Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình thay đổi hoạt động sinh kế và ứng phó với thay đổi tài nguyên môi trườ...

Tài liệu Quá trình thay đổi hoạt động sinh kế và ứng phó với thay đổi tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội của cộng đồng khai thác thủy sản biển

.PDF
43
191
69

Mô tả:

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay khai thác thủy sản biển là một trong những lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của các tỉnh ven biển. Cả nước ta có đường bờ biển dài khoảng 3260km cùng với nhiều đầm phá, eo vịnh biển đã tạo điều kiện cho việc tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản phát triển góp phần cải thiện đời sống cho ngư dân. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản cũng gặp khá nhiều rủi ro về điều kiện thời tiết, diễn biến thị trường không ổn định và tình trạng cạn kiệt dần của các nguồn lợi thủy sản, áp lực của sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ thủy hải ngày càng gia tăng, cho nên sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản biển hết sức bấp bênh. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh bắt hủy diệt như sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc hại.... cũng đóng góp phần không nhỏ vào việc phá hoại môi trường biển. Phong Hải là một xã bãi ngang ven biển cách trung tâm huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 27km về phía đông bắc. Và đây có thể coi là một trong những làng biển có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đất nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, các làng nghề truyền thống. Nguồn thu nhập của nhân dân trong xã chủ yếu nghề khai thác thủy sản biển và một bộ phận nhỏ chuyên sản xuất nông nghiệp, làm ăn mua bán nhỏ[9]. Nhưng với nguồn tài nguyên biển ngày càng bị suy giảm, để có một sinh kế bền vững hơn người dân ở đây đã có những thay đổi trong hoạt động sinh kế của mình nhằm thích nghi với điều kiện hiện tại, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho chính họ. Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quá trình thay đổi hoạt động sinh kế và ứng phó với thay đổi tài nguyên môi trườngvà kinh tế xã hội của cộng đồng khai thác thủy sản biển tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu quá trình thay đổi và đa dạng hóa hoạt động sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản biển Phong hải.  Đánh giá vai trò của hoạt động khai thác thủy sản biển và ngành nghề đến cuộc sống cộng đồng.  Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thay đổi hoạt động sinh kế của cộng đồng. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm sinh kế Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế, tùy theo quan điểm và bối cảnh đưa ra định nghĩa cũng như những khía cạnh quan tâm khác nhau trong quá trình thực hiện công tác phát triển. - Theo từ điển tiếng việt: Sinh kế là một cách để sống[1]. - Theo tiếng nga: Sinh kế có nghĩa là tạo thu nhập và việc làm nông thôn ( Hội nghị các đối tác dự án ADAS/DFID)[1]. - Theo tiếng Tây Ba Nha: Sinh kế có nghĩa là một cách sống bền vững…(Dự án DFID/FORCIAT, bolovia)[1]. - Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng ( capaciti), tài sản (assets) - (Các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống[1]. - Theo Ellis một sinh kế bao gồm tài sản (assets) - (Tự nhiên, phương tiện vật chât, con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội) tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được[1]. - Theo DFID: Sinh kế là một tập hợp của việc sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên,vốn tài chính và vốn vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi các hoạt động (vốn xã hội). Để mỗi hoạt động sinh kế có hiệu quả cao và mang tính bền vững đòi hỏi phải có sự tìm tòi, nghiên cứu kĩ lưỡng về các nguồn lực sẵn có của mỗi địa phương và mỗi cá nhân, phù hợp với khả năng, trình độ của từng đối tượng và phải có tính khả thi cao[1]. Qua các khái niệm trên ta có thể rút ra được kết luận: Sinh kế là một cách để kiếm sống, tạo thu nhập và việc làm một cách bền vững. Một sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội) tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được[1]. 3 2.1.2. Khái niệm về khai thác thủy sản Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003 thì khai thác thủy sản được hiểu là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác[4].  Khai thác thủy sản biển là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển. 2.2. Đặc điểm cộng đồng khai thác thuỷ sản biển 2.2.1. Dân cư và lao động Việt nam có 28 tỉnh và thành phố có bờ biển (5 tỉnh miền Bắc, 14 tỉnh, thành miền Trung và 9 tỉnh thành Đông và Tây Nam Bộ) bao gồm 120 huyện, thị xã có bờ biển. Khoảng 700 xã phường có biển và có hoạt động khai thác thuỷ sản, trong đó theo thống kê và điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản năm 1994 có 68 xã phương nằm trong các thị trấn thị xã và thành phố, 307 xã phường đánh cá nằm trên các cửa lạch và 363 xã nằm trên các bãi ngang[2]. Dải ven biển có dân cư tập trung khá đông đúc và mật độ dân số khá cao trung bình khoảng 369 người/km2. Song sự phân bố dân cư ở đây rất không đồng đều giữa các khu vực, chẳng hạn, từ Hải Phòng tới Ninh Bình mật độ trung bình năm 2001 là 981 người/km2, từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế 198 người/km2, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 57746 người/km2[2]. Số dân trong độ tuổi lao động ở vùng ven biển chiếm khoảng 50%. Số lao động ở độ tuổi 15 – 44 chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp dần ở độ tuổi 55 – 60, đăc biệt ở độ tuổi 15 – 24 số lao động chiếm tỉ lệ khá lớn ở hầu hết các vùng[2]. Cả 2 khu vực nông thôn và thành phố đều có tỉ lệ lao động cao ở nhóm tuổi 15 – 24 và 25 – 34, trong đó cao nhất là nhóm tuổi từ 25 – 34 ở khu vực thành thị và nhóm tuổi từ 15 – 24 ở nông thôn. Nhìn chung lao động nông thôn ở độ tuổi 15 – 24 là nguồn lao động chính. Vì vậy, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào sản xuất là nhiệm vụ cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn lao động – động lực quan trọng để phát triển xã hội[2]. Lực lượng lao động nữ của khu vực chiếm 50% số người lao động, điều đó đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tạo việc làm thích hợp và có chính sách chế độ hợp lý đối với lao động nữ, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội[2]. 2.2.2. Khái quát về các loại hình các cộng đồng ngư dân Những làng cá ở Việt nam thường có quy mô nhỏ như tính nhỏ bé của nghề cá vậy. Trong 411 làng cá ở Trung Bộ chẳng hạn, có tới 244 làng cá bãi ngang 4 với những người ngư phủ nghèo khó và các con thuyền bé nhỏ. Tỉnh điển hình có nhiều làng cá bãi ngang nhất là Thừa Thiên Huế, trong số 42 làng cá của tỉnh này có tới 30 làng bãi ngang và đầm phá[2]. Các cộng đồng dân cư làm nghề cá bãi ngang thường phải kết hợp với các hoạt động khác như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn, làm muối, làm nông nghiệp hoặc đi làm thuê làm mướn mới đủ sống. Ở một số vùng vẫn còn tồn tại những gia đình đánh cá nghèo khổ, cả gia đình sống trên những chiếc thuyền nhỏ bé ọp ẹp. Đó là những người ngư dân thuỷ cư. Thông thường họ hộ khẩu tại các xã trên bờ nào đó song thực chất họ không có đất đai trên đất liền. Cuộc sống của các gia đình ngư dân này ở nhiều vùng gần đây được cải thiện nhờ giá cá sống tăng, bắt đầu biết kết hợp khai thác cá với du lịch và nuôi trồng thuỷ hải sản bằng lồng bè hay lồng sáo[2]. Khác với nghề cá bãi ngang, nghề cá ở các tụ điểm hình thành ở các cửa lạch sâu, bến bãi tốt, gần ngư trường đã tạo nên những sự phát triển tự nhiên truyền thống của nghề cá biển với sự tập trung nhiều tàu thuyền lớn, số đông ngư dân và tiếp cận thuận tiện với nguồn cung cấp điện, nước, đường xá giao thông, chợ búa. Việc giao lưu buôn bán phát đạt và ngoài nghề cá còn phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, đang hình thành dần các thị trấn thị tứ. Hoạt động kinh tế của các tụ điểm dân cư ven biển nghề cá ngày nay mang tính hỗn hợp, tổng hợp và đa dạng[2]. Tuy có đến 2/3 số làng cá ở Việt Nam có kết hợp về khai thác cá với các nghề khác nhưng trong thực tế điều tra ngay ở các làng cá này sự kết hợp giữa các loại hình sinh kế chỉ mang tính hình thức vì lao động đánh cá dù có ít hơn lao động làm các nghề khác ở các làng ven biển họ cũng là nguồn đảm bảo sinh kế chủ yếu của các hộ gia đình làm nghề đánh cá. ở một số gia đình, vợ hoặc con những người đánh cá hoặc những người già cả có làm thêm nông nghiệp, chăn nuôi, làm muối. Khác với trường hợp trên, nhiều làng ở rất sâu trong các triền sông hoặc ở các thị trấnn trên các triền sông có cửa thông ra biển, có nhiều gia đình lấy nghề cá làm nghề thứ hai (chẳng hạn khoảng 300 gia đình ở huyện Nam Thanh – Hải Hưng, 400-500 gia đình ở huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng, hàng chục gia đình ở thị xã Uông Bí-Quảng Ninh, ở một số làng thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Bình…) có nhiều nông dân sắm thuyền nhỏ đi đánh cá ở ven biển vào mùa nông nhàn hoặc một vài lao động trong nhà đi đánh cá, còn đại bộ phận thời gian họ canh tác ruộng dất[2]. Những làng cá nghiệp dư thông thường đi đánh với các trang bị thủ công 5 thô sơ. Tuy nhiên do ít kinh nghiệm khai thác và đi biển, lực lượng này lại là lực lượng dùng nhiều lại ngư cụ huỷ diệt môi trường và bất hợp pháp nhất như: chất nổ, te xúc điện,… Về mặt xã hội, họ thường đi và ở với nhau theo hình thức du thuỷ của một tập hợp dòng họ 6-15 gia đình anh em, chú bác, họ hàng cùng đánh trên một ngư trường, ban ngày cùng tụ tập neo thuyền với nhau một chỗ vừa hỗ trợ cho nhau về nghề nghiệp vừa bảo vệ lẫn nhau[2]. Ở các làng cá quy mô nhỏ, bãi ngang thì việc khai thác hải sản và thương mại hải sản, chế biến hải sản luôn luôn gắn bó với nhau. ở các làng cá bãi ngang và quy mô nhỏ, đại bộ phận hải sản đánh bắt được của từng hộ gia đình được vợ con ngư dân tiêu thụ trực tiếp ở các chợ hoặc bãi bán cá gần đó. Những người buôn cá từ các thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các trạm thu mua của các nhà máy về đây mua trực tiếp, ít có trường hợp bán mua theo “hợp đồng”. Việc bán mua thường diễn ra theo phương thức mặc cả từng loại hàng, từng lô hàng trực tiếp được phân loại từ trước. Ở các xóm đánh cá nhỏ và vừa ở cửa lạch, cửa sông, đặc biệt ở phía Nam (từ Nam miền Trung trở vào) tình hình diễn ra lại khác. Đại bộ phận những nơi này các nậu, vựa hoạt động rất mạnh. Họ thường ứng tiền trước cho ngư dân và đôi khi cung cấp cho ngư dân những vật tư cần thiết. Hải sản ngư dân đánh được bao giờ cũng đem về bán cho họ. Họ thường chỉ lấy mua hàng ổn định làm mục đích chứ không bắt chẹt về giá cả, tuy không phải mặc cảm song họ vẫn mua sát với giá thị trường hàng ngày theo thời điểm. Do vậy, phần lớn ngư dân tin tưởng ở đầu nậu và cách thức này đã giúp cho ngư dân rất nhiều và tổ chức hàng xã thêm chặt chẽ[2]. Trước đây hình thức nậu, vựa chỉ có ở các tỉnh Nam miền Trung và Nam bộ. Ngày nay, hình thức này đã lan ra ngoài Bắc miền Trung. Những cuộc khảo sát ở cửa Nhượng (Hà Tĩnh), Biện Sơn (Thanh Hoá) đã cho thấy có một số chủ nậu, vựa xuất hiện. Ở miền Bắc chưa thấy xuất hiện hình thức buôn buôn bán lọai này ở các làng cá. Tuy nhiên, ở miền Bắc hình thức mua bán cá ngay trên mặt biển lại phổ biến. Rất nhiều dân buôn bán cá đi mua cá ngay trên các ngư trường gần bờ bằng thuyền máy hoặc thuyền nan. Họ ép thuyền sát vào thuyền của ngư dân để mua bòn góp. Việc bán mua này cũng thuận tiện vì thường đánh cá gần bờ sản lượng mỗi đêm chẳng được là bao, không thông đi chợ. Khoảng 15 năm trở lại đây, kể từ năm 1989, ở Quảng Ninh và Hải Phòng xuất hiện một số chợ cá sống và hải sản xuất khẩu trên biển do thương gia Trung Quốc mua. Ngư dân thường đánh bắt được cá tôm sống, lập tức đem bán cho họ hoặc bán cho những người buôn bán cá sống để họ bán lại cho người Trung Quốc[2]. Ngược lại, ở các tỉnh Nam bộ, với các ngư dân có thuyền đánh cá lớn với 6 sản lượng lớn thì ngư dân ít trực tiếp bán cá. Khi thuyền về tới bến, chủ thuyền thường giao toàn bộ số cá trên thuyền cho người bán thuê. Những người bán này nắm vững thị trường và tổ chức bán và lấy công theo phần trăm doanh thu của chủ thuyền cá[2]. Ở miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung bộ, các gia đình của người đánh cá ngoài tham gia các công việc bán cá còn tích cực tham gia vào các công việc chế biến cá (như cá khô, cá hấp, nước mắm, cá nướng, mắm chua). ở đâu nghề cá lớn tập trung thì thường mọi công việc chế biến được chuyên môn hoá. Các gia đình đánh cá thường không chế biến. ở các vùng ngư dân di chuyển theo ngư trường nhiều thời gian trong năm thì ở đó các gia đình ngư dân cũng ít có thói quen tham gia buôn bán và chế biến cá[2]. Hiện nay sự phân hoá trong những cộng đồng người đánh cá và giữa các cộng đồng người đánh cá đang xảy ra rất gay gắt. Một bộ phận cộng đồng đánh cá nhờ có cơ chế mới và thị trường mở, với một số vốn nhất định tích luỹ được từ trước và cơ sở hậu phương gia đình vững chắc trở nên giàu có nhanh chóng, sắm được tàu thuyền lớn và hướng vào khai thác những loài cá có giá trị kinh tế cao trên thương trường cho xuất khẩu chính thống hay tiểu ngạch. Tuy nhiên có khá nhiều ngư dân đánh cá ven bờ bằng các nghề thủ công đơn giản trang bị bằng các loại ngư cụ nhỏ bé truyền thống như lưới cào, lưới bén, te xiệp … càng ngày càng trở nên khó khăn và nghèo khó do ngư trường càng ngày càng kiệt quệ và thu hẹp[2]. 2.2.3. Tổ chức cộng đồng ở các làng cá Hiện chỉ còn rất ít hợp tác xã tồn tại theo đúng thể thức của nó, tuy tàu thuyền còn là tài sản chung nhưng đã khoán cho các đội hoạt động. Mỗi thuyền thường là tài sản chung của một nhóm chủ, họ cùng chịu trách nhiệm góp hoặc vay vốn đầu tư, cùng hưởng lợi và chịu lỗ. Họ ăn chia theo vốn góp sau khi trừ phần trả nợ và thuê thợ cùng với các chi phí tác nghiêp. Trên thuyền thường có 4-10 thợ bạn đi ghép. Sản phẩm làm ra được bán và thường chia tứ lục: 6 phần cho tài sản và 4 phần cho công lao động đánh cá. Sở hữu cá nhân những người chủ thuyền là thuyền trưởng: Tàu thuyền do một gia đình sắm ra. Thông thường thuyền trưởng và máy trưởng là chủ thuyền đảm nhận, thợ bạn đi ghép. Tàu lớn chia tứ – lục, thuyền nhỏ chia ngũ – ngũ. Tàu cho thuê (mướn): một số tư nhân ở các làng cá ở Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né và Cồn Chà (Bình Thuận) sắm một số tàu đánh cá và thuê thợ bạn đi đánh cá. Có 2 hình thức trả công: khoán tứ-lục (4/6) hoặc trả công theo qui định thưởng. Phần lớn thợ bạn là nững ngư dân trẻ nghèo từ các làng cá ở 7 Quảng Ngãi, Bình Định đi làm thuê. Cũng có những nơi, chủ thuyền thuê thợ theo công nhật cố định với mức trả khác nhau: tài công 25.000-30.000 đồng/ngày, thợ máy 15.000-20.000 đồng/ngày…[2]. Các xã làm nghề cá có hệ thống chính quyền quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và do Hội đồng nhân dân xã lập ra… ở UBND các xã nghề cá thường có một ban hải sản từ 1-3 người do một uỷ viên uỷ ban phụ trách. Ban (hoặc uỷ viên này chịu trách nhiệm chung về tình hình sản xuất nghề cá (đăng ký nghề nghiệp, đăng ký sản xuất, thuế tài nguyên, xác nhận đơn vị di chuyển ngư trường, thống kê sản xuất và nắm nhu cầu của ngư dân để phản ánh với chính quyền, kiến nghị về tín dụng cho các hộ ngư dân…) ban hải sản còn tham gia với tổ tư pháp của uỷ ban xã giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ ngư dân[2]. Vài năm lại đây ở một số địa phương đã tổ chức các chi hội nghề cá tập hợp những ngư dân trong 1 hội. Chi hội làm nhiệm vụ tập hợp ngư dân, giới thiệu kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, giải hoà các mâu thuẫn nội bộ và thông tin thị trường[2]. Vạn là một tổ chức truyền thống của ngư dân xưa kia sống và hành nghề đánh cá trên các bãi hoặc khu vực nước ven biển hoặc sông. Ngày xưa họ chưa có đất định cư ở trên bờ nên vạn là tổ chức “làng, xã” của họ. Địa danh ở miền Trung nhiều nơi còn ghi lại dấu ấn các vạn này như Vạn Ninh, Vạn Giã… Ngày nay ngư dân đã có nơi cư ngụ cố định ở trên bờ, nên vạn chỉ còn lại với nội dung tổ chức của nó. Vạn ngày nay thường có trụ sợ ở các chùa, đền, hay miếu ở cửa sông. Trưởng vạn thường là một ngư dân giỏi cúng bái được hội nghị các chủ thuyền bầu ra hàng năm. Chủ vạn làm lễ thề khi nhận chức trước thần linh của vạn thờ. Chủ vạn được chọn lọc rất kỹ những người có uy tín, không có chuyện trăng hoa và gia đình không có tang. Chủ vạn có quyền hành lớn trong việc phân ngư trường khai thác, giải quyết tranh chấp và định ra thể thức ăn chia giữa chủ vạn bạn trong vạn chài[2]. Ở đa số làng cá việc tổ chức đi biển thường theo đội được tổ chức theo dòng họ anh em chú bác hay có quan hệ thông gia. Họ đi và cụm lại với nhau thành những xóm chài trên biển, giũp đõ nhau từ khâu bảo vệ lẫn nhau, thông báo đàn cá đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng ngày[2]. 2.3. Thực trạng khai thác thủy sản biển tại Việt Nam Theo cục KT&BVNLTS đến năm 2011 cả nước có trên 126,4 nghìn tàu cá các loại với tổng công suất khoảng 4,4 triệu CV (tàu thuyền tăng 70% cống suất 8 tăng 175% so với năm 2001). Trong đó, nóm tàu công suất <20CV tăng bình quân 9,1%/năm, (gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ vốn đang suy giảm); nhóm tàu có công suất từ 20-90CV tăng bình quân 1,8%/năm; nhóm tàu có công suất lớn 90CV tăng bình quân 13%/năm- đây là nhóm tàu có mức tăng trưởng cao nhất thể hiện xu hướng phát triển khai thác hướng ra khơi xa, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước[3]. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản phân bố tương đối đồng đều so với diện tích mặt nước biển, trong đó vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 31,4%, vùng biển Trung Bộ chiếm 42,1%, vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 13,5%, và vùng biển Tây Nam Bộ chiếm 13% tổng số tàu thuyền toàn quốc[3]. Theo Tổng Cục thống kê, năm 2010 cả nước đạt 2,42 triệu tấn thủy sản các loại, trong đó khai thác biển chiếm 92%. Phân theo vùng khai thác thì xa bờ chiếm 49,4%, còn lại là sản lượng ven bờ chiếm 50,6% tổng sản lượng khai thác hải sản toàn quốc[3]. Về cơ cấu sản lượng phân theo vùng biển: vùng biển Vịnh Bắc Bộ có xu hướng tăng từ 14,3% năm 2001 lên 17,4% năm 2010; còn lại các vùng biển khác đều có xu hướng giảm (vùng biển Trung Bộ giảm từ 32% năm 2001 xuống còn 31,9% năm 2010; vùng biển Đông Nam Bộ giảm từ 29% xuống còn 28,8% năm 2010; vùng biển Tây Nam Bộ giảm từ 24,8% xuống còn 21,9% năm 2010). Điều này thể hiện sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn này[3]. Hiện nay cả nước có 60 cảng cá, bến cá là nơi thường xuyên neo đậu của tàu thuyền khai thác thủy sản. Nhiều cảng cá đã được đầu tư xây dựng cầu cảng và kè bờ. Tổng chiều dài cầu cảng cá gần 1.200m. Theo thống kê, tổng sản lượng hải sản thông qua các cảng cá là 1.619.200 tấn/năm, sản lượng hải sản thông qua các bến cá là 305.500 tấn/năm. Các cảng cá có lượng hải sản qua cảng lớn như cảng cá Tắc Cậu (Kiên Giang) 13.700 tấn/tháng, Cát Lở (Vũng Tàu) 12.000 tấn/tháng, Tân Phước (Vũng Tàu) 7.500 tấn/tháng, Mỹ Tho (Tiền Giang) 4.500 tấn/tháng…[3]. Cả nước có khoảng 702 cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá, với năng lực đóng mới 4.000 chiếc/năm. Tuy nhiên, có rất ít cơ sở có thể đóng và lắp được máy cho các loại tàu thuyền vỏ gỗ và vỏ sắt trên 600CV. Năng lực đóng mới tàu vỏ sắt rất hạn chế, chỉ tập trung ở một vài cơ sở như xí nghiệp cơ khí Hạ Long, cơ khí Nhà Bè, cơ khí Vật Cách. Do chưa sản xuất được các loại máy thủy công suất lớn nên mặc dù có năng lực sữa chữa 8.000 chiếc/năm, nhưng việc sữa chữa chủ yếu thực 9 hiện bằng cách thay thé phụ tùng. Gần đây một số cơ sở đã thiết kế và đóng được tàu bằng vật liệu Composite từ 600CV trở xuống, nhưng nhìn chung các loại tàu này còn rất hiếm khách hàng và không phù hợp với yêu cầu bảo về môi trường sinh thái. Một số cơ sở đóng và sửa tàu thuyền nghề cá được phân bố như sau: vùng biển Miền Bắc có 7 cơ sở; Bắc Trung Bộ có 145 cơ sở; Nam Trung Bộ có 385 cơ sở; Đông Nam Bộ có 95 cơ sở; Tây Nam Bộ có 70 cơ sở[3]. 2.4. Thực trạng khai thác thuỷ sản biển tại Thừa Thiên Huế Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Trong đó, khai thác xa bờ có chuyển biến, ngư dân đã đầu tư cải hoán, trang bị kỹ thuật các tàu cỡ trung để vươn ra khơi, giảm dần khai thác ven bờ. Tổng số tàu tham gia nghề khai thác thuỷ sản biển đến nay đạt 1.635 chiếc; trong đó tàu công suất từ 90-350 CV có 226 chiếc, tăng 1,4 lần so năm 2007. Đây là bước phát triển quan trọng của nhân dân vùng đầm phá ven biển. Bước đột phá trong khai thác biển tạo ra sự phát triển nhanh của nghề khai thác xa bờ là việc đầu tư công nghệ - kỹ thuật của các đội tàu và việc phát triển hợp lý, đồng bộ từ khai thác trên biển, cung ứng vật tư, nhiên liệu đến thu mua sản phẩm trên biển. Khai thác biển phát triển mạnh ở một số xã, đã tạo chuyển đổi nhận thức, tập quán của ngư dân từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ có năng suất và hiệu quả cao, phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Cũng chính nhờ tăng cường đầu tư cho khai thác xa bờ, giảm dần việc đánh bắt trên sông, đầm và tình trạng khai thác hủy diệt, sản lượng khai thác, nhất là khai thác biển tăng nhanh[6]. Năm 2011, sản lượng khai thác đạt 32.443 tấn, tăng gần 30% so năm 2007, bình quân hàng năm tăng 7%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2012, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 26.542 tấn, tăng 4,5%; trong đó khai thác biển 23.524 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ[6]. Với vị trí ven biển, chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới hàng năm, công tác đảm bảo an toàn cho việc neo đậu, trú tránh bão cho tàu thuyền được tỉnh quan tâm đầu tư. Đã hoàn thành xây dựng cảng cá Tư Hiền có năng lực tiếp nhận 500 tàu công suất từ 20CV đến 300CV, bến neo đậu tàu thuyền Phú Hải tiếp nhận công suất chứa 500 tàu công suất từ 20-500CV và sắp đến sẽ xây dựng thêm khu neo đậu tránh trú bão tại Cầu Hai với tổng mức đầu tư là 58,7 tỷ đồng, quy mô thiết kế cho khoảng 420 tàu có công suất 35CV - 300CV[6]. 10 Các dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Thuận An được mở rộng, thu hút nhiều tàu cá ngoại tỉnh vào Cảng. Hình thành mạng lưới dịch vụ nghề cá trong dân như cơ sở đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, xăng dầu,…Hình thành đội tàu dịch vụ ngoài biển từ 45 – 50 chiếc. Hệ thống dịch vụ tại cảng cá Thuận An, Tư Hiền, bến cá kết hợp nơi neo đậu tàu Vinh Hiền, Phú Thuận góp phần đáng kể phát triển nghề cá và phòng chống bão lụt[6]. Công tác khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản được gắn với thực hiện quyết liệt việc sắp xếp nò sáo, giao diện tích mặt nước cho các hộ dân khai thác ổn định, lâu dài; thành lập 07 Khu bảo vệ thủy sản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản trên toàn vùng đầm phá, vùng nước nội địa Tam Giang - Cầu Hai. Tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý các hành vi đánh bắt hủy diệt, kết hợp xây dựng tổ tự quản, tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đã hoàn thành giải tỏa và sắp xếp nò sáo gắn với giao diện tích mặt nước cho các hộ dân quản lý, bảo vệ và khai thác ở các huyện: Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, thị xã Hương Trà; hiện đang tiếp tục triển khai ở huyện Phú Vang và dự kiến hoàn thành công tác trong năm 2012. Thông qua các hội, chi hội nghề cá, bước đầu đã thực hiện quy định không đánh bắt thủy, hải sản trong mùa sinh sản[6]. 11 PHẦN 3. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là ngư dân và hộ gia đình (kể cả hộ ngành nghề khác nhưng có lịch sử là ngư dân) thuộc cộng đồng khai thác thủy sản biển (KTTS) gần bờ hay còn gọi là Ngư dân quy mô nhỏ thuộc cộng đồng KTTS xã Phong Hải 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Thông tin thu thập có phạm vi thời gian trong khoảng từ năm 2009 – 2012. - Phạm vi không gian: Cộng đồng khai thác thuỷ sản biển xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Phong Hải + Dân số, lao động, + Tỷ lệ hộ nghèo + Thu nhập bình quân đầu người + Tỷ lệ học sinh đến trường - Các hoạt động kinh tế chính của xã Phong Hải qua các năm - Đặc điểm của các hộ khảo sát + Nhân khẩu, lao động + Trình độ văn hoá + Loại hộ + Thu nhập bình quân đầu người - Hoạt động khai thác thuỷ sản biển của xã Phong Hải + Tàu thuyền và ngư lưới cụ khai thác thủy sản qua các năm + Hoạt động khai thác thuỷ sản chính và số hộ tham gia + Đặc điểm của các hoạt động khai thác thủy sản biển: lao động/thuyền, thời vụ trong năm, thời gian/chuyến, số chuyến/năm, thu nhập/hộ/chuyến. + Sản lượng khai thác thủy sản của từng loại nghề khai thác 12 + Thu nhập từ khai thác thủy sản biển của hộ qua các năm - Thay đổi hoạt động sinh kế của cộng đồng khai thác thuỷ sản xã Phong Hải + Các hoạt động sinh kế hiện tại của hộ + Thay đổi hoạt động sinh kế của người dân + Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi hoạt động sinh kế 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn điểm Đề tài này nghiên cứu về quá trình thay đổi hoạt động sinh kế của cộng đồng khai thác thủy sản biển, do vậy điểm được chon phải là vùng ven biển, có hoạt động khai thác thuỷ sản biển là chủ yếu. Đồng thời, cộng đồng nghiên cứu phải sự thay đổi hoạt động sinh kế từ khai thác thuỷ sản biển sang các hoạt động sinh kế khác. Vì vậy, xã Phong Hải là phù hợp để thực hiện đề tài nghiên cứu này. 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu Là các hộ có hoạt động KTTS biển hoặc trước đây có tham gia KTTS biển tại 3 thôn Hải Phú, Hải Thành và Hải Thế. Đề tài phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ dân trong 3 thôn đã chọn bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị trước. 3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin qua báo cáo kinh tế xã hội của xã năm 2012 - Các báo cáo về tình hình khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản của xã năm 2009, 2010 3.4.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phỏng vấn cán bộ thôn, xã (1 cán bộ thuỷ sản xã, 3 trưởng thôn có đối tượng nghiên cứu) - Phỏng vấn 30 hộ gia đình đã và đang có hoạt động khai thác thủy sản biển bằng bảng hỏi bán cấu trúc đã chuẩn bị trước. 3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu 13 Số liệu định tính sẽ được tổng hợp, đánh giá; số liệu định lượng sẽ được sử lý bằng phần mềm excel trên máy tính như các hàm: count, sum, arevage,.... 14 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lí xã Phong Hải Phong Hải là một xã bãi ngang ven biển cách trung tâm huyện Phong Điền 27km về phía đông bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng và nghiêng dần về phía biển với độ cao bình quân 9m so với mực nước biển. Phong Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 9, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Duyên hải. Phong Hải có địa giới hành chính với các địa phương khác là: + Phía Đông Bắc giáp với biển Đông + Phía Đông Nam giáp xã Quảng Ngạn + Phía Tây Bắc giáp xã Điền Hòa + Phía Tây Nam giáp xã Điền Hải Điểm nghiên cứu ( Nguồn: http://www1.thuathienhue.gov.vn) Hình 4.1. Bản đồ xã Phong Hải 4.1.2. Đặc điểm nhân khẩu, lao động xã Phong Hải 15 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Xã Phong Hải Tổng số hộ Hộ 1184 Hộ KTTS Hộ 258 Hộ NTTS Hộ 120 Hộ nông nghiệp Hộ 52 Hộ ngành nghề Hộ 439 Tổng nhân khẩu Khẩu 5212 Tổng lao động Lao động 1886 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,03 Triệu/người 35 Thu nhập bình quân đầu người (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã,2012) Phong Hải có tổng diện tích tự nhiên là 555,64ha,1184 hộ với dân số toàn xã là 5212 người và được chia làm 5 thôn, bao gồm thôn Hải Phú, Hải Thành, Hải Nhuận, Hải Thế và Hải Đông. Năm 2012, toàn xã có 258 hộ tham gia hoạt động khai thác thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản là 120 hộ, nông nghiệp là 52 hộ và các ngành nghề là 439 hộ. Đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác biển và nuôi tôm trên cát. Toàn xã có tổng số lao động là 1886 người, trong đó, lao động khai thác biển là 593 người (chiếm 31,4% lao động toàn xã), lao động nuôi tôm trên cát là 170 người (chiếm 9% lao động toàn xã), còn lại là những ngành nghề khác như: chế biến nước mắm, dịch vụ, buôn bán, đi làm ăn xa,… Năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 5,03%, giảm 21 hộ so với năm 2011. Điều này cho thấy công tác giảm nghèo được triển khai tích cực và có hiệu quả. Đời sống người dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2012 là 35 triệu, đạt 109,4% so với kế hoạch đề ra và hơn 14,4 triệu so với năm 2011. Lĩnh vực giáo dục cũng được quan tâm đầy đủ, ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích. Trong năm 2012 vừa qua, tỉ lệ học sinh đến trường đạt 100%. Chất lượng học tập cũng được đảm bảo tốt, tỉ lệ học sinh khá giỏi luôn đạt khoảng 50%, trường Trung học cơ sở và Tiểu học được công nhận là đạt chuẩn quốc gia. 16 Công tác phòng chóng dịch bệnh, vệ sinh môi trường được triển khai thường xuyên. Xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2. Vấn đề giải quyết việc làm cũng được triển khai tích cực và có hiệu quả, 200 người đã có được công việc ổn định và 226 lao động được qua đào tạo. 4.1.3. Hoạt động kinh tế chính của xã Phong Hải Hiện nay, hoạt động sinh kế chính của xã là khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra còn có một số hoạt động sinh kế khác như: chăn nuôi lợn, chế biến nước mắm,... Kết quả của một số hoạt động sinh kế chính của xã trong những năm qua được thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả của các hoạt động sinh kế ở xã Phong Hải qua các năm Ngành nghề ĐVT 2011 2012 Khai thác thuỷ sản Tấn 650,5 720 Nuôi trồng thuỷ sản Tấn 1200 1700 Chăn nuôi lợn Con 705 785 Ngàn lít 180 200 Chế biến nước mắn (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã, 2012) Tổng sản lượng khai thác đạt 720 tấn, đạt 80% kế hoach đề ra và tăng 69,5 tấn so với cùng kì năm 2011. Mặc dù năng lực sản xuất chỉ có 76 thuyền gắn máy, giảm 6 thuyền so với năm 2011, nhưng sản lượng khai thác khai thác vẫn cao hơn. Điều này chứng tỏ, các ngư dân đã tập trung đầu tư phương tiện, cũng cố, bổ sung ngư lưới cụ tiên tiến hơn đồng thời cũng phát triển thêm một số nghề mới phù hợp với thực trạng khai thác hiện nay hơn như là: câu mực ống theo phương pháp mới, rê 3 lớp, mành đèn cải tiến,… Ngoài ra, bên cạnh đó ngư dân cũng được tham gia vào nhiều lớp tập huấn giúp nâng cao kiến thức, khả năng trong hoạt động khai thác thủy sản biển. Tổng diện tích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản là 67,5 ha, trong đó mặt nước thả nuôi là 36,95 ha, năng suất đạt 27 – 30 tấn/ha, sản lượng thu hoạch đạt 1700 tấn, đạt 106,25% kế hoạch đề ra và tăng 500 tấn so với năm 2011. Đồng thời diện tích nuôi mới tăng thêm 25 ha, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra. Chăn nuôi hiện có 7 gia trại kết hợp và nhiều hộ nuôi với quy mô nhỏ, với tổng đàn lợn năm 2012 là 785 con, đạt 78,5% so với kế hoạch đề ra. Ngoài ra, 17 còn có mô hình nuôi kì nhông, trồng nấm rơm của 3 hộ dân tại thôn Hải Thế cũng đang đi vào ổn định sản xuất và có khae năng phát triển. Sản xuất và chế biến nước mắm đạt 200 ngàn lít, đạt 100% kế hoạch đề ra. Hoạt động sản xuất chế biến nước mắm của các hộ dân vẫn đang được tiếp tục đầu tư phát triển. Trong đó, có cơ sở Đảnh Vân được tham gia hội chợ làng nghề đạt giải nhất cấp huyện, giải 3 cấp tỉnh, đạt huy chương vàng và chứng nhận hàng việt Nam chất lượng cao. Hiện đang chuẩn bị các điểu kiện tham gia xuất khẩu ra nước ngoài. 18 Đặc điểm của các hộ khảo sát Bảng 4.3. Một số đặc điểm của các hộ được khảo sát Chỉ tiêu ĐVT Hải Phú (N= 10) Hải Thành (N= 10) Hải Thế (N= 10) Bình quân chung (N= 30) Trung bình tuổi Tuổi 48,8 51,3 49,2 BQ trình độ văn hoá Lớp 6,3 6,2 6,6 Khẩu/hộ 4,7 4,5 4,8 4,7 Số lao động Lao động/hộ 1,7 2,1 2,0 1,9 Thu nhập BQ/hộ Triệu/hộ/năm 87,3 91,9 94,5 91,2 Loại hộ khá % 90,0 100,0 90,0 93,3 Loại hộ cận nghèo % 10,0 0,0 10,0 6,7 Loại hộ nghèo % 0,0 0,0 0,0 0,0 Số nhân khẩu 49,8 6,4 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2013) Dựa vào số liệu đã phân tích ở bảng 4.3 thì ta thấy các hộ dân ở đây đều có những đặc điểm tương đồng với nhau, không có sự khác biệt lớn nào. Về độ độ tuổi trung bình của người dân thì tương đối cao, ở thôn Hải Phú là 48,8 tuổi, thôn Hải Thành là 51,3, thôn Hải Thế là 49,2 và bình quân chung là 49,8 tuổi Xã Phong Hải là một xã bãi ngang ven biển nằm cách biệt với trung tâm huyện lị, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, người dân sống chủ yếu là tiếp xúc với biển cả nên việc học hành của họ chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ văn hoá của người dân ở đây tương đối không cao, trung bình chỉ ngang lớp 6. Nhưng hiện nay, vấn đề này đã được thúc đẩy phát triển, 100% trẻ em đều được đến trường, trường học đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Số nhân khẩu ở đây tương đối cao và đồng đều ở cả 3 thôn, trung bình mỗi hộ có khoảng 4 – 5 khẩu, ở thôn Hải Phú là 4,7, thôn Hải Thành là 4,5 và thôn Hải Thế là 4,8. Tuy nhiên, số lao động thì lại thấp, khoảng 2 lao động trên một hộ. Nguyên nhân là người dân chủ yếu sống dựa vào nghề khai thác thuỷ sản biển, chủ yếu là nam giới đi biển, còn phụ nữ thì ở nhà nội trợ. Và do điều kiện 19 tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên khó để thực hiện các hoạt động sinh kế khác. Các hộ dân được khảo sát chủ yếu là những hộ khá, trung bình chiếm 93,3% trong 30 hộ được khảo sát, ở thôn Hải Phú chiếm 90%, thôn Hải Thành chiếm 100% và thôn Hải Thế chiếm 90%. Tỉ lệ hộ cận nghèo rất thấp chiếm khoảng 6,7% và không có hộ nghèo nào. Bình quân thu nhập trên hộ trong năm tương đối khá cao, trung bình chiếm 91,2 triệu đồng. 4.2. Hải Hoạt động khai thác thuỷ sản biển của cộng đồng ngư dân xã Phong 4.2.1. Phương tiện và tàu KTTS biển Với đặc điểm, Phong Hải là một xã bãi ngang ven biển nên trọng tải tàu thuyền còn nhỏ, mã lực thấp. Tàu thuyền khai thác được chia làm 2 loại chính là thuyền chèo tay và thuyền gắn máy. Trong đó thuyền gắn máy cũng được chia làm 3 loại theo công suất, bao gồm thuyền 12CV, thuyền từ 15CV – 20CV và thuyền 21CV – 22CV. Số lượng tàu thuyền trên địa bàn xã có xu hướng giảm qua các năm, năng lực sản xuất của năm 2009 có 92 thuyền giảm xuống còn 86 thuyền năm 2010 và 82 thuyền trong năm 2011, đến năm 2012 thì còn 76 thuyền. Bảng 4.4. Số lượng tàu thuyền toàn xã qua các năm (chiếc/xã) Loại thuyền 2010 2012 Thuyền chèo tay 19 12 Thuyền máy 12CV 14 10 Thuyền máy 15CV – 20CV 60 56 Thuyền máy 21CV – 22CV 12 10 ( Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu, 2013) Theo kết quả tìm hiểu được, số lượng tàu thuyền của từng loại có xu hướng giảm xuống. Vào năm 2010, số lượng thuyền chèo tay là 19 chiếc, thuyền máy 12CV là 14 chiếc, thuyền máy từ 15 – 20CV là 60 chiếc, thuyền máy từ 21 – 22CV là 12 chiếc. Nhưng đến năm 2012 thì còn lại 12 chiếc thuyền chèo tay, 10 chiếc thuyền máy 12CV , 56 chiếc thuyền máy từ 15CV – 20CV và thuyền máy từ 21CV- 22CV là 10 chiếc. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan