Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thá...

Tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thá

.DOC
190
119
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MỸ HẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI HÀ NỘI - 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MỸ HẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Mã số: 62.22.54.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC MÃO 2. TS. NGUYỄN XUÂN MINH HÀ NỘI - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành năm 2013, chưa được công bố dưới hình thức nào. Những số liệu được đưa ra để chứng minh và đánh giá trong Luận án là trung thực, có cơ sở. Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Mỹ Hạnh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm Luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Mão, TS Nguyễn Xuân Minh đã tận tình chi bảo, định hướng, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy Viện trưởng và các thầy, cô giáo Viện sử học đã giúp đỡ tôi trong suốt qua trình làm Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch Sử, Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo cho tôi một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin cảm ơn Khoa Giáo dục THCS và Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, là đơn vị công tác đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan ban ngành chức năng của tinh Thái Nguyên như: Ủy ban nhân dân tinh Thái Nguyên, Sở Công thương tinh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tinh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tinh Thái Nguyên, Sở Lao động và Thương binh Xã hội tinh Thái Nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tinh Thái Nguyên, Sở Nội vụ tinh Thái Nguyên, Cục Thống kê tinh Thái Nguyên,… là những đơn vị đã hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát điền dã. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và những người bạn…đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm, sự động viên tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................................................................i MỤC LỤC...................................................................................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ.......................................................................................................................ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................................................x MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................................3 2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................................................4 4. Nguồn tài liệu...................................................................................................................................................................................4 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................5 6. Những đóng góp mới của Luận án...........................................................................................................................5 7. Kết cấu Luận án...........................................................................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................................................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lí luận, thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới.............................................................................................................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên........7 1.1.3. Các nghiên cứu và trang mục diễn đàn liên quan trực tiếp đến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên..................................................................................................................................................................................7 1.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu.......................................................................................................................7 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010...........................................................................................................................................................7 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trước năm 1997 ................................................................................................................................................................................................................................ 7 2.1.1. Khái quát về tinh Thái Nguyên...................................................................................................................7 2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên trước năm 1997.........................................7 iv 2.2. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................................................................7 2.2.1. Bối cảnh lịch sử..........................................................................................................................................................7 2.2.2. Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên..............................................................................................................................................................................................7 2.3. Quá trình chuyển biến kinh tế tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010..............7 2.3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế...........................................................................................................7 2.3.2. Chuyển biến cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.........................................................................................7 2.3.3. Chuyển biến cơ cấu theo thành phần kinh tế..................................................................................7 Tiểu kết chương 2.....................................................................................................................................................................................7 CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010...........................................................................................................................................................7 3.1. Cơ cấu dân cư.............................................................................................................................................................................7 3.2. Cơ cấu lao động, việc làm..............................................................................................................................................7 3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội.....................................................................................7 3.4. Vấn đề bình đẳng giới.......................................................................................................................................................7 3.5. Sự phát triển của ngành Giáo dục – Đào tạo...........................................................................................7 3.6. Vấn đề ứng dụng Khoa học và công nghệ...................................................................................................7 3.7. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường...............................................................................7 3.8. Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục - thể thao.............................................................................7 3.9. Vấn đề quốc phòng, an ninh.......................................................................................................................................7 3.10. Vấn đề cải cách hành chính.....................................................................................................................................7 Tiểu kết chương 3.....................................................................................................................................................................................7 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010........................................................................................................7 4.1. Đánh giá về những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của tỉnh Thái Nguyên.............7 4.2. Thành tựu đạt được.............................................................................................................................................................7 4.2.1. Về kinh tế.........................................................................................................................................................................7 4.2.2. Về xã hội...........................................................................................................................................................................7 4.2.3. Nguyên nhân đạt được những thành tựu............................................................................................7 4.3. Khó khăn, hạn chế................................................................................................................................................................7 4.3.1. Về kinh tế.........................................................................................................................................................................7 v 4.3.2. Về xã hội...........................................................................................................................................................................7 4.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế...................................................................................7 4.4. Một số kinh nghiệm chủ yếu.....................................................Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Về kinh tế........................................................................................Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Về xã hội...........................................................................................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 4.....................................................................................................................................................................................7 KẾT LUẬN...........................................................................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...............................7 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................................7 PHỤ LỤC......................................................................................................................................................................................................7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN.........................................................7 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. GDP và GDP/người của cả nước và theo các vùng giai đoạn 2000 - 2010.................7 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp tinh Thái Nguyên theo giá so sánh 1994 phân theo huyện/thành phố/thị xã........................................................................................................................7 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (giá so sánh 1994) của cả nước và một số tinh lân cận...............................................................................................................................................7 Bảng 2.4. Giá trị và cơ cấu giá trị ngành Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản tinh Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010................................................................................................................7 Bảng 2.5. Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 1997 - 2010..................7 Bảng 2.6. Năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 1997 - 2010........................................................................7 Bảng 2.7. Diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp.......................................................................7 Bảng 2.8. Diện tích và sản lượng các cây ăn quả.................................................................................................7 Bảng 2.9. Giá trị sản xuất nông nghiệp và số trang trại của tinh Thái Nguyên phân theo huyện.....7 Bảng 2.10. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tinh Thái Nguyên.............................................7 Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi................................................................................................................7 Bảng 2.12. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp năm 1997 - 2010..........................................................................7 Bảng 2.13. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động...............7 Bảng 2.14. Cơ cấu ngành thủy sản Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010.....................................7 Bảng 2.15. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tinh Thái Nguyên 1997 - 2010.......................................................................................................................................7 Bảng 2.16. Giá trị xuất khẩu tinh Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010.........................................7 Bảng 2.17. Giá trị nhập khẩu tinh Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010........................................7 Bảng 2.18. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành Dịch vụ Thái Nguyên.................................................7 Bảng 2.19. Kết quả hoạt động vận tải.............................................................................................................................7 Bảng 2.20. Đầu tư trực tiếp FDI của nước ngoài vào tinh Thái Nguyên từ 1993 - 2010...............7 Bảng 3.1. Thành phần dân tộc và ti lệ so với tổng dân số tinh Thái Nguyên............................7 Bảng 3.2. Ti lệ dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (%)......................7 Bảng 3.3. Dân số, lao động, việc làm tinh Thái Nguyên giai đoạn 1997 -2010.....................7 Bảng 3.4. Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2005-2010 theo chuẩn nghèo mới.................................7 Bảng 3.5. Lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế............................................................7 Bảng 3.6. Một số chi tiêu xã hội tinh Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010...............................7 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2010...........................................................xi Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tinh (GDP) theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế................................................................................................................................................................7 Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 và chi số phát triển công nghiệp tinh Thái Nguyên...............................................................................................................................................7 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế.......................................................7 Biểu đồ 2.4. Giá trị sản xuất và chi số phát triển Nông nghiệp tinh Thái Nguyên (Theo giá so sánh 1994)................................................................................................................................................7 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động................................................................................................................................................................................7 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu giá trị các thành phần kinh tế trong GDP của tinh Thái Nguyên........................7 Biểu đồ 3.1. Ti lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2010............................................................................................7 Biểu đồ 3.2. Số hộ nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2005-2010.............................................................7 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Chữ viết tắt BTB CCHC CCKT CDCCKT CNH, HĐH CNTT ĐBSCL ĐBSH ĐNB FDI GDP GDP/người HDI HTX KHCN NTB NXB ODA PGS.TS PTNT PT – TH TP TX UBND UNDP XHCN XK USD VNĐ Diễn giải Bắc Trung Bộ Cải cách hành chính Cải cách kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Công nghệ thông tin Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Đông Nam Bộ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng thu nhập quốc dân Thu nhập bình quân đầu người Chi số phát triển con người Hợp tác xã Khoa học công nghệ Nam Trung Bộ Nhà xuất bản Hỗ trợ phát triển chính thức Phó giáo sư. Tiến si Phát triển nông thôn Phát thanh – Truyền hình Thành phố Thị xã Ủy ban nhân dân Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc Xã hội chủ nghia Xuất khẩu Đô la Mi Việt Nam đồng BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2010 ix DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN (2010) Diện tích Dân số trung Đơn vị hành chính (Km2) bình (người) TP. Thái Nguyên 186,31 279.690 TX. Sông Công 82,76 49.840 H. Định Hóa 513,51 87.722 H. Võ Nhai 839,50 64.708 H. Phú Lương 368,95 105.998 H. Đồng Hỷ 455,24 109.340 H. Đại Từ 574,17 160.827 H. Phú Bình 251,71 134.336 H. Phổ Yên 258,87 138.817 Toàn tỉnh 3.531,02 1.131.278 Nguồn: NGTK Thái Nguyên, 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế, xã hội là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh hoạt, một môi trường xã hội lành mạnh, bền vững bảo đảm phát huy tối đa mọi lợi thế của một lãnh thổ được coi như một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra ngay từ Đại hội lần thứ V (năm 1982). Trên thực tế, quá trình chuyển biến kinh tế ở nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập với thế giới đã, đang diễn ra mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả. Nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế địa phương hợp thành cơ cấu thống nhất, hoàn chinh của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội là việc làm rất quan trọng, không chi có ý nghia trước mắt mà còn là chiến lược lâu dài để củng cố tiềm lực kinh tế địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Thái Nguyên là một tinh miền núi và trung du, thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam; phía bắc giáp tinh Bắc Kạn, phía nam giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp các tinh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tinh Tuyên Quang, Vinh Phúc. Thái Nguyên không chi là một trong những vùng chè nổi tiếng, nơi đây đã từng là căn cứ địa cách mạng kháng chiến, Thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc. Thái Nguyên được xem như là “chiếc nôi” của nền công nghiệp luyện kim Việt Nam, với Khu Công nghiệp Gang Thép được xây dựng từ những năm cuối thập ki 50 (thế ki XX). Sự ra đời của các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, cùng với nhiều khu mỏ, khai thác khoáng sản đã tạo cho Thái Nguyên một dáng hình đặc trưng là một trung tâm công nghiệp của miền Bắc Việt Nam. Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế, xã hội của cả nước, thực hiện sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với tiềm năng sẵn có của mình, tinh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu trong 13 năm từ khi tái lập tinh (1997 – 2010), Đảng bộ và nhân dân tinh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng trên các linh vực kinh tế, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên khá cao. Riêng trong năm 2010, chi số tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất. Đáng chú ý là 2 giá trị xuất khẩu của tinh Thái Nguyên liên tục tăng suốt trong 10 năm đầu thế ki XXI, trong đó, chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản và công nghiệp. So với các tinh lân cận như Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, giá trị xuất khẩu của tinh Thái Nguyên luôn đứng ở vị trí cao hơn. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, các vấn đề xã hội của tinh như cơ cấu lao động – việc làm, thu nhập – đời sống, bình đẳng giới, giáo dục, y tế và môi trường … ổn định, phát triển hơn trước rất nhiều. Bằng việc thúc đẩy kinh tế, mở mang ngành nghề, tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành và của nhân dân, vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của nhân dân trong tinh ngày một ổn định; sự nghiệp giáo dục được giữ vững và phát triển; vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ; tiềm năng văn hóa được phát huy; hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển nhanh chóng. Những thành tựu đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập cần phải khắc phục. Vậy, sự phát triển của tinh Thái Nguyên có đi đúng hướng với quá trình CNH, HĐH gắn với việc giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội và môi trường hiện nay hay không? Đâu là đặc điểm nổi trội của những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên? Nguyên nhân nào dẫn đến những thành tựu và hạn chế đó? Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc khai thác lợi thế của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, truyền thống văn hoá lịch sử, nguồn nhân lực... đối với phát triển từng vùng, từng linh vực, từng ngành; đến việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Đảng trong thời kì đổi mới... Nói một cách khác, để làm rõ vấn đề trên đây, chúng ta phải xem xét từ góc độ chuyển biến kinh tế, xã hội; nghia là phải nhìn nhận sự chuyển biến trong từng ngành kinh tế, vùng kinh tế, thành phần kinh tế, cơ cấu độ tuổi trong lao động, ti lệ giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề xã hội khác. Nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 không chi tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế, xã hội, mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong sự vận dụng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; góp phần vào việc hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới của đất nước nói chung và tinh Thái Nguyên nói riêng là việc làm cần thiết, có ý nghia cả về mặt 3 khoa học và thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có Khoa học Lịch sử. Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên còn góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương. Hơn nữa, bản thân tác giả là một giảng viên bộ môn Lịch sử, được sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên, tôi thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc tinh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế, xã hội. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng các tiêu chí để phân tích, đánh giá quá trình chuyển biến của nền kinh tế và đời sống xã hội tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. - Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án đề cập khái quát về tinh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên trước khi tái lập tinh (1997). - Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên. - Làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trong 13 năm xây dựng và phát triển (từ năm 1997 đến năm 2010), rút ra những bài học thành công và cả những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện đổi mới. - Đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trên con đường hội nhập và phát triển, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình chuyển biến của nền kinh tế và đời sống xã hội tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tinh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 3.531,02 km 2 và dân số 1.131.287 người [73.19]. Đơn vị hành chính của tinh gồm 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã Sông Công, 7 huyện: Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên. Khi nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên, đề tài có tính tới mối quan hệ với các tinh lân cận và toàn vùng Đông Bắc. - Về thời gian, đề tài nghiên cứu vấn đề kinh tế, xã hội trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 (Năm 1997: Năm tái lập tinh; Năm 2010: Mốc đánh dấu sau 25 năm tiến hành đổi mới đất nước). Tuy nhiên, để làm sáng tỏ quá trình biến đổi kinh tế, xã hội của tinh, Luận án còn đề cập khái quát tình hình kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trước ngày tái lập (1/1/1997). 4. Nguồn tài liệu Ngoài nguồn tài liệu tham khảo mang tính lí luận, đường lối chung, chúng tôi còn khai thác những tài liệu có liên quan trực tiếp đến tình hình kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên. Chúng tôi chia nguồn tài liệu đó thành các nhóm như sau: - Nhóm tài liệu thứ nhất đề cập đến lí luận, thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời kì đổi mới. Nhóm tài liệu này bao gồm những công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, chính trị học, các nhà sử học, được chúng tôi khai thác tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên, Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. - Nhóm tài liệu thứ hai đề cập đến đường lối và chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội, những kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới nói chung và Thái Nguyên nói riêng; về truyền thống lịch sử địa phương. Nhóm tài liệu này gồm các văn kiện của Trung ương Đảng; các bộ sách lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương; các văn kiện Đại hội, các chi thị, nghị quyết, báo cáo chính trị, tổng kết của Đảng bộ tinh Thái Nguyên, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các chuyên gia lí luận chính trị cao cấp, các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương. Nguồn tài liệu này được chúng tôi sưu tầm, khai thác tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội; Thư viện tinh Thái Nguyên, Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ và Trung tâm Lưu trữ của Tinh ủy Thái Nguyên... 5 - Nhóm tài liệu thứ ba, gồm những báo cáo tổng kết, kế hoạch, đề án, những số liệu về kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Nguồn tài liệu này phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, giúp chúng tôi có thể dựng lại một bức tranh lịch sử về những chuyển biến kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên trong phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi sưu tầm, khai thác khá triệt để những tài liệu này tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ, sở Nội vụ tinh, tại các phòng lưu trữ của các sở, ban ngành trong tinh; Thư viện tinh; Sở Văn hóa – Thông tin, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tinh ủy, Cục Thống kê tinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thương mại – Du lịch; Sở Giáo dục – Đào tạo, Cục Thống kê tinh Thái Nguyên... Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong nghiên cứu đề tài. Ở nhiều góc độ khác nhau, các nguồn tài liệu trên góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tinh Thái Nguyên nói riêng trong từng thời kì lịch sử nhất định, giúp chúng tôi tiếp cận và đi sâu nghiên cứu toàn diện hơn về phạm vi đề tài của Luận án. - Nguồn tài liệu khảo sát điền dã: Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để thẩm định và làm phong phú hơn nguồn tài liệu phục vụ cho nội dung đề tài nghiên cứu. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu - Về cơ sở lí luận, chúng tôi xuất phát từ quan điểm phát triển kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, thời kì hội nhập. - Về phương pháp nghiên cứu, Luận án chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và điền dã. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án tái hiện một cách hệ thống, chân thật quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. - Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đánh giá về lợi thế, tiềm năng nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên; Nêu bật đặc điểm, thành tựu, ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tinh; Làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thành tựu và hạn chế. Từ đó, Luận án đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập. 6 - Luận án sẽ là một chuyên đề phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng đường lối phát triển kinh tế của tinh; nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; tuyên truyền giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương; góp phần khẳng định vị thế mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu thành 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2: Quá trình chuyển biến kinh tế của tinhThái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. - Chương 3: Quá trình chuyển biến xã hội của tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. - Chương 4: Đánh giá quá trình chuyển biến, kinh tế xã hội của tinh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Vấn đề kinh tế, xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng là một nội dung được các nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo chủ trương của Đảng tại Đại hội VI (năm 1986), với cách tư duy mới, chúng ta đã thấy rõ hơn vai trò của kinh tế địa phương đối với sự phát triển nói chung của kinh tế cả nước. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lí luận, thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới Từ sau năm 1986, các chính trị gia và nhiều nhà khoa học đã cho công bố các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội trong thời kì đổi mới. Trường Chinh trong tác phẩm “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” (NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1987), đã phân tích chủ trương của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V; trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được; đồng thời chi ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó, tất yếu phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế. Lê Xuân Trinh (chủ biên) trong cuốn: “Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu” (Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Hà Nội, năm 1990), đề cập tương đối toàn diện về tình hình và những bài học thực tiễn; quan điểm, mục tiêu chiến lược, những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đến năm 2000. Nguyễn Văn Linh trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động” (NXB Sự thật, Hà Nội, năm 1987); Nguyễn Trí Dinh, trong sách “Lịch sử kinh tế quốc dân”, Tập II (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994), đề cập đến vấn đề kinh tế, chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Trần Bá Đệ trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay” (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 1996) và tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay – Những vấn đề lí luận và thực tiễn của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 1998), đề cập đến bối cảnh đất nước và chủ trương của Đảng về đổi mới kinh tế, chính trị, cơ cấu kinh tế, cải tạo chủ nghia xã hội và quản lí kinh tế. 8 Hữu Thọ trong tác phẩm “Đổi mới - một danh từ Việt Nam” (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, năm 1999), chi rõ những vấn đề cơ bản trong đổi mới như bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo chủ nghia xã hội và quản lí kinh tế. Nguyễn Trọng Phúc trong cuốn “Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000), tổng kết một số chủ trương đổi mới của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng ... Năm 2001, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản ki yếu Hội thảo Quốc tế “Việt Nam trong thế kỉ XX”. Bộ sách gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong thế ki XX; Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam và Việt Nam trong những năm đầu của thế ki XXI; Triển vọng và thách thức... Cuốn “Toàn cảnh kinh tế Việt Nam – Các ngành kinh tế Việt Nam” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006); Cuốn “Kinh tế - Xã hội Việt Nam, Các tỉnh – thành phố - quận – huyện” (NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2006); Cuốn “Kinh tế - Xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập” (NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2005) giới thiệu tổng quan những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), đặc biệt là thành tựu của 5 năm (2001 - 2005); phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của các địa phương trong cả nước từ 2006 đến 2010, trong đó có tinh Thái Nguyên. Năm 2008, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới” (chủ biên Ari Kokko). Nội dung của cuốn sách này là bàn luận về hoạt động của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển suốt 20 năm với những giải pháp để vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà Kinh tế học, Sử học, Chính trị học đề cập đến lí luận, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong số đó, đáng chú ý là: Vũ Đình Bách (2002), Kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo Dục, Hà Nội; Lê Văn Sang (1994) Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội... Với mục đích biên soạn làm tài liệu giảng dạy và học tập, các tác giả làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sự phát triển kinh tế, như tăng trưởng và phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các nguồn nhân lực với phát triển kinh tế; công bằng xã hội và nghèo đói trong quá trình phát triển kinh tế; nông nghiệp, công nghiêp, xây dựng cơ bản, dịch vụ với phát triển kinh tế. Đây là một trong những cơ sở giúp chúng tôi định hướng nghiên cứu để hoàn thành Luận án. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên Hòa chung với công cuộc đổi mới của cả nước, sự chuyển biến về kinh tế, xã hội tinh Thái Nguyên trong công cuộc đổi mới đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học trong và ngoài tinh. Đây là một trong những mảng đề tài đã được nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau và đã được công bố. Đề tài Luận án Tiến si: "Nghiên cứu hiện trạng và dự báo biến động môi trường tự nhiên do một số hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010 tỉnh Thái Nguyên" của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng (chuyên ngành Địa lí) bảo vệ năm 2001 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án gồm 164 trang thuyết minh, 11 trang phụ lục, 112 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, 55 biểu bảng, 32 hình vẽ, đồ thị. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được trình bày trong 4 chương. Luận án nghiên cứu tổng hợp những biến động môi trường, xác định những nhân tố cơ bản gây ô nhiễm môi trường tự nhiên tinh Thái Nguyên. Đồng thời, Luận án dự báo biến động môi trường tinh Thái Nguyên do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế tinh Thái Nguyên. Năm 2007, nghiên cứu sinh Dương Quỳnh Phương (chuyên ngành Địa Lí) bảo vệ thành công Luận án Tiến si tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài:“Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên”. Trên cơ sở trình bày những vấn đề lí luận, thực tiễn về cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên của tinh Thái Nguyên và phát triển bền vững, tác giả đã dành chương hai và chương ba phân tích nội dung cộng đồng các dân tộc và nguồn tài nguyên đất rừng cũng như việc sử dụng tài nguyên đất, rừng tinh Thái Nguyên. Chương cuối cùng, tác giả đề cập đến một số giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cộng đồng các dân tộc tinh Thái Nguyên. Ngoài các Luận án Tiến si kể trên, còn có nhiều Luận văn Thạc si chuyên ngành Lịch sử và Kinh tế đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên qua các thời kì lịch sử, nhất là thời kì từ sau đổi mới (năm 1986) đến nay. Nguyễn Thanh Sơn (chuyên ngành Kinh tế) với Luận văn Thạc si: “Thực trạng và một số giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” bảo vệ năm 2007 tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đề tài đã nêu ra tính cấp thiết: Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có một đường lối chiến lược phát triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan