Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Quá trình chuyển hướng tư duy lý luận của đảng ta vè vd dtoc và gcap từ năm 1930...

Tài liệu Quá trình chuyển hướng tư duy lý luận của đảng ta vè vd dtoc và gcap từ năm 1930 đến 1945

.DOC
47
376
129

Mô tả:

Chuyển hướng tư duy lý luận của Đảng CSVN vè vấn đề dân tộc và giai cấp trong suốt các giai đoạn từ 1930-1945
MỞ ĐẦU Nhìn lại lịch sử đấu tranh cách mạng hơn 70 năm qua, chúng ta thấy rõ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng và những tư tưởng chiến lược mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra đa là nguyên nhân quyết định nhất đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là kết quả của việc đề ra đường lối chính sách đúng đắn của đảng, là sự trưởng thành của đảng ta trong cả nhận thức, tư duy lý luận và hành động thực tiễn. Chúng ta phải khẳng định một chân lý rằng, cho dù thời gian đã trôi qua mấy chục năm nhưng những tư tưởng nhạy bén trong con người Hồ Chí Minh vẫn là một điều gì đó thật là vĩ đại, chân lý của Người không bao giờ sai và cũng chưa bao giờ thay đổi. Để củng cố lòng tin vào Đảng, vào chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức về những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Để thấy được quá trình thay đổi tư duy nhận thức của đảng qua các đại hội trong giai đoạn 1930-1945, chúng ta cần tìm hiểu đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của đảng trong giai đoạn này, từ đó thấy được sự đúng đắn trong tư duy nhận thức của đảng ta đối với quá trình lãnh đạo cách mạng. 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Quan điểm lý luận Chủ nghĩa Mác – Lenin dân tộc và giai cấp 1.1. Quan điểm của Mác-Lênin về giai cấp Giai cấp: được hình thành trong lịch sử là một hiện tượng khách quan, lý giải về hiện tượng này ở mỗi thời kì có những quan điểm khác nhau. Do hạn chế của lịch sử và giới hạn bởi quan điểm giai cấp nên các nhà tư tưởng trước Mác đã chưa thể đưa ra những tiêu chí để phân biệt các giai cấp khác nhau. Họ chưa thấy được giai cấp là một phạm trù lịch sử, không thấy được sứ mệnh của giai cấp công nhân. Do đó cũng không thấy được con đường thực tế xóa bỏ sự phân chia giai cấp. Với Mác – Ăngghen, bằng chủ nghĩa duy vật lịch sử, hai ông chỉ rõ nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp cũng như sự mất đi của giai cấp, đó là do nguyên nhân kinh tế chứ không phải do nguyên nhân chính trị hay tư tưởng. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một mức có thể tạo ra khả năng và tiền đề phân hóa xã hội là nguyên nhân sâu xa của sự hình thành giai cấp; chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp. Các giai cấp khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất đã dẫn đến thu nhập khác nhua như thu nhập từ lợi nhuận, địa tô bằng tiền công. Như vậy, thực chất của quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Đó là một hệ thống lí luận khoa học được Mác – Ăngghen xây dựng để phân tích sự vận động và phát triển của xã hội loài người và mối quan hệ giữa giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng. Với Lenin, kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác – Angghen về giai cấp và quan hệ giai cấp, trong tác phẩm “sáng kiển vĩ đại” đã đưa ra định nghĩa về giai cấp: giai cấp là những tập đoàn người rộng lớn khác nhau về địa vị trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, biểu hiện chủ yếu là khác nhau trong sở hữu tư liệu 2 sản xuất, do sự khác nhau ấy mà tập đoàn này có thể chiếm hữu kết quả lao động của tập đoàn khác. Sự chiếm đoạt ấy là bóc lột. Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường những quan hệ này được pháp luật thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là một tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, Lenin đã xem cơ sở tồn tại của các giai cấp là cơ sở kinh tế, sự khác nhau giữa các giai cấp cơ bản là do sự khác biệt về địa vị kinh tế trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Địa vị ấy được quy định bởi ba nhân tố: quan hệ sở hữu Tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí, quan hệ về phân phối sản phẩm. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ giai cấp làm quan hệ cơ bản nhất bởi vì nó là biểu hiện của quan hệ sản xuất, nó quyết định mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp, con người được tập hợp theo giai cấp trên quy mô toàn xã hội. nghĩa là các tầng lớp đều đứng về phía giai cấp này hay giai cấp khác, ví dụ: tầng lớp trí thức thường đứng về phía giai cấp nắm quyền. Vì vậy, để cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới thì trước hết phải tập hợp được các giai cấp cơ bản, những tập đoàn người to lớn có địa vị nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội. chỉ có giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ mới có thể đại biểu cho lợi ích dân tộc. 3 1.2. Quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề dân tộc Dân tộc: là vấn đề được Mác – Ăngghen chú ý trong quá trình xây dựng học thuyết của mình. Hai ông khẳng định rằng “thực chất của vấn đề dân tộc là xóa bỏ áp bức dân tộc. Một trong những mục đích nghiên cứu về vấn đề dân tộc của các ông là nhằm trả lời câu hỏi: giai cấp công nhân có thái độ như thế nào đối với dân tộc? xử lí như thế nào mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp? Theo quan điểm của Mác – Angghen, hai ông đã chứng minh rằng, trong quá trình ra đời và thay đổi của các hình thức cộng đồng người trong lịch sử xét cho cùng đều có nguyên nhân kinh tế. Mác và Angghen luận chứng về vai trò quyết định của nhân tố kinh tế xã hội, nhân tố phương thức sản xuất, cụ thể là phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa, đối với quá trình hình thành quốc gia dân tộc và khẳng định vai trò của giai cấp tư sản trong quá trình nói trên. Do đó, dân tộc không phải là một thể thống nhất mà ngay từ đầu khi hình thành đã chứa đựng trong lòng nó những mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản. Hai ông đồng thời “khẳng định xu thế xóa bỏ hàng rào ngăn cách các dân tộc, xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong xã hội tư bản do tác động của đại công nghiệp và thị trường tư bản chủ nghĩa”1 và khẳng định tính tất yếu khách quan của sự đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các nước không phân biệt dân tộc, đó là điều kiện tiên quyết của cách mạng vô sản nhằm chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của mình, từ đó giải phóng cho chính mình và những người lao động khác. Mỗi hình thức cộng đồng người nói chung đều tương ứng với một phương thức sản xuất nhất định: loài người trải qua 5 phương thức, nó bao gồm: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản chủ nghĩa. Theo Lenin, khi kế thừa quan điểm Mác – Angghen cùng với quá trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc và các quan hệ dân tộc đã nêu ra cương lĩnh về quyền 1 Gs. Ts Trần Hữu Tiến: Một số vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. 2008, tr.92. 4 bình đẳng và tự quyết dân tộc. Ông đã đấu tranh không ngừng cho quyền bình đẳng và tự quyết đó. Tới thời Xtalin, nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, bảo vệ những thành quả của Mác – Ăngghen, Lenin về vấn đề dân tộc, Ông đưa ra định nghĩa về dân tộc khẳng định tính ổn định, tính lịch sử của cộng đồng dân tộc, nêu bật các đặc trưng cơ bản của dân tộc trong sự thống nhất biện chứng của nó. Ông nêu rõ “dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và hình thức tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa”2. Như vậy, chúng ta thấy rằng, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin thì khái niệm dân tộc có thể hiểu theo 2 nghĩa cơ bản: Một là theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một cộng đồng người, có liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc và trở thành ý thức tự giác dân tộc của cư dân cộng đồng đó. Hai là theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người ổn định, làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có chữ viết chung cho cả nước và có ý thức về sự thống nhất của mình (lòng tự tôn dân tộc) gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữa nước. Trong giai đoạn cụ thể của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945, Đảng ta đề ra đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngoài việc căn cứ những lí luận nêu trên còn căn cứ vào lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lenin. Ở đó, Lenin chỉ rõ rằng, cuộc cách mạng diễn ra liên tục trên toàn thế giới hay từng bước riêng lẻ không mang tính giai đoạn. Kết thúc giai đoạn thứ nhất là bước mở đầu cho giai đoạn thứ hai. Hay nói cách khác, Lenin đã chứng minh rằng, 2 J.V. Xtalin: Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, H. 1976, tr. 357. 5 trong lịch sử loài người luôn có sự vận động,sự vận động đó diễn ra liên tục, không ngừng trên toàn thế giới. Với những giai đoạn khác nhau, mang những hình thái khác nhau, tất cả đều nhằm xóa bỏ cái cũ, lạc hậu để thiết lập nên cái mới tiến bộ hơn, văn minh hơn. Trong tác phẩm “Thái độ của Đảng dân chủ xã hội đối với phong trào nông dân”, Lenin viết rằng: “Từ cách mạng dân chủ, chúng ta sẽ bắt đầu chuyển ngay và chính là tùy theo lực lượng của chúng ta, lực lượng giai cấp vô sản giác ngộ và có tổ chức ma chuyển ngay lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chủ trương làm cách mạng không ngừng”3. Lenin chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm cách mạng không ngừng. Do đó, theo quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc và giai cấp là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự ra đời và phát triển của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các nước nhược tiểu, vấn đề dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sau cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc và giai cấp phát triển mạnh, dẫn tới sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tao ra các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và Việt Nam chúng ta đã cón sự tiếp thu và vận dụng tốt trong giai đoạn đấu tranh 1930 đến 1945. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giai cấp Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó. 3 Lenin: Toàn tập, tập 19, Nxb Tiến bộ, M. 1979, tr. 281. 6 Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx –Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như sau: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Marx-Engels đã thấy được mối quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì: - Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng: tư sản và vô sản. - Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản. - Vào thời của Marx, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển mạnh. Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân. Marx-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như vậy theo Marx-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là vấn đề thứ yếu thôi. Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. 7 Lenin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại." Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Tóm lại, Marx - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản". Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết. Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam: Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Marx bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Marx ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay 8 Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây…". Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được." Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung. 3. Cơ sở thực tiễn về quá trình nhận thức lý luận của Đảng qua các hội nghị Trung ương từ 1930 – 1945 Từ sau khi hầu hết các phong trào đấu tranh dân chủ ở nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại thì việc Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặc mới cho cách mạng Việt Nam, đánh dấu con đường sang 9 trang mới của cách mạng, đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị. Từ nay cách mạng Việt Nam đã có Đảng lãnh đạo. Để có những thắng lợi trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo nâng cao trình độ lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn của đất nước và tổng kết kinh nghiệm tiến hành cách mạng ở nước ta, đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của cách mạng các nước. Nhờ đó, Đảng ta đã lựa chọn và vâ ân dụng thành công các phương pháp đấu tranh cách mạng trong cuô âc cách mạng dân tộc dân chủ giai đoạn (1930-1945). Chặng đường 15 năm từ năm 1930 – 1945 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của ta, đánh dấu sự ra đời của Đảng, cũng như những bước đi đầu tiên của cách mạng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính giai đoạn quan trọng nhất của Đảng, thứ nhất vì đây là thời gian đầu tiên Đảng cầm quyền lãnh đạo, khi có rất nhiều phong trào yêu nước khác thất bại. Thứ hai Đảng ra đời đánh dấu một bước nhảy vọt của cách mạng sau một thời kì thai nghén lâu dài. Và cũng là lần đầu tiên Đảng bước lên vũ đài chính trị để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chặng đường 15 năm này đã cho thấy được sự trưởng thành từng bước của Đảng về mọi mặt, từ nhận thức đến thực tiễn đấu tranh. Nhất về là về mặt lý luận, Đảng đã trưởng thành lên từng ngày, từ Chính Cương vắn tắt, sách lược vắn tắt tháng 2 – 1930 đến Luận Cương chính trị tháng 10 – 1930, Đảng đã từng bước hoàn thiện mình bám sát theo yêu cầu cách mạng Việt Nam đưa cách mạng từ thắng lợi này đến thắng lợi kia mà đỉnh cao của là cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. Mặc dù ban đầu ta vấp phải những sai lầm về nhận thức khi phải chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng “tả khuynh” của Liên Xô, nhưng sau một thời gian trong thực tiễn chiến đấu ta đã nhận ra những sai lầm nghiêm trọng đó và kịp thời sửa chữa bổ sung những thiếu sót, dám nhìn thẳng vào sự thật, biết sai và kịp thời sửa sai thể hiện sự tiến bộ của một Đảng cấp tiến. 10 Để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trải qua một cuộc chiến lâu dài, trải qua từng thời kì cách mạng khác nhau, bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà Đảng Cộng sản Việt Nam nắm lấy được ngọn cờ lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài mà bền bỉ của dân tộc ta. Trong mỗi giai đoạn đấu tranh, Đảng đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược của mình qua từng thắng lợi cụ thể, mà cụ thể ở đây là trong giai đoạn 1930 – 1945, Đảng đã có những nhận thức nhảy vọt về mặt lí luận cũng như thực tiễn đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Những nhận thức đó được đặt trong từng bối cảnh cụ thể của tình hình trong nước và tình hình thế giới. Bởi trong 15 năm 1930 – 1945, tình hình thế giới cũng như thực tế cách mạng Việt Nam chuyển biến không ngừng, đã dẫn đến những thay đổi của Đảng về mặt lý luận như những nhận thức mới của Đảng trong thực tiễn đấu tranh cho phù hợp với tình hình cách mạng cụ thể của cách mạng Việt Nam. 3.1. Tình hình thế giới những năm 1930 – 1945 Cuộc khủng kinh tế năm 1929 – 1933, ở các nước thuộc hệ tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào quần chúng ngày càng dân cao . Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phát xít Hítle ở Đức, phát xít Phrăngcô ở Tây Ban Nha, phát xít Mútxôlini ở Italia và phái sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô – thành trì cách mạng thế giới – nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. 11 Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxơcơva (tháng 7 – 1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội. Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc mà mà chủ nghĩa Phát xít. Đại hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó các đảng cộng sản và nhân dân trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. Đối với các nước thuộc đại và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới lần thư hai bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm các nước Châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ Pháp đã thi hành biên pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tháng 6 – 1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp nhanh chóng đầu hàng Đức. Ngày 22 – 6 – 1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. 12 3.2. Tình hình trong nước những năm 1930 – 1945 Tháng 4 – 1930, sau một thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động. Tháng 7 – 1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 30 – 10 – 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trùn ương Đảng họp lần thứ nhất tại Hương Cảng Trung Quốc, do đồng chí Trần Phú chủ trì. Hội nghị thông qua Nghị quyết tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chánh trị của Đảng, điều lệ Đảng và điều lệ tổ chức quần chúng. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư. Vừa mới ra đời, Đảng phát động được một phong trào rộng lớn, đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Giữa lúc phong trào cách mạng quần chúng đang dâng cao, đế quốc Pháp và tay sai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn quần chúng bị bắt, giết hoặc tù đày. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và các địa phương lần lượt bị phá vỡ. Toàn bộ ban chấp hành Trung ương bị bắt. Tòa án của chính quyền thực dân mở các phiên tòa đặc biệt để xét xử những người cách mạng. Chính quyền cách mạng tổn thất nặng nề. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam, cuộc khủng hoảng không những tác động sâu sắc đến đời sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động mà còn tác động đến những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bon cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột bóp nghẹt mọi quyền tự do, và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Tình hình trên đã làm cho các giai cấp tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều dấy lên lòng căm thù thực dân Pháp, tư bản độc quyền Pháp sâu sắc và 13 đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ quan cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Đây là yếu tố quan trọng quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Ngày 1 – 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Ngày 28 – 9 – 1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tập trung đông người. Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn, chúng Phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ diễn ra khắp nơi. Một số quyền tự do, dân chủ giành được thời kì 1936 – 1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc Pháp. Hơn bảy vạn thanh niên việt Nam bị bắt sang đế quốc Pháp làm bia đỡ đạn. Lợi dụng Pháp thua Đức, ngày 22 – 9 – 1940 phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23 – 9 – 1940, tại Hà Nội Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” . Chịu đựng hai sự áp bức của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, Pháp – phát xít Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, giống như một cơn nắng hạn cần một cơn mưa rào để giải quyết những oi bức ngột ngạt, đó là dấu hiệu dự báo cho thành một cách mạng Tháng Tám vĩ đại năm 1945 của dân tộc. Thế kỉ XX đánh dấu những bước thăng trầm lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, từ những thất bại hầu hết của các phong trào yêu nước quân chủ 14 chuyên chế đến dân chủ tư sản, thì sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam như một ngọn đuốc, ánh dương, thổi một luồng sinh khí mới cho cách mạng Việt Nam. Mà chính Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược cơ bản của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến bằng con đường đấu tranh cách mạng đã đáp ứng nhu cầu cách mạng của nước ta lúc bấy giờ. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu chấm hết cho những cuộc khủng hoảng về tư tưởng cũng như đường lối cứu nước lúc bấy giờ, có thể ví Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ như một cái phao đưa ra cho người sắp chết đuối vậy. Tuy sau đó đã bị Luận Cương chính trị 10 – 1930 của Trần Phú làm giảm đi tính thực tế của cách mạng Việt Nam nhưng từ thực tiễn đấu tranh Đảng đã kịp thờ sửa chữa sai lầm, và rút ra những bài học kinh nghiê âm to lớn trong việc sử dụng phương pháp cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1930-1945 Trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã giải quyết thành công nhiều vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn và đă câ biê ât là đã phân tích, đánh giá đúng tình trong nước và thế giới để quyết định thời cơ cách mạng. Trong khoảng thời gian 15 năm đã thể hiện bản lĩnh của cũng như tính đúng đắn của Đảng và con đường cách mạng mà nhân dân ta đã lựa chọn, và trong suốt khoảng thời gian từ 1930 – 1945 đã thể hiện từng bước trong sự phát triển về lý luận của Đảng thể hiện được bản lĩnh của một Đảng cầm quyền. CHƯƠNG II. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HƯỚNG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TA QUA CÁC HỘI NGHỊ TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945 1. Giai đoạn năm 1930 đến năm 1935 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) 15 Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do Hồ Chí Minh khởi thảo và thông qua tại Hội nghị hợp nhất tháng 2-1930 là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản diễn ra từ ngày 6-1 đến ngày 8-2 tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc (với tư cách là ủy viên Bộ phương Đông phụ trách cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản). Theo báo cáo tóm tắt Hội nghị, thành phần hợp nhất Hội nghị gồm có: một đại biểu của Quốc tế Cộng sản; hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng4. Hội nghị nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận, xác định và nhất trí thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện được thông qua tại Hội gnhij thành lập Đảng hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển đất nước. Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua (kể từ ngày Đảng ra đời) càng cho thấy rõ tình khoa học và tình cách mạng của Cương lĩnh chính trị (3-2-1930), càng sáng tỏ cơ sở của tính đúng đắn và tính tiến bộ trong Cương lĩnh. Đó chính là sự kết tụ giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc; đó chính là sản phẩm của cách tiếp cận đúng đắn, khoa họa khi xây dựng cương lĩnh và cũng là sản phẩm của quy trình, phương pháp Hồ Chí Minh trong hoạch định cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1911, khi ra đi tìm đường cứu nước, cho đến năm 1920, khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đúng 10 năm tìm đường và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh mới thấy “đây là cái cần thiết cho 4 . Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.2, tr.10. 16 chúng ta”. Đó là con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh luôn xem vấn đề giải phóng dân tộc không những là nhiệm vụ của phong trào cách mạng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nói chung mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của phong trào cách mạng và các dân tộc Đông Dương nói riêng. Người luôn xem vấn đề dân tộc, vấn đề giải phóng dân tộc nổi bật lên trên tất cả các vấn đề khác. Với sự hiểu biết sâu sắc vấn đề Đông Dương, tình hình tương quan lực lượng các giai cấp ở Việt Nam, với tầm nhìn xa trông rộng, vượt lên tư duy giáo điều, Hồ Chí Minh với một tư duy độc lập, sáng tạo, đã dũng cảm đề ra đường lối chính trị, chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam trong Hội nghị hợp nhất Đảng ta tháng 2-1930. Biết những quan điểm của mình không thống nhất với tinh thần chỉ đạo cơ bản của Quốc tế Cộng sản, nhưng với ý thức trách nhiệm rất cao đối với dân tộc và đất nước. Trong Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Chương trình do Người soạn thảo, đã chỉ rõ con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”5. Đáng chú ý là trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, bằng những ngôn từ ngắn gọn, cô đọng và súc tích, Hồ Chí Minh đã phân tích rất sâu sắc mâu thuẫn cơ bản của thế giới với mâu thuẫn cơ bản ở Đông Dương và Việt Nam. Người khẳng định rằng: mâu thuẫn gay gắt về kinh tế giữa các nước đế quốc chủ nghĩa đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Và sau cuộc chiến tranh đẫm máu đó, thế giới chia làm hai mặt trận: mặt trận cách mạng gồm các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản bị bóc lột trên toàn thế giới và mặt trận của chủ nghĩa đế quốc. Ở Đông Dương, Người cho rằng đế quốc Pháp là kẻ bị thiệt hại nhiều hơn các đế quốc khác qua cuộc chiến tranh thế giới nói trên. Do vậy, “để tổ chức lại nền kinh tế ở Pháp, đế quốc Pháp ra sức khai thác tài nguyên của chúng” ở Đông Dương. Chúng xây dựng thêm nhà máy để bóc lột công nhân…Chúng chiếm ruộng 5 . Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998 : Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.2, tr.2. 17 đất của nông dân để lập đồn điền, làm cho nông dân mất hết ruộng đất và lâm vào cảnh tuyệt vọng. Chúng tìm mọi cách để bóp nặn nhân dân ta…làm cho đồng bào ta càng thêm nghèo khổ”6. Bấy nhiêu phân tích với những từ “đồng bào”, “nhân dân” cho thấy rõ yếu tố dân tộc nổi lên hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh ngay trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắt tắt vào đầu tháng 2-1930. Rõ ràng sự áp bức dân tộc của thực dân Pháp là tiền đề dẫn đến bùng nổ cách mạng mang tính dân tộc sâu sắc. Chính trên cơ sở đó mà trong những văn kiện quan trọng trên, Hồ Chí Minh đã đề ra những mục tiêu chiến lược của cách mạng nước ta là: “Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng…Làm cho nước An Nam được độc lập”7. Ở đây nội dung dân tộc và dân chủ, dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến quyện chặt vào nhau, nhưng cấp bách nhất vẫn là vấn đề chống đế quốc và tay sai phản động, giành độc lập, tự do cho toàn dân tộc. Về chiến lược, trong khi nhấn mạnh vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh luôn xem công nhân và nông dân là gốc, là động lực cơ bản của cách mạng. Nhưng không bao giờ Người xem nhẹ liên minh với các giai cấp, các tầng lớp khác. Trong Sách lược vắn tắt, Người chủ trương: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt,v.v…để kéo họ vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập” 8. Trong khi liên minh với các giai cấp, Người cảnh báo: “Phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp” 9. Trong chương trình 6 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.14-15,15. . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.15,16. 8 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.4. 9 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.4. 7 18 tóm tắt, Người còn nói rõ hơn: “ Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập Hiến, v.v.”10. Qua những quan điểm trên đây cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đã xuyên suốt và quyện chặt vào chiến lược và sách lược cách mạng, thể hiện qua toàn bộ các văn kiện của Hội nghị hợp nhất đầu tháng 2-1930 trên những vấn đề cơ bản sau đây: Xác định rõ kẻ thù của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai của chúng, xác định lực lượng cách mạng không chỉ là công nhân, nông dân mà còn liên minh với các lực lượng, các giai cấp và tầng lớp khác. Như vậy, kẻ thù sẽ được thu hẹp lại, còn bạn đồng minh sẽ được mở rộng trong phạm vi dân tộc. Tuy xác định hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và chống phong kiến có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng đã đặt nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do cho đất nước là nhiệm vụ hàng đầu cần tập chung giải quyết. Do vậy để tập chung thực hiện nhiệm vụ hàng đầu ấy, Đảng ta phải đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng có thể đoàn kết được nhằm đánh đổ kẻ thù chính. Trong liên minh đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp yêu nước, Hồ Chí Minh luôn xem công nông là gốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Song về sách lược, Người cho rằng: Đối với tư bản bản xứ (tư sản dân tộc) không có thế lực gì, ta không thể nói là họ đi theo đế quốc được, do vậy, Hồ Chí Minh chủ trương cần tranh thủ họ. Đối với phú nông, trung nông và tiểu địa chủ, Người chủ trương lợi dụng và lôi kéo nhằm phân hóa hạng trung, tiểu địa chủ, ít ra cũng làm cho họ trung lập. bộ phận nào lộ rõ mặt phản cách mạng thì đánh đổ. Sự phân biệt này là cần thiết, không thể bỏ các hạng khác nhau vào cùng một rọ để đánh đổ họ, cũng không thể cô lập phú nông đến mức tuyệt đối không cho họ vào nông hội như chỉ 10 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.6. 19 thị của Quốc tế Cộng sản đã nói. Làm như thế là đi ngược lại phương pháp biện chứng - phân tích cụ thể của mỗi sự vật cụ thể. Sách lược của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng vì nó tranh thủ được mọi tầng lớp xã hội có thể tranh thủ được, đoàn kết được mọi lực lượng yêu nước, dân chủ có thể đoàn kết được, không bỏ sót một phần tử nào, nhằm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn tay sai của chúng. Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh chủ trương phải liên kết với các dân tộc bị áp bức và quần chúng lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân lao động Pháp. Người luôn xem cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, những biến đổi trên thế giới sẽ có tác động trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Người luôn xem việc kết hợp giữa lợi ích của cách mạng Việt Nam với lợi ích của cách mạng thế giới là một nguyên tắc không thay đổi. Chính trên ý nghiac đó, Hồ Chí minh luôn chủ trương tranh thủ mọi lực lượng, dù lớn nhỏ, lâu dài hay tạm thời để triệt để cô lập chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn tay sai, tập chung mũi nhọn đánh bại chúng. Người tận dụng mọi khả năng dù nhỏ nhất, để đảm bảo cách mạng nước ta có được đồng minh đông đảo nhất, luôn tăng thế mạnh cho cách mạng. Toàn bộ văn kiện của Hội nghị hợp nhất đầu tháng 2-1930, do Hồ Chí Minh khởi thảo, tuy vắn tắt nhưng các quan điểm, tư tưởng lại hết sức súc tích và vô cùng sâu sắc, đã nêu lên được nhiều vấn đề cơ bản về đường lối, chiến lược và sách lược cách mạng Việt Nam, có nội dung phong phú, khoa học và sáng tạo. Ở một tầm trí tuệ cao, hợp với lòng dân và thuận với trào lưu cách mạng của thời đại. Văn kiện đã thể hiện sự kết hợp một cách uyển chuyển yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan