Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ giữa nhật bản và các nước tiểu vùng sông mekong từ sau chiến tranh lạnh ...

Tài liệu Quan hệ giữa nhật bản và các nước tiểu vùng sông mekong từ sau chiến tranh lạnh đến nay

.PDF
257
1
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- HUỲNH PHƯƠNG ANH QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- HUỲNH PHƯƠNG ANH QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại Mã số: 62.22.50.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TIẾN LỰC Phản biện độc lập: 1. PGS.TS Hoàng Văn Hiển 2. GS.TS Nguyễn Văn Kim Phản biện: Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Kim Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Văn Việt Phản biện 3: PGS.TS Ngô Minh Oanh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều có chú thích rõ ràng. Các kết quả phân tích và kết luận nêu trong luận án là hoàn toàn mới. TP.HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận án Huỳnh Phương Anh 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 10 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 13 2.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc .................................................................... 14 2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ..................................................................... 18 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 21 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 22 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................... 22 4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 22 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 25 5.1 Nguồn tài liệu ...................................................................................................... 25 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 26 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................ 27 7. Bố cục luận án ....................................................................................................... 28 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CÁC NƢỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH LẠNH .......................................................................................... 30 1.1 Khái quát về Tiểu vùng sông Mekong ................................................................ 30 1.1.1 Về khái niệm Tiểu vùng sông Mekong ............................................................ 30 1.1.2 Những đặc trƣng của Tiểu vùng sông Mekong ................................................ 35 1.2 Quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 .................................................................................................... 39 1.3 Quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trong giai đoạn chiến tranh Lạnh ........................................................................................................ 47 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 69 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CÁC NƢỚC TIỂU VÙNG 2 SÔNG MEKONG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 ............................................ 74 2.1 Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 1991 đến năm 2008 ................................................................ 74 2.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................................ 74 2.1.2 Chính sách của Nhật Bản đối với các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong ............. 83 2.1.3 Chính sách của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đối với Nhật Bản ............. 88 2.2 Thực trạng quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 1991 đến 2008 ........................................................................................................... 90 2.2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao ........................................................................... 90 2.2.2 Quan hệ kinh tế thƣơng mại ............................................................................ 94 2.2.3 Hợp tác văn hóa giáo dục .............................................................................. 107 2.3 Nhận xét và đánh giá về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 1991 đến năm 2008 .............................................................. 112 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.......................................................................................... 119 CHƢƠNG 3: QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CÁC NƢỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2015 .......................................... 121 3.1 Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 2009 đến năm 2015 .............................................................. 121 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực .......................................................................... 121 3.1.2 Chính sách của Nhật Bản đối với các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong ........... 128 3.1.3 Chính sách của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đối với Nhật Bản ........... 130 3.2 Thực trạng quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 2009 - 2015 ............................................................................................................. 132 3.2.1 Quan hệ chính trị ngoại giao .......................................................................... 132 3.2.2 Quan hệ kinh tế thƣơng mại ........................................................................... 137 3.2.3 Hợp tác văn hóa giáo dục .............................................................................. 146 3.3 Triển vọng của mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong.................................................................................................................... 151 3.3.1 Những cơ hội .................................................................................................. 151 3 3.3.2 Những thách thức ........................................................................................... 156 3.3.3 Những giải pháp thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong phát triển ...................................................................................................................... 165 3.4 Vị thế của Việt Nam trong quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong ........ 168 3.4.1 Những nhân tố tạo nên vị thế của Việt Nam trong quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong .................................................................................................. 168 3.4.2 Quá trình xác lập vị thế của Việt Nam trong quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong ........................................................................................................... 170 3.4.3 Các gợi ý về chính sách giúp Việt Nam tăng cƣờng vị thế trong mối quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong ...................................................................... 172 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................... 175 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 184 PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................... 207 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh ACMECS Ayeyawadi - Chao Praya Mekong Economic Cooperation Strategy Chiến lƣợc hợp tác kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya Mekong Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Asean Mekong Basin Development Cooperation AEM - MITI Economic and Industrial Cooperaton Commitee Asia Pacific Economic Cooperation Asean Region Forum Hợp tác phát triển ASEAN - Lƣu vực sông Mekong Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN - METI Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng Diễn đàn khu vực ASEAN Association of South East Asian Nations ASEAN Plus One Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cơ chế ASEAN+1 CAFTA China Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc CLMV Campuchia - Laos - Myanmar – Vietnam CLV Development Triangle Area Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam Tam giác phát triển Đông Dƣơng (Campuchia - Lào - Việt Nam) ADB AFTA AMBDC AMEICC APEC ARF ASEAN ASEAN+1 CLV Tiếng Việt 5 COLOMBO PLAN Colombo Plan for cooperative Kế hoạch Colombo về việc hợp economic and social development tác kinh tế và phát triển xã hội ở in Asia and the Pacific khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng đƣợc thông qua tại Hội nghị ngoại trƣởng 7 nƣớc thuộc Khối Liên hiệp Anh (Australia, Ấn Độ, New Zealand, Pakistan, Sri Lanka, Anh, Canada) vào tháng 1 năm 1951. Mục đích của Kế hoạch Colombo là thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực Á châu và Thái Bình Dƣơng thông qua việc đào tạo nhân sự chuyên môn, viện trợ tài chính để xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣ cầu cống, sân bay, đƣờng sắt, bệnh viện, nhà máy. Uỷ ban hỗ trợ phát triển EAF Development Assistance Committee East Asia Forum EAS East Asia Summit Hội nghị cao cấp Đông Á EPA Economic Partnership Agreement Economic Social Commission for Asia and the Pacific East - West Economic Corridor Hiệp định đối tác kinh tế FEC Forum for the Comprehensive Development of Indochina Friendship Exchange Council FDI Foreign Direct Investment Diễn đàn phát triển tổng hợp Đông Dƣơng Hiệp hội xúc tiến ngoại giao nhân nhân Nhật Bản Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA Free Trade Agreement/ Area GDP Gross Domestic Product DAC ESCAP EWEC FCDI Diễn đàn Đông Á Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng Hành lang kinh tế Đông – Tây Hiệp định/ Khu vực mậu dịch tự do Tổng sản phẩm quốc nội 6 GMS Greater Mekong Subregion IMF International Monetary Fund Tiểu vùng sông Mekong mở rộng Quỹ tiền tệ quốc tế IAI Initiative of ASEAN Integration Sáng kiến hội nhập ASEAN ICORC International Committee on the Uỷ ban quốc tế về phục hồi reconstruction of Cambodia Campuchia JACEP Japan - ASEAN Comprehensive Economic Partnerhip Japan - ASEAN General Exchange Fund Japan - ASEAN Integration Fund JAGEF JAIF JBIC JETRO JICA JTEPA Japan Bank for International Cooperation Japan Export Trade Research Organization Japan International Cooperation Agency Japan - Thailand Economic Partnership Agreement Japan - Vietnam Economic Partnership Agreement KANKEIREN Kansai Economic Federation JVEPA LMI METI MJ - CI MRC MS NGO Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản Quỹ giao lƣu Nhật Bản - ASEAN Quỹ hội nhập Nhật Bản - ASEAN Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Thái Lan Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam Liên đoàn kinh tế vùng Kansai Nhật Bản Lower Mekong Initiative Sáng kiến hạ lƣu sông Mekong Ministry of Economy, Trade and Industry Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản Mekong - Japan Economic and Sáng kiến hợp tác kinh tế và Industrial Cooperation Initiative công nghiệp Mekong - Nhật Bản Mekong Subregion Ủy hội sông Mekong (tiền thân là MC - Mekong Commission Ủy ban sông Mekong) Tiểu vùng sông Mekong Non Government Organization Tổ chức phi chính phủ Mekong River Commission 7 Nippon Keidanren NIPPON KEIDANREN Official Development Assitance ODA PKO PLAZA ACCORD United Nations Peacekeeping Operations Hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc Plaza Accord Thỏa ƣớc tài chính đƣợc ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 bởi nhóm G5 bao gồm Mĩ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Mục đích của hiệp định này là đi đến thỏa thuận giảm giá đồng USD Mĩ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức bằng cách can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối. Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp Liên bang Myanmar là cơ quan quyết định tối cao của chính quyền quân sự do tƣớng Saw Maung thành lập vào năm 1988. SLORC State Law and Order Restoration Council TAC Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia United Nation Development Programme World Trade Organization UNDP WTO Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản Viện trợ phát triển chính phủ Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á Chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc Tổ chức thƣơng mại thế giới 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thƣơng mại Nhật Bản - Đông Nam Á (1929 -1939) Bảng 1.2: Thƣơng mại Nhật Bản - Đông Nam Á (1940 - 1945) Bảng 1.3: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (1950 - 1953) Bảng 1.4: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong năm 1980 và 1990 Bảng 1.5: ODA Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (1959 - 1990) Bảng 2.1: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (1991 - 2000) Bảng 2.2: Thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản (1986 - 2000) Bảng 2.3: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (2002 - 2006) Bảng 2.4: Đào tạo tiếng Nhật tại các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trong những năm 1990 đầu những năm 2000 Bảng 3.1: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (2009 - 2014) Bảng 3.2: Đào tạo tiếng Nhật ở các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ năm 2006 2012 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (1930 - 1940) Biểu đồ 1.2: Thƣơng mại Nhật Bản - Đông Dƣơng (1956 - 1960) Biểu đồ 1.3: Kim ngạch thƣơng mại Nhật Bản - Việt Nam Cộng Hòa (1965 - 1974) Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ đầu tƣ của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong năm 1960 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đầu tƣ của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (1995 2006) Biểu đồ 2.2: Viện trợ của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (1992 - 2000) Biểu đồ 2.3: Viện trợ của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (2001 - 2008) Biểu đồ 3.1: Tổng sản lƣợng thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (2009 - 2015) Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ gia tăng thƣơng mại Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong (2009 - 9 2015) Biểu đồ 3.3: Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (2009 - 2012) Biểu đồ 3.4: Giá lao động tại các nƣớc châu Á năm 2013 Biểu đồ 3.5: Số doanh nghiệp Nhật Bản tại Campuchia và Myanmar (2007 2013) Biểu đồ 3.6: Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Campuchia và Myanmar (2009 2013) Biểu đồ 3.7: Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản tại Lào (2005 - 2013) Biểu đồ 3.8: Viện trợ của Nhật Bản cho Tiểu vùng sông Mekong (2010 - 2013) 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu vùng sông Mekong là khu vực bao gồm các quốc gia có dòng Mekong chảy qua, khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, theo hƣớng Bắc - Nam đổ ra Biển Đông. Với vai trò kết nối khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và khu vực Nam Á, Tiểu vùng sông Mekong giữ vị thế địa kinh tế, địa chính trị quan trọng trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Nhật Bản là nƣớc nằm trong khu vực Đông Bắc Á có vị trí địa lý gần gũi với các nƣớc thuộc Tiểu vùng sông Mekong. Quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đã có từ rất sớm. Vào thế kỷ VIII đã có sự tiếp xúc giữa ngƣời Nhật và cƣ dân ở Tiểu vùng sông Mekong. Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, số thuyền buôn Nhật Bản đến các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong chiếm số lƣợng nhiều nhất ở Đông Nam Á. Các thuyền buôn của Nhật Bản đã đến các cảng thị lớn của Tiểu vùng sông Mekong trong thời kỳ này nhƣ Hội An, Ayutthaya và đã lập nên các phố Nhật sầm uất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ giữa Nhật Bản với các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đã bƣớc qua những giai đoạn phát triển thăng trầm. Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong bị Nhật Bản chiếm đóng. Từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Tiểu vùng sông Mekong luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do tình hình chính trị ở các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong mà cụ thể là các nƣớc Đông Dƣơng không ổn định nên quan hệ chính trị ngoại giao và kinh tế thƣơng mại giữa Nhật Bản và các nƣớc tiểu vùng vẫn còn nhiều hạn chế. Sự kết thúc của chiến tranh Lạnh đã đƣa thế giới bƣớc vào một giai đoạn lịch sử mới: giai đoạn của hòa bình, hợp tác và phát triển. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tuy bị rơi vào cuộc khủng hoảng kéo dài nhƣng vị thế của Nhật Bản trên trƣờng quốc tế vẫn đƣợc củng cố và tăng cƣờng do những quan tâm về kinh tế trở thành những ƣu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Nhật Bản đã có những nỗ lực lớn để dần thoát khỏi sự ảnh hƣởng của Mĩ, phấn đấu vƣơn lên vị trí 11 cƣờng quốc chính trị thế giới, tƣơng xứng với tiềm lực kinh tế - tài chính của mình. Thƣơng mại và đầu tƣ đã giúp Nhật có thể gây ảnh hƣởng đối với các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển, nhất là các nƣớc Đông Nam Á. Từ sau những năm 1990, tình hình trong khu vực Đông Nam Á có những thay đổi sâu sắc, ASEAN đã trở thành tổ chức khu vực hoàn chỉnh, ngày càng có uy tín trên thế giới. Là một bộ phận của ASEAN, Tiểu vùng sông Mekong đã trở thành một khu vực địa kinh tế, địa chính trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Tiểu vùng sông Mekong vốn là một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, một thị trƣờng cung cấp sức lao động và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Từ sau khi vấn đề Campuchia đƣợc giải quyết vào năm 1991, các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong (trừ Thái Lan và Myanmar) tập trung vào việc tái thiết đất nƣớc và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức và cơ chế hợp tác đa phƣơng đã đƣợc hình thành ở Tiểu vùng sông Mekong nhƣ Uỷ ban sông Mekong (Mekong River Commission: MRC), Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion: GMS),… góp phần nâng cao vị thế chính trị của tiểu vùng ở châu Á nói chung cũng nhƣ Đông Nam Á nói riêng. Tiểu vùng sông Mekong đã trở thành mục tiêu hợp tác lí tƣởng đối với các cƣờng quốc lớn trong đó có Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, sự tự do hóa thƣơng mại và mở cửa thị trƣờng của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đã tạo điều kiện cho Nhật Bản thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng ở tiểu vùng này. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hợp tác về chính trị ngoại giao, kinh tế thƣơng mại với các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong - thành viên của ASEAN sẽ giúp Nhật tăng cƣờng quan hệ đầy đủ và toàn diện với ASEAN. Tiểu vùng sông Mekong đóng vai trò nhƣ một chất xúc tác thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc ASEAN thuận lợi hơn. Tuy quan hệ Nhật Bản - Tiểu vùng sông Mekong không có lịch sử phát triển lâu dài và vững chắc nhƣ quan hệ Nhật Bản - ASEAN nhƣng hiện nay mối quan hệ này đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những cặp quan hệ quốc tế năng động và đầy triển vọng nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Từ những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đã 12 phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục. Nhật Bản đã trở thành đối tác hàng đầu của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong về thƣơng mại, đầu tƣ và viện trợ. Các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong cũng trở thành bạn hàng lớn của Nhật Bản, thu hút số lƣợng lớn đầu tƣ của Nhật Bản ra nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trong các mối quan hệ quốc tế và đặc biệt là muốn dựa vào các nƣớc tiểu vùng này để có sự tăng cƣờng ảnh hƣởng về chính trị và kinh tế tại khu vực châu Á. Thực tế, mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong hiện nay đã đạt đến độ chín muồi với sự phát triển trên mọi lĩnh vực, từ đối trọng về chính trị - an ninh đến đối tác toàn diện về kinh tế và hữu nghị trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục. Chính điều này đã tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong bƣớc vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Do tầm quan trọng ngày càng đƣợc khẳng định và tăng cƣờng của mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong nên việc nghiên cứu mối quan hệ này mang tính cấp thiết cao. Quan hệ giữa Nhật Bản và các Tiểu vùng sông Mekong có vai trò quan trọng trong việc lý giải mối quan hệ giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, góp phần mở rộng việc hợp tác trong giai đoạn hiện nay giữa Nhật Bản và ASEAN. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ này cũng góp phần thiết thực trong việc xác định vị thế của Việt Nam, một quốc gia thành viên của Tiểu vùng sông Mekong và cũng là đối tác quan trọng của Nhật Bản. Việc phát huy vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong để từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bàn cờ chính trị và quan hệ quốc tế ở khu vực và thế giới rất đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc ta. Việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong không chỉ giúp tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong con mắt của Nhật Bản mà còn đối với các đối tác quan trọng khác. 13 Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề ―Quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ sau chiến tranh Lạnh đến nay‖ làm đề tài cho Luận án Tiến sĩ Sử học của mình. Với công trình này, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, làm rõ những bƣớc phát triển trong quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong, luận giải những nhân tố tác động, đánh giá về những thành công, hạn chế của mối quan hệ này, để từ đó góp phần nhận diện rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về một trong những mối quan hệ quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung. Bên cạnh đó, công trình này còn đóng góp tích cực cho việc nâng cao nhận thức, hƣớng đến một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng nhƣ giữa Việt Nam - ASEAN với Nhật Bản. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ sau chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhật Bản vẫn là một trong những cƣờng quốc kinh tế hàng đầu thế giới, trong khi đó Tiểu vùng sông Mekong đã nổi lên nhƣ một tiểu vùng địa kinh tế - địa chính trị nổi bật. Với vị thế đặc biệt này, cả Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đều trở thành những nhân tố chủ chốt có ảnh hƣởng quan trọng đối với bàn cờ chính trị và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng nói chung cũng nhƣ Đông Nam Á nói riêng. Do đó việc nghiên cứu từng chủ thể độc lập cũng nhƣ mối quan hệ giữa Nhật Bản các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong không chỉ nhận đƣợc sự quan tâm của giới chính trị, học giả Nhật Bản và các nƣớc trong Tiểu vùng sông Mekong mà còn của các quốc gia khác trên thế giới. Cho tới nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào viết về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong một cách hoàn chỉnh mà chỉ có một số công trình hay bài viết có liên quan. Việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài này từ trƣớc đến nay diễn ra theo 3 hƣớng chính: quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên phƣơng diện tổng thể, quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên từng lĩnh vực cụ thể và quan hệ song phƣơng giữa Nhật Bản với từng nƣớc trong khu vực này. 14 2.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong, từ nghiên cứu tổng thể đến nghiên cứu trên từng lĩnh vực hợp tác cụ thể nhƣ kinh tế, chính trị, văn hoá. Ƣu điểm của các công trình này là có nguồn gốc rõ ràng, có tính chính xác và giá trị cao, đƣợc tác giả trích dẫn lại trong luận án của mình. 2.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên phƣơng diện tổng thể Về quan hệ giữa Nhật Bản và Tiểu vùng sông Mekong trên phƣơng diện tổng thể, Shiraishi Masaya có công trình liên quan đến đề tài là Sự biến đổi trong chính sách khu vực của Nhật Bản đối với Indochina - Mekong vào năm 2011. Shiraishi đã phân tích về sự hình thành và biến đổi trong chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ thời kỳ thực dân đến sau thời kỳ chiến tranh Lạnh. Tuy công trình đã cung cấp một bức tranh tƣơng đối toàn diện về sự phát triển chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với tiểu vùng này từ thời kỳ thực dân đến sau thời kỳ chiến tranh Lạnh nhƣng còn mang tính khái quát và quá nhấn mạnh đến vai trò của Nhật Bản. Chi tiết hơn công trình của Shiraishi là hai nghiên cứu của Shimabayashi Takaki với đề tài Sự xuất hiện khái niệm viện trợ khu vực đối với ba nƣớc Đông Dƣơng năm 2011 và Quá trình hình thành chính sách của Nhật Bản đối với Ủy ban sông Mekong: nhìn từ quan điểm đối nội và quan hệ quốc tế năm 2012. Trong hai bài viết này, Shimabayashi Takaki đã phân tích chính sách của Nhật Bản hƣớng tới hai đối tƣợng: thứ nhất là Đông Dƣơng thông qua hình thức viện trợ và thứ hai là Khuôn khổ hợp tác giữa các nƣớc hạ lƣu vực sông Mekong - Ủy ban sông Mekong thông qua các sáng kiến và hoạt động giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức chính phủ và công ty Nhật Bản. Điểm hạn chế của hai nghiên cứu này là chỉ tập trung phân tích chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Tiểu vùng sông Mekong trong thời kỳ chiến tranh Lạnh mà thôi. 15 2.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên từng lĩnh vực cụ thể Trong các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên từng lĩnh vực cụ thể thì các công trình nghiên cứu trên phƣơng diện kinh tế chiếm số lƣợng áp đảo nếu không muốn nói là toàn bộ. Trong bài viết Roles of Japan and ADB in Mekong subregion vào năm 2002, Jean Pierre Verbiest đã làm sáng tỏ vai trò của Nhật Bản và ADB với tƣ cách là nhà sáng lập, nhà cấp vốn, nhà đầu tƣ và nhà bảo trợ lớn cho Tiểu vùng sông Mekong. Stone Susan và Anna Strutt trong công trình Transport infrastructre and trade facilitation in the Greater Mekong Subregion vào năm 2009 cũng đề cập đến vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và thƣơng mại của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong. Tuy vai trò của Nhật Bản đối với Tiểu vùng sông Mekong trên phƣơng diện kinh tế đƣợc đề cập khá sâu nhƣng đối tƣợng mà hai công trình này hƣớng đến lại là GMS, khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng với sự bao hàm cả Trung Quốc. Trong các bài viết Xoay quanh hiện trạng và triển vọng hợp tác khu vực trong khai thác khu vực sông Mekong của Nomoto Keisuke và Hiện trạng và chủ đề hợp tác ở khu vực bán đảo Đông Dƣơng - xuất phát từ quan điểm hợp tác phát triển các khu vực của Morinozo Koichi vào năm 2002, các tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi Nhật Bản tham gia hợp tác ở Tiểu vùng sông Mekong, đề xuất Nhật Bản cần quan tâm một cách toàn diện và xem Tiểu vùng sông Mekong nhƣ một mục tiêu quan trọng trong chính sách đối với ASEAN. Các công trình này đều đứng trên lập trƣờng của Nhật Bản và nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản trong mối quan hệ hợp tác với Tiểu vùng sông Mekong. Shiraishi Masaya có một loạt các bài viết đề cập đến vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong: Chính sách viện trợ của Nhật Bản đối với 3 nƣớc Đông Dƣơng trong những năm 1990 vào năm 2008 và Chính sách viện trợ của Nhật Bản đối với 3 nƣớc Đông Dƣơng vào đầu thế kỷ XXI vào năm 2009, Viện trợ của chính phủ Nhật Bản 16 đối với sự phát triển của tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam: 2004 - 2007 vào năm 2013. Các công trình này đã cung cấp cái nhìn toàn diện về chính sách viện trợ cũng nhƣ các số liệu cụ thể về viện trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản cho Việt Nam, Lào, Campuchia và cùng với đó là Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trong những năm 1990 và 2000. Đây là các công trình cung cấp các số liệu đáng tin cậy về nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản đối với Tiểu vùng sông Mekong, là nguồn tham khảo có giá trị đối với luận án. Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với từng nƣớc Tiểu vùng sông Mekong. Tuy nhiên, do sự hạn chế về phạm vi kiến thức và điều kiện tiếp cận, chúng tôi chỉ đề cập đến các công trình mà chúng tôi tham khảo và trích dẫn trong luận án của mình. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Thái Lan, trong hai bài viết có nhan đề Economic relations between Thailand and Japan của Khien Theeravit vào năm 1974 và Current development in Thai - Japanese economic relations: trade and investment của Medhi Krongkaew vào năm 1980, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò to lớn của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan trong những năm 1970 - 1980 thông qua đầu tƣ trực tiếp và viện trợ ODA. Về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Myamar có bài nghiên cứu của Thanyarat Apiwong vào năm 2009 với đề tài The role of the Japanese in Myanmar: Economic relations between Japan and Myanmar in historical perspective đề cập đến sự viện trợ và đầu tƣ của Nhật Bản đối với Myanmar từ năm 1950 cho đến thời điểm năm 1988 khi Mĩ và các nƣớc phƣơng Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với Myanmar. Chheang Vannarith có công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Campuchia Cambodia: between China and Japan vào năm 2009. Trong công trình này, bên cạnh việc khẳng định vai trò quan trọng của Nhật Bản với tƣ cách là nhà viện trợ lớn và tích cực cho Campuchia, tác giả đã làm một bài toán so sánh giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong mối quan hệ với Campuchia. Nhà nghiên cứu Lào Saykhong Saynasine có công trình The situation of Japan - Lao relations 17 and future cooperation prospect vào năm 2011 trình bày về quan hệ giữa Nhật Bản và Lào trên lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, đƣa ra những triển vọng và thách thức của mối quan hệ song phƣơng Nhật - Lào. Đặc điểm chung của các công trình trên là nhấn mạnh đến vai trò mang tính một chiều của Nhật Bản. Các số liệu về kinh tế đƣợc đƣa ra tuy có độ tin cậy cao nhƣng khá cũ và chƣa có tính cập nhật. Trên phƣơng diện quan hệ chính trị ngoại giao giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong, Shiraishi Masaya cũng có công trình Lịch sử quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc CLMV - lĩnh vực chính trị ngoại giao vào năm 2011 và Nhật Bản và các nƣớc Đông Nam Á lục địa vào năm 2014. Trong các công trình này, Shiraishi Masaya trình bày một cách chi tiết mục đích, nội dung và kết quả của các cuộc gặp gỡ và hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản và các nƣớc Đông Nam Á lục địa tức các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong từ sau chiến tranh Lạnh đến năm 2013. Tuy có giá trị tham khảo cao nhƣng các công trình này còn mang nặng tính chất liệt kê, chƣa vạch ra đƣợc những đặc điểm nổi bật cũng nhƣ sự phát triển về chất trong mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa Nhật Bản với Tiểu vùng sông Mekong trong thế kỷ XXI. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong trên lĩnh vực văn hoá giáo dục còn rất hạn chế. Các hoạt động giao lƣu văn hoá, trao đổi nghệ thuật giữa Nhật Bản và các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong đƣợc trình bày trên các website của Quỹ giao lƣu quốc tế Nhật Bản (Japan Foudation), Lãnh sự quán Nhật Bản tại các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong hay Lãnh sự quán các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong tại Nhật Bản. Các nội dung chủ yếu mang nặng tính thông tin, rời rạc và chƣa có sự hệ thống. Về lĩnh vực giáo dục, tình hình đào tạo tiếng Nhật tại các nƣớc Tiểu vùng sông Mekong mà cụ thể là số lƣợng ngƣời học, giáo viên, các trƣờng và cơ sở đào tào tiếng Nhật đƣợc cơ quan giáo dục tiếng Nhật thuộc Quỹ giao lƣu quốc tế Nhật Bản thống kê hàng năm. Các số liệu này có độ tin cậy cao nhƣng chỉ mang tính chất thông tin chƣa có giá trị học thuật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất