Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)”...

Tài liệu Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)”

.PDF
67
414
54

Mô tả:

Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)”
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam. 1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực. Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương. Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước, của Tiểu v ng Mekong và cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới, nhưng nếu biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế một cách hiệu quả những thách thức, khó khăn, hợp tác Campuchia Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng. 1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Những mâu thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bên ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa diện trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh phe phái trong nội bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, những tác động trái chiều của các nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu sắc tới mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt Nam những đối sách ph hợp trong quan hệ với nước láng giềng ở v ng biên giới Tây Nam của đất nước. 1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài mới chưa từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp quan hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia. Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ với hy vọng góp phần nghiên cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và quan hệ Campuchia - Việt Nam nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu của các học giả Việt Nam Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân Việt Nam, do vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về đất nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc. 2.1.1. Những công trình viết chung về lịch sử quan hệ giữa ba nước Đông Dương Công trình “Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương” (1983) do Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà chủ biên là một tác phẩm được xuất bản khá sớm. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó, tác giả Nguyễn Hào H ng với bài viết “Lịch sử một thế kỷ liên minh đoàn kết chiến đấu và toàn thắng của nhân dân ba nước Đông Dương” đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Lào từ trong lịch sử đấu tranh cho đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả nhìn nhận mối quan hệ khăng khít của ba nước Đông Dương dựa trên nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược cho đến kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở hình thành mối quan hệ thiết thân giữa nhân dân ba nước Đông Dương, khẳng định đây không chỉ là mối quan hệ láng giềng truyền thống mà còn là mối quan hệ của các quốc gia c ng chung nguồn cội văn hóa, lịch sử và điều kiện phát triển trong một khu vực “thống nhất nhưng đa dạng”. Tuy không đề cập riêng về quan hệ Campuchia - Việt Nam, nhưng qua đó vẫn thấy được rất nhiều điểm tương đồng tạo nên nền tảng của mối quan hệ này. Nguyễn Văn Cường trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006)” (2007) trên cơ sở trình bày và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ ba nước đã đề cập đến quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao thông vận tải cũng như dự báo triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ba chủ thể Việt Nam - Lào - Campuchia trong hợp tác kinh tế, nên công trình chưa đi sâu tìm hiểu, khai thác và phân tích cụ thể mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực khác và chỉ dừng lại năm 2006. Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý trong công trình “Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam Lào - Campuchia” (2009) đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Các tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam với Campuchia và Lào đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử. Những điểm chung đó không chỉ giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ th chung mà còn tạo lập vị thế để cả ba quốc gia c ng vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia ở khu vực Tam giác Phát triển (1999 - 2009)” (2011), Nguyễn Duy H ng đã bước đầu nêu bật được những thành tựu hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và Lào ở v ng giáp ranh biên giới phía Tây. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng nên tác giả chưa đi sâu phân tích quan hệ Campuchia - Việt Nam. 2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Campuchia hoặc Việt Nam Phạm Đức Thành là người có nhiều công trình nghiên cứu về đất nước và con người Campuchia, cũng như mối quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm “Lịch sử Campuchia” (1995) của tác giả là một công trình biên soạn công phu, có tính khái quát về đất nước Khmer. Tuy nhiên, do phạm vi và đối tượng nghiên cứu quá rộng nên tác giả ít đề cập đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam và nếu có cũng chỉ dừng lại vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Mặc d vậy, công trình này đã mô tả khái quát đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Campuchia từ thời kỳ khởi nguyên đến trước năm 1995, qua đó cho thấy được những điểm tương đồng giữa hai quốc gia, dân tộc là cơ sở cho mối quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày nay. Lê Thị Ái Lâm trong đề tài nghiên cứu “Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay” (2006) đã trình bày thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004), với các nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, nguồn nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội… ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Vũ Dương Huân (chủ biên) trong “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2000)” (2002) đã khái quát chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bối cảnh mới trong nước và thế giới. Do đối tượng nghiên cứu khá rộng, cho nên tác giả chỉ mới đề cập một vài nét cơ bản nhất của quan hệ Việt Nam - Campuchia về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - khoa học - kỹ thuật và một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia. 2.1.3. Những công trình đề cập chung đến quan hệ Campuchia - Việt Nam Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan chuyên trách nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, cũng như quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Viện đã cho xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu đi vào phân tích, lý giải thực trạng cũng như xu hướng của mối quan hệ hai nước. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: Báo cáo chuyên đề “Quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực trạng và triển vọng”; Đề tài cấp Viện “Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Hiện trạng và giải pháp” (2006); Hội thảo Khoa học “Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển” (2007) quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, y tế… Mặc d góc độ nhìn nhận khác nhau, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, song các học giả đều cho rằng quan hệ Campuchia - Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn lao, ngày càng phát triển đi lên ph hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới, cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, nhiều tác giả cũng chỉ ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quan hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết, đồng thời cũng đưa ra một số dự báo khá lạc quan về xu hướng phát triển giữa hai quốc gia trong vài năm. Công trình “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2010) của Nguyễn Thế Hà và cộng sự đã có những phân tích sâu sắc về những biến động của nội tình đất nước Campuchia trên phương diện kinh tế, chính trị. Qua việc biện giải một số vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, tình hình kinh tế của Campuchia cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ đối với Campuchia, các tác giả đã cho thấy tính hai mặt (thuận và trái chiều) trong mối quan hệ Campuchia - Việt Nam và bước đầu đưa ra những giải pháp mang tính gợi mở cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, do xuất phát từ đối tượng nghiên cứu nên các tác giả chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá những thành tựu của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như những tác động của vấn đề này đến hai chủ thể và khu vực. Công trình “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Campuchia qua biên giới trên bộ thời kỳ đến năm 2005” (2002) do Doãn Kế Bôn làm chủ nhiệm cho rằng hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Campuchia đã có những diễn biến rất phức tạp và tuy đạt được những thành tựu nhất định, song trên thực tế còn nhiều điều bất cập, từ quản lý đến tổ chức vận hành… Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu, sự kiện, các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tình hình thương mại giữa hai nước đến năm 2005. Nguyễn Thanh Đức trong luận văn thạc sĩ “Nhân tố kinh tế trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia” (2008) đã trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1991 - 2008, trong đó tác giả đánh giá cao nhân tố kinh tế trong mối quan hệ hai nước, khẳng định đây là nhân tố góp phần rất lớn trong sự hình thành và phát triển đối tác chiến lược Việt Nam Campuchia. Tác giả cũng nêu lên những triển vọng và kiến nghị phương hướng, giải pháp trong việc phát triển quan hệ hai nước dựa trên cơ sở thực tế đã phân tích, trong đó thấy được tiềm năng và quá trình phát triển đi lên của quan hệ Việt Nam - Campuchia là một tất yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Lâm Ngọc Uyên Trân trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Campuchia: Thực trạng và giải pháp” (2008) nghiên cứu hợp tác du lịch giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó tập trung đề xuất các giải pháp phát triển hợp tác du lịch giữa hai bên. Nguyễn Sĩ Tuấn trong đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam Campuchia và đề xuất giải pháp ổn định, phát triển vùng biên giới hai nước” (2006) đã nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh lịch sử, chính trị, xã hội và pháp luật trong quan hệ biên giới lãnh thổ Campuchia Việt Nam. Trên cơ sở phân tích và biện dẫn những tài liệu khoa học, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển v ng biên giới đất liền giữa hai nước. Lê Thị Trường An trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Việt Nam Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” (2006) khẳng định việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia đã có những bước tiến tốt đẹp trong xu thế quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc d còn nhiều khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại c ng với những biến động về chính trị, nội bộ của Campuchia, nhưng tác giả vẫn tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của việc giải quyết vấn đề này trong tương lai. Dưới góc độ Luật quốc tế, tác giả đã nhìn nhận, đánh giá quan hệ biên giới Việt Nam Campuchia trên góc độ pháp lý, với những dẫn chứng cụ thể và xác thực để từ đó đi vào phân tích bản chất, triển vọng giải quyết vần đề này trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu, tác giả chỉ mới đề cập đến hoạch định biên giới trên đất liền. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vùng biên giới đất liền Việt Nam Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải pháp phát triển bền vững, hài hòa” (2009) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã quy tụ nhiều bài nghiên cứu của các học giả uy tín trong nước. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế của v ng biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên cơ sở phân tích, lý giải những khía cạnh hợp tác, các tác giả tại hội thảo đã đề ra nhiều giải pháp phát triển bền vững khu vực biên giới hai nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình tập thể “Thực trạng việc phân định vùng biển giữa Việt Nam - Campuchia” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Mã TL1586) đã góp phần bổ sung cho những nghiên cứu đi trước. Các tác giả đã chỉ rõ, hiện nay vấn đề biên giới trên biển giữa hai nước còn gặp nhiều vướng mắc, chưa thể giải quyết, quan điểm hai bên còn trái chiều nhau. Các tác giả chỉ rõ “diện tích chồng lấn trong vùng biển giữa hai nước Việt Nam và Campuchia là không lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai bên rất khó giải quyết”. Ngoài ra, một số tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản… có những bài viết đề cập đến quan hệ Campuchia - Việt Nam. Có thể kể đến như: B i Thị Thu Hà có bài “Cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng - một biểu tượng liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam và Campuchia”, Phạm Đức Thành có bài “Campuchia với Hành lang kinh tế Đông - Tây”, Nguyễn Minh Ngọc có bài “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan”, Trần Văn T ng có bài “Quan hệ kinh tế biên giới Việt Nam - Campuchia”… đã đề cập đến một vài khía cạnh nào đó trong một giai đoạn lịch sử của quan hệ hai nước. 2.2. Việc nghiên cứu của các học giả Campuchia Các học giả người Campuchia luôn quan tâm, xem xét quan hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và đánh giá dưới nhiều góc độ. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn là một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về Campuchia trong giai đoạn hiện nay trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ quốc tế của Campuchia với khu vực, thế giới, trong đó có Việt Nam, ông chú ý nêu lên những thách thức, triển vọng quan hệ Campuchia với các nước khác trong tương lai không xa. Có thể kể đến một số công trình như: Kao Kim Hourn (1998), “Cambodia From Crisis to Promise: Building the future”. Kao Kim Hourn (2004), “Cambodia's ASEAN policy: Cambodia's contribution to Peace and Stability in region”… Những công trình của Kao Kim Hourn tuy chủ yếu đề cập quan hệ của Campuchia trong cộng đồng ASEAN, quá trình Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1999 và sự thay đổi chính sách đối ngoại trong quá trình thực thi quan hệ quốc tế của Campuchia nhưng đã góp phần phân tích những vấn đề liên quan đến quan hệ của Campuchia với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Việc nhìn nhận lại con đường đi đầy gian khó của đất nước để tiến lên xây dựng một quốc gia phồn thịnh của các nhà lãnh đạo và nhân dân Campuchia, từ bỏ “khủng hoảng” để “xây dựng tương lai” chính là điều quan trọng nhất khi Campuchia trở thành thực thể mới trong cộng đồng Đông Nam Á. Tác giả Camaphon trong “Cambodia - Vietnam Political Relations 1979 - 1989” (2003) đã cho thấy một giai đoạn khá phức tạp trong quan hệ hai nước. Đề tài tập trung vào “các mối quan hệ giữa hai nước vào thời điểm đó chỉ để phục hồi của nền kinh tế Campuchia, chính trị và tái thiết lập quan hệ Campuchia và Việt Nam một lần nữa, sau khi mối quan hệ này bị cắt đứt, trong năm 1975 - 1979” cũng như những vấn đề liên quan đến cuộc nội chiến tại Campuchia. Roy Rasmey trong luận văn thạc sĩ “Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở Campuchia: Tác động đối với quan hệ Campuchia Việt Nam” (2005) đã trình bày một số vấn đề khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia… Roy Rasmey cũng nói rõ thực chất quan hệ Campuchia - Việt Nam theo xu hướng tốt đẹp hay xấu đi, một phần là do sự tranh giành nắm quyền lãnh đạo tại Campuchia, chính mâu thuẫn giữa các đảng phái, lực lượng chính trị trong nội bộ đất nước Campuchia đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, trên bình diện sâu rộng của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, tác giả khẳng định “những mâu thuẫn và những tác động đó về lâu dài không thể làm thay đổi mối quan hệ truyền thống anh em giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia được. Đó ngoài là một quy luật ra thì nó cũng có những hệ quả tích cực mà tất cả chúng ta cùng có thể cảm nhận được”. Sok Dareth trong luận văn thạc sĩ “Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ 1993 đến nay” (2008) đã cho thấy được chính sách đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam là nhằm đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác đôi bên c ng có lợi, đảm bảo an ninh và lợi ích của hai dân tộc. Do nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của Việt Nam đối với môi trường hòa bình, thịnh vượng của đất nước cũng như của khu vực nên Campuchia đã luôn đặt Việt Nam trong ưu tiên chính sách đối ngoại của mình. Tác giả cũng đã nêu ra bốn nguyên tắc và ba phương châm trong quan hệ của Campuchia đối với Việt Nam. Trong đó, Sok Dareth khẳng định Việt Nam là một nước láng giềng vô c ng quan trọng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng phương châm của Campuchia đối với Việt Nam vẫn là “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Sun Sothiarat trong luận văn thạc sĩ “Đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Campuchia - Việt Nam từ 1998 đến nay” (2010) đã khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam (1991 - 1998) và phân tích sự phát triển của mối quan hệ hai nước từ năm 1998 đến nay. Qua đó đưa ra triển vọng hợp tác và kiến nghị, những định hướng, mục tiêu cụ thể của Campuchia và Việt Nam trong quan hệ song phương. Bên cạnh đó, Sun Sothiarat cũng chỉ ra quan hệ Campuchia - Việt Nam còn những khó khăn thách thức cần phải vượt qua để thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển vững chắc hơn trong tương lai. Trên bình diện rộng hơn, Kong Sokea trong phân tích, đánh giá “Chính sách đối ngoại Campuchia với ASEAN từ năm 1967 đến nay” (2005) đã cho thấy được chính sách ngoại giao tổng thể của Campuchia đối với khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Theo tác giả, chính sách ngoại giao của Campuchia đã có nhiều tác động sâu sắc tới hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực cũng như quan hệ song phương Campuchia với mỗi nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vì Campuchia và Việt Nam là hai thực thể không tách rời của Đông Nam Á và đều là thành viên của ASEAN. IM.Reachany trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Mỹ - Campuchia sau Chiến tranh lạnh” (2005) đã phân tích, đánh giá mối quan hệ Campuchia với các nước lớn, qua đó cho thấy sự tác động của Mỹ đối với Campuchia trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả chính sách ngoại giao của Campuchia trong khoảng thời gian nói trên. Với góc nhìn này, tác giả đã cho thấy được sự phức tạp trong quan hệ quốc tế liên quan đến chính sách ngoại giao của Campuchia. Suy cho c ng, sự phụ thuộc vào kinh tế và viện trợ nước ngoài đã làm cho Chính phủ Campuchia phải có những đường hướng đối ngoại ph hợp, nhất là đối với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc... Bên cạnh đó, mâu thuẫn nội bộ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái ở Campuchia đã làm sự lệ thuộc vào bên ngoài càng tăng lên, do nhiều lực lượng chính trị muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài gia tăng sức ép lên chính phủ đối lập hiện thời. Điều này đã tác động không nhỏ đến quan hệ Campuchia với các nước khác, kể cả Việt Nam. 2.3. Nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ở các nước khác Quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm với nhiều đánh giá nhìn nhận vấn đề khác nhau. Mối quan hệ này đã một thời là tâm điểm chú ý khai thác của những nhà nghiên cứu quan tâm đến cuộc chiến tại Đông Dương và quá trình hòa giải dân tộc ở Campuchia những năm 50 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Leiglton Marian Kirsh (1978) trong “Perspectives on the Vietnam Cambodia border conflict”, Asian Survey Vol XVIII, No 5 (p.448 - 457). Lau Teik Soon (1982) “Asian and the Cambodia Problem”, Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.548-561) và “Cambodia - Vietnamese Relations” (1986), Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.440 - 451)… Những bài viết này đã tập trung đi sâu vào các sự kiện, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá tình hình Campuchia từ thập niên 70 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX. Các tác giả nhận định Vấn đề Campuchia là một vấn đề phức tạp khó khăn trong quan hệ quốc tế giai đoạn này. Đó là sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương về Vấn đề Campuchia, cũng như sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Các tác giả cũng đề cập đến quan hệ Campuchia - Việt Nam những năm cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80 với những thăng trầm trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Năm 1989, Dike & Douglas trong bài “The Cambodia Peace Process: Summer of 1989”, Asian Survey, 1989, Vol XXIX, No 9 (p.842 - 852) khẳng định việc rút quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia đã mở đường cho bước ngoặt quan hệ trong khu vực, giữa ASEAN với ba nước Đông Dương, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử nên quan điểm đánh giá Vấn đề Campuchia và quan hệ Việt Nam - Campuchia, ASEAN - Đông Dương của tác giả có những điểm cần phải trao đổi, bàn luận thêm. Bên cạnh đó, có thể kể đến Hal Kosut trong “Cambodia and the Vietnam war”, New York, 1971. Area Handbook Series, “Cambodia, A Country Study”, DA pam 550-50, Washington, 1987… Những công trình này chủ yếu tập trung xem xét mối quan hệ Campuchia Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh Đông Dương và nội chiến ở Campuchia. Một số học giả lại tiếp cận về mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong bối cảnh lịch sử khu vực. Chang Pao Min trong công trình“Kampuchea between China and Viet Nam”, Singapore University Presses, 1987 đã đề cập đến một thời điểm nhạy cảm của lịch sử Campuchia và khu vực, qua đó cho thấy Campuchia trong quan hệ quốc tế luôn chịu sự tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Campuchia. Trên bình diện rộng hơn, tác giả Cunha, Derk da (ed) trong “Southeast Asian Perspectives on Security”, Insititute of Southeast Asian Studies, Singapore, 2000. Tan, Andrew T.H and Boutin, J.D KenNeth (ed) trong “Non - Traditional Security Issues in Southeast Asia”, Institute of Defence and Strategic Studies, Singapore, 2001… chủ yếu đề cập đến sự hợp tác đa phương của các nước trong khu vực Đông Nam Á và ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Thứ nhất, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ hai nước khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do mục đích, góc độ và thời điểm nghiên cứu nên có thể thấy cho đến nay trong phạm vi Việt Nam vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2010 dưới góc độ sử học. - Thứ hai, do bối cảnh khu vực Đông Nam Á và Campuchia trong hai thập niên cuối thế kỷ XX rất phức tạp nên có khá nhiều công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về quan hệ chính trị, ngoại giao Campuchia - Việt Nam; các lĩnh vực quan hệ khác tuy có đề cập, nhất là trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với thực tiễn quan hệ giữa hai nước. - Thứ ba, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cả trong và sau Chiến tranh lạnh nên các công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Việt Nam thể hiện rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí có phần khác biệt nên cần có sự phân tích, đánh giá thêm để đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và toàn diện hơn. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa có chọn lọc những công trình, bài viết đi trước, trong việc thực hiện đề tài Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn vấn đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ tái hiện bức tranh toàn cảnh về quan hệ Campuchia Việt Nam trong những năm 1993 - 2010 đi từ cơ sở hình thành, thực trạng quan hệ đến tác động của mối quan hệ này đối với hai chủ thể, khu vực và bước đầu dự báo xu hướng vận động của quan hệ Campuchia - Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Trình bày những nhân tố tác động đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó có cả những nhân tố khách quan và chủ quan. - Tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để làm rõ quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 2010), chúng tôi có đề cập tới quan hệ này trước năm 1993, bởi đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước giai đoạn sau đó. - Rút ra những đặc điểm, tính chất của quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi nước và đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Qua đó, nhìn nhận, đánh giá về xu hướng vận động của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong thời gian sắp tới. 4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu hai chủ thể chính trị ở khu vực Đông Nam Á là Campuchia và Việt Nam - hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội sau Chiến tranh lạnh. - Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia Việt Nam trong những năm 1993 - 2010. Đây là giai đoạn quan hệ hai nước có những chuyển biến to lớn, toàn diện và đã có những tác động lẫn nhau, nhất là sau khi Vương quốc Campuchia được tái lập vào năm 1993 và Chính phủ Liên hiệp dân tộc Campuchia đi vào hoạt động, đã mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước. Năm 2010 được chúng tôi chọn làm giới hạn nghiên cứu vì đây là một đề tài sử học, do đó cần có một khoảng l i nhất định về thời gian trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic của đề tài, các giai đoạn quan hệ giữa hai nước trước năm 1993 và từ sau năm 2010 cũng được đề cập ở mức độ nhất định. - Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tư liệu chủ yếu được khai thác phục vụ cho đề tài này bao gồm: - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Nhà nước Campuchia, các bài viết và tác phẩm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, các báo cáo văn kiện, Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố chung, Nghị định thư… của các bộ, ban ngành có quan hệ hợp tác, các văn kiện liên quan của tổ chức ASEAN. - Các công trình chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học tại các cuộc hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu Campuchia và Việt Nam đã công bố. - Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến đề tài, chủ yếu bằng tiếng Anh. - Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ở Campuchia hoặc Việt Nam. - Báo chí Campuchia, Việt Nam và của Thông tấn xã Việt Nam, của Bộ Ngoại giao. Các thông tin khai thác có chọn lọc và xử lý các nguồn tư liệu cập nhật thường xuyên trên mạng Internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận sử học Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại. - Phương pháp nghiên cứu: Vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong sự kết hợp được xem là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp khoa học liên ngành như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo… trong từng nội dung cụ thể của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài 6.1 Về phương diện khoa học - Trên cơ sở khái quát toàn bộ lịch sử quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993, luận án khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1993 đến năm 2010. - Phân tích, luận giải những vấn đề liên quan trong từng lĩnh vực quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính độc lập. - Luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế, lịch sử Campuchia và Việt Nam thời hiện đại. 6.2. Về phương diện thực tiễn - Nghiên cứu đề tài giúp hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ Campuchia Việt Nam c ng những tác động nhiều chiều từ mối quan hệ này đối với chủ thể mỗi nước cũng như tình hình chung của khu vực. - Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam vận dụng vào lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước ở khu vực Đông Nam Á. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu làm 3 chương: Chương 1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) Chương 2. Quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực (1993 2010) Chương 3. Nhận xét, đánh giá về quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) 1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược 1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 Thời kỳ trước năm 1975: Từ lâu trong lịch sử, Campuchia và Việt Nam đã có mối quan hệ với Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Những năm 1930 – 1945 nhân dân hai nước c ng chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Giai đoạn 1945 -1954, nhân dân hai nước thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Thời kỳ 1975 – 1993: Từ những năm 1975 – 1979 Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary. Trong 10 năm (1979 -1989), Việt Nam giúp Campuchia khôi phục đất nước sau nội chiến. Giai đoạn 1989 – 1993, quan hệ Campuchia – Việt Nam chủ yếu xoay quanh việc giải quyết vấn đề hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Campuchia. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong quan hệ hai nước. 1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược Sự gần gũi về mặt địa lý Nét tương đồng về văn hóa Tác động từ một số nước lớn (Trung Quốc và Mỹ) 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam 1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước Nhu cầu quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam được hình thành trong lịch sử, nhất là trong các thời kỳ cả hai dân tộc bị ngoại bang xâm lược và cai trị, nhân dân nước đã chủ động liên minh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đứng trước những thuận lợi và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác Campuchia - Việt Nam càng trở nên thiết thực hơn nhằm bảo vệ và phát huy những thành quả đã đạt được. Về phương diện kinh tế, là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có vị trí địa lý liền kề, do đó, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đưa lại những lợi ích quan trọng. Về phương diện an ninh - chính trị, lịch sử đã chứng minh Campuchia và Việt Nam có lợi ích căn bản và sống còn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với nhau. 1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia Đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng lâu đời của Campuchia, đất nước đã từng giúp đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, Nhà nước và nhân dân Campuchia luôn dành cho Việt Nam một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Phát huy tình đoàn kết cách mạng trước đây, trong giai đoạn mới, Campuchia hết sức coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, coi đó là một phần tất yếu nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Mục tiêu của Campuchia trong chính sách đối với Việt Nam là đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác hữu nghị đôi bên c ng có lợi, giữ vững an ninh quốc phòng vì lợi ích của mỗi nước và khu vực. Mặc d còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là khuynh hướng chính trị hai bên khác nhau, đồng thời nhiều đảng phái tại Campuchia vẫn có thái độ th địch với Việt Nam, song vượt lên trên tất cả là chính sách nhất quán của lãnh đạo và nhân dân Campuchia dành cho Việt Nam luôn tốt đẹp, thân thiện. Nhìn trên tổng thể, nền ngoại giao của Campuchia trong thời kỳ mới nói chung đều nhằm vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng, ổn định đất nước. Đối với Việt Nam, Campuchia luôn dành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Năm 2007, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam (1967 - 2007), Thủ tướng Campuchia S.Hunsen đã một lần nữa tái khẳng định “cùng nhau chúng ta sẽ hành động để thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc lên mức cao hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như của đại gia đình ASEAN nói chung” 1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam Đối với Campuchia, Việt Nam thực hiện xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không d ng vũ lực và đe dọa d ng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, c ng có lợi và c ng tồn tại hòa bình. Trong chính sách “coi trọng các nước láng giềng” này, Campuchia có một vị trí rất quan trọng. Việt Nam và Campuchia c ng thuộc Đông Nam Á, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động. Ngoài sự tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán… hai nước còn có những lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau. Đặc biệt, sự giúp đỡ thân tình, đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam và Campuchia đã có từ rất sớm, chính điều này là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục nương tựa vào nhau c ng phát triển trong bối cảnh mới. Nhận thức rõ vai trò vị trí của Campuchia cũng như các quốc gia lân bang, Nghị quyết Trung ương VIII (7/2003) một lần nữa nhấn mạnh “ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng”. Với Campuchia, chính sách ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước được nâng lên thành 16 chữ vàng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Đây chính là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Campuchia trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Tiểu kết chương 1: Quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 chưa thực sự toàn diện và còn thể hiện tính chất một chiều, tức Việt Nam là nước hỗ trợ, còn Campuchia là nước nhận viện trợ. Cũng trong thời kỳ này, quan hệ hai nước tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh - chính trị, quan hệ kinh tế chưa có gì đáng kể, nếu không nói là đang còn nằm ở vạch xuất phát cho đến đầu những năm 1990. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước ở thời kỳ này đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền tảng cho quan hệ Campuchia - Việt Nam trong những giai đoạn kế tiếp. Chương 2 QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1993 - 2010) 2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao Quan hệ Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao trong giai đoạn 1993 - 2010 đạt được nhiều thành tựu và có phần khởi sắc trên nhiếu cấp độ. Kênh ngoại giao Chính phủ: Trong những năm 1993 - 1996, nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã sang thăm Campuchia, có thể kể đến đó là chuyến thăm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch nước Lê Đức Anh… Về phía Campuchia trong giai đoạn này đáng ghi nhận là chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương N.Shihanuc (14-16/12/1996), đồng Thủ tướng Ung Huort và Hunsen… Sự kiện được đánh giá làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Campuchia - Việt Nam là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng S.Hunsen vào ngày 13-14/12/1998. Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp mới của S.Hunsen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai nước vốn trước đó không mấy sáng sủa và tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Campuchia. Sự kiện Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Campuchia là biểu hiện cơ bản nâng tầm quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước sau cuộc tổng tuyển cử tháng 7/1998 tại Campuchia. Trong Tuyên bố chung, hai bên khẳng định đưa quan hệ hai nước phát triển theo phương châm “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Trong tình hình nền chính trị đa đảng ở Campuchia, Việt Nam chủ trương duy trì, củng cố quan hệ Nhà nước, Chính phủ và với hai đảng cầm quyền là Đảng CPP và Đảng FUNCINPEC. Kênh “ngoại giao nhân dân” Giao lưu hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước cũng có những bước phát triển như sự ra đời của Liên minh xã hội dân sự vì an ninh con người, đoàn kết nhân dân hai nước vì sự phát triển của đất nước Campuchia… Đáng chú ý là những hoạt động tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc láng giềng. Các địa phương cũng đã tạo lập mối quan hệ gắn bó, nhất là những tỉnh, thành giáp biên giới giữa hai nước. 2.2. Trên lĩnh vực an ninh 2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ Campuchia và Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biên giới của Campuchia, toàn tuyến biên giới có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo điều kiện cho việc thông thương hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước. Do đó, vấn đề biên giới luôn được hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện để giải quyết ổn thỏa, nhằm phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước và của cả khu vực. Campuchia và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định, biên bản thỏa thuận về việc phân định biên giới trên bộ và trên biển: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia và Hiệp định về quy chế biên giới. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia. Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia được ký kết ngày 7/7/1982 tại thành phố Hồ Chí Minh… Hoạch định và phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã tiến một bước rất dài. Tuy nhiên, công việc còn lại vẫn không ít. Tình hình chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới trên biển giữa hai nước. Trong bối cảnh hợp tác an ninh - chính trị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, Campuchia và Việt Nam đang cố gắng giải quyết đầy đủ và hợp lý, công bằng và khách quan về vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới, đặc biệt là phân định đường biên giới trên biển, trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và phát triển. 2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống Trong giai đoạn 1993 - 2010, Việt Nam và Campuchia đã có những hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng xuất hiện nổi trội với những khái niệm an ninh toàn diện như an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh con người, an ninh tiền tệ, an ninh thông tin... Hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo phối hợp bảo vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của các thế lực th địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm… Có thể kể đến một số hợp tác như chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn lậu qua biên giới, phòng chống tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lạm dụng ma tuý… và nhiều loại tội phạm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của từng quốc gia, dân tộc. Hai nước cũng có nhiều hoạt động hợp tác an ninh thông qua các diễn đàn khu vực như ASEAN, ARF, GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia… nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển, đặc biệt là việc thống nhất đẩy mạnh tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi bên, đập tan âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực th địch trong và ngoài nước. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam trong khoảng hai thập niên qua kể từ khi đất nước Campuchia đi vào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt những thành tựu lớn lao, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác sâu rộng hơn nữa trong thời gian tiếp theo vì mục tiêu phát triển hòa bình của hai nước và của cả khu vực. 2.3. Vấn đề người Việt Nam tại Campuchia Người Việt Nam sinh sống ở Campuchia từ rất sớm, nhất là trong thời kỳ thuộc Pháp và đã trở thành những công dân Campuchia thực sự, đóng góp tích cực vào xây dựng đất nước như bao nhiêu người dân Khmer khác. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi, trong một số trường hợp Việt kiều vẫn bị cấm đoán, chèn ép, là mục tiêu của một số phần tử có thái độ th hằn dân tộc và trở thành chủ đề “nóng bỏng” trong các cuộc mặc cả chính trị tại Campuchia. Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người Việt Nam tại Campuchia và tác động rất lớn đến mối quan hệ toàn diện Campuchia Việt Nam. Trong những năm 1995 -1996, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành ba vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề Việt kiều. Lần thứ nhất tại Phnom Penh (29-30/3/1995), lần thứ 2 tại Hà Nội (2829/7/1995), lần thứ 3 tại Phnom Penh (9-11/7/1996). Phía Việt Nam nhiều lần đề nghị hai bên ký Hiệp định về kiều dân nhưng phía Campuchia cho là không cần thiết. Cho đến thời điểm hiện nay, đa phần Việt kiều ở Campuchia có địa vị pháp lý rất bấp bênh (khoảng 5-10% có giấy tờ hợp pháp, chủ yếu sử dụng sổ tạm trú do chính quyền địa phương cấp hoặc Thẻ Ngoại kiều do Công an cấp).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan