Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình du nhập và tác động của đạo tin lành đến đời sống kinh tế, xã hội, v...

Tài liệu Quá trình du nhập và tác động của đạo tin lành đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người cơho chil ở tỉnh lâm đồng.

.PDF
272
1
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI MINH NHẬT QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CƠHO CHIL Ở TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI MINH NHẬT QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CƠHO CHIL Ở TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62.22.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS.TS. Vương Xuân Tình 2. PGS.TS. Lâm Nhân PHẢN BIỆN: 1. PGS.TS. Trương Văn Chung 2. PGS.TS. Trần Hồng Liên 3. PGS.TS. Lâm Nhân Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp. Những số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực. Những tham khảo trong luận án được trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Nghiên cứu sinh Mai Minh Nhật LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Phòng Sau đại học, Khoa Nhân học đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Đà Lạt, Khoa Lịch sử - nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), trường Đại học Đà Lạt, trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, Viện Dân tộc học đã có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan chính quyền, người dân ở những địa bàn tôi nghiên cứu đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi thực hiện công trình này. Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2019 Nghiên cứu sinh Mai Minh Nhật MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 12 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 14 6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................ 16 7. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 18 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến luận án ..................................................................... 18 1.1.2. Những hƣớng tiếp cận lý thuyết của luận án ......................................................... 24 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 32 1.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cƣ của tỉnh Lâm Đồng ................................. 32 1.2.2. Khái quát về đạo Tin Lành ở Lâm Đồng .............................................................. 35 1.2.3. Tổng quan về cộng đồng Tin Lành ngƣời Cơho Chil ở Lâm Đồng và các địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH DU NHẬP CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CƠHO CHIL 2.1. QUÁ TRÌNH DU NHẬP TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1975 .................................... 53 2.1.1. Các giai đoạn phát triển.......................................................................................... 53 2.1.2. Đặc điểm phƣơng pháp truyền giáo ....................................................................... 64 2.1.3. Nguyên nhân phát triển .......................................................................................... 70 2.2. QUÁ TRÌNH DU NHẬP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2017.................................... 78 2.2.1. Các giai đoạn khủng hoảng, phục hồi và phát triển ............................................... 78 2.2.2. Đặc điểm phƣơng pháp truyền giáo ....................................................................... 92 2.2.3. Nguyên nhân phục hồi, phát triển .......................................................................... 93 2.3. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TIN LÀNH CỦA TÍN ĐỒ NGƢỜI CƠ HO CHIL HIỆN NAY....................................................................................................................... 97 2.3.1. Niềm tin tôn giáo .................................................................................................... 98 2.3.2. Thực hành tôn giáo................................................................................................. 100 2.3.3. Tổ chức tôn giáo ..................................................................................................... 104 CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CƠHO CHIL 3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ .................................................................................... 111 3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN XÃ HỘI ...................................................................................... 120 3.2.1. Tác động đến thiết chế gia đình ............................................................................. 121 3.2.2. Tác động đến thiết chế dòng họ ............................................................................. 124 3.2.3. Tác động đến thiết chế cộng đồng ......................................................................... 127 3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA.................................................................................. 139 3.3.1. Tác động đến quan niệm về thế giới thần linh ...................................................... 140 3.3.2. Tác động đến nghi lễ, phong tục ............................................................................ 147 3.3.3. Tác động đến một số lĩnh vực khác trong đời sống văn hóa.................................. 162 3.3.4. Xung đột và hội nhập của văn hóa Tin Lành với các yếu tố văn hóa truyền thống ........................................................................................................... 166 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 180 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 204 Phụ lục 1. Trích biên bản phỏng vấn sâu ......................................................................... 204 Phụ lục 2. Bản đồ ............................................................................................................. 255 Phụ lục 3. Hình ảnh .......................................................................................................... 258 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTG : Ban Tôn giáo C&MA : The Christian and Missionary Alliance ( Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp) CĐPL : Cơ đốc phục lâm DTTS : Dân tộc thiểu số FULRO : Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức) KHXH : Khoa học xã hội KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn NXB : Nhà xuất bản PVS : Phỏng vấn sâu TLVNMN : Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tr : Trang UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG SỐ TRANG 1 Bảng 1.1. Bảng dân số và phân bố các nhóm địa phương của 40 người Cơho ở tỉnh Lâm Đồng 2 Bảng 1.2. Dân số người Cơho Chil ở Lâm Đồng 42 3 Bảng 1.3. Tình hình tôn giáo của người Cơho Chil ở Lâm 46 Đồng 4 Bảng 2.1. Tín đồ Tin Lành người Cơho Chil ở Lâm Đồng 90 phân theo huyện/thành phố và hệ phái 5 Bảng 2.2. Số lượng chi hội, điểm nhóm của người Cơho 90 Chil theo đạo Tin Lành ở Lâm Đồng phân theo hệ phái 6 Bảng 2.3. Chức sắc Tin Lành người Cơho Chil ở Lâm Đồng phân theo hệ phái 91 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 NỘI DUNG Sơ đồ: 2.1. Mô hình ấp chiến lược Đa Me SỐ TRANG 60 1 DẪN LUẬN 1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu Hiện nay, trong đời sống tôn giáo của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam, vấn đề truyền đạo và cải đạo sang các hệ phái Tin Lành đang là một hiện tượng phổ biến, không chỉ tác động đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng tộc người, mà còn đặt ra nhiều vấn đề về chính sách quản lý nhà nước và công tác dân tộc - tôn giáo. Vì vậy, nghiên cứu những nguyên nhân và tác động của sự chuyển đổi tôn giáo sang đạo Tin Lành trong vùng DTTS là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ năm 1929, quá trình truyền đạo Tin Lành vào các DTTS ở Tây Nguyên đã được bắt đầu với sự kiện vợ chồng giáo sĩ người Mỹ H.A. Jackson thuộc Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp C&MA (The Christian and Missionary Alliance) đến Đà Lạt thiết lập trụ sở truyền giáo đầu tiên ở khu vực này. Trải qua các giai đoạn thăng trầm, đến năm 2015, đạo Tin Lành đã thu hút được hơn 450.000 tín đồ, chủ yếu là người DTTS, trở thành một thực thể tôn giáo quan trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các DTTS ở Tây Nguyên (BTG Chính phủ, 2015b, tr.1). Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành ở vùng DTTS Tây Nguyên trên những phương diện khác nhau. Kết quả nghiên cứu của những công trình này đã khắc họa được khá toàn diện, nhiều khía cạnh về đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách đối với đạo Tin Lành ở địa bàn Tây Nguyên và cả nước. Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về Tin Lành ở Tây Nguyên thường có cách tiếp cận bao quát chung cho cả khu vực, khảo sát rộng trên nhiều tộc người, còn có ít công trình nghiên cứu sâu về quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành vào một cộng đồng tộc người cụ thể. Ngoài ra, xuất phát từ những nhu cầu cấp bách của thực tiễn, các nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung khảo sát các cộng đồng DTTS mới chuyển đổi từ tôn giáo đa thần truyền thống sang Tin Lành một cách “nóng và bất thường” trong những thập niên gần đây, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu những cộng đồng có lịch sử theo đạo Tin Lành lâu dài, ổn định 2 như người Cơho Chil ở tỉnh Lâm Đồng. Về phương diện lý thuyết và phương pháp, đa số các công trình này tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ tôn giáo học, triết học, khoa học an ninh… ít có công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên tiếp cận dưới các lý thuyết và phương pháp của chuyên ngành dân tộc học/nhân học. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Cơho Chil ở tỉnh Lâm Đồng làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành dân tộc học của mình. Luận án hướng đến các mục tiêu sau đây: - Nghiên cứu quá trình du nhập của đạo Tin Lành vào cộng đồng người Cơho Chil ở Lâm Đồng qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, lý giải, làm rõ những nguyên nhân người Cơho Chil chuyển đổi từ tôn giáo đa thần truyền thống sang đạo Tin Lành dưới góc nhìn nhân học/dân tộc học. - Nhận diện, phân tích những tác động, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của người Cơho Chil, góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa tôn giáo và tộc người ở khu vực Tây Nguyên. Với việc nghiên cứu đạo Tin Lành trong cộng đồng người Cơho Chil – một trong những cộng đồng được truyền giáo đầu tiên và có tỷ lệ theo đạo Tin Lành cao nhất ở Lâm Đồng dưới góc độ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành dân tộc học, luận án sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn: - Về mặt khoa học, luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học trong việc bổ sung, kiểm chứng cho những lý thuyết mà luận án sử dụng. Đồng thời, luận án sẽ đóng góp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu đạo Tin Lành ở vùng DTTS nói riêng và ở Việt Nam nói chung. - Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho các cấp có thẩm quyền hoạch định những chính sách kịp thời, hợp lý, có hiệu quả để giải quyết tốt vấn đề dân tộc – tôn giáo, một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, nơi mà vấn đề chuyển đổi từ tôn giáo truyền thống sang đạo Tin Lành đang nổi lên như một vấn đề thời sự trong những thập niên gần đây. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của các công trình này, chúng tôi tạm chia thành 4 nhóm: thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về quá trình truyền giáo và phát triển của đạo Tin Lành; thứ hai, nhóm các nghiên cứu về vai trò và tác động của đạo Tin Lành; thứ ba, nhóm các nghiên cứu về đặc điểm niềm tin, nhận thức, tâm lý, nếp sống đạo của cộng đồng tín đồ Tin Lành; thứ tư, nhóm các nghiên cứu về việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, có một số công trình đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến đạo Tin Lành thuộc 4 nhóm vấn đề trên. Trong trường hợp này, chúng tôi căn cứ vào nội dung chính yếu nhất được đề cập trong công trình để phân chia, thuận lợi cho việc tổng quan về tình hình nghiên cứu. Cũng phải nói rằng, khó có thể liệt kê, điểm luận hết những nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, ở đây chỉ điểm luận những công trình tiêu biểu. - Các nghiên cứu về quá trình truyền bá và nguyên nhân phát triển của đạo Tin Lành trong vùng DTTS Tây Nguyên Trước khi có những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thì những giáo sĩ, mục sư, truyền đạo ngoại quốc và người Việt trực tiếp truyền giáo ở Tây Nguyên giai đoạn trước năm 1975 là những người đi tiên phong trong việc ghi chép, nghiên cứu về chủ đề này. Năm 1972, Mục sư Lê Hoàng Phu đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 – 1965) tại Đại học New York, Hoa Kỳ (công trình này được Nxb Tôn giáo xuất bản vào năm 2010). Đây là chuyên khảo khá hiếm hoi trước năm 1975 trình bày khá đầy đủ về quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1965. Để thực hiện luận án, tác giả Lê Hoàng Phu đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt là các tư liệu lưu trữ của các tổ chức Tin Lành trong và ngoài nước. Trong công trình, tác giả cũng đã đề cập đến quá trình phát triển của đạo Tin Lành vào các tộc người 4 thiểu số ở Việt Nam, trong đó có sự ra đời và phát triển của trung tâm truyền giáo Thượng ở Đà Lạt và ở Buôn Ma Thuột (Lê Hoàng Phu, 2010). Cùng năm này, nhà nghiên cứu Tin Lành Đỗ Hữu Nghiêm đã bảo vệ thành công luận văn cao học Sử học tại trường Đại học Văn khoa Sài gòn Phương thức truyền đạo Tin Lành ở Việt Nam (1972). Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về các phương thức truyền giáo của đạo Tin Lành vào Việt Nam, trong đó có vùng DTTS ở Tây Nguyên. Tiếp đó, vào năm 1995, trong công trình Đạo Tin lành nơi các dân tộc ít người ở Nam Trường Sơn – Tây Nguyên 1928 – 1975, tác giả đã đi sâu nghiên cứu quá trình du nhập của đạo Tin Lành vào các tộc người ở Nam Trường Sơn – Tây Nguyên, trong đó có người Cơho ở Lâm Đồng giai đoạn trước năm 1975. Ngoài ra, các ký sự truyền giáo của một số mục sư người Việt từng đóng vai trò nòng cốt trong quá trình truyền bá Tin Lành ở vùng DTTS Tây Nguyên như Dâng trọn cuộc đời của ông bà mục sư Phạm Văn Năm (2011), Hạt giống – hồi ký truyền giáo của ông bà mục sư Phạm Xuân Tín - nguyên Trưởng đoàn truyền giáo Thượng (2011) cũng là những tác phẩm khảo cứu có giá trị. Bên cạnh đó, một số bài viết in trên các tạp chí truyền giáo như The Call of French – Indochina and East Siem, Jungle Frontiers của Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, Thánh Kinh báo của Hội thánh Tin Lành Việt Nam cũng có đề cập đến hoạt động truyền giáo trong các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Trong điều kiện hiếm hoi về tư liệu nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên trước năm 1975, đây là những tài liệu tham khảo quan trọng, giúp tác giả luận án nghiên cứu về tình hình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành vào các DTTS ở Lâm Đồng trong giai đoạn này. Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 2001, có nhiều tác phẩm nghiên cứu về chủ đề này: “Thiên chúa giáo và đạo Tin Lành ở vùng các DTTS Tây Nguyên” của Nguyễn Xuân Nghĩa (1989), Đạo Tin lành trong vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng của BTG tỉnh Lâm Đồng (1997), “Kitô giáo đối diện trước buôn làng” (2001) và “Một số vấn đề về Tin Lành ở Tây Nguyên” của Đỗ Quang Hưng (2011), “Góp một góc nhìn về vấn đề đạo Tin Lành ở Tây Nguyên” của Phạm Đăng Hiến (2003), “Tại sao người Tây Nguyên Việt Nam theo đạo Tin Lành” của O. Salemink (2004), “Sự truyền bá của Kitô giáo đối với cư dân Tây Nguyên - tác động của chế độ thuộc địa 5 và chiến tranh” của nhóm tác giả Mathieu Guerin, Andrew Hardy, Nguyen Van Chinh, Stan Boon Hwee (2004), “Một số vấn đề về Tin Lành của người DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay” của Nguyễn Văn Minh (2006), “Về phương pháp truyền giáo và phát triển tín đồ của các tôn giáo tại Tây Nguyên” của Ngô Văn Minh (2011), Đạo Tin Lành ở Miền Trung – Tây Nguyên của Đoàn Triệu Long (2013), “Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên – quá khứ và hiện tại” của Nguyễn Thanh Xuân (2013), “Nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hiện nay” của Vũ Thị Thu Hà (2014), “Truyền giáo Tin Lành vào các DTTS ở vùng Nam Trường Sơn – Tây Nguyên từ khởi đầu cho đến năm 1975” (2014) và Quá trình truyền giáo của đạo Tin Lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975 của Nguyễn Xuân Hùng (2017)… Những nghiên cứu trên đây không đi sâu vào một tộc người cụ thể mà trình bày chung về quá trình du nhập của Tin Lành vào khu vực Tây Nguyên. Do đó, có mức độ khái quát cao, cung cấp bức tranh toàn cảnh về những chặng đường phát triển của đạo Tin Lành vào khu vực này từ buổi đầu truyền giáo cho đến nay. Các công trình trên đây cũng đưa ra nhiều phân tích, lý giải nguyên nhân truyền bá thành công của đạo Tin Lành vào các tộc người thiểu số Tây Nguyên: nhân tố lịch sử, kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa cộng đồng, đặc điểm giáo lý tôn giáo… - Các nghiên cứu về đặc điểm niềm tin, nhận thức, tâm lý, nếp sống đạo của cộng đồng tín đồ Tin Lành người DTTS ở Tây Nguyên Đến nay, đã có một số công trình tập trung nghiên cứu về nhận thức, đặc điểm niềm tin, nếp sống đạo của tín đồ Kitô giáo ở Tây Nguyên: “Nhận thức về đạo Tin Lành của tín đồ người DTTS Tây Nguyên” (Vương Thị Kim Oanh, 2005), “Vấn đề theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc độ của tâm lý học” (Vũ Dũng, 2005), “Nhận thức của cộng đồng tín đồ các DTTS Tây Nguyên về đạo Tin Lành” (Vũ Dũng, 2013), Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng tín đồ Tin Lành các DTTS ở Tây Nguyên hiện nay (Vũ Dũng, 2014)... Các công trình trên đây đã tập trung nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý xã hội của cộng đồng Tin Lành người DTTS ở Tây Nguyên (về nhận thức tôn giáo, niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo). Đồng thời, các công trình cũng chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của các đặc điểm tâm lý xã hội này ở các cộng đồng Tin Lành, sự ảnh hưởng của các đặc điểm 6 tâm lý này đến nhận thức, thái độ và hành vi của các tín đồ Tin Lành trong cuộc sống thường ngày, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của khu vực Tây Nguyên. - Các nghiên cứu về vai trò và tác động của đạo Tin Lành đối với các DTTS Tây Nguyên Cùng với việc nghiên cứu về lịch sử truyền giáo Tin Lành, cho đến nay cũng đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tôn giáo này đối với các DTTS ở Tây Nguyên trên các mặt văn hóa, đạo đức, chính trị, xã hội: “Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên” (Hồ Tấn Sáng, 2008), “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với thiết chế xã hội truyền thống ở đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên” (Nguyễn Văn Nam, 2008); “Thực trạng đạo Tin Lành ở Tây Nguyên” (Đinh Văn Hạnh, 2010), “Hoạt động của Tin Lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay” (Phạm Thị Trung, Trung Thị Thu Thủy, 2014), “Đa dạng tôn giáo và vấn đề bảo tồn tín ngưỡng truyền thống các DTTS ở Tây Nguyên hiện nay qua khảo sát tại hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông” (Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Minh Tùng, 2014), Giá trị và chức năng của Tin Lành trong vùng DTTS ở Việt Nam hiện nay (Vũ Thị Thu Hà chủ biên, 2018)… Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến sự phát triển bền vững của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên cũng là một nội dung nghiên cứu quan trọng trong các công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội, văn hóa của các địa phương ở Tây Nguyên được xuất bản trong những năm gần đây: Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững (Bùi Minh Đạo, 2011), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững (Bùi Minh Đạo, 2012), Một số vấn đề kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đăk Lăk (Nguyễn Văn Tiệp, 2011), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững (Đỗ Hồng Kỳ, 2012), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên (Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú, 2014), Vấn đề tôn giáo trong phát triển bền vững Tây Nguyên (Chu Văn Tuấn, 2015). Trong những công trình này, các tác giả nhìn nhận và phân tích một cách khách quan những đóng góp cũng như ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo này đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người tại chỗ Tây Nguyên. 7 Bên cạnh các sách, bài tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ ngành Triết học nghiên cứu ảnh hưởng và vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống kinh tế, xã hội, tinh thần của cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên trong thời kỳ Đổi mới: Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên của Nguyễn Văn Lai (2012), Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay của Lê Hồng Phong (2014). Đạo Tin Lành có ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại khu vực Tây Nguyên. Vì vậy, đây cũng là vấn đề được các cơ quan an ninh ở các địa phương và trung ương quan tâm nghiên cứu, với hàng loạt các công trình: Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc Ja rai, Bahnar những năm 1989 – 1994 do Công an Gia Lai thực hiện vào năm 1995, Thực trạng và giải pháp đối với sự phát triển đạo Tin Lành trong đồng bào DTTS ở Kon Tum do Công an tỉnh Kon Tum thực hiện vào năm 1998, Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin Lành trong vùng DTTS ở Đăk Lăk do Công an tỉnh Đăk Lăk thực hiện năm 1999, Đạo Tin Lành ở Đăk Lăk những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, trật tự do Viện Chiến lược và khoa học Bộ công an thực hiện năm 2005, Vấn đề đạo Tin Lành và công tác đấu tranh chống địch lợi dụng đạo Tin Lành trong vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng do Bùi Văn Sơn chủ nhiệm năm 2006… Dưới góc độ khoa học an ninh, những công trình này đi sâu đánh giá thực trạng và tác động của việc phát triển ồ ạt đạo Tin Lành trong vùng DTTS đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp cho công tác an ninh, chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu hoạt động lợi dụng việc phát triển đạo Tin Lành vùng DTTS vì mục đích chính trị phản động, góp phần đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự xã hội khu vực Tây Nguyên. Những công trình này chủ yếu được sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy và vận dụng vào thực tiễn công tác đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự xã hội trong lực lượng công an nhân dân, vì vậy, những đánh giá về đạo Tin Lành thường nhấn mạnh đến những khía cạnh tác động tiêu cực về an ninh, chính trị của tôn giáo này. 8 - Các nghiên cứu về thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên Nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng cũng là một chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đến nay, có nhiều công trình khoa học trực tiếp đề cập đến vấn đề này: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đưa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên theo các đạo giáo đi lên Chủ nghĩa xã hội (Trần Quốc Long, 1997), Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đặc điểm và các giải pháp thực hiện chính sách qua các khảo sát tại tỉnh Đăk Lăk (Nguyễn Văn Nam, 2001), Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên (Ngô Văn Minh, 2010), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lâm Đồng hiện nay - Vấn đề và giải pháp (Lê Minh Quang, 2000), “Lâm Đồng đối với công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành” (Ngô Văn Đức, 2010)... Các công trình trên tập trung đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong vùng DTTS. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, góp phần ổn định tình hình dân tộc, tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên. Tóm lại, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đạo Tin Lành trong vùng DTTS ở Tây Nguyên. Mặc dù các công trình này không đề cập cụ thể, trực tiếp đến đạo Tin Lành trong cộng đồng người Cơho nói chung, người Cơho Chil ở Lâm Đồng nói riêng nhưng những công trình trên đây cùng với những nghiên cứu khác về đạo Tin Lành ở Việt Nam là nguồn tài liệu có giá trị để nghiên cứu sinh so sánh, đối chiếu, phân tích, rút ra những kết luận khách quan cho những vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án. 2.2. Tình hình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Cơho Chil - Nghiên cứu về người Cơho Chil ở Lâm Đồng Theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê Nhà nước ban hành năm 1979, người Cơho Chil là một nhóm địa phương của tộc người Cơho. Hiện nay, người Cơho Chil có số dân đông thứ hai trong các nhóm địa phương của tộc người Cơho (sau nhóm Cơho Srê), cư trú trải rộng trên địa bàn 6 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng. Trong các công trình nghiên cứu về người 9 Cơho ở Lâm Đồng, ít nhiều có đề cập đến một số nội dung liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Cơho Chil (Nguyễn Văn Diệu, 1978; Mạc Đường, 1983; Phan An, 1983; Phan Ngọc Chiến, 2005; Bùi Minh Đạo chủ biên & Vũ Thị Hồng, 2003; Linh Nga Niêkđam chủ biên, 2012…). Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của nhóm Cơho Chil ở Lâm Đồng. Đáng chú ý có luận văn thạc sĩ của Phạm Thanh Thôi Biến đổi trong hôn nhân của người Cơho Chil ở Lâm Đồng (2009) đã nghiên cứu về truyền thống và biến đổi trong hôn nhân của người Cơho Chil dưới tác động của các nhân tố khác nhau, trong đó có tôn giáo. Năm 2011, tác giả này tiếp tục thực hiện đề tài Lịch sử di trú và sự biến đổi văn hóa xã hội của người Cơho Chil ở Lâm Đồng, khảo sát về sự biến động địa bàn cư trú của người Cơho Chil ở Lâm Đồng và tác động của yếu tố này đến sự biến đổi văn hóa, xã hội. Ngoài ra, các bài viết của Nguyễn Thông (2002), Huỳnh Ngọc Thu (2005; 2017), Honda M. (2010, 2011), Lê Đình Bá (2010, 2011), Võ Tấn Tú (2016), Nguyễn Hữu Thành (2013)… cũng đã đề cập đến một số yếu tố liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa người Cơho Chil trong truyền thống và những biến đổi hiện nay. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Cơho Chil nhưng những công trình nghiên cứu về người Cơho Chil kể trên đã cung cấp những tư liệu khá toàn diện về địa bàn cư trú, dân số, dân cư, thành phần tộc người, một số đặc điểm truyền thống và biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội của người Cơho Chil, thuận lợi cho việc nghiên cứu đối tượng chính của luận án là đạo Tin Lành trong cộng đồng cư dân này. - Nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Cơho Chil ở Lâm Đồng Cho đến nay, chưa công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về quá trình du nhập và tác động của đạo Tin Lành đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người Cơho Chil ở Lâm Đồng. Tuy vậy, trong các công trình nghiên cứu chung về đạo Tin Lành ở Lâm Đồng, các nhà nghiên cứu đều ít nhiều có đề cập đến đạo Tin Lành trong vùng người Cơho Chil. Năm 1997, BTG tỉnh Lâm Đồng thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh Đạo Tin Lành trong vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng. Công trình này nghiên cứu nhiều phương diện khác nhau về đạo Tin Lành trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn 10 Lâm Đồng: quá trình du nhập, hiện trạng sinh hoạt đạo, tác động của tôn giáo này. Với dung lượng 50 trang, lại đề cập đến nhiều vấn đề nên nội dung công trình không đi sâu vào từng tộc người mà nghiên cứu ở mức độ khái quát. Tuy vậy, đây là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Lâm Đồng giai đoạn trước khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Năm 2011, trong bài viết “Đạo Tin Lành ở Lâm Đồng giai đoạn 1929 – 1975” in trên tạp chí Công tác Tôn giáo, tác giả Lê Minh Quang, một cán bộ công tác ở BTG tỉnh Lâm Đồng đã tổng quan về các giai đoạn phát triển của đạo Tin Lành ở Lâm Đồng giai đoạn trước năm 1975, trong đó có sự phát triển trong cộng đồng người Cơho. Năm 2014, Công an tỉnh Lâm Đồng chủ trì thực hiện đề tài khoa học an ninh Đạo Tin Lành và việc ổn định phát triển trong vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng do Đại tá Nguyễn Đức Hiệp làm chủ nhiệm. Dù công trình không đi sâu nghiên cứu về đạo Tin Lành trong từng tộc người, nhóm địa phương cụ thể nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng liên quan đến tình hình đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay cũng như quan điểm, biện pháp quản lý của chính quyền địa phương đối với tôn giáo này. Ngoài ra, trong những bài viết của các tác giả Trần Hồng Liên (2005), Lê Minh Quang (2007, 2011a, 2011b), Ngô Văn Đức (2010) cũng đã trình bày một số nội dung về Công giáo, Tin Lành trong cộng đồng người Cơho ở Lâm Đồng. Trong một số bài viết về biến đổi xã hội người Cơho Chil ở Lâm Đồng, Phạm Thanh Thôi (2014), Honda M. (2008, 2010) cũng có đề cập đến vai trò, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến tổ chức xã hội của người Cơho Chil. Những nội dung có liên quan đến đạo Tin Lành được trình bày trong các công trình này có dung lượng không nhiều nhưng cũng là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho luận án. 2.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến luận án Thông qua việc điểm luận về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi rút ra một số nhận định sau: - Thứ nhất, trong những thập niên qua, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, vấn đề đạo Tin Lành trong vùng DTTS Tây Nguyên đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau: quá trình truyền giáo và phát triển của đạo 11 Tin Lành; vai trò và tác động của đạo Tin Lành đối với các lĩnh vực đời sống người dân; đặc điểm niềm tin, nhận thức, tâm lý, nếp sống đạo của cộng đồng tín đồ Tin Lành; hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành. Những công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp một bức tranh tổng thể về các giai đoạn truyền giáo cũng như hiện trạng Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay, cũng như ảnh hưởng của tôn giáo này đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt là đối với tình hình an ninh, chính trị ở khu vực chiến lược này. Những công trình khoa học này là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, bổ ích, được luận án kế thừa, tiếp thu trong quá trình so sánh, phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu được đặt ra. - Thứ hai, các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ tôn giáo học, triết học, chính trị học, khoa học an ninh. Số lượng các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ lý thuyết và phương pháp nhân học/dân tộc học còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đã có chưa quan tâm đầy đủ đến tiếng nói của chính cộng đồng chức sắc, tín đồ người DTTS và thiên về đánh giá những tác động tiêu cực của đạo Tin Lành, nhất là trên lĩnh vực an ninh, chính trị. Cho đến nay, vẫn còn ít những công trình nghiên cứu toàn diện về tác động của đạo Tin Lành đến các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các DTTS ở Tây Nguyên. - Thứ ba, hầu hết các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hoặc có phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao quát cả khu vực, bao gồm nhiều tộc người khác nhau hoặc tập trung cho những tộc người, những khu vực mà hiện tượng chuyển đổi sang Tin Lành diễn ra một cách nóng và bất thường trong những thập niên gần đây. Việc nghiên cứu những cộng đồng Tin Lành đã có lịch sử theo đạo lâu dài, ổn định từ trước năm 1975 chưa được quan tâm thích đáng. Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp và lý thuyết nhân học để nghiên cứu về quá trình truyền giáo và những tác động của đạo Tin Lành đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người Cơho Chil – một cộng đồng có lịch sử theo đạo lâu dài, đã khá định hình về đời sống tôn giáo là một việc làm cần thiết, góp phần bổ sung, làm phong phú, toàn diện thêm những tri thức khoa học về đạo Tin Lành ở Tây Nguyên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất