Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam...

Tài liệu Quá trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam

.PDF
163
121
116

Mô tả:

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA VIỆN KHẢO CỔ HỌC Chƣơng trình KX - 06 NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN MINH VĂN HÓA VÌ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Đề tài KX 06 - 02 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài Giáo Sƣ Hà Văn Tấn Các tác giả CHỬ VĂN TẦN, HÀ VĂN TẤN, HOÀNG XUÂN CHINH PHẠM LÝ HƢƠNG, VŨ THẾ LONG Hà-Nội - 1995 TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA VIỆN KHẢO CỔ HỌC Chƣơng trình KX - 06 NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN MINH VĂN HÓA VÌ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI Đề tài KX 06 - 02 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài Giáo Sƣ Hà Văn Tấn Các tác giả CHỬ VĂN TẦN, HÀ VĂN TẤN, HOÀNG XUÂN CHINH PHẠM LÝ HƢƠNG, VŨ THẾ LONG Hà-Nội - 1995 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIỀN CỨU ĐỀ TÀI KX06 - 02. Chủ nhiệm đề tài: Giáo sƣ HÀ VĂN TẤN Các thành viên (xếp theo A, B, C): 1/ NCV. Bùi Văn Vinh. 2/ PGS. Chử Văn Tân (Chủ nhiệm đề tài nhánh). 3/ PTS. Hà Hữu Nga. 4/ PT5. Hà Văn Phùng (Thƣ ký đề tài). 5/ GS. Hà Văn Tấn (Chủ nhiệm đề tài nhánh). 6/ PGS. Hoàng Xuân Chinh (Chủ nhiệm đề tài nhánh). 7/ PTS. Nguyễn Thị Kim Dung 8/ PGS-PTS. Phạm Lý Hƣơng 9/ PTS. Nguyễn Trƣờng Kỳ 10/ PTS. Trịnh Các Tƣởng 11/ PTS. Trịnh Văn Sinh. 13/ NCV. Vũ Thế Long. (Chủ nhiệm đề tài nhánh). MẤY LỜI NÓI ĐẦU Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị văn hóa mà mỗi dân tộc chấp nhận. Tất nhiên nói" giá trị" ở đây, ta không hề dùng khái niệm đó theo nghĩa giá trị học (axiologic), nghĩa là tiến bộ hay không tiến bộ, theo nhận thức chủ quan của chúng ta. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng gồm những giá trị phù hợp với nó, kể cả những giá trị trung tính (neutre). "Ví dụ ăn là một yêu cầu sinh học. Nhƣng ăn bốc ăn đũa hay ăn bằng thìa thì đó là văn hóa. Và chúng ta không thể coi cách ăn nào là tiến bộ hơn cách ăn nào. Đó là những giá trị trung tính. Cũng nhƣ thế cái đói là động lực sinh học nhƣng khẩu vị để thỏa mãn cái đói chính là văn hóa. Nhƣng nói nhƣ vậy không có nghĩa là tách rời tự nhiên và văn hóa. Ngƣời ta thƣờng nói cái gì không phải tự nhiên thì là văn hóa. Nhƣng có điều văn hóa không thể tách rời với môi trƣờng tự nhiên. Tất nhiên, văn hóa gắn liền với ứng xử và ứng xử là cả thiên nhiên và xã hội. Và ứng xử thì phải có chuẩn mực của cộng đồng. Chính ở những chuẩn mực cộng đồng này, bản sắc văn hóa lộ ra rõ ràng. Và sau cùng, chúng ta cần thấy rằng văn hóa cũng phụ thuộc vào lịch sử : lịch sử biến đổi và do đó, văn hóa cũng biến đổi theo, do những điều kiện mà lịch sử đƣa lại. Nhƣ vậy chúng ta cần chú ý đến ba điểm : 1. Văn hóa và môi trƣờng tự nhiên Trong thƣ Triệu Đà viết cho vua Hán có câu" Âu Lạc ở phía Tây, ở trần mà cũng xƣng vƣơng''. Chắc là câu đó không tránh khỏi có ý miệt thị. Nhƣng ở trần ở nƣớc Âu Lạc, và trƣớc đó, ở thời đại các vua Hùng. thì là một đặc điểm gắn liền với văn hóa, với bản sắc văn hóa : ở trần đóng khố đối với nam và mặc váy đối với nữ . Đóng khố mặc váy thì ở nông thôn Việt Nam cho đến trƣớc cách mạng tháng tám còn rất phổ biến . Chúng tôi nghĩ rằng điều đó phù hợp với điều kiện khí hậu. Đó là nói chuyện cái mặc. Cũng nhƣ vậy trong cái ăn, bát canh có vị tri quan trọng trong bữa cơm Việt Nam. Chan canh là cách ăn đặc biệt Việt Nam. Lấy ví dụ nhƣ ngƣời Nhật, họ không bao giờ chan lẫn cơm với canh mặc dầu nƣớc này cũng ăn cơm và ăn canh. Và trong I các thứ rau làm canh, ngƣời Việt Nam lại thích loại rau nhớt nhƣ rau mồng tơi, rau đay ... Cũng lại do điều kiện tự nhiên. Tất nhiên, cũng do điều kiện khí hậu, giũa các vùng có khác nhau. Miền Nam, nhƣ hiện nay, thích uống trà đá, còn miền Bắc, thì lại thích chè nóng. Nhƣng nhìn chung, cần chú ý môi trƣờng tự nhiên đối với văn hóa. Môi trƣờng tự nhiên, từ thời dựng nƣớc đến nay, lại ít thay đổi. Do đó, nhiều yếu tố bản sắc văn hóa gắn liền với môi trƣờng có lẽ là ít thay đổi. 2.Văn hóa và môi trƣờng xã hội Môi trƣờng xã hội thì biến đổi có phần nhanh hơn môi trƣờng tự nhiên. Thế nhƣng ở Việt Nam, văn hóa nói chung là văn hóa xóm làng và văn hóa nông nghiệp cho đến nay tình hình đó gần nhƣ không có mấy thay đổi. Cái mô hình làng, liên làng và trên đó là siêu làng, vẫn là cái mô hình đã hình thành từ ngày lập nƣớc cho đến hôm nay. Các chuẩn mực văn hóa vẫn đƣợc quy định bằng thói quen. phong tục, cấm kỵ đã hình thành từ nghìn xƣa. Mà chuẩn mực là việc áp dụng các giá trị vào đời sống. "Miếng giầu là đầu câu chuyện'' Một miếng ở làng bằng sàng trong bếp"."Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã", v.v và v.v... là những ứng xử mà chúng tôi nghĩ rằng đó là những chuẩn mực khá bền vững. Và suy cho cùng, những chuẩn mực đó chắc đã nẩy sinh từ thời dựng nƣớc. Ví dụ : Mối quan hệ giữa họ và làng ở Việt Nam, không bao giờ công xã láng giềng hay công xã nông thôn trở nên thuần nhất, mà vẫn gắn liền với công xã thị tộc nghĩa là vai trò của huyết tộc bao giờ cũng lớn. Chắc là ai cũng biết rằng cho đến nay, ở nông thôn vẫn còn các "chi bộ họ ta". Nói nhƣ vậy là phải nói đến nguyên nhân lịch sử. Đáng lý ra, khi nhà nƣớc đã xuất hiện, thì các tàn dƣ thi tộc , các cơ sở cộng đồng dần dần biến đi. Nhƣng ở Việt Nam lại khác. Các cuộc xâm lƣợc đã buộc các yếu tố cộng đồng phải cố kết lại. Và trong một lịch sử mà các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm xảy ra liên miên thì các yếu tố cộng đồng phải tồn tại lâu dài. Trƣớc quyền lợi của dân tộc thì cá nhân phải quên đi và cộng đồng là trên hết. Vì vậy nhìn nhận về văn hóa, về bản sắc văn hóa. chúng ta không nên quên điều kiện lịch sử và xã hội. 3.Bản sắc văn hóa dân tộc cũng thay đổi. Đi tìm bản sắc văn hóa, ta thƣờng đi tìm những hằng số của văn hóa. Ta hãy nghe Trần Văn Khê nói :"Khi ngƣời phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, khác với áo "Ki mô nô" II của Nhật, áo "Sari" của Ấn Độ, áo dài "xẻ từ đùi tới chân" nhƣ áo Thƣợng Hải, chúng ta cho rằng áo dài có tính dân tộc. Ai thấy áo dài cũng biết ngay là áo của dân tộc Viêt Nam. Khi chúng ta ăn thịt kho, cá kho bằng nƣớc dừa xiêm, có bỏ nƣớc màu, khác hẳn với thịt heo xào "chua ngọt" và cá chƣng tƣơng của ngƣời Trung Quốc, thì thịt kho, cá kho đã mang tính "dân tộc" Việt Nam. Nói chi đến cách "gói nem chua", thì dân tộc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan nhất định không biết làm món ấy ."Nem chua" rất đậm màu dân tộc Việt Nam". Nhƣng ta bỗng tự hỏi rằng cái áo dài Việt Nam kia có từ bao giờ ? Cái áo dài đó sản sinh ra gần đây thôi, chứ đâu phải có từ đầu. Thế mới biết, trong các yếu tố bản sắc dân tộc, có những cái xuất hiện sau, có những cái hấp thụ từ bên ngoài những cái biến đi, phù hợp với con ngƣời Việt Nam Có ngƣời nói rằng văn hóa Việt Nam vốn là thuộc nền văn hóa Đông Nam Á, rồi sau đó do ảnh hƣởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Việt Nam chuyển dần sang văn hóa Đông Á. Chúng ta cần phân tích rõ điều này. Lấy ví dụ trong âm nhạc. Có ngƣời cho rằng dƣới ảnh hƣởng của Trung Quốc. chúng ta mới có thêm đàn đáy, đàn nguyệt... Nhƣng cũng có ngƣời cho rằng đàn đáy của Trung Quốc (Tạm huyển cầm) và Mông Cổ (sandfe) bịt bằng da trăn thùng đàn Shamisen của Nhật bịt bằng da mèo ở phía mặt và da chó ở phía lƣng. Còn đàn đáy Việt Nam, tuy cũng có 3 dây nhƣng rất khác các loại đàn trên. Đàn nguyệt Việt Nam cũng không giống với đàn nguyệt cầm (Yuegin) Trung Quốc. Nguyệt cầm Trung Quốc có cần đàn ngắn, phím không cao, đàn có chữ chuyền, thiếu chữ nhấn. Do đó đàn đáy, đàn nguyệt phải coi là có tính dân tộc. Và gần đây thôi, ta lại phải nói đến đàn ghi-ta phím lõm dùng cho hát cải lƣơng. Do đó không nên đối lập sự vay mƣợn và sự biến đổi sáng tạo. Tất cả cái đó, đều có thể làm cho bản sắc văn hóa dân tộc thêm giàu có. Điều đáng chú ý là lúc nào thì yếu tố ngoại sinh vay mƣợn của ngƣời đã trở thành yếu tố nội sinh của dân tộc mình. Với một cách nhìn nhƣ thế chúng tôi nghiên cứu "Quá trình hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam". Theo giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu những yếu tố bản sắc văn hóa của ngƣời Việt cổ hình thành vào buổi khai sinh của văn minh. Mà muốn làm đƣợc điều đó, chúng tôi không thể không tìm hiểu các vấn đề : 1. Môi trƣờng sống của ngƣời Việt cổ. 2. Sự hình thành nền văn minh Việt cổ. 3. Nguồn gốc ngƣời Việt III 4. Văn minh kỹ thuật của ngƣời Việt cổ. 5. Thế giới tinh thần của ngƣời Việt Cổ. Nhƣ đã nói ở trên, bản sắc văn hóa không thể không gắn với môi trƣờng tự nhiên. Còn sự hình thành văn minh Việt cổ thì cho chúng ta biết các bƣớc tiến tới văn minh cũng nhƣ bản chất của văn minh mà ở đây là nền văn minh Đông Sơn. Và nhƣ vậy. ta có thể thấy bản sắc văn hóa xuất hiện vừa là lâu đời vừa là nhảy vọt. Lâu đời vì đã có những yếu tố từ thời Tiền Đông Sơn, nhƣng nhảy vọt, khi một nền văn minh với quốc gia, với nhà nƣớc đã xuất hiện - văn minh Đông Sơn. "Cộng đồng ngƣời Việt tổ tiên ta đã sớm trở thành một dân tộc, một quốc gia, đó là một sức mạnh, một thế mạnh rất cần thiết và quý báu. Đó là một sự tự khẳng định giàu giá trị văn hóa để tự bào vệ mình để tồn tại và phát triển" (Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới). Bản sắc văn hóa lộ rõ hơn trong văn minh kỹ thuật cũng nhƣ thế giới tinh thần. Viết các phần này, chúng tôi cũng đã cố gắng nêu lên các yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng tôi cũng coi việc tìm hiểu nguồn gốc ngƣời Việt nhƣ là một nhiệm vụ cơ bản trong việc tìm về cội nguồn của văn hóa Việt cổ, và do đó, tìm về cội nguồn của bản sắc văn hóa. Và sau cùng, là phần" Bản sắc văn hóa Việt cổ". thử phác họa những yếu tố bản sắc văn hóa Việt Nam thời khai sinh. Tất nhiên là vào thời đó, chúng ta thấy trong bản sắc văn hóa. vắng bóng những yếu tố mà sau này mới có. Nhƣng xem ra, văn hóa Việt Nam có nhiều lớp, nhƣng không xếp chồng lên nhau, chúng ta đều có thể nhìn thấy các lớp văn hóa đó, qua dặm dài lịch sử . Chẳng những thế có nhiều yếu tố bản sắc văn hóa đã xuất hiện trong buổi bình minh của văn minh vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Những yếu tố mới của văn hóa không làm suy giảm chúng, mà ngƣợc lại, còn rèn luyện, hun đúc chúng, làm cho chúng trở thành sức sống trƣờng tồn của dân tộc. Tất nhiên ở đây chúng tôi cũng suy nghĩ đến những nhƣợc điểm của văn hóa truyền thống, vì không có cái gì chỉ có mặt tốt mà không có mặt xấu, mặt yếu. Đó là biện chứng. Nhƣng dẫu sao, chúng tôi không nghĩ rằng công trình này đã hoàn hảo, hẳn là còn nhiều vấn đề cần bàn cãi. Để hoàn thành công trình này, chúng tôi đã phân thành các đề tài nhánh, do những tập thể cán bộ nghiên cứu đảm nhiệm. Chúng tôi cũng đã tiến hành nhiều hội IV thảo mong tập hợp đƣợc ý kiến rộng rãi của nhiều học giả. Viết công trình tổng hợp này chúng tôi phân công nhƣ sau : "Khái quát về môi trƣờng sống của ngƣời Việt cổ" do Vũ Thế Long ; " Sự hình thành nền văn minh Việt cổ ",do Chử Văn Tần ; " Nguồn gốc ngƣời Việt", do Hà Văn Tấn ;"Văn minh kỹ thuật của ngƣời Việt cổ "do Phạm Lý Hƣơng ; "Thế giới tinh thần của ngƣời Việt cổ", do Hoàng Xuân Chinh; "Bàn sắc văn hóa Việt cổ", do Chử Văn Tần và Hà Văn Tấn. Công trình do Hà Văn Tấn chủ biên. Chúng tôi cảm ơn giáo sƣ Nguyễn Hồng Phong, chủ nhiệm chƣơng trình "Văn hóa văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội " và giáo sƣ Vũ Khiêu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Chúng tôi cũng cảm ơn các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện Khảo cổ học đã nhiệt tình tham gia các cuộc hội thảo thuộc đề tài này. HÀ VĂN TẤN V CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT CỔ Môi trƣờng tự nhiên có một ảnh hƣởng to lớn lên đời sống của con ngƣời. Môi trƣờng là yếu tố rất quan trọng, nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Dân cƣ trên thảo nguyên sống đời sống du mục thì mang bản sắc khác với dân chài trên sông biển. Ngƣời sống trên núi cao có cuộc sống khác với ngƣời sống ở đồng bằng. Đó là lẽ tự nhiên. Vậy môi trƣờng sống tự nhiên của ngƣời Việt cổ ra sao ? Ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên lên đời sống của ngƣời Việt cổ nhƣ thế nào ? Đó là điều cần tìm hiểu đầu tiên khi muốn biết bản sắc văn hóa của ngƣời Việt. Môi trƣờng tự nhiên chính là những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của ngƣời Việt. Để tìm hiểu khái quát về môi trƣờng sống tự nhiên của ngƣời Việt cổ chúng ta có thể xem xét trên một số phƣơng diện chính sau : vị trí địa lý hay không gian sinh. tồn ; Chế độ khí hậu ; Hệ động thực vật; Đất đai và khoáng sản. Để hiểu đƣợc môi trƣờng sống của ngƣời Việt cổ đƣơng nhiên chúng ta cần phải dựa vào các tƣ liệu khảo cổ học, cổ sinh vật học, cổ địa lý, cổ khi hậu, các thƣ tịch cổ cùng nhiều nguồn tƣ liệu tổng hợp khác. Trong tinh hình hiểu biết hiện tại. Ở đây, chỉ xin nêu một số nét khái quát về môi trƣờng sống của ngƣời Việt cổ trong mối quan hệ giữa môi trƣờng tự nhiên và văn hóa. Không gian sinh tồn của ngƣời Việt cổ : Thật khó có thể phân định một cách rạch ròi không gian sinh tồn của một tộc ngƣời. Nhƣ là một trong những động vật sống trên hành tinh này, theo luật tự nhiên, con ngƣời có thể mở rộng hoặc thu hẹp địa bàn cƣ trú của mình tuy theo hoàn cảnh cũng nhƣ nhu cầu nội tại của mình. Ranh giới lãnh thổ quốc gia hiện tại không phản ánh đƣợc ranh giới sinh tồn của các tộc ngƣời trong quá khứ. Bởi thế, đây là một vấn đề khá phức tạp. Hiện tại. các tài liệu khảo cổ học cho biết cƣ dân Việt cổ đã từng có mặt chủ yếu trong khu vực nay là phần lãnh thổ phía bắc Việt Nam. Các nhóm cƣ dân Việt cổ sống tập trung ở các đồng bằng lớn. Đó là đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Mã và đồng bằng sông Lam (trừ vùng đất bồi ven biển mới đƣợc bồi tụ trên dƣới 1000 năm trở lại đây). Ngoài vùng đồng bằng, dấu tích văn hóa của ngƣời Việt cổ còn đƣợc tìm thấy cả ở miền núi. Nhƣ vậy, không gian sinh tồn của ngƣời Việt cổ là một không gian mở, có núi cao ở phía tây, tây bắc, bắc và đông bắc, có vùng đồi trung du và đồng bằng. Có đồng bằng cao tiếp giáp trung du và đồng bằng thấp ven biển cùng một số hải đảo. Dân cƣ sinh sống Về yếu tập trung ở vùng đồng bằng. Do hoàn cảnh địa lý đặc biệt nhƣ vậy nên cƣ dân Việt cổ sinh tồn trong những hệ sinh thái đa dạng bao gồm hệ sinh thái núi 1 cao, hệ sinh thái thung lũng, hệ sinh thái trung du, hệ sinh thái đồng bằng phù sa, hệ sinh thái ven biển. Bản thân các hệ sinh thái khác biệt này đã góp phần tạo nên sự phong phú trong bản sắc văn hóa của ngƣời Việt. Tuy sống trong các hệ sinh thái khác nhau nhƣng ngƣời Việt vẫn có đƣợc những mối giao lƣu chặt chẽ giữa các tộc ngƣời và cả với các tộc láng giềng vì ngƣời Việt vốn sinh tồn trong một không gian mở. Không gian mở này bao gồm toàn bộ phần phía đông là biển có thể đón nhận mọi luồng văn minh khác từ biển vào và ngƣợc lại cũng qua các cửa biển mà văn minh Việt có thể lan tỏa ra các vùng hải đảo hoặc các vùng ven biển xa xôi khác. Các dòng sông lớn nhỏ và hệ thống những thung lũng là những huyết mạch giao thông nối liền các cộng đồng cƣ dân Việt sống ở đồng bằng và núi cao. Đồng thời những hệ thống sông ngòi này cũng chính là những mạch nối giữa cƣ dân sống trong các miền đồng bằng và mạch nối Bắc - Nam. Không gian mở là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của ngƣời Việt từ khi hình thành cho mãi tận ngày nay. Không gian mở là một trong những nhân tố địa lý hết sức quan trọng giúp cho văn hóa Việt Nam không đơn điệu mà luôn luôn đa dạng và phong phú. Nhờ đó, ngƣời Việt có khả năng hội nhập và lan tỏa nền văn hóa của mình, tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo nhƣng không cô lập. Nền văn hóa đó mang những sắc thái riêng phù hợp với hoàn cảnh sống và môi trƣờng của riêng mình nhƣng cũng mang những sắc thái chung của cả khu vực Đông Nam Á rộng lớn. Tuy nhiên, không gian mở mặt khác cũng có những bất lợi của nó. Đó là ngƣời Việt luôn luôn một mặt phải chăm lo xây dựng cuộc sống kinh tế, văn hóa của mình trong cộng đồng thống nhất đa sắc tộc, mặt khác phải lo phòng thủ và chống trả quyết liệt với các kẻ thù từ bên ngoài với mọi hình thức, từ xâm lấn đất đai bờ cõi cho đến âm mƣu đồng hóa về văn hóa. Có thể nói không gian sinh tồn mở đã là tiền đề tự nhiên thuận lợi giúp cho ngƣời Việt ngay từ thời mới khai sinh đã có một khả năng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác và chính quá trình tiếp xúc đa phƣơng đó đã giúp ngƣời Việt không bị đồng hóa hay lệ thuộc quá chặt chẽ vào bất cứ một nền văn hóa mạnh nào. Ngƣời Việt đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa riêng trên cơ sở tự phát triển và hội nhập những tinh hoa của các nền văn hóa khác rồi biến đổi cho phù hợp với phƣơng thúc sống trong môi trƣờng tự nhiên và tâm thức sống của riêng mình trong cộng đồng xã hội và cộng đồng nhân loại. Chế độ khí hậu : Hiện tại, chƣa có những nghiên cứu về vật hậu học để tìm hiểu những đặc trƣng và những diễn biến về khí hậu trong môi trƣờng sống của ngƣời Việt cách đây từ 3-4 nghìn năm về trƣớc cho tới ngày nay. Tuy nhiên, những khảo sát trên 2 quy mô rộng hơn đã cho thấy từ giai đoạn đầu Holocene cho tới giờ, về mặt khí hậu, cũng có một số biến đổi nhƣng không phải là những đột biến lớn. Khí hậu trong vòng 3-4 nghìn năm trở lại đây núi chung có thể hình dung cũng tƣơng tự nhƣ khí hậu hiện tại. Ngƣời Việt hình thành trong một vùng khí hậu gió mùa, lắm mƣa, nhiều nắng và rất khắc nghiệt(1)Tính chất khắc nghiệt thể hiện ở chỗ trong mùa hè thì nhiệt độ và độ ám thƣờng rất cao, rất không thuận lợi cho sức khỏe của con ngƣời và nhiều loài gia súc, nhiều nấm mốc, vi trùng côn trùng độc hại dễ sinh sôi và phát triển. Mùa hè cũng là mùa mƣa bão, lũ lụt. Có những trận bão ghê ngƣời mạnh tới cấp 11, 12 làm tốc nhà cửa, đổ cây cối. đắm thuyền bè. Có những trận lũ lụt cuốn phăng theo dòng sông ngƣời, nhà cửa, mùa màng và gia súc. Về mùa đông, tuy nhiệt độ tronn vùng không hạ thấp nhƣ nhiều vùng khác trên thế giới nhƣng chế độ thời tiết trong mùa đông ở Bắc Việt Nam rất thất thƣờng. Có những ngàỵ giữa mùa đông, trời bỗng nóng nực nhƣ mùa hè rồi bất thình lình một trận gió mùa tràn tới trời đột ngột trở rét. Cái rét cắt da cắt thịt tạo nên bởi sự hạ nhiệt độ đột ngột kèm theo gió lạnh và mƣa phùn là một dạng thời tiết độc hại khiến nhiều ngƣời xứ lạnh đến vùng này cũng cảm thấy rất khó chịu. Biến đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột là một trong những nguyên nhân gây ra tật bệnh cho ngƣời và gia súc.(2) Tuy nhiên, chế độ khí hậu trên lại là tiền đề thuận lợi cho nhiều loài thực vật cả lợi lẫn hại đua nhau phát triển. Chế độ khí hậu này cũng cho phép ngƣời Việt có điều kiện du nhập và phát triển một số cây ăn quả, cây lƣơng thực và đặc biệt là một số cây trồng ngắn ngày trên vùng đất này làm đa dạng và phong phú nền văn hoá trồng trọt của mình. Đó là điều nhiều cƣ dân sống trong các vùng khác dẫu có muốn cũng khó có thể thực hiện đƣợc. Môi trƣờng khí hậu có nhiều thay đổi khiến cho ngƣời Việt phải sáng tạo ra nhiều kiểu nhà ở, quân áo khác nhau sao cho phù hợp với thời tiết với môi trƣờng sống đặc thù của từng vùng trong từng mùa. Tìm ra cách ăn uống phù hợp với từng mùa các cách phòng và chống bệnh tật mỗi khi trái gió trở trời và quan trọng nhất là tìm ra (1) Theo những số liệu thống kê khoa học thì lƣợng bức xạ tổng cộng; ở nƣớc ta vƣợt quá 100 kcal/cm2 trong một năm. Cân bằng bức xạ quanh năm dƣơng và đạt đến 75 kcal/cm2 /năm. Nhiệt độ trung bình năm là từ 22 đến 27 độ C. Tổng lƣợng nhiệt trên l0 độ C cả năm hay là tổng lƣợng nhiệt hoạt động lên đến 8000 độ. Nói chung về mùa hè, mỗi tháng chúng ta có tới 200 giờ nắng còn trong mùa đông, số giờ nắng cũng không dƣới 70 giờ hàng tháng (theo Lê Bá Thảo, 1977) (2) Nói chung khu vực Bắc Việt Nam kề từ đèo Hải Vân trở ra, về mùa đông có những đợt lạnh thực sự. Vùng Hà Nội có năm nhiệt độ hạ xuống dƣới 5 dộ C. ở một số vùng núi cao. có năm nhiệt độ hạ xuống dƣới 0 độ C làm cho mặt nƣớc tạo thành lớp băng mỏng, có năm có cả tuyết rơi. 3 những lịch thời vụ gieo trồng và chăm sóc hoa màu trong sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng là yếu tố khí hậu đã để lại những dấu ấn rất đặc trƣng trong mọi hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần của cƣ dân Việt. Chính đây là những yếu tố rất quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của ngƣời Việt. Khí hậu khắc nghiệt cũng chính là điều kiện rèn đúc con ngƣời Việt Nam. Do giỏi chịu đựng và sinh tồn trong những điều kiện thời tiết khác nghiệt, ngƣời Việt có khả năng chịu đựng một cách dẻo dai, bền bỉ trƣớc những biến đổi của môi trƣờng và sức tấn công của bệnh tật. Đây là tiền đề thuận lợi giúp cho tổ tiên ta từ bao đời nay có khả năng giỏi đánh giặc và mở mang bờ cõi. Khí hậu khắc nghiệt cũng là điều bắt lợi cho kẻ thù bên ngoài nhiều phen muốn xâm lấn và đồng hóa dân tộc ta. Môi trƣờng động vật và thực vật: Nhƣ đã trình bày ở phần trên. do đặc thù của vị trí địa lý tự nhiên và điều kiện khí hậu đặc biệt nên thế giới động vật và thực vật ở khu vục phía bắc nƣớc ta rất đa dạng và phong phú. Theo kết quả thống kê ban đầu thì trong vùng hiện còn loài động vật và loài thực vật. Tuy nhiên, các di tích động vật đã tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ học cho thấy trong thời kỳ khai sinh, thế giới động vật ở nƣớc ta phong phú hơn ngày nay cả về thành phần lẫn số lƣợng. Lúc bấy giờ, nhiều vùng của miền Bắc nƣớc ta mà nay là đồng bằng hoặc trung du lúc đó vẫn là các khu rừng nguyên sinh và rừng rậm. Ngay khu vực lân cận Hà Nội ngày nay, lúc đó vẫn là rừng. Nhiều loài thú bây giờ đã khan hiếm nhƣ hƣơu, nai. lợn rừng, voi, hổ, báo, khỉ... lúc đó sống nhan nhản khắp nơi. Thậm chí, tê giác là loài vật nay đã đƣợc coi nhƣ hoàn toàn bị xóa sổ ở miền Bắc thì lúc đó vẫn còn khá nhiều . Di tích tê giác đã tìm thấy ở Thủy Nguyên ( Hải Phòng ), Thiệu Dƣơng ( Thanh Hóa )... Thời dựng nƣớc, ngƣời Việt sống hài hòa với tự nhiên. Việc chặt cây, đốt rừng làm nƣơng hay khai phá đất phù sa ven sông, ven biển để canh tác lúa đã diễn ra mạnh mẽ nhƣng tốc độ khai phá trong điều kiện lúc đó diễn ra một cách hài hòa chứ không khốc liệt nhƣ các thời kỳ sau này. Ngƣời Việt có săn bắt một số loài thú rừng nhƣng việc săn bắt đó không phải là một nghề chính nhƣ các dân tộc chuyên nghề săn bắt khác. Săn là để bảo vệ ngƣời và gia súc tránh bị thú dữ tàn hại, săn để bảo vệ mùa màng khỏi bị các loài chim thú phá hoại là chính chứ không phải săn để lấy thịt làm hàng đầu nhƣ các cƣ dân sống bằng nghề săn bắt các bầy đàn thú lớn. Động vật nƣớc ta đa dạng và phong phú, giàu về thành phần loài nhƣng không phong phú về số lƣợng của từng bầy nên văn hóa săn thú không thể hiện rõ trong văn minh Việt. Đánh cá biển hầu nhƣ không phải là một hoạt động phổ biến và thƣờng xuyên của hầu hết các cộng đồng cƣ dân Việt cổ mặc dầu toàn bộ phần phía đông của nƣớc ta là biển cả. Dân cƣ ven biển thƣờng chỉ mới khai thác các nguồn lợi thủy sản ven bờ 4 chứ chƣa khai thác trên biển xa. Điều này chúng ta có thể nhận thấy rõ trong cuộc sống của các nhóm cƣ dân cận đại sống ven biển. Ngƣời Việt cổ vẫn duy trì tập quán hái lƣợm vốn có từ hàng vạn năm trƣớc và kéo dài dai dẳng cho tới tận ngày nay. Đó là phƣơng thức kiếm sống dựa vào việc khai thác và chế biến từ các tài nguyên da dạng và phong phú sẵn có nhƣ mò cua, bắt ốc, thu lƣợm tôm tép, ếch nhái, đánh bắt cá và hái nhặt những loại rau có trong tự nhiên, quanh nhà và trong rừng. Đây là cách khai thác các nguồn tài nguyên có thể tái phục hồi một cách hợp lý và khoa học. Việc khai thác tự nhiên theo kiểu hái lƣợm trong thời bấy giờ đã tạm thỏa mãn với nhu cầu tiêu dùng thƣờng ngày. Có thể nói nguồn đạm trong khẩu phần ăn của ngƣời Việt từ thời cổ xƣa cho tới tận gần đây chủ yếu đƣợc khai thác từ các loài động vật thủy sản và một số cây họ đậu chứ không phải từ nguồn thịt thú rừng hay sản phẩm chăn nuôi. Trong quá trình hái lƣợm từ thiên nhiên, ngƣời Việt đã phát minh ra những cách chế biến. bảo quản thực phẩm rất độc đáo của mình nhƣ cách nấu những món ăn tổng hợp gồm nhiều thành phần động thực vật và gia vị hợp lại, cách chế biến các loại mắm, các loại thực động vật phơi khô ủ chua lên men.. Những cách chế biến sản vật tự nhiên theo nhiều kiểu và theo mùn đã tạo nên bản sắc độc đáo trong văn minh ăn uống của ngƣời Việt. Việc hái lƣợm và sinh tồn trong một môi trƣờng sinh thái đa dạng và đa dạng về thành phần loài đã cho phép ngƣời Việt tìm ra nhiều loại thảo mộc nhiều loại động vật và khoáng vật đặc biệt có thể cấu thành những bài thuốc đặc sắc trong việc phòng và chữa bệnh của ngƣời Việt Nam. Do đặc thù của khí hậu nóng ấm, nhiều vi trùng độc hại nên việc chăn nuôi gia súc của cƣ dân Việt cổ không đƣợc phát triển mấy. Các súc vật nuôi lúc bấy giờ chỉ có chó, trâu bò, lợn và voi. Những gia súc nuôi để lấy thịt cũng không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên mà chỉ sử dụng trong những dịp hội hè lễ tết. Thuần voi và sử dụng voi là một trong những thành tựu văn hóa cao của ngƣời Việt. Trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong chiến tranh giữ nƣớc qua các thời đại, con voi đã đóng một vai trò đáng kể. Đất đai và khoáng sản : Cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa tổ chức nghiên cứu đầy đủ về các tầng đất trong khảo cổ học để hiểu đƣợc chế độ khai thác và sử dụng đất của ngƣời xƣa. Các phƣơng thức tìm và khai thác khoáng sản của ngƣời Việt cổ mới chỉ đƣợc nhắc tới trong một số công trình lẻ tẻ và mảng nghiên cứu này cũng chƣa đƣợc 5 đi sâu. Tuy nhiên, qua các tƣ liệu đã có, ta có thể hình dung đƣợc phần nào phƣơng thức sử dụng đất đai và khai thác khoáng sản đƣơng thời. Ngƣời Việt đã tận dụng triệt để việc khai thác các vùng đất phù sa và bãi bồi ven sông ven biển, vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhất để trồng lúa nƣớc. Các thung lũng hẹp cũng đƣợc khai thác từ lâu đời. Trong canh tác lúa nƣớc, đất luôn phải gắn liền với nƣớc và ngƣời Việt từ xƣa đã biết xây dựng các hệ thống thủy lợi để điều tiết nƣớc trong các vùng ruộng cao và vùng ruộng thấp. Vùng đất thấp ven biển thì đƣợc tƣới tiêu bằng cách lợi dụng mực nƣớc lên xuống hàng ngày của thủy triều. Canh tác ở vùng cao thì đốt rẫy làm nƣơng, chọc lỗ tra hạt. ở vùng thấp thì dùng trâu dẫm cho nát đất rồi mới cấy lúa. Chƣa có mấy tƣ liệu nghiên cứu về việc sử dụng phân bón làm tăng độ phì đất của ngƣời Việt cổ trong thời xa xƣa.Việc dùng phân gia súc và nhân Bắc có lẽ chỉ xuất hiện trong những giai đoạn muộn hơn sau này. Dùng một số loại thủy sinh nhƣ bèo hoa dâu làm phân bón là một phƣơng pháp khá độc đáo của ngƣời Việt. Chính nhờ canh tác lúa nƣớc nên phân lớn đất đai trong các vùng đồng bằng nƣớc ta mới giữ đƣợc độ màu mỡ, phì nhiêu một cách lâu dài. Từng tấc đất trồng trọt ở đồng bằng ngày nay có đƣợc là kết tinh của quá trình khai phá, gìn giữ và chăm sóc cần mẫn từ đời này sang đời khác của bao thế hệ ông cha chúng ta. Nƣớc ta nằm trong vùng có chứa nhiều khoáng sản, đó là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển khai khoáng và luyện kim. Việc khai thác đồng, sắt có lẽ cũng đã đƣợc thực hiện từ lâu đời trong một số vỉa quặng vùng Lào Cai, Thái Nguyên và một số khu vực khác. Chúng ta chƣa tìm đƣợc nhiều chứng liệu có liên quan đến các khu mỏ cổ và nghề khai mỏ cổ xƣa nhƣng hàng loạt hiện vật đồng, trống đồng Đông Sơn với số lƣợng và mật độ cao, các khuôn đúc, xỉ đồng có trong các di chỉ khảo cổ là những bằng chứng gián tiếp cho thấy sự phát triển kỹ nghệ khai khoáng, luyện kim trong khu vực và trong văn minh Việt cổ đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Nhiều loại đá qúi đã đƣợc khai thác và chế tác một cách công phu, tài khéo mà di tích của chúng bao gồm hàng loạt công cụ, các loại đồ trang sức độc đáo đƣợc tìm thấy hàng loạt trong các di chỉ khảo cổ và công xƣơng chế tác đá. Chế tác đồ trang sức đã thể hiện tài khéo và hiểu biết về các loại đá quý cũng nhƣ công nghệ khai thác chế tác chúng của ngƣời Việt bao đời nay. Nƣớc ta có nhiều dạng đất sét, cao lanh là những vật liệu truyền thống lâu đời trong nghề gốm sứ. Các loại hình gốm sứ phát triển từ thấp đến cao qua các thời đại 6 chính là những "trang sử" lâu bền và rực rỡ thể hiện bản sắc và tài trí của ngƣời Việt trong việc khai thác các nguồn nguyên liệu chế tác và sáng tác nên những vật dụng và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hoàn mỹ. Đất Nƣớc sản sinh ra con ngƣời cũng là cái nôi sản sinh ra văn hóa, nơi hình thành, củng cố và phát huy rực rỡ các bản sắc vốn có, đã có và sẽ có trong tƣơng lai. Khi tìm về cội nguồn của văn hóa của cội nguồn của chính mình để vƣơn cao hơn bay xa hơn trong tiến trình phát triển, soi xét kỹ lại chính mình trong tấm gƣơng lịch sử trong mối hòa đồng giữa con ngƣời và tự nhiên, một cái nhìn đầy đủ về sự phát triển hài hòa giữa ngƣời Việt Nam trong thiên nhiên Việt Nam sẽ cho ta hiểu đƣợc nguồn gốc và bản sắc của chính mình. Dẫu cho thiên nhiên có thay đổi theo chiều hƣớng này hay chiều hƣớng khác nhƣng truyền thống ứng xử của ngƣời Việt với thiên nhiên Việt Nam có lẽ đã là một hằng số góp phần tạo nên bản sắc không phai nhạt của chúng ta. 7 CHƢƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ Nƣớc ta khởi đầu từ Hùng Vƣơng đã khá văn minh. Núi non kỳ lạ, đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào, chuyện tích thần kỳ, thƣờng thƣờng vẫn có". Đó là những dòng chữ Vũ Quỳnh viết cho bài tựa sách Lĩnh Nam chích quái cách đây đã 5 thế kỷ. Lĩnh Nam chích quái đã tái hiện nên bức tranh khái quát với những đƣờng nét, những kết cấu cơ bản của nền văn minh buổi đầu dân tộc. Bức tranh đó cũng nhuốm màu huyền thoại, nhƣ ở văn minh buổi đầu của mọi dân tộc. Bởi lẽ từ bán khai bƣớc vào văn minh, con ngƣời cảm thấy mình trở thành khổng lồ, làm đƣợc những chuyện thần kỳ, tự làm ra thức ăn đồ dùng, không còn thụ động chờ ân huệ của thiên nhiên ban phát. Chính lao động sáng tạo của con ngƣời trong đấu tranh sinh tồn đƣợc kết tinh trong những thành quả của văn minh là cơ sở cho những suy nghĩ bay bổng đó. "Thần thánh chẳng qua là thân thánh hóa sức mạnh của con ngƣời" (Feurbach.). Non sông, đất đai quả là kỳ lạ và linh thiêng trong cảm xúc của con ngƣời ở thời kỳ mở nƣớc và tiếp nối sau đó. Non sông, đất đai bờ cõi, không gian sống này quả là đã khác xƣa. Nó không còn là hoang sơ, u tịch chùm lên những đốm lửa bập bùng trong những buổi chiều tà hay đêm dài lạnh lẽo quanh nơi ở của con ngƣời. Giờ đây, điểm vào nền cảnh sơn thủy hữu tình, cùng với cây đa giếng nƣớc là những cánh đồng lúa xanh tốt thẳng cánh cò bay, xóm làng đông vui tỏa khói lam chiều. Hạt gạo trắng thơm - nguồn năng lƣợng nuôi sống ngƣời đƣợc sản sinh ra từ hòn đất đỏ nâu thô phác. Một cuộc đổi đời thực sự nhƣ vậy hỏi rằng không phải là kỳ lạ, linh thiêng sao đƣợc ? Và cái sức mạnh tạo ra sự kỳ lạ sinh thiêng đó, tạo ra bộ mặt văn minh đó, chính là nhân dân anh hùng đã lớn lên lẫm liệt trong khí thiêng sông núi - cái khi thiêng do chính con ngƣời tạo ra bằng những giọt mồ hôi, nƣớc mắt và máu đào. Bức tranh lịch sử, bộ mặt văn minh buổi đầu dân tộc đƣợc vẽ nên, đƣợc khôi phục lại bằng huyền thoại đó đã phần nào phản ảnh đƣợc sự thật, đáp ứng đƣợc tình cảm của nhân dân ta hƣớng về cội nguồn, song vấn đề lại không ít hoài nghi. Ngô Sĩ Liên, nhà sử học nổi tiếng thời trung cổ nƣớc ta, đã mạnh dạn đƣa thời Hùng Vƣơng vào chính sử, song cũng đã tỏ ra hết sức dè dặt khi viết: "Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi" (Ngô Sĩ Liên 1967: 63) Dƣới thời Pháp thuộc, một số nhà khảo cổ học Phƣơng Tây tuy có phát hiện ra di tích khảo cổ của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, nhƣng họ không nhìn ra vết tích văn hóa đó nhƣ là cơ sở vật chất của nền văn minh sơ khởi của dân tộc Việt Nam 8 Chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự hình thành và phát triển của nền sử học mác xít mang đƣợm tính dân tộc và nhân dân sâu sắc cùng với ý thức dân tộc đƣợc khỏi dậy mạnh mẽ, những chuẩn mực, những giá trị chứa đựng trong di sản văn hóa đƣợc khai thác, bảo tồn và phát huy, lịch sử Việt Nam dần đƣợc nghiên cứu và viết lại, văn minh Việt Nam thời dựng nƣớc dần đƣợc nghiên cứu đánh giá và dựng lại một cách chuẩn xác hơn đầy đủ hơn. Câu nói của Hồ Chủ tịch về dƣới mái đền Hùng năm 1954, trƣớc hàng quân tiến về giải phóng Thủ đô : "Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc" ý tƣởng đó nhƣ một luận đề sử học nổi tiếng gắn thời kỳ lịch sử của vua Hùng với thời kỳ dựng nƣớc, xây đắp văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam định hƣớng cho những suy nghĩ tìm tòi về cội nguồn dân tộc. Văn minh Việt cổ đƣợc soi sáng về mọi mặt. Dƣới đây, chúng tôi xin trình bầy về quá trình hình thành và diễn tiến của nền văn minh sơ khai đó trong thời đại dựng nƣớc và giữ nƣớc đầu tiên của dân tộc dựa trƣớc hết vào các căn cứ khảo cổ học thu thập đƣợc, trong không gian phân bố và thời gian tồn tại đƣợc thƣ tịch cổ và truyền thuyết gọi là nƣớc Văn Lang đời các vua Hùng. I. CỘI NGUỒN - NHỮNG HỢP NGUỒN ĐẦU TIÊN VÀ ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA VĂN MINH VIỆT CỔ A. CỘI NGUỒN. Văn hóa Hòa Bình và hậu Hòa Bình là cội nguồn xa xƣa của văn minh Việt Nam. đã chứa đựng một số yếu tố của bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhìn vào bản đồ phân bố, phân tích các đặc điểm và theo dõi khuynh hƣớng phát triển của các văn hóa nguyên thủy trên đất nƣớc ta thấy nổi lên hai hiện thƣợng tƣơng phản : sự phân bố rộng rãi và tồn tại dài lâu của văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn với địa bàn chủ yếu là các thung lũng miền núi và sự phân lập hình thành các văn hóa hậu Hòa Bình và hậu kỳ đá mới nhỏ hẹp hơn có phạm vi phân bổ chủ yếu trên các dài đồng bằng ven biển sát núi. Các di tồn vật chất của ngƣời Hòa Bình để lại thể hiện ở bộ công cụ đá và các phế thải thức ăn trong sinh hoạt cho thấy những nét văn hóa truyền thống đã đƣợc hình thành từ một nền kinh tế hái lƣợm và sân bắt phổ tạp, mang lại nguồn thức ăn chính cho con ngƣời là : rau - củ - quả trên rừng và cua - ốc - cá dƣới nƣớc. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển của văn hóa này, bên cạnh bộ công cụ đá gồm các loại hình truyền thống chủ yếu nhƣ chặt nạo, rìu ngắn. dĩa... ghi nhận có sự gia tăng công cụ hình rìu - xuất hiện ngày càng nhiều công cụ đào đất dạng cuốc - kỹ thuật mài lƣỡi công cụ đá phát triển mạnh xuất hiện đồ gốm... nhƣ những bằng- chứng về sự manh 9 nha một phƣơng thức kiếm sống mới: chăm sóc và thuần dƣỡng cây con từ dạng hoang dại sang dạng nuôi trồng. Thêm vào đó đã tìm thấy phấn hoa của họ rau đậu (Laguminosae) trong một số hang động Hòa Bình nhƣ Sũng Sàm (Hà Tây), Thẩm Khƣơng (Lai Châu)... Niên đại cácbon phóng xạ (C14) của hang Sũng Sàm là 11.365 ± 80 năm cách ngày nay, của hang Đắng là 7580 ± 100 năm cách ngày nay cho thấy văn hóa này có thời gian tồn tại khoảng 5000 năm từ khoảng 12.000 năm đến 7000 năm cách ngày nay. Nhờ kết quả cửa sự chuyển biến cách mạng từ nền kinh tế chiếm đoạt sản phẩm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất này sinh do tiến bộ kỹ thuật và tăng dân số và nhờ vào hoàn cảnh sinh thái thay đổi ở cuối kỳ canh tân, đầu kỳ toàn tân : khí hậu trở nên nóng ẩm, biển rút... hình thành các dải đồng bằng hẹp kẹp giữa núi biển... cƣ dân Hóa Bình-Bắc Sơn đã phân thành hai nhóm chính : nhóm nội địa và nhóm biển, nhóm miên núi, thƣợng du và nhóm đồng bằng duyên hải hạ bạn, nhóm ở lại và nhóm ra đi Nhóm ở lại miền núi tiếp tục sống trong môi trƣờng quen biết và nếp sinh hoạt truyền thống, khiến những yếu tố của nền kinh tế mới không có điều kiện phát triển nhanh mạnh. Trái lại nhóm tràn ra các đồng bằng duyên hải, ở đây môi trƣờng tự nhiên mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng nhiều ngành kinh tế : đánh bắt cá. thu lƣợm các loài thủy sản sông biển, chăn nuôi gia súc trâu, bò chó, lợn... và sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, chính do điêu kiện tự nhiên phong phú nguồn thức ăn có sẵn này lại làm chậm quá trình "đá mới hóa" ở đây. Ở nhóm cƣ dân sống dọc duyên hải Bắc bộ và Bắc Trung bộ này đã hình thành nên các nhóm di tích, các văn hóa cụ thể khác nhau : nhóm di tích Cái Bèo ở vùng biển Quảng Ninh. Hải Phòng, văn hóa Đa Bút ở Thanh Hóa và văn hóa Quỳnh Văn ở Nghệ An. Có thể lấy niên dại C14 5645 ± 115 năm cách ngày nay của di chỉ Cái Bèo (lớp dƣới) ; 6430 ± 50 năm cách ngày nay của di chỉ Đa Bút (độ sâu 1,2m) và 4785 ± 100 năm cách ngày nay của di chỉ Quỳnh Văn (độ sâu 0,5m) để ƣớc đoán thời gian tồn tại của các nhóm di tích và văn hóa hậu Hòa Bình duyên hải này vào khoảng 7000 năm - 4000 năm cách ngày nay. Mặc dù có những khác biệt do các hoàn cảnh cụ thể qui định, nhìn chung, các văn hóa vẫn là sự phát triển tiếp tục trong da dạng, một truyền thống văn hóa chung bắt nguồn từ văn hóa Hòa Bình từ một nền kinh tế khai thác phổ tạp với nguồn thức ăn từ thực vật và lƣợm bắt thủy sản là chính, chuyển sang nền kinh tế sản xuất đa canh với nghề cá (sông nƣớc) và chăn nuôi gia súc gia cầm. Đứng ở góc độ kỹ thuật và công cụ, có thể ghi nhận sự tiếp tục phát triển các yếu tố tiềm ẩn của truyền thống chế tạo và sử dụng đồng thời hay sử dụng trong mối tƣơng quan trội - lặn rìu bôn tứ giác và rìu bôn có vai, là sự hình thành truyền thống gốm văn thừng đáy tròn miệng rộng loe. 10 Những thành tựu văn hóa của các nhóm cƣ dân hậu Hòa Bình sống trong không gian mới này, mặc dù chƣa đƣợc nhiều tƣ liệu soi sáng đầy đủ, còn tỏ ra khiêm tốn, song ý nghĩa của chúng thật lớn lao. Trong điều kiện thiên nhiên vừa ƣu ái vừa khắc nghiệt, trong hoàn cảnh, nhìn chung là có sự thử thách quyết liệt do đợt biển tiến Holocene Trung gây ra, con ngƣời phải đấu tranh kiên trì, dành dật lại tùng khoảnh không gian sinh tồn nhỏ, từng bƣớc khắc phục tập quán làm ăn cũ, không thụ động tìm hƣởng nguồn sống do thiên nhiên ban phát, mà chủ động tạo ra nguồn sống mới thông qua lao động sàn xuất. Chính nhờ vào đức tính kiên trì bám trụ và cài tạo không gian sống này, đã tạo cơ sở vững chắc cho sự tiếp tục phát triển và dần hình thành nên một truyền thống vô cùng quí báu: tha thiết và bảo vệ nơi sống - cốt lõi của lòng yêu quê hƣơng này đƣợc tiếp tục nhân lên ở các thể hệ tiếp sau. trở thành lòng yêu nƣớc sớm nở, nồng nàn, sâu đậm. Nhƣ vậy là, công cuộc chiếm lĩnh đồng bằng và ven biển đƣợc tiến hành trong giai đoạn hậu Hòa Bình-Bắc Sơn thực sự vừa là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa văn hóa vừa là động lực thúc đẩy, phát triển văn hóa, khiến chúng trở nên đa dạng hơn phong phú hơn. Bƣớc vào giai đoạn cuối đá mới và sơ kỳ kim khí văn hóa tiền sử trên đất nƣớc ta tiếp tục phân chia thành nhiều văn hóa đƣợc hình thành trong các khu vực nhỏ hơn. Nhƣng văn hóa mang tính khu vực này theo thời gian có sự biến chuyển và đã trở thành các nguồn hợp đầu tiên của văn minh Việt Nam thời khai sinh. Trong số các văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí này, văn hóa Phùng Nguyên ở miền trung du và đồng bằng Bắc bộ đã giữ một vị trí quan trọng, có ý nghĩa nhƣ hạt nhân kết tinh văn hóa đầu tiên của văn hóa Việt cổ. B. CÁC NGUỒN HỢP ĐAU TIÊN - CÁC VĂN HÓA TRƢỚC HOẶC GỐI TIẾP PHÙNG NGUYÊN 1. Văn hóa khu vực vùng núi phía Bắc Trong nhiều hang động, trên các thềm sông suối, trong các thung lũng miền núi phía Bắc ngày càng phát hiện ra nhiều di tích văn hóa thuộc giai đoạn cuối đá mới -đầu thời đại kim khí. Ở vùng núi Đông Bắc dấu vết văn hóa thời kỳ này thƣờng phát hiện rải rác trong các lớp gần trên mặt của các hang động văn hoá Bắc Sơn nhƣ Làng Lục. Cồn Khế, Làng Cƣờm, Nà Con, Khắc Kiệm... thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái. Những di tích quan trọng khác ở khu vục này là các hang Ba Xã, Mai Pha (Lạng Sơn) và địa điểm khảo cổ học ngoài trời Lò Gạch (thị xã Hà Giang). 11 Ở vùng núi Tây Bắc, các di tích và di vật thuộc thời đại hậu kỳ đá mới - sơ kim khí cũng đƣợc tìm thấy rải rác trong các hang động chứa các di tích thuộc các văn hóa Sơn Vi hay Hòa Bình nhƣ trong hang Nậm Tum (Lai Châu), hang Puốc, hang Cò Lằm, hang Bản Gièm, Bản Buôn, Bản Mé, Bản Tham (Sơn La). Đặc biệt trong khu vực này đã phát triển ra công xƣởng chế tạo đồ đá ở mái đá Bản Mòn, và hàng loạt các di tích thềm sông, ngoài trời nhƣ Bản Phố, Sập Việt, Cụm Đồn, Thọc Kim mà ở đó các vết tích hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí nằm phủ lên hang lẫn vào các lớp chứa di tích hay mang truyền thống Hòa Bình hay tiền Hòa Bình. Trong không ít hang động văn hóa Hòa Bình thuộc tỉnh Hòa Bình nhƣ hang Khoái, hang Bƣng, hang Xóm Trại... đều phát hiện ra dấu tích văn hóa của thời kỳ này. Riêng ở các vùng núi miền bắc Trung bộ, cũng đã phát hiện dấu vết văn hóa của thời kỳ hậu đá mới - sơ kim khí ở các hang Nà Thẩm, Thẩm Tiên (Thanh Hóa), Mé Muôn. Ké Sang, Thẩm Hoi (Nghệ An). Đáng chú ý là việc phát hiện ra di tích ngoài trời Đồi Đền, nằm ở ngã ba sông Nậm Non và Nậm Mô, chứa vết tích văn hóa của nhiều thời đại từ Sơn Vi đến Đông Sơn, song chủ yếu là các di vật ở tuyến văn hóa Phùng Nguyên. Ở miền Tây các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, các di tích của thời kỳ này cũng phát hiện đƣợc ở Hang Rào, Khe Tong, Minh Cầm, Yên Lạc, Kim Bảng, Xóm Thâm, Đúc Thi (Quàng Bình), Cù Bai, Bản Rạc, Tà Pảng (Quàng Trị)... Nhƣ vậy có thể nói, hầu hết các vùng núi phía Bắc bao gồm từ miền Đông Bắc-Tây Bắc qua Hòa Bình tới các cùng núi miền Tây khu Bốn cũ đều tìm thấy dấu vết văn hóa giai đoạn cuối đá mới và sơ kỳ thời đại kim khí. Vùng này là khu vực - vùng không gian sinh tồn của cƣ dân hậu Hòa Bình ở lại vùng "đất tổ" của mình sau khi đã chia tay với các ngƣời anh em đến miền đất mới. Một mặt do cuộc sống tƣơng đối biệt lập trong các khu vực thung lũng cụ thể khác nhau, mặt khác, nhờ có những tiếp xúc nhất định và thƣờng xuyên mà chủ yếu với" các nhóm tiến xuống các miền đồng bằng và duyên hải gần đó, mà khối cƣ dân này đã tạo ra cho mình một diện mạo văn hóa vừa có những nét riêng vừa mang những nét chung. Những nét tƣơng đồng giữa các văn hóa ở các miền núi lẫn đồng bằng và ven biển đƣợc thể hiện ở chỗ đều phát hiện đƣợc loại công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá là những chiếc cuốc đá hình tứ giác hay có vai, những rìu bôn đá tứ giác, có vai hay có nấc. Đồ gốm thƣờng là loại đồ đựng đáy tròn hay có chân đế và đƣợc trang trí bằng hoa văn thừng chải hay khắc vạch. Đồ trang sức có vòng đeo tai hình vành khăn, các kiểu vòng đeo tay bằng đá có 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất