Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ an ninh - chính trị nhật bản - mỹ (1874 - 1931)...

Tài liệu Quan hệ an ninh - chính trị nhật bản - mỹ (1874 - 1931)

.DOC
273
180
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI     HOÀNG QUAN THỊ HẢI YẾN HÖ AN NINH - CHÝNH TRÞ NHËT B¶N - Mü (1874 - 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ H À NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI     HOÀNG QU THỊ HẢI YẾN AN HÖ AN NINH - CHÝNH TRÞ NHËT B¶N - Mü (1874 - 1931) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62.22.03.11 N ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ LUẬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Đỗ Thanh Bình PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh HÀ  NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Thị Hải Yến MỤC LỤC Tran g MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 2 3. Các nguồn tài liệu........................................................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 5 5. Đóng góp của luận án.................................................................................................. 5 6. Bố cục của luận án....................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................... 7 1.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết...................................................... 19 Chương 2: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN 1874 - 1905 1905 - 1931 20 ................................................................................................................. 2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1905).................................................................................................... 20 2.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị  giai đoạn 1874 - 1905.......... 39 Chương 3: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN 63 ................................................................................................................. 3.1. Những nhân tố tác động tới sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1905 - 1931).................................................................................... 63 3.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1905 - 1931........... 78 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (1874 – 1931) 113 ................................................................................................................. 4.1. Đặc điểm của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931.......... 113 4.2. Vị trí của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 trong lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ.................................................................................. 131 4.3. Tác động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931)....................... 136 KẾT LUẬN......................................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ............................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 151 PHỤ LỤC........................................................................................................... 162 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ nói chung luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của khá nhiều học giả, nhưng riêng giai đoạn 1874 - 1931 dường như vẫn là một khoảng trống. Có thể nói đây vừa là giai đoạn bản lề của mối quan hệ, vừa là ngưỡng cửa của thế kỉ mới, nên có rất nhiều vấn đề diễn ra đã định hình cho quan hệ Nhật - Mỹ đến tận ngày nay. Do đó, triển khai nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn. 1.1. Việc đi sâu tìm hiểu về bối cảnh, những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931), đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với bản thân hai chủ thể cũng như tình hình chính trị và xu thế quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc khảo cứu mà còn góp phần hiểu hơn lịch sử quan hệ hai nước cũng như lịch sử quan hệ quốc tế. 1.2. Nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) giúp hiểu thêm về lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là cách lựa chọn đối tác, đường hướng phát triển, cách tiếp cận và hoà nhập với thế giới của người Nhật Bản để hiểu hơn về con đường mà dân tộc Nhật Bản đã và đang đi. Đồng thời làm sáng tỏ hơn lịch sử nước Mỹ, tầm nhìn chiến lược, cách tiếp cận thế giới, hiểu thêm con đường đi rất riêng của nước Mỹ trong việc tìm kiếm và khẳng định quyền lực trên thế giới.  1.3. Trong lịch sử quan hệ quốc tế thời cận - hiện đại, quan hệ Nhật - Mỹ là một trong số những cặp quan hệ chủ chốt và đóng vai trò quan trọng. Lịch sử quan hệ hai nước được hình thành từ khá sớm, nhưng giai đoạn 1874 -1931 giữ vai trò đặc biệt. Đây là thời kỳ diễn ra những biến cố lịch sử to lớn trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội của hai nước Nhật Bản và Mỹ. Chỉ trong vòng gần một thế kỷ (1854 1951), quan hệ Nhật Bản - Mỹ đã liên tục chuyển biến qua nhiều mức độ khác nhau, từ phụ thuộc chuyển sang đồng minh, từ đối thủ cạnh tranh chuyển sang kẻ thù và cuối cùng lại trở thành đồng minh của nhau. Việc chỉ ra chất kết dính mối quan hệ này, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính chất của mối quan hệ, lý do khiến hai quốc gia sau nhiều biến cố lớn vẫn thấy cần có nhau và là đồng minh chiến lược của nhau cũng là điều cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp. 2 1.4. Tìm hiểu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931 là cơ sở để hiểu và lý giải về quan hệ Nhật - Mỹ hiện tại. Cho đến thời điểm này, quan hệ Nhật - Mỹ vẫn là cặp quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân hai nước và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản và Mỹ phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những diễn biến phức tạp của môi trường an ninh ở châu Á Thái Bình Dương đã khiến cho mối quan hệ đồng minh chiến lược Nhật Bản - Mỹ càng quan trọng hơn trong việc theo đuổi những lợi ích cốt lõi của hai cường quốc.  1.5. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất cần có môi trường hoà bình, an ninh và duy trì mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả với các cường quốc trên thế giới. Nhật và Mỹ là hai đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó tìm hiểu lịch sử của hai nước, của mối quan hệ Nhật - Mỹ trong quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về hai cường quốc đang đóng vai trò lớn trong các vấn đề quốc tế; hiểu được vị trí của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) trong chiến lược đối ngoại của Nhật và Mỹ. Qua đó, chúng ta cũng có thể rút ra được những kinh nghiệm tham khảo trong việc đánh giá tình hình quốc tế, khu vực để xác định, lựa chọn và thiết lập quan hệ với các đối tượng cụ thể, đặc biệt là học hỏi được những kinh nghiệm hội nhập quốc tế của các nước lớn. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ không chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)” làm đề tài Luận án Tiến sĩ. 2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)”.  2.2. Phạm vi nghiên cứu: Hợp tác an ninh - chính trị trong quan hệ quốc tế là những hoạt động của các chủ thể quan hệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường chung mà các bên tham gia hướng 3 đến. Dựa trên lý thuyết và đối chiếu với thực tế lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ cho thấy những vấn đề nổi bật trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931 là: vấn đề Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga Nhật (1904-1905), cạnh tranh Nhật - Mỹ trong Hội nghị Washington, vấn đề Mãn Châu (chúng tôi có mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình bằng việc đề cập tới yếu tố kinh tế như: tranh chấp đường sắt Mãn Châu, việc thành lập Tập đoàn Tài chính ngân hàng mới và phân tích các yếu tố này phục vụ cho mục tiêu làm rõ hơn quan hệ an ninh - chính trị, vì thực chất của vấn đề này vẫn là cuộc tranh giành lợi ích, phạm vi ảnh hưởng giữa Nhật và Mỹ). Theo lý thuyết của Barry Buzan, sau đó được phát triển thành trường phái Copenhagen thì quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 còn nổi lên vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ. Những nội dung được lựa chọn tìm hiểu trong luận án là trụ cột trong quan hệ hai nước và chi phối chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước cuối thời cận đại và buổi đầu thời hiện đại  Về thời gian: chúng tôi lấy mốc năm 1874 làm mốc mở đầu của việc nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ vì đây là năm Nhật Bản tiến hành xâm lược Đài Loan dưới sự ủng hộ “ngầm” của Mỹ. Sự kiện này tiêu biểu cho sự hợp tác và lợi dụng lẫn nhau đầu tiên giữa Nhật và Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu bành trướng ở Đông Bắc Á. Năm 1931 được chúng tôi chọn làm mốc kết thúc bởi ngày 18/9/1931, sự kiện Mãn Châu bắt đầu. Nhật Bản xâm lược Mãn Châu là hành động nhằm xoá bỏ Hiệp ước Washington. Bằng hành động này, quân đội Nhật Bản vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và cam kết giữa các cường quốc lớn. Sau sự kiện này, Chính phủ Mỹ tuyên bố Nhật Bản không còn là một đối tác cho sự ổn định ở châu Á -Thái Bình Dương. Quan hệ Nhật - Mỹ bước sang giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không phải là sự phân định máy móc. Để làm rõ đề tài, luận án đã mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để có cái nhìn liên tục và logic.  Trong quan hệ quốc tế không có hợp tác hay cạnh tranh đơn thuần, tùy điều kiện lịch sử mà hai mặt này “nặng”, “nhẹ” khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu quan hệ an ninh chính trị Nhật Mỹ, chúng tôi chọn năm 1905 làm mốc phân chia giữa hai giai đoạn bởi vì: Trong giai đoạn 1874 - 1905, cả hai nước đều có nhu cầu hợp tác để vươn lên trở thành cường quốc của thế giới. Với Mỹ, Nhật là cầu nối, là bàn đạp quan trọng để vươn sang lục địa châu Á và phát triển hải thương. Còn với Nhật, Mỹ là chỗ dựa an ninh để chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, xa hơn nữa là tìm kiếm sự ủng hộ về mọi mặt để cải 4 thiện địa vị trên trường quốc tế. Do vậy trong giai đoạn 1874 - 1905, Nhật - Mỹ đã hợp tác, lợi dụng lẫn nhau để thực hiện tham vọng ở Viễn Đông và Thái Bình Dương. Thế nhưng, sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ bắt đầu từ trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Ban đầu, Mỹ đã ủng hộ Nhật phát động cuộc chiến tranh với Nga nhằm xoá bỏ chính sách đóng cửa Mãn Châu của Nga, tạo cơ hội cho Mỹ len chân vào nơi đây. Tuy nhiên, kể từ trận chiến Phụng Thiên (20/2 – 10/3/1905), hay nói cách khác là từ khi chiến thắng của Nhật đã trở nên rõ ràng thì thái độ của Mỹ cũng thay đổi. Âm mưu của Mỹ là “nhìn thấy cuộc chiến tranh kết thúc với kết quả Nga và Nhật Bản bị khóa chặt trong thế bất lợi, nỗ lực chống lại nhau và tiếp tục suy yếu” [156]. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, Tổng thống Mỹ - với vai trò hoà giải đã dẫn dắt nó theo hướng không có lợi nhất cho Nhật Bản. Mặc dù vậy, chiến thắng của Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã đưa Nhật trở thành cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông với ảnh hưởng mở rộng đến Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cán cân quyền lực ở Đông Á. Tham vọng của Nhật Bản cũng gia tăng cùng với sự phát triển của tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Cũng trong giai đoạn 1905 - 1931, Mỹ dần vươn lên trở thành một trung tâm công nghiệp và tài chính của thế giới, tham vọng mở rộng quyền lợi ở Thái Bình Dương ngày càng lớn. Với ưu thế về nhiều mặt, Mỹ đã gây sức ép lên Nhật Bản và bắt Nhật phải chấp nhận nhiều nhượng bộ thua thiệt. Những xung đột lợi ích trong việc giành ưu thế tại khu vực này giữa Nhật và Mỹ đã quy định tính chất chủ yếu trong quan hệ hai nước giai đoạn này là cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau. Về không gian: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1931) chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có những vấn đề xảy ra ở khu vực Đông Bắc Á (Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc). Vì vậy chúng tôi sẽ đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ ở cả khu vực Đông Bắc Á vào những thời điểm có liên quan. 2.3. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài - Làm rõ vai trò, vị trí, mức độ của các nhân tố tác động đến sự vận động, phát triển của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931). -  Làm rõ những vấn đề cơ bản trong  quan hệ  an ninh - chính trị  Nhật - Mỹ (1874-1931) thông qua việc đi sâu phân tích các sự kiện tiêu biểu. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931). 5 3. Các nguồn tài liệu Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm: - Tài liệu gốc: các hiệp ước kí kết  giữa Nhật Bản và Mỹ; các nghị định, công hàm trao đổi giữa hai bên; các báo cáo của các bộ, ngành gửi Ngoại trưởng hai nước; các bức thư của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước... được khai thác từ nguồn  lưu trữ của Bộ ngoại giao Mỹ, trên trang web của Thư viện Quốc hội Nhật Bản, hoặc qua các tư liệu gốc được in trong các công trình tuyển chọn. - Các công trình chuyên khảo có nội dung phản ánh trực tiếp quan hệ Nhật - Mỹ. - Các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước.  - Các trang web 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với các phương pháp này, mối quan hệ an ninh- chính trị Nhật - Mỹ sẽ được tái hiện thông qua việc phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể, các giai đoạn theo logic và mang tính liên kết. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, Luận án có những đóng góp sau: - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874-1931, góp phần lấp khoảng trống trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thời cận đại và đầu thời hiện đại; Bổ sung, cập nhật những tư liệu mới cho giảng dạy, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng. - Dựng lại bức tranh về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) với những nét đặc thù, dưới tác động của các nhân tố cụ thể. - Luận án chỉ ra đặc điểm, vị trí, ảnh hưởng và tác động của quan hệ an ninh chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) tới hai chủ thể Nhật, Mỹ và tình hình khu vực Đông Bắc Á và thế giới; rút ra những kinh nghiệm lịch sử hữu ích cho Việt Nam trong thực tiễn hoạt động đối ngoại. 6 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề. Chương 2: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1874-1905. Chương 3: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1905-1931. Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931). 7 Chương 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các học giả Việt Nam Nhật và Mỹ là hai cường quốc trên thế giới, do vậy, chính sách đối ngoại của hai quốc gia này nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng là một nội dung quan trọng của lịch sử thế giới. Sự phát triển nhanh chóng và có tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương này trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình liên quan đến chủ đề này, song tựu trung có 2 nhóm sau: * Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mỹ: Về chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản, đã có khá nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là các tác phẩm của Nguyễn Văn Kim như:  Mấy suy nghĩ về thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản, TCNCLS, số 6.1994; Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, Nguyên nhân và hệ quả, NXB Thế giới, HN.2000; Nhật Bản mở cửa - Phân tích nội dung các bản hiệp ước bất bình đẳng do Mạc Phủ Edo ký với phương Tây”, TCNCLS, số3 & số 4.2001. Những tác phẩm này đề cập đến thái độ, quan điểm, hành động của Nhật Bản khi đối diện với các nước phương Tây; đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ trong những ngày đầu Nhật thực thi chính sách mở cửa với thế giới. Đây là nguồn tham khảo có giá trị để chúng tôi làm rõ nhân tố lịch sử, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ. Bên cạnh đó, một số bài viết đề cập đến quan hệ đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong đó tập trung làm rõ mối quan hệ của Nhật Bản ở Đông Á cũng như chính sách Đông Á-Thái Bình Dương của Nhật Bản. Những bài viết này phác họa bức tranh tổng thể và các mối quan hệ của Nhật Bản ở khu vực, trong đó có quan hệ Nhật - Mỹ, là cơ sở để hiểu hơn về sự tác động của nhân tố quốc tế và khu vực đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ. Chẳng hạn như: Khảo sát lịch sử quốc tế hóa của Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 4.1996 của Hoàng Đại Tuệ;  Đường lối chính trị đối ngoại và quân sự của Chính quyền Minh Trị thời kỳ 1868- 1912, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5.2002 của Hoàng Minh Lợi. Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 8 cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả cuả nó, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4. 2000; Đông Á - Đông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại, Đại học Quốc gia Hà Nội 2004; Cơ sở tạo lập chính sách Đông Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản khía cạnh lịch sử và lợi ích quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7. 2008 của Ngô Xuân Bình; Đáng chú ý là cuốn Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử (Trung Quốc, Triêu Tiên, Nhật Bản), Trường ĐHTH TPHCM, 1993 của Lê Văn Quang. Trong cuốn này, tác giả Lê Văn Quang đã dành chương II, III, IV để làm rõ quan hệ quốc tế ở Đông Á từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các chương này đã dựng lên bức tranh khá rõ về quan hệ giữa các nước Đông Bắc Á cũng như sự can thiệp của các cường quốc phương Tây vào khu vực này. So với Nhật Bản, những  công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Mỹ  nhiều hơn và phong phú hơn. Có thể kể đến một số bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận án dưới góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị và vai trò của cá nhân đối với quá trình hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại của Mỹ. Tiêu biểu  là    Thử bàn về văn hóa Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ  (2003),   của Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thái Yên Hương;  Ảnh hưởng của tổng thống với tiến trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, Châu Mỹ ngày nay, số 2-2004 của Nguyễn Thị Hạnh; Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử, Châu Mỹ ngày nay, số 5/1999 của Lê Thu Hằng… Các bài viết trên đã chỉ ra và lí giải sự chi phối của cá nhân tổng thống, của hệ thống chính trị cũng như yếu tố con người và xã hội Mỹ đến chính sách và hoạt động đối ngoại của Mỹ; đồng thời đề cập đến những xu hướng nổi bật của chính sách đối ngoại Mỹ trong lịch sử. Tuy nhiên, những bài viết trên không đi sâu vào giai đoạn 1874 - 1931 mà luận án quan tâm. Bên cạnh đó, một số bài viết về các học thuyết, các trào lưu tư tưởng định hình cho sự ra đời đường lối đối ngoại của Mỹ. Liên quan đến khía cạnh này là  Khái niệm “quyền lợi dân tộc” trong việc nghiên cứu chính trị đối ngoại của Mỹ,   Viện TTKHXH, HN, 1974 của Krivokhigia; Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3(72)/2004 của Nguyễn Thị Nga;   Học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006 của Nguyễn Lan Hương; Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Các luận điểm và biểu hiện của học thuyết sứ mệnh bành trướng trong 9 chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, Châu Mỹ ngày nay, số 10(103)/2006 & số 11(129)/2008) của Nguyễn Lan Hương. Đáng chú ý là  Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787-1861), Luận án tiến sĩ lịch sử (2011) của Lê Thành Nam. Luận án này là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 - 1861), góp phần hiểu sâu sắc hơn về chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại.  Nhìn chung, những tác phẩm trên mang lại những kiến thức hữu ích, là cơ sở để hiểu và luận giải mối quan hệ Nhật - Mỹ cũng như đặc điểm của mối quan hệ này trên lĩnh vực an ninh - chính trị. * Nhóm thứ hai: nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Nhật - Mỹ Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dưới dạng công trình chuyên khảo dường như không có. Chỉ có một số bài báo đề cập trực tiếp đến quan hệ Nhật - Mỹ được đăng rải rác trên các tạp chí chuyên ngành, ví như: Quan hệ Nhật Bản - Châu Âu - Hoa Kỳ - giai đoạn trước kỷ nguyên Minh Trị: đóng cửa nhưng không cài then, Nghiên cứu Nhật Bản, Số 1.1998, của Ngô Xuân Bình; Sự hình thành tam giác quyền lực Đức - Mỹ - Nhật trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và hệ quả của nó, Nghiên cứu Nhật Bản, số 2 (32) 4- 2001 của Nguyễn Văn Tận; Mỹ và Đông Á: nhìn từ lịch sử và hiện tại, 2006 của Nguyễn Quốc Hùng... Những bài viết này đã dựng lại mối quan hệ ngoại giao của Mỹ với các nước Đông Á nói chung, trong đó có quan hệ Nhật - Mỹ. Tuy nhiên, do dung lượng có hạn của bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành nên nội dung được đề cập đến chưa sâu, bối cảnh và thời gian nghiên cứu khá dàn trải. Đặc biệt, tài liệu có giá trị tham khảo với chủ đề Luận án là Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ lịch sử (2008), của Trần Thiện Thanh. Nội dung luận án này đã phân tích, lí giải nguyên nhân, mục đích, các yếu tố tác động, nội dung, kết quả và đặc điểm cơ bản trong chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX. Do vậy, dù không trùng khớp về thời gian nghiên cứu, nhưng luận án này đã góp phần giúp tác giả hiểu thêm về chủ đề nghiên cứu. 1.1.2. Các học giả trên thế giới * Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật và Mỹ - Chính sách đối ngoại của Nhật Bản Những tác phẩm viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, như: "A Brief Diplomatic A History of modern Japan" (Giới thiệu tóm tắt về lịch sử ngoại giao Nhật 10 Bản hiện đại), C.E. Tuttle Co, 1965 của Morinosuke Kajima; "Japan’s Foreign Policy 1868-1941, A Research Guide" (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1868 - 1941, một định hướng nghiên cứu), Columbia University Press, 1974 của Fames William Morley; "The Foreign Policy Of Modern Japan" (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời hiện đại), University of California Press, 1977 của Robert A. Scalapino. Đây là những công trình nghiên cứu về lịch sử đối ngoại của Nhật Bản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. Trên cơ sở nhiều tư liệu có giá trị, các tác phẩm đã đưa lại cái nhìn khá chỉnh thể về đường lối đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì. "Japan Foreign Relations 1542-1936- A Short History” (Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ 1542 - 1936 - lịch sử tóm tắt), The Hokuseido Press, 1937 của  Roy Hidemichi Akagi là tác phẩm viết khá kĩ về mối quan hệ giữa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc trong nhiều thế kỉ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác giả đã dành nhiều trang để phản ánh cuộc Chiến tranh Nga - Nhật, về vấn đề Mãn Châu trong quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu rộng về không gian và thời gian, dung lượng dành cho quan hệ Nhật - Mỹ nói chung và quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ còn rất ít. - Chính sách đối ngoại của Mỹ Tại Mỹ, các trung tâm, các viện nghiên cứu và nhiều trường đại học đã  thực hiện nhiều công trình liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ, góp phần làm phong phú và đa dạng nguồn tư liệu về chủ đề này. Có thể kể một số công trình tiêu biểu như: U.S. Foreign Policy (Chính sách đối ngoại của  Mỹ )(1943),  Boston: Little, Brown and Co, của Walter Lippmann; American Foreign Relations Reconsidered, 1890- 1993 (Xét lại quan hệ đối ngoại của Mỹ, 1890 - 1993), NewYork, 1994 của Gordon Martel; "American Foreign Relations: A History to 1920" (Quan hệ đối ngoại Mỹ- giai đoạn lịch sử đến năm 1920), Cengage Learning, 2009 của Thomas G.   Paterson  ,  J.   Garry   Clifford  ,  Shane   J.   Maddock  ;   "The history of American foreign policy from 1895" (Lịch   sử   chính   sách   đối   ngoại   Mỹ   từ   1895),   M.   E. Sharpe Inc, 2012, của Jerald A. Combs ; "US Foreign policy in world history" (The New International History) (Chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử thế giới ), Routledge, 2000, của David Ryan; "From Colony To Superpower - U.S. Foreign Relations since 1776" (Từ thuộc địa đến siêu cường - quan hệ đối ngoại của Mỹ từ 1776),  Oxford University Press, 2008, của George C. Herring.  “A History of The 11 United Foreign Policy” (Lịch   sử   chính   sách   đối   ngoại   Mỹ),   Prentice-Hall,   Inc, New York, 1955,của Julius W. Pratt ; “American Diplomacy A History” (Lịch sử ngoại giao Mỹ), W.W. Norton & Company, Inc, New York, 1975, của Robert H. Ferrell; “The History of American Foreign Policy” (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ), The McGraw - Hill Companies, Inc, 1986, của Jerald A. Combs & Arthur G. Combs...  Đây là bộ sưu tập khá lớn các công trình nghiên cứu về lịch sử đối ngoại của Mỹ. Những công trình này đã phân tích cơ sở, chính sách đối ngoại của Mỹ qua các thời kì, các đặc điểm cũng như nhận định về xu hướng đối ngoại của nước Mỹ trên cơ sở xâu chuỗi, kết nối và luận giải khá logic các nhân tố tác động, các sự kiện ngoại giao đã diễn ra. Vì thế, bức tranh ngoại giao của Mỹ đã được dựng lên một cách khá rõ ràng theo chiều dài lịch sử. Bên cạnh đó, một số tác phẩm chuyên sâu nghiên cứu về các học thuyết, trào lưu tư tưởng định hình cho sự ra đời của các chính sách, là công cụ lí luận để giải thích, cổ vũ cho cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Công trình tiêu biểu đề cập đến nội dung này là  “The doctrines of American Foreign Policy: Their Meaning, Role, and Future” (Những học thuyết trong chính sách đối ngoại Mỹ (Ý nghĩa, vai trò và tương lai), Louisiana State University Press, 1982 của Cecil Van Meter Crabb. * Nhóm thứ hai: Nghiên cứu trực tiếp về quan hệ Nhật - Mỹ - Các học giả Nhật Bản Một trong những cuốn sách viết tổng quan nhất về quan hệ Nhật - Mỹ là cuốn Japan - American Diplomatic Relations in the Meiji-Taisho Era (Quan hệ Ngoại giao Nhật - Mỹ trong thời kỳ Minh Trị - Đại Chính,  Tokyo: Pan-Pacific Press, 1958 do Kamikawa Hikomatsu biên tập. Tuy nhiên, các khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ Nhật - Mỹ cũng như sự trình bày từng chủ đề chưa sâu sắc, mới chỉ dừng lại ở xâu chuỗi các sự kiện với rất ít diễn giải và đánh giá. Nghiên cứu giai đoạn đầu đến năm 1867 là sản phẩm của tác giả Maruyama Kunio, và từ năm 1868 đến 1895 là sản phẩm của Hanabusa Nagamichi. Giáo sư Hanabusa đã đề cập đến nội dung tương tự trong một bối cảnh quốc tế rộng hơn với cuốn Meiji gaiko shi (Lịch sử Ngoại giao thời kỳ Minh Trị), Tokyo: Shibundo, 1960. Cũng cần phải đề cập đến công trình nghiên cứu tiên phong của Nitobe Inazo, The Intercourse between the United States of America and Japan (Mối giao hảo giữa Mỹ và Nhật), Baltimore: Johns Hopkins Press, 1891 và Kitazaki   Susumu   với   cuốn  Nichibei kosho gojunen shi (History of Fifty Years of 12 Japanese - American Relations: Lịch sử 50 năm mối quan hệ Nhật - Mỹ),  xuất bản năm 1909 bởi Dai Nihon Bummei Kyokai. Quan hệ Nhật - Mỹ cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XIX được phản ánh khá rõ trong các tác phẩm được dịch sang tiếng Anh của các sử gia Kiyoshi K. Kawakami   và   IIChiro   Tokutomi   với   các   chuyên   khảo   "American- Japanese Relations" (Quan hệ Mỹ - Nhật)  (1912), Fleming H. Revell Company, New York ; "Japanese- American Relations" (Quan hệ Nhật - Mỹ), (1922), The Macmillan Co., N.Y. Hai công trình này đã đề cập đến các khía cạnh của quan hệ Nhật- Mỹ như vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ và quan hệ quốc tế ở Mãn Châu, là nguồn tài liệu tham khảo quý, góp phần hữu ích trong việc giải quyết một phần nội dung của Luận án. Trong cuốn "Japanese - American Relations", tác giả IIChiro Tokutomi đã dựng lại mối quan hệ giữa Nhật - Mỹ từ khi Perry xuất hiện trên vùng biển Nhật Bản cho đến đầu thế kỉ XX. Sự “hiểu lầm” giữa hai nước và thái độ chống Nhật ở Mỹ cũng được tác giả đề cập đến qua vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ. Ở cuốn "AmericanJapanese Relations",  Kiyoshi K. Kawakami đề cập đến vấn đề Mãn Châu, chỉ ra quyền lợi của Nhật Bản sau Chiến tranh Nga - Nhật; Quá trình thúc đẩy thương mại của Nhật, Mỹ ở Mãn Châu và học thuyết mở cửa. Về vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ, tác giả đã đi sâu mô tả về cuộc sống của người Nhật trên đất Mỹ như là một phần vấn đề chính trị - xã hội của Mỹ (chứ chưa đi sâu phân tích nó dưới góc độ quan hệ giữa hai nước Nhật - Mỹ). Tuy nhiên, thời gian khảo cứu của hai công trình này rất ngắn (những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) nên chưa phác họa được bức tranh tổng thể về quan hệ giữa hai nước và điều quan trọng là hai tác giả đều là người Nhật nên các sự kiện thuộc về quan hệ Nhật - Mỹ chưa được đánh giá khách quan. - Các học giả Mỹ Từ khi người Mỹ đặt chân đến những vùng bờ biển phía tây Thái Bình Dương và thiết lập mối quan hệ với các nước châu Á, nhu cầu dựng lại lịch sử mối quan hệ để làm tăng vốn hiểu biết trong quá khứ và thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác trong tương lai được đặt ra. Đây là điều kiện kích thích, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyên sâu, do đó Hiệp hội Sử học Mỹ (AHA) đã thiết lập Ủy ban về Quan hệ giữa Mỹ - Đông Á vào năm 1968. Sau đó, Quỹ Ford đã tài trợ cho ủy ban này triển khai một chương trình nhỏ cung cấp học bổng, tài trợ nghiên cứu và tổ chức hội nghị. Do vậy, đã có khá nhiều công trình ra đời đáp ứng mục tiêu ấy.  13 Các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Á- một khu vực mang tính chiến lược với Mỹ, trong đó, quan hệ an ninh-quân sự Nhật - Mỹ cũng được các tác giả đề cập đến. Hai cuốn tiêu biểu, tập trung vào đề tài này là  Americans in Eastern Asia (Người Mỹ ở Đông Á) ,New York: Macmillan, 1922 của Tyler Dennett và The Far Eastern Policy of the United States (Chính sách Viễn Đông của Mỹ), New York: Harcourt, Brace, 1938 của A. Whitney Griswold. Ngoài ra cũng có một số cuốn đại cương khác như cuốn The United States and Asia (Nước Mỹ và châu Á), New York: Praeger, 1955 của Lawrence H. Battistini là một ví dụ. Có rất nhiều các giáo trình về lịch sử ngoại giao của Mỹ đều đề cập đến mối quan hệ giữa Mỹ Đông Á. Tuy nhiên, các tác phẩm của Dennett và Griswold được đánh giá cao hơn cả. Hầu hết các tác giả khác đều vay mượn ý tưởng từ hai tác giả này.  Trong cuốn Americans in Eastern Asia (Người Mỹ ở Đông Á), Dennett đã cố gắng chứng minh rằng trong quá khứ, Mỹ đã được hưởng lợi từ một chính sách hợp tác. Theo quan điểm của Dennett, các mục tiêu của Mỹ tại châu Á chưa từng bị nghi ngờ trong suốt thế kỷ XIX. Đối với Nhật Bản, ban đầu Mỹ đóng một vai trò độc lập. Thiếu tướng hải quân Perry đã ép buộc Nhật phải mở cửa thông thương với nước ngoài. Mục đích duy nhất của ông chỉ là mối quan hệ thương mại, trong đó cả hai bên đều có lợi. Các nỗ lực của Harris, như Dennett đã viết, hoàn toàn phù hợp với bản chất chính sách truyền thống của Mỹ tại Trung Quốc:“Mỹ mong muốn quan hệ thương mại được mở rộng tới tất cả các công dân của mình, và cách chắc chắn nhất để mở và giữ cánh cửa này luôn được mở, chính là thuyết phục các quốc gia có chủ quyền tại châu Á mở cửa thông thương, và sau đó là tăng cường sức mạnh các quốc gia này để họ có khả năng giữ cánh cửa đó luôn mở” (P. 358). Theo Dennett, từ năm 1870 tới 1899, Chính phủ Mỹ đã không bắt kịp được nhu cầu hợp tác tất yếu phải phát sinh giữa các nước phương Tây cùng chung mối quan tâm đối với Chính sách Mở cửa. Mỹ có xu hướng ngày càng hậu thuẫn Nhật Bản nhiều hơn. Theo Dennett, đây là một sai lầm. Tiến trình đúng đắn cho Mỹ chính là hợp tác công bằng với tất cả các nước ủng hộ nguyên tắc tối huệ quốc, và các công hàm thời Mở cửa của John Hay trong năm 1899 và 1900 đã dựng lại tiến trình lịch sử này của nước Mỹ. Cuốn sách The Far Eastern Policy of the United States (Chính sách Viễn Đông của Mỹ) của Griswold đã tiếp nối những điều mà cuốn sách của Dennett chưa làm được. Cuốn sách này bắt đầu bằng cuộc chiến tranh năm 1898 và mô tả xuyên suốt Chiến tranh Trung - Nhật năm 1937. Theo Griswold, các sự kiện lớn trong quan hệ của Mỹ với vùng 14 Viễn Đông bao gồm thôn tính Philippines, ban hành công hàm “Mở cửa”, hòa  giải trong Chiến tranh Nga - Nhật, nỗ lực của chính quyền thời Taft nhằm kiến tạo một vị trí vững chắc tại Trung Quốc, việc Wilson phản đối 21 yêu sách Nhật đưa ra đối với Trung Quốc năm 1915, các hiệp ước bắt nguồn từ Hội nghị Washington, chính sách cấm người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ. Mặc dù Griswold xuất bản cuốn sách này ba năm trước khi xảy ra trận Trân Châu Cảng, nhưng ông đã nhận thấy tầm quan trọng của những yếu tố kể trên trong việc châm ngòi nổ cho chiến tranh Mỹ - Nhật. Đâu là những mối quan tâm của nước Mỹ? Chính phủ Mỹ có nhận thức những mối quan tâm đó một cách đúng đắn hay không? Nếu không thì tại sao? Chính phủ đã theo đuổi những chính sách nào? Tại sao? Những chính sách đó có thành công hay không? Việc người Mỹ lại một lần nữa thể hiện sự quan tâm đối với vùng Viễn Đông vào cuối thế kỷ XIX đã thúc đẩy sự ra đời nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Mỹ - Đông Á và chính sách ngoại giao của Mỹ đối với các nước Đông Á trong những năm 20 của thế kỷ XX.   Tuy nhiên, một thực tế hiện hữu là các nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ - Nhật thời kỳ đầu khó tìm hơn so với các nghiên cứu về Trung Quốc. Trong cuốn American Doctoral Dissertations on Asia, 1933-1958 (Các luận án tiến sĩ Mỹ về châu Á, 19331958), của Curtis W. Stuckf đã liệt kê ra 46 luận án về mối quan hệ Trung - Mỹ, trong đó chỉ có 17 luận án đề cập đến thời kỳ trước thế kỷ XX và 4 luận án nói về thời kỳ trước hiệp ước Cushing (giữa Trung Quốc và Mỹ, ký ngày 3/7/1844), tuy vậy, chúng cũng góp phần hình thành cơ sở bước đầu cho việc hiểu biết một thời kỳ tích cực hơn trong mối quan hệ đó, bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Cuốn Aliens in the East: A New History of Japan's Foreign Intercourse (Người nước ngoài ở phương Đông: Một lịch sử quan hệ đối ngoại Nhật Bản),   Philadelphia:   University   of Pennsylvania Press, 1937 của Harry Emerson Wildes đã nghiên cứu cách tiếp cận của phương Tây đối với Nhật vào những năm 60 của thế kỷ XIX, đặt các kinh nghiệm của người Mỹ trong một bối cảnh rộng hơn và nhấn mạnh sự nhất quán trong hành động phản đối của Nhật đối với sự xâm lược từ nước ngoài cả trước và sau chuyến đi của Perry như là một lời giải thích cho vị thế và quan điểm của Nhật trong những năm 1930. Các mối quan hệ trước đó của các thương gia và các tàu săn cá voi được mô tả trong   những   chương   đầu   của   cuốn  Yankees and Samurai: America's Role in the Emergence of Modern Japan (Người Yankee và Samurai: Vai trò của Mỹ trong sự nổi 15 lên của Nhật Bản hiện đại), New York: Harper & Row,1965 của Foster Rhea Dulles. Dulles phân tích rằng mong muốn tìm hiểu lẫn nhau và mối quan tâm giữa Nhật và Mỹ luôn là bản chất truyền thống trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này ngay từ đầu và rằng thời kỳ mất lòng tin và đẩy sự thù địch lên đến cực điểm dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ hai chính là một sai lầm. Từ năm 1853 đến 1895, một thời kỳ mà người Mỹ cho là mối quan tâm cũng như khả năng của họ đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Điều tương tự cũng có thể áp dụng để nói về người Nhật, lần ra mắt thực sự của họ trên trường quốc tế đã không được thực hiện cho đến tận sau Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895). Chỉ có việc nghiên cứu sự liên quan của người Mỹ đối với những thay đổi quan trọng diễn ra trong nước Nhật mới có thể giúp chúng ta tìm hiểu được nội dung quan trọng nhất của đề tài. Các học giả đã gặp khó khăn trong việc tìm ra các chủ đề thống nhất cho toàn bộ thời kỳ này. Tyler Dennett, trong quá trình tìm hiểu, có đưa ra khẳng định rằng Mỹ đã tuân thủ một “chính sách hợp tác” hết sức nhất quán. Tuy nhiên, bằng thuật ngữ này, ông đã bao hàm hai khía cạnh hết sức khác nhau: sự điều chỉnh của người Mỹ nhằm hài hòa hóa chính sách của Mỹ với chính sách của Anh, Pháp và Nga đối với chính phủ Nhật và ý định của Mỹ muốn tham gia “hợp tác hoặc hỗ trợ đối với Nhật Bản mà không cần bất cứ thủ tục hoặc cam kết bằng văn bản nào”. Bên cạnh thái độ nước đôi này là sự thiếu nhất quán trong hành động của Mỹ và lời biện hộ rằng “Mỹ đã không hủy bỏ quan hệ hợp tác, Mỹ chỉ đơn thuần là thay đổi đối tác” trở thành một câu nói tổng kết không mang nhiều ý nghĩa. Học giả Mỹ hàng đầu chuyên nghiên cứu về các mối quan hệ Nhật - Mỹ trong thế kỷ XIX là Payson J. Treat của Đại học Stanford. Ông đã xuất bản một nghiên cứu chuyên sâu từ các bài giảng của Albert Shaw về Lịch sử Ngoại giao, cuốn  The Early Diplomatic Relations between the United States and Japan, 18531865 (Mối quan hệ Ngoại giao thời kỳ đầu giữa Mỹ và Nhật, 1853-1865), Johns Hopkins Press, 1917. Trong những bài giảng về sau tại Nhật, ông đã mô tả toàn bộ các mối quan hệ đến thời điểm những năm 20 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, công trình lớn nhất của Treat chính là công trình gồm hai tập, Mối quan hệ Ngoại giao giữa Mỹ và Nhật, 1853 - 1895 (Diplomatic Relations between the United States and Japan, 1853 1895, Tokyo:   Nihon   Gaku-jutsu  Shinkokai,   1965  cùng với   một   tập   thứ   ba   mô   tả những tài liệu ghi chép đến năm 1905. Những nghiên cứu này được dựa trên một khảo sát tỉ mỉ những tài liệu ngoại giao lưu trữ của Mỹ. Giáo sư Treat coi việc khảo sát này 16 là cần thiết bởi vì trong số 2.180 chỉ thị được gửi tới các đại diện của Mỹ tại Nhật từ năm  1855 tới 1894, chỉ có 194 chỉ thị được in trong các tập san  Foreign Relations (Quan hệ Ngoại giao) hàng năm, 8 chỉ thị được đưa vào các ấn phẩm chính thức khác; trong số 4,433 thư tín được gửi bởi các nhà ngoại giao Mỹ tại Nhật từ năm 1856 tới 1894, chỉ có 599 bức thư tín được xuất hiện trong tập san  Foreign Relations  và 38 xuất hiện trong các tài liệu chính phủ khác. Tuy nhiên, công trình của Treat có khá nhiều hạn chế, trong đó không đối chiếu được các tài liệu ngoại giao Nhật Bản hoặc những lưu trữ tương tự của phương Tây.  Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các tác phẩm được khảo cứu trong một khoảng thời gian dài như "The United States and the Far East" (Mỹ và Viễn Đông),  PrenticeHall, INC 1962 của Willard L.Thorp; "America encounters Japan (From Perry to MacArthur)" (Cuộc "chạm trán" Mỹ - Nhật (từ Perry đến MacArthur)   New York : Harper & Row, 1965 của William L. Neumann;  "American - East Asian Relations: A survey" (Quan hệ Mỹ - Đông Á: một cuộc khảo sát), Harvard University Press, 1972 của Ernest  R.May and James C.Thomson Jr; "The United States and East Asia”(Mỹ và Đông Á), W.W. Norton Company. INC.New York 1973 của Van Alstyne, Richard W (1973); "The clash - A history of U.S- Japan Relations"  (Cuộc đụng độ - Lịch sử các mối quan hệ Mỹ - Nhật),  Walter LaFeber, 1997 của W W Norton & Co Inc; Payson J.Treat với công trình  “Japan and the United States 1853-1921” (Quan hệ Nhật Bản - Mỹ 1853-1921), Roberts Press, 2009; các công trình của  William Crane Johnstone,  Institute of Pacific Relations. American Council  với  “The United States and Japan's new Order” (Mỹ và trật tự mới của Nhật Bản), Oxford University Press, 1941;  Lawrence Henry Battistini với “Japan and America from earliest times to the present” (Nhật Bản và Mỹ từ những tiếp xúc đầu tiên tới nay), Greenwood Press, 1954;  Đặc biệt là tác phẩm The United States and Japan, New York: Viking Press, 1965 của Edwin O. Reischauer, một học giả có uy tín, đồng thời là nhà ngoại giao đã từng có nhiều năm sống và làm việc tại Nhật Bản. Những tác phẩm trên là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề luận án đề ra. Quan hệ Nhật - Mỹ trên tất cả các lĩnh vực được dựng lên rõ nét với nhiều tư liệu phong phú. Đặc biệt, mối quan hệ Nhật - Mỹ ngay từ khi mới bắt đầu được phân tích, đánh giá khá kĩ. Các câu hỏi vì sao Mỹ đến và đặt mối quan hệ với Nhật? Mối quan hệ đó diễn ra như thế nào? Vai trò của Mỹ trong sự trỗi dậy đi lên của Nhật Bản ra sao đều được chú ý luận giải.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan