n m 1996); “Văn hóa với sự phát triển xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (của Lê Quang Thiêm, chủ biên n m 1998); “Văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội” (2006) của TS. Lê Thanh Sinh; “Văn hóa - Mục tiêu, động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng; “Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế cao, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đến năm 2020” (của tác giả PGS.TS.Nguyễn Thƣờng Lạng, Đại học kinh tế quốc dân); Đề tài KX - 07-13 “Về một số động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay” (do GS Lê Hữu Tầng chủ biên); “V n h a vì sự phát triển” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998) của GS. Phạm Xuân Nam; “Văn hóa và phát triển” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002) của GS.TS. Đỗ Huy; “Tăng trưởng kinh tế 8 và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) do GS.TS. Hoàng Đức Thân, TS. Đinh Quang Ty (chủ biên); “Vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới” của Đào Hải Hậu, (Luận án tiến sỹ triết học, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân v n, 2014)... Ở Thành phố Hồ Chí Minh, là một Thành phố lớn, một trung tâm kinh tế, chính trị, v n h a - xã hội. Hàng n m Thành phố đ ng g p 1/3 thu nhập GDP của cả nƣớc, v n h a c ảnh hƣởng sâu sắc đến phát triển v n h a của dân tộc... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Chính vì thế, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ và chính quyền Thành phố cũng nhƣ c c học giả, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, trong đ x c định lấy phát triển kinh tế và phát triển v n h a là vấn đề trung tâm, xuyên suốt cho sự phát triển bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nƣớc n i chung. Quan điểm đ đƣợc thể hiện rõ nét trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ Thành phố qua các kỳ đại hội, hội nghị trung ƣơng, nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố từ lần I đến lần thứ X. Đặc biệt qua các công trình nghiên cứu, các tác phẩm giá trị phải kể đến nhƣ:“Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển 1698 - 1998”của Hồ Hữu Nhật chủ biên (1999); “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần V n Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên, 1998); “Thành phố Hồ Chí Minh - 30 năm xây dựng và phát triển” của Phan Xuân Biên và Trần Nhu (chủ biên, 2005); “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển” của nhiều tác giả (2002); “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX những vấn đề lịch sử - văn hóa” của Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (chủ biên, 2000); “Xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh” do Phan Xuân Biên (chủ biên, 2007): “Văn hóa ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Minh Hòa (chủ biên, 2007); “Vai trò của văn hóa trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí minh” của Đào Hải Hậu, (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1(161) -2012), vv... Nhìn chung, c c đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập khá sâu sắc các khía cạnh kinh tế và phát triển kinh tế; v n h a và ph t triển v n h a; quan hệ giữa t ng trƣởng kinh tế với phát triển v n h a trong sự phát triển chung của xã hội, đ nh gi đƣợc các thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc trong bảo vệ, xây dựng, phát triển Tổ quốc nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh n i riêng. Đồng thời, chỉ 9 ra đƣợc những thực trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kém và đã đƣa ra một số nhiệm vụ, giải pháp khắc phục. Đây là những đ ng g p quan trọng cần thiết, cần kế thừa để phát triển trong đề tài “Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới”. Tuy vậy, một số đề tài chỉ đề cập đến một khía cạnh của quan hệ giữa phát triển kinh tế và v n h a, kinh tế với tri thức nhƣ Đạo đức trong kinh tế thị trƣờng, hoặc giữ vững bản sắc v n h a trong phát triển kinh tế; c đề tài đề cập đến phát triển kinh tế mà xem nhẹ phát triển v n h a... và c đề tài đề cập đến phát triển v n h a và ph t triển kinh tế một cách thiếu đồng bộ. Tuy nhiên, những công trình trên vẫn là những tài liệu quý báu và bổ ích để tác giả kế thừa trong luận án của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Từ g c độ triết học, trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, luận án nhằm đ nh gi thực trạng, tìm ra nguyên nhân; từ đ đề xuất những phƣơng hƣớng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ của luận án: Một là: Trình bày, phân tích những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Hai là: Phân tích nội dung thực chất về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và những nhân tố t c động đến quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Ba là: Làm rõ thực trạng trong việc giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, đề xuất những phƣơng hƣớng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phƣơng ph p luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế và phát triển v n h a để nghiên cứu và trình bày luận án. 10 Đồng thời luận án sử dụng tổng hợp c c phƣơng ph p nghiên cứu cụ thể nhƣ lôgich và lịch sử; phân tích và tổng hợp; khái quát hóa, trừu tƣợng h a; phƣơng ph p hệ thống - cấu trúc; phƣơng ph p thống kê... để nghiên cứu và trình bày luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, từ việc làm rõ những vấn đề lý luận chung về kinh tế và văn hóa, quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, luận n đã chỉ ra nội dung của quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới là vấn đề tất yếu có tính quy luật của sự phát triển xã hội. Hai là, luận án trình bày, phân tích nội dung và tính đặc thù của quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, để đ nh gi thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, qua đ luận án đề xuất những phƣơng hƣớng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học, luận n đã g p phần trình bày, phân tích làm sáng tỏ một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về kinh tế và v n h a, quan hệ t c động qua lại giữa phát triển kinh tế với phát triển v n h a trong sự phát triển xã hội nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Về ý nghĩa thực tiễn, những phƣơng hƣớng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới mà luận n đƣa ra c ý nghĩa thiết thực góp phần giúp cho Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà kinh tế, c c nhà đầu tƣ tham khảo trong việc hoạch định chủ trƣơng đƣa ra cơ chế, chính sách nhằm phát triển hài hòa, bền vững giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, đ p ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7. Kết cấu cơ bản của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận n đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, 6 tiết. 11 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂNKINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 1.1. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ 1.1.1. Quan điểm về kinh tế và phát triển kinh tế Quan điểm về kinh tế Lịch sử phát triển của con ngƣời là lịch sử của qu trình lao động sáng tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần, nhằm phục vụ cho nhu cầu sống, hƣởng thụ và phát triển của chính con ngƣời. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, con ngƣời ngày càng phát triển và hoàn thiện cả về sức lực, trí tuệ và nhân cách. Trong các hoạt động của con ngƣời, hoạt động sản xuất vật chất hay hoạt động kinh tế là một trong những hoạt động đầu tiên, chiếm vị trí quan trọng bậc nhất, trực tiếp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và quyết định đến tất cả các hoạt động khác của xã hội. Không có hoạt động kinh tế thì không có hoạt động khác. Bởi, hoạt động kinh tế đã tạo ra điều kiện và phƣơng tiện cho con ngƣời sinh sống, tồn tại và phát triển. Điều này đã đƣợc c c nhà tƣ tƣởng và đặc biệt là các nhà sáng lập ra chủ nghĩa M c khẳng định rằng: “Phƣơng thức sản xuất vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần n i chung” [20, tr.13]. Phƣơng thức sản xuất vật chất phù hợp, tạo ra n ng suất, chất lƣợng hiệu quả sản xuất cao, của cải vật chất nhiều làm cho kinh tế phát triển. Chính sự phát triển kinh tế làm cho gia đình đƣợc ấm no hạnh phúc, đất nƣớc đƣợc giàu đẹp và hùng cƣờng. Vì vậy, kinh tế và ph t triển kinh tế luôn là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để đ nh gi mức sống, thu nhập của mỗi gia đình, cộng đồng ngƣời, một quốc gia dân tộc phát triển hay không phát triển, giàu mạnh hay lạc hậu yếu kém. Kinh tế là phạm trù kinh tế học ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của con ngƣời. Song chỉ khi xã hội loài ngƣời phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi đ con ngƣời mới đủ tri thức và đƣa ra những khái niệm về chúng. “Kinh tế” và “ph t triển kinh tế” luôn trở thành đề tài mang tính thời sự của mọi thời đại, mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia dân tộc, mọi c nhân gia đình. Ở phương Đông, thuật ngữ “kinh tế” xuất hiện rất sớm. Trong sách Chu dịch của Trung Quốc đã sử dụng hai từ “kinh tế”. Thuật ngữ “kinh tế” sau đ đƣợc đề cập đến trong c c v n bản đời nhà Tùy, nhà Tống với nguyên nghĩa “kinh bang tế thế”, tức là “sửa nƣớc, cứu đời” hoặc “kinh thế, tế dân” là “trị đời giúp dân”, “kinh bang tế thế”, c thể n i, đây là 12 công việc của một vị vua trong việc ch m lo đời sống vật chất tinh thần của một đất nƣớc, “kinh” trong “kinh bang” - là trị nƣớc, còn “tế” trong “tế thế” - là giúp đời. [2, tr.387]. Tiêu biểu quan điểm kinh tế và phát triển kinh ở Trung Quốc thời cổ đại, là Khổng tử và Mạnh Tử. Khổng Tử (552-479 Tr.CN), là ngƣời sáng lập ra trƣờng phái Nho gia vào cuối thời Xuân Thu. Khi đề cập đến kinh tế ông cho rằng, nguồn gốc của cải vật chất chính là lao động và của cải của nhà vua phải trên cơ sở của cải của nhân dân. Khổng Tử nhấn mạnh, nhà cầm quyền muốn có sức mạnh để trị nƣớc, an dân phải thực hiện ba điều: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ” (Luận ngữ , Nhan Uyên, 7). Tức là: “Lƣơng thực đầy đủ, binh lực cho mạnh và phải đƣợc lòng tin của dân”. Tiếp theo tƣ tƣởng của Khổng Tử là Mạnh Tử (372-289 Tr. CN), tƣ tƣởng chủ yếu trong học thuyết của ông là thế giới quan theo quan điểm tâm học:“vạn vật giai bị ư ngã” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng, 4) và vấn đề triết lý nhân sinh qua thuyết tính thiện và nhân chính. Tuy nhiên, khi đề cập đến kinh tế Mạnh Tử cho rằng, muốn dân sung túc và quốc gia có nền kinh tế mạnh, muốn trị nƣớc bằng nhân nghĩa phải thực hiện việc phân chia ruộng đất công minh và thi hành chế độ “tỉnh điền”. Mạnh Tử viết: “Tề nhân chính, tất tự kinh giới thủy” (Mạnh Tử, Đằng văn Công hạ, 3). Ông còn chỉ ra mẫu hình xã hội lý tƣởng của nền kinh tế tiểu nông là: “Nếu mỗi ngƣời nông phu đƣợc cấp cho n m mẫu đất ở, bèn trồng dâu chung quanh nhà, thì ngƣời n m chục tuổi đƣợc lụa mà mặc. Nếu ai đ chẳng làm sự sinh sản của gia súc nhƣ gà, heo, ch thì ngƣời bảy mƣơi tuổi có thịt mà n. Nếu vua chẳng đoạt mất thì giờ cấy gặt của những gia đình làm ruộng tr m mẫu thì trong nhà có tám miệng n chẳng đến nỗi khổ” (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương thượng, 6). Nhƣ vậy, theo Mạnh Tử để có của cải vật chất (kinh tế) trong mỗi gia đình và đất nƣớc phải do lao động sản xuất nông nghiệp mà ra, đất nƣớc phải thái bình và nhà cầm quyền phải quan tâm tới dân. Ở Ấn Độ, theo triết lý tôn gi o, một trong bốn mục đích mà con ngƣời ta cố gắng đạt đƣợc trong cuộc sống mình là sự giàu c (artha) hay lợi ích vật chất, c i bao gồm quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Tiêu biểu về quan điểm này là Kautilya. Trong t c phẩm Artha-sastra c niên đại khoảng (321-296 Tr.CN) của mình Kautilya n i rõ: “Artha hay sự giàu c là mục đích hàng đầu của cuộc sống con ngƣời, còn c c mục đích kh c thuộc về lĩnh vực tinh thần, nghệ thuật và phải phụ thuộc vào nền tảng kinh tế” (30, tr.169). 13 Ở phương Tây, thuật ngữ “kinh tế” xuất hiện sớm trong các tác phẩm Kinh tế luận của nhà tƣ tƣởng Hy Lạp Xênophon (430-345 TCN) đ là “quản lý gia đình”, tức là quản lý các mặt hàng sản xuất và sinh hoạt trong gia đình chủ nô”. [69, tr.7]. Cũng nhƣ Xênophon là Aritxtốt (384-322 TCN), khi đề cập tới thuật ngữ kinh tế, ông cho rằng “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn bộ giá trị sử dụng. Và tất cả những hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là hoạt động kinh tế. Tuy rằng, quan niệm của ông mang tính trực quan và chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh tế để bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nô mà chƣa c những quan niệm về v n h a và sự gắn bó mật thiết giữa v n h a và kinh tế. Nhƣng trong kinh tế Aritxtốt đã đề cập tới việc trao đổi hàng hóa ra giá trị ngang giá. Vì vậy, C.M c đ nh gi rất cao về Aritxtốt: “Sự thiên tài của Aritxtốt là ở chỗ, trong lúc thể hiện giá trị của hàng hóa ông đã kh m ph ra quan hệ ngang gi , c nghĩa là đang bƣớc qua con đƣờng dẫn đến lý thuyết giá trị - lao động” [132, tr.19]. Ngày nay xã hội phát triển trong một hình thái kinh tế xã hội khá hoàn chỉnh với đa ngành nghề, đa mối quan hệ nên thuật ngữ kinh tế cũng kh c xƣa rất nhiều, rộng hơn và hàm chứa rất nhiều khía cạnh và nội dung đã tạo nên nó. Trong Từ điển bách khoa Việt Nam, kinh tế đƣợc định nghĩa theo hai c ch sau: 1. “Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng ngƣời, một nƣớc liên quan đến toàn bộ quá trình trong một phần của tổng quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội”. 2. “Tổng các mối quan hệ trong quá trình sản xuất một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong tổ chức và hoạt động của cơ sở hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế, kỹ thuật, các loại hình sản xuất tƣơng ứng. Nền kinh tế quốc dân của một nƣớc bao gồm các ngành, các vùng; lãnh thổ, c c cơ sở và các loại hình sản xuất và bao gồm các khâu của nền sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng) trên toàn bộ lãnh thổ của một nƣớc. Mỗi một phƣơng thức sản xuất đều có một nền kinh tế riêng. Mỗi một nền kinh tế đều do các quan hệ sản xuất cũng nhƣ tính trình độ của lực lƣợng sản xuất quy định.” [67, tr.584]. Nhƣ vậy, từ quan niệm về kinh tế nhƣ trên, c thể hiểu phạm trù kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất trong c c điều kiện, phạm vi, và các mối quan hệ kh c nhau. Theo nghĩa này, c kh i niệm hẹp nhƣ “kinh tế gia đình”, “kinh tế tƣ nhân”, “kinh tế ngành”, “kinh tế vùng”, “kinh tế khu vực”, “kinh tế đối ngoại”... còn c những khái niệm rộng nhƣ “kinh tế quốc dân”, “kinh tế thế giới”, “kinh tế toàn cầu”... 14 Kinh tế còn là tiềm n ng, tiềm lực, sức mạnh của một quốc gia, dân tộc trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc, thể hiện ở các công trình xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện và hệ thống giao thông, ở tài nguyên thiên nhiên, ở trình độ phát triển của nền sản xuất, từ đ biểu hiện ở thu nhập quốc dân, mức sống và điều kiện hƣởng thụ của ngƣời dân... Tóm lại, kinh tế là một phạm trù rộng lớn, dù lý giải bằng cách này hay cách khác, theo tác giả kinh tế là tổng thể giá trị vật chất do thiên nhiên trao tặng con người và toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra trong lao động sản xuất, nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của mình. Kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định nhất đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội, là tiềm lực, sức mạnh của một quốc gia, dân tộc. Kinh tế mang tính lịch sử, xã hội rõ rệt. Nhƣ vậy kinh tế là vấn đề cơ bản, đầu tiên, quyết định nhất đến sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội, là sức mạnh của mỗi quốc gia dân tộc: “kinh tế là một phạm trù cơ bản trong lý luận mácxít, phản ánh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn liền với việc tạo ra c c điều kiện vật chất cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu của toàn xã hội trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể” [111, tr.7]. Do vậy, việc và phát triển kinh tế tạo ra nhiều của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu sống và hƣởng thụ của con ngƣời và tạo thêm sức mạnh của quốc gia, dân tộc là tr ch nhiệm chung của mỗi ngƣời và toàn xã hội. Quan điểm về phát triển kinh tế Để làm rõ kh i niệm “ph t triển kinh tế”, luận án tập trung giải quyết những quan điểm chủ yếu có liên quan với nhau. Đ là: thế nào là ph t triển kinh tế và t ng trƣởng kinh tế? So sánh hai khái niệm phát triển kinh tế và t ng trƣởng kinh tế. Phát triển kinh tế là qu trình t ng trƣởng mọi mặt của nền kinh tế, từ số lƣợng, chất lƣợng, chỉ tiêu và hiệu quả của nền kinh tế đến cơ cấu và khả n ng cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời có sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lƣợng cuộc sống, tạo nên sự t ng tiến của toàn bộ hệ thống xã hội. “Ph t triển kinh tế là sự gia t ng về số lƣợng và chất lƣợng của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của nền kinh tế, hiệu quả đầu tƣ, cơ cấu kinh tế, khả n ng cạnh tranh của nền kinh tế so với nƣớc khác trong khu vực và thế giới” [132, tr.77]. Hay n i c ch kh c “ph t triển kinh tế là qu trình theo đ thu nhập thực tế đầu ngƣời của một quốc gia t ng theo thời gian dài và số ngƣời sống dƣới mức nghèo khổ giảm đi và phân phối thu nhập không trở lên bất bình đẳng, phát triển kinh tế là sự t ng tiến của toàn bộ hệ thống xã hội, phát triển kinh tế là đạt đƣợc một số “tiêu chuẩn của hiện đại h a” nhƣ sự t ng n ng suất lao động, công bằng kinh tế và công bằng xã hội, cải thiện c c định chế và 15 các giá trị, c c chính s ch đƣợc phân phối nhịp nhàng hợp lý” [16, tr.78]. “Ph t triển kinh tế là sự t ng trƣởng kinh tế kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lƣợng cuộc sống” [17, tr.78]. Từ những quan niệm trên có thể khẳng định rằng: “Ph t triển kinh tế là quá trình biển đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia t ng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cƣ” [135, tr.425]. Đối với c c nƣớc đang ph t triển thì “ph t triển kinh tế là quá trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đ i nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là sự t ng trƣởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, v n h a, ph p luật, thậm chí về kỹ n ng quản lý, phong cách và tập tục” [135, tr.425]. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử dẫn tới quá trình nhận thức ở mỗi giai đoạn lịch sử mà con ngƣời lại có quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế. C ch đây hơn nửa thế kỷ khi thế giới bƣớc ra khỏi thế chiến thứ nhất, để ổn định kinh tế xã hội, phát triển đất nƣớc, các quốc gia đã đặt trọng tâm là đầu tƣ, sản xuất, tự túc lƣơng thực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất thay thế nhập khẩu, sản xuất hƣớng tới thị trƣờng nƣớc ngoài... Do vậy, lúc bấy giờ quan niệm về phát triển có nội hàm thuần túy về phát triển kinh tế, phát triển kinh tế (development economic) đồng nghĩa với t ng trƣởng kinh tế. Vào thập niên những n m 1970, sau một thời kỳ hàn gắn vết thƣơng chiến tranh thế giới thứ hai và tập trung phát triển kinh tế, củng cố sức mạnh và vị thế trên trƣờng quốc tế, c c nƣớc đua nhau ph t triển công nghiệp, khai thác tài nguyên và tìm kiếm thị trƣờng, làm cho kinh tế các nƣớc và thế giới phát triển với tốc độ chƣa từng có. Hệ quả của cuộc chạy đua ph t triển kinh tế và xác lập quyền lực ấy có hai mặt với xu hƣớng thuận nghịch. Một mặt lực lƣợng sản xuất và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ, bộ mặt vật chất của xã hội đƣợc thay đổi rõ rệt từng ngày, mức sống và hƣởng thụ của ngƣời dân ở các nƣớc t ng cao. Mặt khác, các khu công nghiệp và đại công nghiệp, c c phƣơng tiện giao thông đã thải chất độc đang hủy hoại bầu khí quyển, sự tàn phá các khu rừng, sa mạc để khai thác tài nguyên làm biến đổi khí hậu và sự tranh giành tài nguyên diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ liên miên... Tất cả những vấn đề trên đã và đang hủy hoại môi trƣờng, môi sinh và cuộc sống của con ngƣời nhƣ cạn kiệt, khô cằn, lụt lội, bệnh tật, chết chóc... Thực chất đây là t ng trƣởng kinh tế chứ không phải là phát triển kinh tế. “Tăng trưởng kinh tế là sự gia t ng về n ng lực của cải vật chất đ p ứng nhu cầu hƣởng thụ của xã hội... thƣờng đƣợc đo lƣờng dựa trên các chỉ số tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)” [117,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất