Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình “nâng cấp” bản thân thời kỳ covid 19...

Tài liệu Quá trình “nâng cấp” bản thân thời kỳ covid 19

.DOCX
26
1
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH =====000===== BÁO CÁO QUÁ TRÌNH “NÂNG CẤP” BẢN THÂN THỜI KỲ COVID -19 MỤC LỤC Chương I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Sự quan trọng của việc “nâng cấp” bản thân trong bối cảnh COVID-19 3 2. Mô tả sản phẩm 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của sản phẩm 4 4. Đối tượng hướng đến 6 5. Giá trị của các giải pháp 6 6. Đánh giá nhân sự 7 Chương II. NỘI DUNG 8 1. Một số khái niệm 8 1.1. Kỹ năng mềm 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Phân loại 9 1.1.3. Vai trò của kỹ năng mềm đối với đời sống của “Thế hệ Z” 9 1.2. Thế hệ Z 10 1.2.1. Điểm mạnh 10 1.2.2. Hạn chế 11 2. Quá trình phát triển kỹ năng mềm của Thế hệ Z 12 2.1. Tình hình phát triển kỹ năng mềm của Thế hệ Z 12 2.2. Xu thế phát triển kỹ năng mềm trong thời đại 4.0 12 3. Giải pháp giúp Thế hệ Z phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh COVID-19 13 3.1. Nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của Thế hệ Z trong bối cảnh COVID-19 13 3.2. Giải pháp thực tế giúp Thế hệ Z phát triển một số loại kỹ năng mềm trong bối cảnh COVID-19 15 3.2.1. Nhóm kỹ năng quản lý bản thân – kỹ năng quản lý thời gian 15 3.2.2. Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân 16 3.2.3. Nhóm kỹ năng về nhận thức 19 3.2.4. Nhóm kỹ năng xã hội 20 Chương III. KẾT LUẬN 22 Chương IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự quan trọng của việc “nâng cấp” bản thân trong bối cảnh COVID-19 Ngày nay, con người cần liên tục hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cuộc sống chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Giới trẻ ngày nay, những bạn sinh năm 10X, được biết với tên “thế hệ Z” có thể gọi là điểm xuất phát của mỗi cuộc bàn luận. Có những người đặt câu hỏi rằng: liệu thế hệ Z – thế hệ tương lai có giúp phát triển thế giới không? Hay thế hệ Z luôn lười biếng và phụ thuộc vào công nghệ thông tin? Đại dịch Covid tuy cướp đi cơ hội được giao lưu, học hỏi trong môi trường làm việc thực tế, đó cũng là cơ hội để những người trẻ thế hệ Z (gen Z) sống chậm lại, suy nghĩ về bản thân và chuẩn bị hành trang cho những cơ hội mới khi kiểm soát được dịch bệnh. Trong thời gian này, nhiều người cho rằng: thế hệ Z luôn lười biếng, chìm đắm trong công nghệ và có một cuộc sống bừa bộn. Chính vì vậy, đề tài này sẽ giúp thay đổi cách nhìn, định kiến về thế hệ Z – thế hệ tương lai. 2. Mô tả sản phẩm Video dưới dạng một bản tin cập nhật về tình hình thế hệ Z trong quá trình phát triển bản thân tại nhà trong bối cảnh dịch Covid 19. Quá trình này được thể hiện trong 10 hoạt cảnh, mỗi hoạt cảnh là sự đối lập giữa suy nghĩ của những người khác về thế hệ Z và nỗ lực thay đổi bản thân của thế hệ trẻ này. Mỗi thành viên sẽ đóng vai thế hệ Z trong các hoạt cảnh đó thể hiện thành quả nỗ lực phấn đấu của mình trên 10 kỹ năng bao gồm nhóm kỹ năng quản lý bản thân (Kỹ năng quản lý thời gian qua việc sửa đổi thói quen sinh hoạt, Làm việc học tập hiệu quả), nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân (Tìm hiểu và chế biến các món ăn dinh dưỡng, Chăm sóc không gian sống và làm việc), kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực qua việc bồi dưỡng tâm hồn qua sách báo, tri thức, nhóm kỹ năng về nhận thức (Kỹ năng thích ứng với công nghệ, Kỹ năng sàng lọc thông tin), nhóm kỹ năng xã hội (Kỹ năng xây dựng mối quan hệ số, Kỹ năng bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, Kỹ năng quan tâm, chăm sóc người khác) trong thời gian giãn cách với cách diễn hài hước và nhẹ nhàng. Phân cảnh cuối là cả nhóm thực hiện động tác “Maychemdimuonnoi” thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ, tinh thần làm việc nhóm sôi nổi và tình cảm giữa các thành viên dù “xa mặt” nhưng không “cách lòng”. Tình cảm đó chính là động lực để chúng tôi tiếp tục thay đổi bản thân, cổ vũ các thành viên khác cùng thay đổi tích cực. chúng tôi mong tình cảm ấy được lan tỏa và tạo được động lực cho cộng đồng lớn hơn. Đó cũng là cách thế hệ trẻ thể hiện đặc điểm của mình: vui vẻ, hoạt bát, luôn tạo ra và bắt kịp xu hướng xã hội. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của sản phẩm Khi thế hệ đi trước là Gen Y (hay còn gọi là Millennials) dần trưởng thành và tạo dựng được chỗ đứng trong xã hội, cũng là lúc chúng ta chào đón sự phát triển của thế hệ kế cận, thế hệ Z. Thế hệ Z là một cộng đồng những bạn trẻ luôn sôi nổi, năng động và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta đã đôi lần bắt gặp những lời phàn nàn đâu đó của những anh chị đi trước về cá tính của thế hệ này ở chốn công sở. Vậy, vì đâu dẫn đến việc này? Những bạn trẻ thuộc thế hệ Z lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động. Vì vậy, điều này đã tạo ra những nhận thức mạnh mẽ của thế hệ Z về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng, trải nghiệm ảo và toàn cầu hóa. Có lẽ chính vì điều này mà thế hệ Z có một đặc điểm tính cách rất nổi bật, đó là họ cũng đề cao cái tôi và sự tự do cá nhân, yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống lẫn tài chính. Chính những đặc điểm tính cách này khiến Thế hệ Z được kỳ vọng sẽ là nhân tố bùng nổ và tạo đột phá trong bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào. Thế nhưng, ngày càng có nhiều những ý kiến trái chiều về việc những nét tính cách đặc thù của thế hệ Z liệu sẽ là một làn gió mới hay sẽ trở thành “cái gai” trong thế giới hiện tại. Có thể nói, thế hệ Z đã không còn giới hạn bản thân trong những khuôn khổ và định hướng của gia đình như những thế hệ trước. Lối suy nghĩ cởi mở này cũng được thế hệ Z áp dụng khi đi làm. Thay vì chọn gắn bó với một doanh nghiệp, Thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc tự do, hoặc hướng về xã hội bằng cách gia nhập các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, tư duy tự do và tự chủ này đôi khi cũng tạo ra những sự thoải mái quá đà. Không ít những doanh nghiệp than trời khi có những nhân viên thuộc Thế hệ Z của mình nghỉ việc đột ngột và không báo trước theo quy định. Dù không phải là tất cả, nhưng những trường hợp như thế này đã khiến cho hình ảnh của thế hệ này tệ đi không ít. Thế hệ Z lớn lên trong thời kỳ áp lực kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy mà những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước. Nhiều bạn trẻ thuộc Thế hệ Z nhận thức sâu sắc rằng họ cần tiết kiệm cho tương lai. Họ không ngừng tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân mình để đảm bảo sự an toàn và tự chủ về mặt tài chính. Vì lẽ đó, sẽ không lạ khi nhiều nhà tuyển dụng cảm thấy thế hệ Z đôi khi đòi hỏi một mức lương và đãi ngộ cao hơn so với khả năng và kinh nghiệm của họ. Đó cũng có thể nguyên nhân cho sự tùy hứng “thích thì nghỉ” của nhiều bạn trẻ thế hệ Z khi nhận được lời đề nghị với mức lương hấp dẫn hơn từ những nơi khác. Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình. Chính bởi tham vọng này, cùng sự khác biệt trong tư duy, thái độ và phong cách làm việc của thế hệ Z với những thế hệ trước đó, khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho cả hai bên. Điều này dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về thế hệ Z và khiến cho các anh chị thuộc thế hệ trước cảm thấy khó khăn khi hợp tác với những bạn trẻ này trong công việc. Chẳng hạn như: không bao giờ nhận sai, sẵn sàng “tay đôi” với sếp, thậm chí là không quan tâm tới kinh nghiệm mà tự tin thái quá về năng lực của bản thân. Những phân tích về thái độ, tâm lý cho thấy hình ảnh rất đối lập khi Thế hệ Z thích học hỏi nhưng có phần sợ bị phê bình và góp ý; làm việc trách nhiệm nhưng không giỏi chịu áp lực; thích nghi nhanh nhưng lại ít thoải mái nếu có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, thế hệ Z đang không ngừng nỗ lực, vượt qua trở ngại để phát triển bản thân, trở thành một công dân có ích cho xã hội và cho thế giới. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng tôi luôn hi vọng sẽ nhận được những suy nghĩ tích cực, quan điểm lạc quan của mọi người về chúng tôi. Bởi lẽ, chúng tôi đang và sẽ luôn nỗ lực hết mình để đóng góp vào thế giới. 4. Đối tượng hướng đến Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn hướng đến đối tượng là tất cả mọi người, nhưng khán giả đặc biệt là các bạn trẻ, những lứa chủ nhân tương lai của đất nước ở thời đại 4.0, hay còn được gọi là thế hệ Z. Vào thời điểm dịch COVID-19 đang bùng lên căng thẳng, chủng nhiễm mới liên tục xuất hiện, việc sinh hoạt và làm việc trực tuyến tại nhà là điều không thể tránh khỏi. Nhiều bạn trẻ cảm thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ với chế độ làm việc sinh hoạt mới này và sẽ nghĩ rằng: Ở nhà sẽ không giúp ích gì cho việc phát triển bản thân và kỹ năng của mình. Nhưng những phương pháp mà chúng tôi gợi ý dưới đây đều giúp chứng tỏ một luận điểm rằng: Chúng ta luôn luôn có thể phát triển kỹ năng ở bất kì đâu, bất cứ nơi nào, chỉ cần ta có đủ cảm hứng và tinh thần để thực hiện công việc thì lúc nào ta cũng có thể hành động. Vậy còn đối với đối tượng khán giả còn lại thì sao? Như đã nói ở trên về việc thế hệ Z còn những thiếu sót ở bản thân, đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ thế hệ lớn, nhưng có nhiều người lại quy chụp lại tất cả thành: “Thế hệ Z ai ai cũng lười biếng, chỉ thích ngủ và chơi, không làm việc đến nơi đến chốn, cả ngày lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ,..”. Điều đó là không đúng, và video của chúng tôi đồng thời muốn mang đến ý nghĩa rằng: Không phải tất cả thế hệ gen Z đều xấu, vẫn có rất nhiều con người hàng ngày đều không ngừng trau dồi, nâng cao bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Dù dịch bệnh còn chưa thuyên giảm, phải sinh hoạt và làm việc tại nhà, nhưng họ lại lấy đó là cơ hội chứ không phải trở ngại, bởi họ mạnh mẽ và tự tin vào khả năng của chính mình. 5. Giá trị của các giải pháp Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong video này đều là những giải pháp dễ dàng và đơn giản nhất, cũng có thể coi như là bước đầu định hướng cho các bạn còn mông lung, không biết nên thay đổi từ đâu. Hơn hết, đây đều là những biện pháp mà chúng ta đều có thể học hỏi và thực hiện ngay tại nhà, góp phần nâng cao ý thức và tuân thủ theo chỉ thị “Không tiếp xúc ở chỗ đông người, hạn chế ra đường khi không cần thiết” của Chính phủ trong thời gian giãn cách giữa đại dịch. Vì dịch bệnh càng ngày càng căng thẳng nên việc mỗi công dân đồng lòng chung sức là vô cùng quan trọng. Dù đơn giản nhưng những biện pháp này cũng có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Ngoài ra, việc luyện tập những phương pháp này hàng ngày sẽ tạo thành một thói quen bổ ích, giúp cho chúng ta không chỉ phát triển được bản thân ngay tại nhà, mà còn đối với ứng xử bên ngoài xã hội cũng có thể thích nghi được trong mọi tình huống một cách hiệu quả: Muốn tạo ra kết quả tốt nhất, hãy thay đổi thói quen từ những việc nhỏ nhất. 6. Đánh giá nhân sự Nhóm 1 - Máy chém gồm các thành viên: 1. Trần Lan Anh - 2013710014 2. Nguyễn Ngọc Anh - 2013710011 3. Nguyễn Phương Anh - 2011710005 4. Hoàng Quỳnh Anh - 2013710005 5. Mai Thùy Châu - 2013710017 6. Nguyễn Linh Chi - 2013710019 7. Phan Vũ An Huệ - 2013710033 8. Nguyễn Ngọc Linh - 2013710044 9. Lê Thị Thu Giang - 2011710012 10. Nguyễn Phương Thảo - 2013710057 Để ghi lại quá trình tham gia đóng góp của các thành viên, chúng tôi sử dụng công cụ trong link này bao gồm quy tắc, timeline, tiến độ công việc của cả nhóm : Khung chỉ tiêu đánh giá nhân sự Buổi họp đầu tiên chúng tôi ghi lại định hướng về sản phẩm video: Biên bản họp ngày 30/8 II. NỘI DUNG 1. Một số khái niệm 1.1. Kỹ năng mềm 1.1.1. Khái niệm Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trọng cuộc sống của con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lí thời gian… (trích Wikipedia). Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chuyên môn hoặc kiến thức chuyên môn. Kỹ năng mềm tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi người. Kỹ năng cứng được xác định qua trình độ học vấn hay sự thành thạo về chuyên môn. Theo đánh giá, kỹ năng cứng chỉ mang lại 25% sự thành công, trong khi đó kỹ năng mềm chiếm 75% yếu tố quyết định. Tuy nhiên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nắm vững được kiến thức, kỹ năng mềm sẽ được áp dụng một cách dễ dàng vào thực tế. Nếu có kỹ năng mềm nhưng không nắm chắc kiến thức thì cũng không thể tạo nên hiệu quả. Ngược lại, nếu có đầy đủ kiến thức nhưng không có kỹ năng mềm khi vận dụng vào thực tế thì công việc sẽ khó khăn phức tạp hơn . Kỹ năng mềm có thể rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi không bị ràng buộc bởi nguyên tắc hay chuẩn mực nào. Mỗi người lựa chọn cho mình một khái niệm, cách thức rèn luyện kỹ năng mềm cho riêng mình. Có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc của mỗi con người. Vì vậy, cần hiểu rõ về kỹ năng mềm để mỗi người có thể khái quát kỹ năng mềm một cách rõ ràng nhất. Tổng hợp từ những tài liệu thu được, từ những phân tích của chuyên gia, ta đưa ra một cách khái quát nhất về kỹ năng mềm như sau: “Kỹ năng mềm là những gì thuộc về tính cách cuộc mỗi con người, là khả năng thích ứng với những vấn đề trong thực tế để dẫn đến thành công. Kỹ năng mềm tồn tại độc lập với quan điểm hay kiến thức tích lũy trong sách vở.” 1.1.2. Phân loại Nhận thấy tầm ảnh hưởng của kỹ năng mềm đối với tương lai và sự nghiệp của thế hệ Z Việt Nam, nhiệm vụ hàng đầu là định hướng chương trình để trang bị cho thế hệ Z tại trường cao đẳng, đại học, ban chấp hành hội thế hệ Z thành phố Hà Nội đã ra thông báo số 34 mở đầu cho nhiệm vụ đó. Trong thông báo đó có đề cập đến những kỹ năng cần thiết cho thế hệ Z như sau: Thứ nhất, nhóm kỹ năng quản lý bản thân (kỹ năng quản lý thời gian: sửa đổi thói quen sinh hoạt, làm việc học tập hiệu quả, quản lý thời gian, quản lý cảm xúc) Thứ hai, nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân: (Tìm hiểu và chế biến các món ăn dinh dưỡng, chăm sóc không gian sống và làm việc, kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực (bồi dưỡng tâm hồn qua sách báo, tri thức), Thứ ba, nhóm kỹ năng về nhận thức (kỹ năng thích ứng với công nghệ, kỹ năng sàng lọc thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng xác định mục tiêu) Thứ tư, nhóm kỹ năng xã hội (kỹ năng xây dựng mối quan hệ số; kỹ năng bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; kỹ năng quan tâm, chăm sóc người khác; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng thuyết phục và đàm phán) 1.1.3. Vai trò của kỹ năng mềm đối với đời sống của “Thế hệ Z” Kỹ năng mềm đóng vai trò là bước đệm quan trọng giúp thế hệ Z làm việc có hiệu quả và nhanh chóng. Cá nhân có được kỹ năng mềm là điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, và thuận lợi hòa nhập môi trường làm việc. Các nhóm kỹ năng mềm như: thuyết phục, giao tiếp, trình bày… giúp chúng ta nhanh chóng có được thiện cảm của người đối diện. Trong cuộc sống nếu đã có kiến thức, có năng lực nhưng không biết cách biểu thị nó ra bên ngoài thì bạn cũng là kẻ thất bại. Chỉ với một vài kỹ năng để tạo ra sự khác biệt, thế hệ Z sẽ dễ dàng dành lấy sự ưu tiên trong mắt người khác. Rõ ràng một người năng động, hiểu biết làm vừa lòng mọi người thường là tâm điểm của sự chú ý. Trong kỹ năng mềm có vô vàn kỹ thuật giúp thế hệ Z lan toả động lực, kết nối mọi người lại với nhau. Các nhóm kỹ năng liên quan trực tiếp đến việc kết nối bao gồm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức… Kỹ năng mềm giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đôi khi có những công việc mà kỹ năng chuyên môn của bạn không thể giải quyết được. Nhưng nhờ việc phân tích vấn đề, xử lý tình huống, kết nối mọi người và hàng loạt các kỹ năng liên quan mà vấn đề được xử lý. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhóm kỹ năng mềm thường được biết đến với tên gọi “kỹ năng xử lý tình huống”. Ngoài ra việc có kỹ năng lập kế hoạch, đặt mục tiêu cũng giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng mềm đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng lao động ngày nay. Chỉ đào tạo về chuyên môn là chưa đủ nếu không được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội nhóm giúp người ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn. Những kỹ năng này đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động. 1.2. Thế hệ Z Có thể thấy rằng, trong thời điểm hiện tại, thế hệ Z chủ yếu là những người thuộc thế hệ trẻ. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới nhưng thế hệ Z vẫn có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã hội hiện nay với nhiều đặc trưng nổi bật như: 1.2.1. Điểm mạnh Được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ: Đây là một đặc điểm rất nổi trội của những người thuộc thế hệ Z. Với lợi thế sinh ra trong thời đại bùng nổ Internet, không khó hiểu khi đa số các bạn trẻ thuộc thế hệ Z cảm thấy rất thoải mái và dễ dàng bắt kịp với những cập nhất mới của công nghệ, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram... Những người thuộc thế hệ Z đa số đều được tiếp cận Internet từ sớm và có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao. Điều này rất khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao. Khả năng tự học tập, tự sáng tạo: thế hệ Z được đánh giá có khả năng học tập tốt do được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu từ rất sớm, đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, được đào tạo trong môi trường năng động, nhiều cái mới lại thêm khả năng lực học cao, kết hợp với khả năng tư duy sáng tạo nên có thể làm ra nội dung tốt, độc đáo. Tạo xu hướng mới: Với lợi thế được tiếp cận với công nghệ và Internet từ rất sớm, ngày nay, thế hệ Z đang là những người tạo nên xu hướng, tiên phong cho những trào lưu mới của xã hội. Mặc dù số lượng ít hơn so với thế hệ Y, nhưng thế hệ Z lại gây ảnh hưởng trực tiếp khi phần lớn những xu hướng hiện nay đều xuất phát từ nhóm này. 1.2.2. Hạn chế Thế hệ Z có nhiều điểm mạnh, nhưng mạnh quá sẽ thành điểm yếu. Ở thế hệ Z, cùng với sự thay đổi về môi trường sống, tâm lý của các bạn cũng có nhiều biến đổi phức tạp. Đặc biệt, được xem là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trọn vẹn trong thời đại công nghệ, chân dung thế hệ Z được phác hoạ với nhiều đặc điểm đối lập: rất sáng tạo nhưng cũng rất nổi loạn, dành nhiều thời gian trong thế giới ảo nhưng lại khát khao những kết nối thật, đầy tự tin nhưng cũng không tránh khỏi những hoang mang về bản thân… Những nhà nghiên cứu gọi thế hệ Z là thế hệ "Phigital" (Physical + Digital), tức là trong đầu của thế hệ thế giới ảo và thật không có ranh giới. Đó không chỉ là những trăn trở của cha mẹ, thầy cô, những người nuôi dạy thế hệ, mà còn là những tự vấn của thế hệ Z về chính thế hệ của mình. 2. Quá trình phát triển kỹ năng mềm của Thế hệ Z 2.1. Tình hình phát triển kỹ năng mềm của Thế hệ Z Vẫn còn những người thuộc thế hệ Z có nhiều nhầm lẫn về chuẩn giá trị đầu ra khi tốt nghiệp, họ bỏ nhiều công sức để chạy theo thành tích học tập (qua điểm số) và sưu tầm càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt và không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường, hoạt động đoàn thể, xã hội ở trường cũng như ở địa phương. Ngoài ra, việc thiếu tích cực trong tiếp nhận những phương pháp đào tạo mới làm cho thế hệ Z trở nên thụ động, ỷ lại; suy nghĩ, lối sống nhiều khi tiêu cực dễ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, thiếu động lực cố gắng, vươn lên. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Z tích cực tìm hiểu, và hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Họ muốn phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh cũng như các kỹ năng số cụ thể. Thêm vào đó, cũng không quá ngạc nhiên khi mà Thế hệ Z Việt Nam, lực lượng mới tham gia lao động, cũng mong muốn được trang bị cả kỹ năng kinh doanh và kỹ năng mềm. Điều này được thể hiện rõ khi kết quả trả lời của họ cao hơn tất cả các nhóm khác. Và đồng nhất với phát hiện từ Báo cáo Xu hướng Nhân tài PwC 20205, nêu rõ ngoài kỹ năng số thì việc phát triển kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable skills), "không hối tiếc" (được hiểu là những kỹ năng lúc nào cũng cần thiết) cũng là điều cấp thiết. Tại sao thế hệ Z lại có những suy nghĩ bắt kịp với thời đại như vậy? Câu trả lời nằm ở đặc điểm sau của thế hệ trẻ và năng động này. Sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ, thế hệ Z là những "công dân số" đích thực, những người học có khả năng phản hồi cao, tận dụng công cụ hiệu quả và phương pháp học tập tích cực. Tuy vậy, đại dịch toàn cầu đã đặt thế hệ vào một tình huống thách thức: ít kinh nghiệm làm việc thực tế, cơ hội giao lưu và học hỏi. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng gắn kết lâu dài, phát triển các kỹ năng và bộc lộ tài năng cho thế hệ trẻ này. 2.2. Xu thế phát triển kỹ năng mềm trong thời đại 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung vào công nghệ kỹ thuật số đã cho phép các hoạt động vận hành dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng được diễn ra tự động, khiến các sản phẩm và dịch vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống ngày càng phát triển linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Dự kiến trong tương lai, công nghiệp 4.0 sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, khiến các doanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân phải liên tục làm mới mình để bắt kịp xu hướng hiện đại, tránh nguy cơ bị đào thải và thay thế hoàn toàn bởi máy móc, công nghệ. Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại 4.0, trình độ chuyên môn không còn là yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất, mà yếu tố con người sẽ ngày càng được đề cao - Việc học hỏi và rèn luyện không ngừng là cách duy nhất để có thể làm chủ tương lai. Ngoài trình độ chuyên môn, mỗi người trẻ sẽ cần tới những kỹ năng thiết yếu khác: Kỹ năng quản lý và chăm sóc bản thân, kỹ năng sáng tạo - nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội,... Trong thời đại này, vấn đề bằng cấp không còn quá quan trọng nữa, mà thay vào đó, con người sẽ được đánh giá bằng những giá trị thật mà họ có thể tạo ra cho xã hội, bất kể họ là ai, có nền tảng như thế nào. Với những tân cử nhân, sẽ không có những mối lo thất nghiệp nếu họ có đủ trong mình những hành trang cần thiết để có thể hòa nhập với sự chuyển mình liên tục của thế giới và khẳng định giá trị của bản thân mình. Những người chỉ học theo cách truyền thống, chỉ tập trung vào thành tích trong bảng điểm sẽ mất dần chỗ đứng trong xã hội, nhường chỗ cho những người trẻ năng động, luôn nỗ lực để củng cố giá trị của con người mình. Có thể thấy rằng, thời đại 4.0 trao cho mọi người nhiều cơ hội và đi kèm với chúng cũng là vô vàn thách thức. Việc trang bị cho mình một tâm thế vững vàng và một tinh thần cầu tiến sẽ giúp nâng tầm cơ hội cũng như giảm bớt các thách thức, khiến bất kì ai cũng có thể tự tin thể hiện bản thân, cống hiến cho xã hội và dẫn đầu xu thế trong tương lai. 3. Giải pháp giúp Thế hệ Z phát triển kỹ năng mềm trong bối cảnh COVID- 19 3.1. Nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của Thế hệ Z trong bối cảnh COVID-19 Phát triển kỹ năng mềm cho người trẻ đã không còn là một vấn đề xa lạ trong nền giáo dục trên thế giới, là hoạt động hiện đang được chú trọng nhiều ở các trường đại học nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung. Đối mặt với dịch bệnh Covid-19 gây ra nhiều khó khăn về mặt kinh tế - xã hội ở trong và ngoài nước, các bạn người trẻ cần nhanh chóng học cách thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, với những cạnh tranh và đòi hỏi ngày càng cao trong công việc. Chính bởi vậy, người trẻ cần sớm chuẩn bị mọi kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể tự tin bước ra thị trường lao động. Rèn luyện kỹ năng mềm là một quá trình tích luỹ đòi hỏi mỗi cá nhân chủ động trong việc lên kế hoạch học hỏi, rèn luyện và áp dụng vào trong thực tế hằng ngày. Mỗi người trẻ có thể dựa trên đánh giá về bản thân, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai để xây dựng kế hoạch, lộ trình hoàn thiện và chi tiết. Những cơ hội để có thể bồi dưỡng quá trình hình thành và phát triển kỹ năng mềm luôn thường trực trong mọi hoạt động sinh hoạt của người trẻ. Để có thể nắm bắt được các cơ hội, người trẻ trước hết có thể chủ động tiếp cận thông qua những hoạt động tại trường, những buổi hội thảo giao lưu với các doanh nghiệp tập đoàn, các hoạt động sinh hoạt tại câu lạc bộ. Không chỉ vậy chúng ta còn có thể tìm đọc những cuốn sách viết về kỹ năng mềm. Có rất nhiều đầu sách tiếp cận vấn đề này và nêu lên tầm quan trọng của những kỹ năng mềm cũng như cách áp dụng vào trong thực tế. Chính vì vậy, những cuốn sách này cũng chính là một trong những cách giúp người trẻ nhận thức rõ nhất tầm quan trọng và phương pháp rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thế hệ trẻ đang có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận nguồn tri thức phong phú. Các nền tảng mạng xã hội hiện nay đang hướng tới việc lan tỏa và sự ảnh hưởng tích cực với người sử dụng thông qua những bài báo, bài viết chia sẻ chìa khóa cũng như các kỹ năng mà một người trẻ cần hướng tới. Chính vì thế nên mỗi người trẻ cần tích cực rèn luyện, bổ sung, hoàn thiện những kỹ năng mềm cần thiết cho mình. 3.2. Giải pháp thực tế giúp Thế hệ Z phát triển một số loại kỹ năng mềm trong bối cảnh COVID-19 3.2.1. Nhóm kỹ năng quản lý bản thân – kỹ năng quản lý thời gian 3.2.1.1. Sửa đổi thói quen sinh hoạt Những ngày nghỉ dịch, ta làm quen với nếp sinh hoạt mới, không cần phải thức giấc lúc 4-5 giờ sáng để chuẩn bị đến trường, không còn phải lo lắng vì vấn đề tắc đường mỗi sáng mà bị muộn học. Giờ đây chỉ cần thiết bị kết nối với mạng Internet ta đã có thể tham gia vào lớp học rất nhanh, việc có mặt đúng giờ không còn là mối lo nữa. Tuy nhiên việc ấy đôi khi lại khiến ta hình thành thói quen ỷ lại, thiếu sự chủ động trong việc học. Chính vì thế, Thế hệ Z đã và đang cố gắng hình thành thói quen mới chính là dậy sớm và dành những buổi sáng để tận hưởng, cũng như rèn luyện bản thân như tập thể dục và sử dụng những ứng dụng theo dõi sức khoẻ của bản thân. 3.2.1.2. Làm việc, học tập hiệu quả Thời đại công nghệ 4.0 dường như đã thành công trong việc phá bỏ rào cản tiếp cận tri thức của con người. Vô vàn các nền tảng học tập trực tuyến đã được thiết kế và cung cấp các khóa học dựa trên nhu cầu của người học với tiện ích cả về thời gian và không gian. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, đây thực sự là khoảng thời gian “vàng” cho mọi người khi các nền tảng học tập trực tuyến đã đưa ra các chương trình giảm giá, các khóa học miễn phí hướng tới mọi đối tượng trong xã hội để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận, nâng cao trình độ và phát triển bản thân như Udemy, Coursera,.... Không chỉ vậy, các nền tảng công nghệ cũng giúp mọi người được kết nối, truy cập dữ liệu thời gian thực, khiến việc học tập và làm việc vẫn đảm bảo được tương tác giữa các cá nhân và vẫn mang đến hiệu quả làm việc cao như Google Jamboard, Slido, Mural,... Các công cụ hỗ trợ quản lý trong học tập và công việc cũng được phát triển không ngừng, giúp ta dễ dàng hơn trong việc theo dõi và tổ chức công việc hiệu quả, có thể kể đến một số công cụ như Notion, Trello,... Với những lợi thế về công nghệ, thế hệ trẻ nên chủ động tìm hiểu và ứng dụng chúng vào trong công việc và học tập để có thể học tập hiệu quả và luôn thích ứng được với các thay đổi của xã hội. 3.2.2. Nhóm kỹ năng chăm sóc bản thân 3.2.2.1. Tìm hiểu và chế biến các món ăn dinh dưỡng Trước hết, chúng ta nên tạo cho mình niềm đam mê nấu nướng bằng cách đọc các sách báo về ẩm thực để có thể thích và yêu hơn về các món ăn, các quy tắc nấu nướng cơ bản. Bạn cần nắm được lý thuyết của việc muốn kho nồi cá, nấu nồi canh hay các bước làm một chiếc bánh đơn giản sẽ như thế nào. Ngoài sách báo, trên các nền tảng số có rất nhiều trào lưu, cộng đồng mạng chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho mọi người về việc bếp núc, điển hình như cộng đồng “Yêu bếp Esheep family”. Không chỉ có những bài viết hữu ích, những món ăn ngon do chính tay các thành viên nấu nướng mà còn tổ chức các cuộc thi truyền cảm hứng, thay đổi tích cực suy nghĩ về việc nấu ăn của nam giới như “Việc nhà có anh” hay những câu chuyện gia đình có thật trong thử thách “Mặt trời trong tôi”. Những phần quà nho nhỏ và sự ủng hộ từ cộng đồng càng tiếp thêm đam mê cho những bạn trẻ thế hệ Z bắt tay tạo nên dấu ấn bếp núc của riêng mình. Khi đã nắm rõ được lý thuyết các bước làm một món ăn thì đến lúc phải thực hành nó đi nào. Hãy nhắm lấy một công thức đơn giản mình muốn làm. Luyện tập nấu món đó đến khi bạn tự hài lòng với thành phẩm của mình. Tất nhiên là bạn sẽ cảm thấy chán nản khi mà món mình làm ra không ngon như mong đợi. Đừng vội nản chí mà hãy cố gắng thêm vài lần nữa. Sau những lần thất bại, hãy ghi những kinh nghiệm vào sổ tay của mình, để những lần tiếp theo kỹ năng của bạn sẽ hoàn thiện hơn. Những lúc đầu vào bếp, nếu có thể, bạn hãy nhờ những người có kinh nghiệm hướng dẫn bạn. Bạn sẽ đỡ run hơn và tránh được vài sự cố do sự thiếu kinh nghiệm của mình. Cuộc sống hiện đại kéo theo các phương tiện hiện đại, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các công thức hướng dẫn nấu ăn trên internet được các chuyên gia, đầu bếp hay đơn giản là kinh nghiệm của các mẹ đã làm thành công món ăn. Bạn có thể tham khảo và bổ trợ cho những quy tắc nấu ăn chính thống xưa nay của bạn. Chỉ xem các công thức qua phần văn bản là chưa đủ mà bạn cần phải xem quá trình người ta thực hiện một món ăn sẽ như thế nào. Cách xem các chương trình nấu ăn qua mạng xã hội sẽ giúp bạn lĩnh ngộ được nhiều hơn khi chỉ đọc phần chữ. Trên truyền hình có rất nhiều các chương trình dạy nấu ăn với những hướng dẫn rất tỉ mỉ để bạn học bí quyết nấu nướng. Xem các show thực tế như Master Chef cũng là một ý tưởng rất hay để bạn nâng cao tay nghề nấu ăn. Biết rõ mùi vị yêu thích và có sở trường khi nấu những món ăn riêng của mình là điều quan trọng nhất khi nấu nướng một món nào đó. Bạn nên biết rõ bạn thích ăn món gì, khẩu vị của bạn ra sao. Vì nếu nấu một món mà đến chính bạn còn không thấy ngon thì làm sao bạn có thể thuyết phục được người thưởng thức. Bên cạnh đó, việc nấu món bạn thích ngon, hoàn hảo sẽ “hô biến” nó trở thành món sở trường của bạn, giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người, đặc biệt là người thương của mình. Những lời khen ngợi và sự ngon miệng khi họ thưởng thức món ăn cũng là cách tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa đam mê trong bạn. 3.2.2.2. Chăm sóc không gian sống và làm việc Ngoài việc phát triển bản thân từ bên trong thì chăm sóc không gian sống bên ngoài cũng quan trọng không kém. Không chỉ tạo ra môi trường sống thoải mái giúp ta có năng lượng hơn, mà còn tạo nên thói quen tốt, luôn giữ phòng ốc sạch sẽ nhằm tránh những căn bệnh không đáng có. Có thể bạn cũng biết, rằng một môi trường làm việc tốt sẽ tạo cảm hứng cho bạn có động lực để học tập và tự do sáng tạo hơn. Thử tưởng tượng việc tỉnh dậy với một căn phòng ngập tràn ánh nắng và đẹp đẽ sẽ nâng cao hứng thú bắt tay vào làm việc hơn là một căn phòng bừa bộn và bẩn thỉu đúng không nào. Có rất nhiều cách để ta có thể sắp xếp không gian sống của chúng ta: vứt bỏ đi những đồ vật, vật dụng không cần thiết, sơn màu căn phòng với màu sắc tươi sáng hơn, bày trí căn phòng với những bức tranh và hình dán đầy màu sắc, hãy luôn để căn phòng ngập tràn ánh nắng, học hỏi thêm ideas về trang trí căn phòng từ những website ý tưởng như Pinterest, Google, Youtube,... 3.2.2.3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc và sức khỏe tinh thần Thay vì chỉ ăn, ngủ, cày phim, lướt mạng xã hội khi được nghỉ ở nhà; mỗi người cần sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Chúng ta có thể tranh thủ thời gian này để học tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới thông qua việc đọc sách. Vậy để đọc sách hiệu quả, chúng mình gợi ý cho bạn vài cách giúp đọc sách hiệu quả hơn. Thứ nhất, đọc một cách tập trung, tránh những thứ gây xao lãng. Tập trung đọc sách có nghĩa là bạn sẽ tìm một nơi thoải mái, dễ chịu và không khiến bạn bị mất tập trung. Chúng tôi khuyến khích bạn tìm cho mình một nơi yên tĩnh và có thể bật những bản nhạc không lời nhẹ nhàng hay âm thanh tự nhiên. Thứ hai, tìm hiểu các từ ngữ, địa danh hoặc ý tưởng mà bạn không biết rõ. Bạn có thể dùng ngữ cảnh để tự tìm hiểu thắc mắc của mình, nhưng tốt hơn hết bạn nên dành ra vài phút để đọc nội dung tham khảo về những phần mà mình chưa hiểu, việc đọc cũng trở nên dễ dàng hơn. Đối với bài tập ở trường, việc tìm hiểu từ ngữ hoặc ý tưởng khó hiểu sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng. Đây là một thói quen tốt mà bạn nên làm. Thứ ba, tô đậm nội dung, viết các câu hỏi ở lề sách, gạch dưới những điều mà bạn quan tâm, đánh dấu ý tưởng hoặc khái niệm quan trọng. Đọc lướt trước khi đọc kỹ. Nếu đọc nội dung gì đó khó hiểu, bạn đừng quá lo là mình sẽ mất hứng thú vì đã biết kết cục. Nếu đang đọc một đoạn nào đó và phải đọc lại từ đầu, bạn nên thử đọc lướt qua toàn bộ câu chuyện hoặc lật sang một vài trang tiếp theo để hiểu bối cảnh, các nhân vật chính và giọng điệu của nội dung đang đọc; như vậy, bạn sẽ biết phải tập trung vào điều gì khi đọc kỹ nội dung. Tuy nhiên, đừng gạch dưới hoặc đánh dấu quá nhiều và đừng ngẫu nhiên đánh dấu những đoạn mà bạn nghĩ là cần. Bạn sẽ không có động lực xem lại hay tìm hiểu kỹ nếu đánh dấu vô tội vạ, và sẽ thấy rối mắt khi đọc lại. Thứ tư, hãy viết ra những ý quan trọng, suy nghĩ của bạn về mục đích của nội dung và cảm nhận của bạn ở vai trò của một độc giả, việc tóm tắt nhìn chung rất hữu ích để giúp bạn nhớ rõ hơn về nội dung đã đọc. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng giúp ích rất nhiều cho đời sống tinh thần của bạn. Để có thể tập trung hơn trong công việc hay là học tập, bạn có thể lập nên một danh sách các bản nhạc không lời, những bản nhạc ấy sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Để giải tỏa căng thẳng sau nhiều giờ ngồi máy tính và học trực tuyến, bạn cũng có thể chọn những bản nhạc sôi động, vì những tiết tấu nhanh với giai điệu vui tươi sẽ đem lại nguồn năng lượng dồi dào để ta có thể làm những công việc tiếp theo hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể học chơi một loại nhạc cụ, nó sẽ giúp bạn học thêm được kỹ năng mới và phát triển bản thân mình hơn, như Piano, Guitar,… Trên đây là một vài gợi ý của chúng tôi, vậy nên bạn hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình một nhạc cụ phù hợp và học một cách hiệu quả nhất. 3.2.3. Nhóm kỹ năng về nhận thức 3.2.3.1. Kỹ năng thích ứng với công nghệ Thời gian giãn cách dịch bệnh chính là cơ hội để chúng ta có thể tìm tòi và học hỏi những kỹ năng công nghệ mới. Bởi lẽ gen Z đang được sống trong thời đại công nghệ 4.0, một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin với vô vàn những cơ hội đáng quý cho chúng ta thỏa sức sáng tạo và thách thức giới hạn của bản thân. Dù dịch bệnh khó khăn nhưng chúng ta không vì thế xa mặt mà cách lòng, thay vào đó, đây chính cơ hội để chúng ta tiến lại gần nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn nhờ công nghệ. Thông qua những kênh truyền thông như Tiktok, Facebook, Instagram, con người có thể chia sẻ những thông tin và kiến thức hữu ích như chia sẻ cách nấu ăn, học ngôn ngữ hoặc những kỹ năng sống vô cùng đáng quý. Ví dụ như cộng đồng người dùng Tiktok đã có hashtag #LearnOnTikTok nhằm giúp người dùng chia sẻ những kiến thức và kỹ năng của bản thân hữu ích với mọi người, có thể thấy hashtag #LearnOnTikTok chính là một công cụ vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dùng, đồng thời cung cấp cho họ những tips, phương pháp và kiến thức bổ ích. Có thể thấy, kỹ năng thích ứng với công nghệ là một kỹ năng đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong khoảng thời gian dịch bệnh khó khăn, nhờ những kỹ năng thích ứng với công nghệ hiện đại nhanh chóng, con người ngày càng chủ động hơn trong việc kết nối và chia sẻ kiến thức bổ ích. 3.2.3.2. Kỹ năng sàng lọc thông tin Thế kỷ 21 là một cuốn sách của kỹ thuật số, với sự tiến bộ của công nghệ, ngày nay chúng mình có thể tìm kiếm, tiếp cận với mọi thông tin qua nhiều kênh phương tiện cũng như các công cụ hỗ trợ như Facebook, Báo điện tử,....Tuy nhiên sự bùng nổ về thông tin đó lại đi cùng theo một vài những ảnh hưởng tiêu cực. Thời gian giãn cách dịch bệnh lần thứ tư cũng chính là thời điểm mà nạn tin giả diễn ra nghiêm trọng. Với sự lan tỏa mạnh mẽ của cộng đồng xã hội, tin giả có thể kéo theo tới nhiều hệ luỵ như tin về lượng thức ăn cung ứng trong giai đoạn giãn cách thiếu hụt sẽ khiến người dân đổ xô đi mua lương thực tích trữ; Hay tin về số ca tử vong tăng cao, vượt mức mấy nghìn người trong ngày cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dân, từ đó làm ảnh hưởng tới công tác dập dịch của chính quyền thành phố - Chính phủ. Đã có không ít lần chúng mình đã nghe tới những bản tin thời sự nhắc đến và đưa ra thông tin đính chính, tuyên truyền cho người dân cả nước chung tay dập tắt vấn nạn tin giả này. Chính vì vậy, chúng mình phải thật cẩn thận trong việc chọn lọc tiếp thu như tìm kiếm ở những nguồn tin đáng tin cậy, mỗi khi tiếp nhận thông tin mới chúng mình hãy nên phân tích hay lập nên những biểu đồ tư duy để không hiểu sai lệch thông tin gây tâm lý hoang mang, những tác động tiêu cực cho bản thân nói riêng và cộng đồng nói chung trong thời gian giãn cách. 3.2.4. Nhóm kỹ năng xã hội 3.2.4.1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ số Bởi vì dịch Covid-19 diễn ra kéo dài với những chuyển biến khó lường nên để gặp mặt trực tiếp và giữ liên lạc với bạn bè là rất khó. Tuy nhiên hai năm trở lại đây tất cả các cá nhân, quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng phát triển để đáp ứng điều kiện bình thường mới. Chúng mình giờ đây đã có thể chủ động tìm hiểu qua những trang mạng xã hội hay tìm đến những cuộc thi online để mở rộng, giao lưu, kết bạn với mọi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng