Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình thực thi chủ quyền của chính quyền việt nam cộng hòa trên hai quần đảo...

Tài liệu Quá trình thực thi chủ quyền của chính quyền việt nam cộng hòa trên hai quần đảo trường sa và hoàng sa (1954 1975)

.PDF
71
196
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LICH SỬ NGUYỄN THỊ HUYỀN QUÁ TRÌNH THựC THI CHỦ QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (1954 - 1975) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Y ỉệt Nam Người hướng dẫn khoa học TS NGUYỄN VĂN DŨNG LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Dũng và các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên các phòng ban ừong Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quân đ ộ i.. .cùng những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài khóa luận Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, nên tôi không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn này do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo ttong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi hoàn toàn chịu ừách nhiệm về lời cam đoan này Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC PHẦN MỞ Đ Ầ U ....................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH T H ựC THI CHỦ QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG S A ............................................... 7 1.1. BỐI CẢNH LỊCH s ử GIAI ĐOẠN 1954 - 1975.................................. 7 1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu v ự c ....................................................................7 1.1.2. Bối cảnh Việt N am ................................................................................... 10 1.2. CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1954..................... 12 1.2.1 Giai đoạn trước 1884................................................................................. 13 1.2.2. Giai đoạn 1884 - 1954..............................................................................17 1.3. C ơ CHẾ QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐẢO.....................................................23 Chương 2. QUÁ TRÌNH T H ựC THI CHỦ QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (1954 - 1975)............................................................................. 27 2.1. THỰC THI CHỦ QUYỀN QUA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH............ 27 2.2. THỰC THI CHỦ QUYỀN QUA GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH CÁC YÊU SÁCH CHỦ QUYỀN......................................................................................... 32 2.3. THỰC THI CHỦ QUYỀN QUA VIỆC CHIẾM HỮU VÀ KHAI THÁC CÁC NGUỒN LỢI..............................................................................................36 2.4. ĐẤU TRANH VỚI TRUNG QUỐC ĐỂ BẢO VỆ HOÀNG SA, TRƯỜNG S A .......................................................................................................39 2.5 MỘT SỐ NHẬN X É T .................................................................................51 KẾT L U Ậ N ..........................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KH Ả O ..................................................................................58 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng, là vùng biển giầu tài nguyên, là tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế lớn. Do đó, các đảo và quần đảo ừên Biển Đông từ lâu luôn là đối tượng ừanh chấp của các quốc gia xung quanh. Tranh chấp chủ quyền về hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của một số quốc gia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam luôn là tâm điểm chú ý của dư luận trong khu vực và quốc tế. Các nhà nghiên cứu ừong và ngoài nước cũng đã và đang quan tâm nghiên cứu về lịch sử chủ quyền và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo quan trọng này. Đối với Việt Nam, cho đến hiện nay chúng ta đã có rất nhiều bằng chứng pháp lí và cứ liệu lịch sử có giá trị nói về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, là một quá trình đã được kéo dài từ xưa tới nay và tiến hành một cách liên tục qua các thời kì. Quá trình đó được tiến hành một cách hòa bình và đảm bảo phù họp với luật pháp quốc tế và thực tiễn lịch sử. Nó đã được nhiều quốc gia, tổ chức và học giả trên thế giới thừa nhận và ủng hộ. Trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 -1 9 7 5 ) cũng đã có những đóng góp rất tích cực vào quá trình này, điều đó đã mang lại ý nghĩa quan ừọng trong việc khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam là thực sự và liên tục. Tuy nhiên, ừên thực tế việc thực thi chủ quyền ừên hai quần đảo này của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại chưa được đi sâu vào nghiên cứu và chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu khoa học ừong và ngoài nước. Do đó khi nghiên cứu về vấn đề này thì sẽ đem lại ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. v ề mặt khoa học, việc đi sâu vào nghiên cứu vấn đề sẽ giúp cung cấp tư liệu một cách tổng họp, có hệ thống và cặn kẽ về quá trình thực thi chủ quyền của Việt 1 Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời qua đó sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn mới và toàn diện hơn về những đóng góp của Việt Nam Cộng hòa trong việc giữ gìn phần lãnh thổ thiêng liêng đã được xác lập từ xa xưa của Tổ quốc. v ề mặt thực tiễn, qua việc nghiên cứu vấn đề này, tác giả cũng đã góp phàn cung cấp những bằng chứng lịch sử xác thực về qúa trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, qua đó giúp cho mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Vì những lý do đó, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Quá trình thực thi chủ quyền của chỉnh quyền Việt Nam Cộng hòa trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (1954 -1975) ” làm hướng nghiên cứu cho bài khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiền cứu vấn đề Hiện nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ ừên biển Đông đang được quan tâm sâu sắc, không chỉ riêng đối với giới nghiên cứu mà còn có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, vấn đề này được đề cập tới rất nhiều trên báo chí, truyền thông. Trong đó vấn đề chủ quyền trên hai quân đảo Trường Sa và Hoàng Sa dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng được để ý tới và đã có nhiều công trình đã nghiên cứu tới như: Trước tiên, có thể kể đến những công trình do Bộ Ngoại giao biên soạn và xuất bản nhằm thực hiện đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương nhằm tuyên truyền rộng rãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như: “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam ” do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1984; “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013. Với các công trình này vấn đề chủ quyền của Việt Nam về mặt pháp lí đã được ữình bày rất rõ ràng và một cách cụ thể. Đó là quá trình phát hiện, thực thi chức năng nhà nước, quản lí và khai thác tài nguyên ừên các đảo của các chính quyền phong kiến, chính quyền 2 Đông Dương với vai trò là người nhân danh Nhà nước Việt Nam. Trong đó, cũng đã đề cập tới những sự kiện thực thi chủ quyền ừong giai đoạn 1954 - 1975. Tuy nhiên, ở các công trình này chưa nêu rõ được vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quàn đảo Trường Sa và Hoàng sa một cách có hệ thống và nó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các sự kiện một cách vụn vặt. Cũng đã có những công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn về hai quần đảo này một cách có cơ sở xác đáng như: ‘‘Hoàng Sa - Trường Sa: luận cứ và sự kiện ” của tác giả Đinh Kim Phúc, Nxb Thời đại; “Bằng chứng và cơ sở pháp lí: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ” - tập họp các bài viết của nhiều tác giả, Nxb Trẻ. Các tác giả có đưa ra những sự kiện làm cơ sở thực tiễn của việc thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này, trong đó đã có đề cập đến những hoạt động của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa về tiếp quản và thực thi chủ quyền trên quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng hết sức ngắn gọn, không chi tiết. Vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở ừong nước, mà nó còn thu hút đông đảo sự quam tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, trong đó có thể kể tới các tác giả Monique Chemillier Gendreau với công trình “Chủ qưyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ”, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1998. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày những hành động của các quốc gia trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo, có nói đến những hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam qua các thời kì lịch sử, ừong đó cũng có đề cập đến giai đoạn 1954 - 1975. Các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án của các tác giả trong nước tiêu biểu như tác giả Nguyễn Nhã với luận án “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần Hoàng Sa và Trường Sa ”, Trường Đại học KHXH & NV, Tp. Hồ Chí Minh, các bài viết của Nguyễn Công Trục, Trần Nam Tiến trên tạp chí Lịch sử quân sự ... đã trình bày khái quát quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các giai đoạn lịch sử cụ 3 thể, trong đó có thời kì 1954 - 1975 - thời kì đặt dưới sự quản lí của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh đó, đã có nhiều trang web đã có những bài viết đã đề cập tới. Tuy nhiên, các công trình ừên đây mới chỉ đề cập hoặc liệt kê những sự kiện cơ bản thể hiện việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đòi hỏi cần phải có một công trình đi sâu tìm hiểu cụ thể hơn nữa quá trình thực thi đó, thông qua các chính sách quản lí hành chính, chính sách khai thác kinh tế, chính sách bảo vệ chủ quyền... Tuy nhiên, những công trình nêu trên là nguồn tư liệu hết sức quan trọng và cần thiết cho tác giả khi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thêm các nội dung và cái nhìn khách quan hơn về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Việt Nam Cộng hòa 1954 - 1975. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đe tài càn làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, khái quát được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua các thời kì lịch sử Thứ hai, trình bày cụ thể được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa giai đoạn 1954 -1 9 7 5 dưới thời Việt Nam Cộng hòa Thứ ba, phân tích được cơ chế, luật biển đảo ừong giai đoạn từ 1954 - 1974 và cơ chế biển đảo của Việt Nam Cộng hòa Thứ tư, phân tích được đóng góp của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong quá trình liên tục khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn 1 9 5 4 -1 9 7 5 . 4 3.3. Phạm vỉ nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu về quá trình thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1954 - 1975 Không gian nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu ở địa bàn quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trong đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu những cơ chế, hành động khẳng định, quản lí, khai thác, bảo vệ chủ quyền của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ năm 1954 đến 1975. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Khóa luận được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu mà tôi đã thu thập được ừong quá trình nghiên cứu như: - Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam như: Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực Lục, Hoàng Sa, Trường Sa trong thư tịch cổ, Phủ Biên tạp lục. Nhiều ấn phẩm của các nhà nghiên cứu gồm sách báo, tạp chí, hay những công trình nghiên cứu liên quan. - Tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước gồm các nhóm tài liệu như: các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học được công bố ừên các tạp chí chuyên ngành về quá trình xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Tham khảo các cuốn sách như Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa - Nguyễn Nhã, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam - Bộ ngoại giao; 100 câu hỏi - đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ V iệt Nam - Ban tuyên giáo trung ương... - Tham khảo nguồn tài liệu nước ngoài. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng kết họp nhiều phương pháp nghiên cứu như thống kê, sưu tầm, xử lí tư liệu, phân tích, so sánh, tổng h ợ p .. .nhưng chủ đạo vẫn là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. 5. Đóng góp của khóa luận 6. Bổ cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được triển khai thành 2 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động tới quá trình thực thi chủ quyền của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên hai quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa Chương 2: Quá trình thực thi chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trên quàn đảo Trường Sa, Hoàng Sa (1954 - 1975) 6 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH THựC THI CHỦ QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA 1.1. BỐI CẢNH LỊCH s ử GIAI ĐOẠN 1954 -1975 1.1.1. Bổi cảnh quốc tế và khu vực Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội phát triển, mở rộng thành một hệ thống thế giới mới trên vũ đài chính trị quốc tế. Năm 1949, Liên Xô đã sản xuất thảnh công bom nguyên tử, phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, cùng năm 1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, khiến cho cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía các nước chống chủ nghĩa đế quốc. Sau chiến tranh nền kinh tế, cơ sở vật chất của Liên Xô bị tàn phá nặng nề, tưởng chừng như phải mất một thời gian dài mới có thể khôi phục lại được như lúc ban đàu. Nhưng bước vào thập kỷ 50, khi Liên Xô tiếp tục triển khai những “Ke hoạch 5 năm” xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thì chỉ 7 năm sau, Liên Xô đã đủ sức làm nên “Sự kiện sputnich” khiến các thế lực đối địch phải sửng sốt. Liên Xô lúc này có đủ khả năng để có thể bảo vệ chính mình cũng như đối với các nước cùng theo chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô. Điều đó đã đảm bảo cho việc bảo vệ nền an ninh hòa bình thế giới xuất hiện ừong thực tế. Cùng với đó lúc này ở các nước Đông Ầu cũng bắt đầu thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước với những kế hoạch dài hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như phát triển đất nước. Tháng 11 - 1957 tại Matxcơva (Liên Xô), Hội nghị Quốc tế 64 Đảng Cộng Sản và Công Nhân đã tổng kết kỉnh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, ra tuyên bố hòa bình, củng cố phong ừào Cộng sản Quốc Tế. Thế giới tiến bộ và cách mạng từ cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 bước vào thời kỳ phát triển với thế và lực mới của mình trong đó Liên Xô là người có công đầu trong việc kiến thiết và gìn giữ hòa bình. Nhưng lúc ấy châu Âu đã bị chia làm đôi, cuộc Chiến tranh Lạnh 7 bắt đầu, hệ thống xã hội mới ra đời cũng bước vào thời kỳ đối đàu với chủ nghĩa đế quốc. Cũng sau Chiến tranh thế giới lần hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á Phi - Mỹ _ Latinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng tiến bộ và cách mạng chiếm ưu thế ừong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ hòa bình - trung lập ... Đó là những nét mới trong tiến trình phát triển của phong trào. Dù được “Trao trả độc lập” hay đấu tranh giành độc lập, các nước thuộc địa sau khi thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang đều đi theo con đường phi đế quốc; trong số các nước này có một số nước đã đi gần hoặc đi thẳng vào con đường chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc từ năm 1953 bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước Việt Nam, Cu Ba là những ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, sau khi giành được độc lập đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đọan phát triển tư bản chủ nghĩa. Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả thắng ừận và bại trận bị tàn phá nghiêm trong, nhưng đế quốc Mỹ lại ừở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu m ạnh nhất sau chiến tranh, Mỹ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Chiến lược toàn càu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Mỹ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. Mục tiêu trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ lúc này là: - Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các nước Đông Âu) 8 - Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh (trọng tâm là Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong khu vực Mỹ Latinh). - Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là Tây Âu - Nhật Bản). Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến ừanh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực m ớ i... Chiến tranh Lạnh và chạy đua vũ ừang sẽ tạo ra sự đối đàu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và các nước phe xã hội chủ nghĩa; còn chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa ở phương Tây nay đã bị lỗi thời. Ba chỗ dựa trọng yếu của chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này là: Viện ừợ kinh tế - quân sự - xây dựng hệ thống liên minh phòng thủ - củng cố lực lượng quân sự mạnh. Sau kế hoạch Marshall chi 50 tỷ dollar vào việc phục hồi các nước tư bản, M ỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho các nước, tính bình quân mỗi năm trong thời kỳ 8 năm 1953 - 1960 là 5 tỷ dollar. Trong đó số viện trợ quân sự gần 3 tỷ dollar với tỷ lệ theo ưu tiên cho các khu vực là: Tây Âu 54%, Đông Nam Á và Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 6%. Những khối liên minh song phương và đa phương do Mỹ đứng đầu hoặc bảo trợ lần lượt ra đời như: khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập năm 1949, khối Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, khối Trung Cận Đông (CENTO) hình thành năm 1955, khối Nam Thái Bình Dương (ANZUC) lập ra năm 1951... Ngoài ra còn các Hiệp ước tay đôi giữa Mỹ và một số nước ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. v ề lực lượng quân sự, những năm 1953 -1960 Mỹ cũng đề ra nhiều ý nghĩa chính trị và kinh tế cho Mỹ lúc này. Quân số giảm đi nhưng căn cứ quân sự ở nước ngoài lại được tăng cường. Sau chiến tranh Mỹ có hơn 2.200 căn cứ quân sự có mặt ở khắp các châu lục, 7 hạm đội trải ra khắp các đại dương, phái đoàn quan sự và cố vấn Mỹ hoạt động ở 45 nước ừên thế giới, nhiều loại vũ khí 9 trang bị mới được ra đời như máy bay ném bom chiến lược B52, B47, tên lửa vượt đại châu có đầu đạn hạt nhân, tên lửa tàm trung, tàu ngầm nguyên tử ừang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật... 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, ừong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Đất liền nối với nhiều quốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á. Biển có những đảo và hải cảng không những thuận tiện giao thông, dễ sự dụng tàu thuyền, mà còn có khả năng khống chế cả vùng rộng lớn. Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục ở châu Á. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa - nhà nước công nông đàu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo Đông Dương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Đã có sự tập họp các lực lượng phản cách mạng chống lại lực lượng cách mạng, nhưng chúng đã không thành công. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việc giải phóng được một nửa đất nước, lúc này ở miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Việt Nam còn là nơi ấp ủ những mưu toan của Mỹ từ lâu. Đầu thập kỷ 50, Mỹ đã thấy “Đông Dương là phần thưởng đặt cho một trò chơi lớ n ... ừong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, hàng năm Đông Dương đã đem lại lợi tức khoảng 300 triệu dollar”. Ngay khi vừa bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố giúp Pháp trong chiến tranh Đông Dương là để “ngăn chặn một cách rẻ tiền nhất các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đổi với nước nước M ỹ”. Từ tháng 8 - 1950 Mỹ đã triển khai phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) vào Việt Nam. Từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951, bằng các Hiệp định tay đôi ký với Pháp ở Đông Dương, như “Hiệp nghị phòng thủ chung Đông 10 Dương”, “Kế hoạch họp tác kinh tế”, “Kế hoạch an ninh chung”, Mỹ đã từng bước can thiệp vào Việt Nam. Những kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương như “Ke hoạch Rever”, “Ke hoạch Delatte de Tassingy”, “Ke hoạch Dalan”, “Ke hoạch Navarre” đều được Mỹ trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện. Có thể nói Việt Nam là nơi tập trưng quyền lợi sống còn, là đất dụng võ của họ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Gieneva được kí kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy vĩ tuyến 17 (sông bến Hải) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quàn đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam. Cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình so sánh lực lượng, từ thế “Cài răng lược” ở phạm vi toàn quốc thành thế “Đối đầu” ở hai miền đất nước. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi ừên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lực lượng cách mạng nhất là ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam. Trong khi đó lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về miền Nam, mang theo tâm trạng thua cuộc, hận thù, muốn tìm chỗ dựa mới, đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Tháng 4 năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Với những hoạt động xây dựng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, tấn công đánh phá lực lượng và phong trào cách mạng, ừong mấy năm 1954 - 1959, Mỹ - Diệm đã biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trường phản kích lại các lực lượng cách mạng. Âm mưu chiến lược của Mỹ là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự, 11 một bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đang lan ừàn xuống vùng Đông Nam Ắ. Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4 chiến lược chiến tranh, ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu, do 5 đời tổng thống kế tiếp nhau thực hiện từ năm 1953 đến năm 1975. Đó là sự lựa chọn đứng noi, đúng lúc, đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ. Chưa bao giờ Mỹ huy động được sức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong thời kỳ họ tiến hành chiến ừanh Việt Nam. Ý chí và quyết tâm của M ỹ khi đánh Việt Nam không phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu tranh vì độc lập tự do, mà còn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể nghiệm sức mạnh của Mỹ trong nửa cuối thế kỷ XX. Cách mạng Việt Nam vừa giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến 9 năm chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nay lại đứng trước kẻ thù mới vừa lớn mạnh vừa đầy tham vọng. Nửa nước ở miền Bắc được giải phóng và có lực lượng cách mạng của cả nước tập trung về. Do đó miền Bắc có nhiệm vụ phải nhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Nửa nước còn lại ở miền Nam chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế lực, quàn chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, giành tự do độc lập. Hai miền của một đất nước bị cắt tiến hành đồng thời “hai cuộc cách mạng” khác nhau, dưới sự lãnh đạo của một đảng thống nhất là Đảng Lao Động Việt Nam. 1.2. CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1954 Việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông nói chung và với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng từ xưa đến nay là một sự thật lịch sử. Sự thật đó không chỉ được ghi chép lại trong các thư tịch cổ Việt Nam mà đã được rất nhiều nhà nghiên cứu viết bài, ữên báo, bản đồ của các nước ữên thế 12 giới khẳng định. Quá trình làm chủ thật sự, hòa bình và thực thi liên tục của các nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử từ đàu thế kỉ XVII sang thế kỉ XIX là một trong những căn cứ để khẳng định, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. 1.2.1 Giai đoạn trước 1884 Trải qua hàng ừăm năm từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, quá trình xác lập chủ quyền đối với các quần đảo ngoài khơi xa đã được các triều đại phong kiến đặc biệt chú ý tới và có những biện pháp để xác lập, cụ thể như sau: Thứ nhất, thiết lập quản lí địa giới hành chỉnh - một biện pháp hành xử chủ quyền liên tục từ thế kỉ XVII. Trong suốt thời chúa Nguyễn, các chúa Nguyễn quan niệm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một và được gọi chung với cái tên là “Bãi Cát Vàng”. Hai quàn đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của Thừa tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa nhà Lê. Bởi khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng năm 1600 cho tới khi Nguyễn Phúc Khoát xưng vương năm 1774 thì ừên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1602, Nguyễn Hoàng đặt dinh Quảng Nam, quản hạt phủ Quảng Nghĩa. Theo đó, Bãi Cát Vàng nằm trong phủ Quảng Nghĩa. Toản tập Thiên Nam Tứ Chỉ Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ đã ghi “Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa”. Phủ Biên tạp lục của Lê Quí Đôn cũng chép “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh ”. Tại phủ Quảng Nghĩa, ngoài viên tuần phủ, khánh lý, một viên chính hộ lý, một viên đề lãnh, một viên kí lục, một viên cai phủ và một viên thư kí. Sau Quảng Nghĩa trở thành trấn, rồi tỉnh, tiếp tục quản lí xã An Vĩnh. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Nghĩa là đơn vị hành chính luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kì hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu càu của chính quyền trung ương Phú Xuân. Thứ hai, thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải nhằm khai thác, quản lỉ hai quần 13 đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay sau khi phát hiện ra 2 quàn đảo Truờng Sa và Hoàng Sa để có thể quản lý cũng như có thể thu thập được những sản vật noi đây thì đầu thời chúa Nguyễn đã cho thành lập Đội Hoàng Sa (khoảng thế kỉ XVII). Đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), hay chắc chắn rằng từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), bởi chính vào thời này các thuyền của đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) và nộp sản vật tại chính dinh Phú Xuân. Có thể nói rằng đội Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập ra với rất nhiều chức năng. Nó vừa là một tổ chức dân binh vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính nhà nước, vừa có chức năng kinh tế, vừa có chứa năng quản lí. Đứng đàu là cai đội. Chức cai đội Hoàng Sa thường kiêm luôn các chức khác như cai thủ đồn, cai thủ n g ụ ... Đội Hoàng Sa thực hiện nhiệm vụ: thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quí từ vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa; kiêm quản, trông coi các đội khác cùng làm nhiệm vụ song ở các địa bàn khác như đội Bắc Hải ở phía Nam. Ngoài ra còn đảm trách việc xem xét, đo đạc thủy trình ngoài biển. Trong khoảng thời gian tồn tại và hoạt động của mình, đội Hoàng Sa đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Đội Bắc Hải hoạt động dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa trong khu vực phía Nam của biển Đông tức quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận. Phủ Biên tạp lục của tác giả Lê Quí Đôn đã ghi rất cụ thể về đội Bắc Hải như sau: “Ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác. Những người này đều được miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền đi qua đồn tuần, qua đò. Những người trong đội đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm lặt những hạng đồi mồi, hải ba, đồn ngự, hải sâm... ” [7, tr.81]. Thứ ba, duy trì hoạt động đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ quần đảo của thủy quân triều đình. Đo đạc thủy trình hay hải trình là đo đạc đường đi ngoài biển. Đây là một 14 trong những nhiệm vụ chỉ đạo của Bộ Công cốt để đảm bảo an toàn cho các thuyền bè đi ừên biển trong đó có Hoàng Sa. Từ thời Minh Mạng thứ XVII, việc phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc khá đều đặn. Trong Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ, quyển 221 có ghi chép về công tác này như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo noi ẩy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước rộng hay sâu. Có cát ngầm, có đá ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thể hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiểu khỉ khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ẩy, cứ theo đường thủy đã đi khẩu tỉnh ước được bao nhiêu dặm đường, ở lại chốn ấy trông vào bờ bể đổi thẳng là tỉnh hạt nào, và phương hướng nào, ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường, ghi nói minh bạch trên họa đồ để vẽ nên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần thảng giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm ” [7, tr.87]. Việc đo đạc kết hợp với vẽ họa đồ, những người vẽ họa đồ là các viên giám thành. Trên thực tế, việc vẽ họa đồ Hoàng Sa được bắt đầu từ thời Gia Long XIV, đến Minh Mạng thì được đẩy mạnh. Mặc dù kĩ thuật đo đạc vẽ họa đồ của nhà Nguyễn thời bấy giờ có kĩ lưỡng, chu đáo hon trước song so với kĩ thuật phương Tây thì còn lạc hậu, nhất là chưa xác định trên tọa độ toàn cầu. Mặc dù độ chính xác chưa cao song hoạt động này cũng chứng tỏ sự quan tâm của triều đình phong kiến đối với việc khẳng định chủ quyền biển đảo. Thứ tư, các hoạt động cắm mốc, dựng bia xác lập chủ quyền. Những hoạt động của đội thủy quân Hoàng Sa là mốc đánh dấu quan trọng về việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa bởi ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ còn có cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỉ có ghi chép về sự cần thiết của việc lập bia như sau: "... Vua bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng hỉều cây cối. Ngày sau, cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, 15 có thể tránh được nhiều nạn mắc cạn. Đó cũng là việc muôn đời vậy ”. Trong Đại Nam thực lục chỉnh biên đệ nhất kỉ, quyển 50 có ghi chép: “Tháng giêng, năm Ất Hợi (1815), sai bọn Phạm Quang Ẩn thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”. Trong tập tấu của Bộ Công ngày 12 - 2 - 1863 (tức năm Minh Mạng thứ XVII) với lời châu phê của Minh Mạng cũng nêu rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tẩm bài g ỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, mặt bài khắc chữ: Minh Mạng Thập Nhất Niên Binh Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phàm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử, hữu chí đẳng tư. Nghĩa là: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ” [11, tr.45 - 46]. Như vậy, đến năm 1863, số đảo được đánh mốc rất đáng kể. Thứ năm, xây dựng chùa miếu và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các vua chúa Việt Nam rất quan tâm đến việc này, nhất là thời vua Minh Mạng. Đại Nam Thực lục Chỉnh biên đã ghi lại: “Năm Minh Mạng thứ XVI (1835), vua Minh Mạng cử cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lỉnh và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bỉnh Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu cách tòa miếu cỗ 7 trượng. Bên trái, phía trước có dựng bình phong, mười ngày làm xong việc ” [11, tr.46]. Thường ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây. Theo Việt Sử Cương Giám Khảo Lược của Nguyễn Thông, thì các quân nhân đến đảo thường đem những hạt quả thủy nam mà rải ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để tìm dấu mà nhận. Có thể thấy, cách trồng cây cối chính là bằng cách gieo hạt, điều đó cũng phù hợp với hoàn cảnh đó, nếu mang cây con di chuyển trên biển thì rất bất lợi. Thời gian hoạt động hàng năm của thủy quân vào cuối mùa khô, kéo dài sang mùa mưa nhiều tháng trời, rất thuận lợi cho việc gieo hạt trồng. Mục đích của vua Minh Mạng sai trồng cây vì việc trồng cây cũng cốt làm dấu dễ nhận ra đảo mà tránh thuyền bị tai nạn đâm vào đảo. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng