Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ql10...

Tài liệu Ql10

.DOCX
21
303
78

Mô tả:

Phân tích là làm rõ thuật ngữ " Quỹ nhàn rỗi", liên hệ cụ thể ở Việt Nam.
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO DỘNG - XÃ HỘI ------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HÔI ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ THUẬT NGỮ "QUỸ NHÀN RỖI",LIÊN HỆ CỤ THỂ QUỸ NHÀN RỖI Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Trịnh Khánh Chi Sinh viên : TRẦN QUANG LINH Lớp biên chế : D10.BH05 Lớp tín chỉ: D10.BH06 Chuyên ngành: Bảo Hiểm Mã sinh viên : 1110032374 SBD: 166 HÀ NỘI, ngày 16 tháng 5 năm 2016 MỤC LỤC Trang A. Lời mở đầu...............................................................................................01 B. Nội dung....................................................................................................03 1.Phân tích, làm sáng tỏ thuật ngữ "Quỹ nhàn rỗi"................................03 1.1/ Khái quát chung về bảo hiểm xã hội....................................................03 1.2/ Quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội.....................................................05 2.Nội dung quỹ nhàn rỗi, liên hệ cụ thể quỹ nhàn rỗi vào tình hình thực tế xã hội ở Việt Nam .........................................................................................07 2.1/ Nội dung quỹ nhàn rỗi...........................................................................07 2.2/ Liên hệ cụ thể quỹ nhàn rỗi ở Việt Nam...............................................10 C. Kết luận.....................................................................................................17 1. Ý kiến của bản thân....................................................................................17 2. Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................18 * Các từ ngữ được viết tắt trong bài tiểu luận Từ viết tắt BHXH BHYT BHTN ASXH NLĐ NSDLĐ NSNN NHTM NHPTVN Nghĩa Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp An sinh xã hội Người lao động Người sử dụng lao động Ngân sách nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng phát triển Việt Nam * Danh mục bảng biểu : Tên bảng Bảng 1 : Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm Bảng 2: Danh mục đầu tư quỹ BHXH(tính đến hết ngày 31/12/2006) Bảng 3: Danh mục đầu tư quỹ BHXH trong giai đoạn 2007 - 2013 Bảng 4: Hoạt động đầu tư của quỹ BHXH trong giai đoạn 2007 - 2013 Trang 06 11 12 13 A. LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế như hiện nay. Việt Nam đang ngày càng tiến bước vươn xa ra ngoài thế giới, tham gia nhiều vào các tổ chức lớn trong khu vực và trên cả thế giới như : ASEAN(1995), WTO (2007),... và gần đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) được ký kết vào ngày 04 tháng 02 năm 2016. Chính những điều này đã và đang mang lại nhiều cơ hội cho đất nước ta tiến lên phát triển. Cơ hội nhiều nhưng thách thức mà nó đem lại cũng vô cùng lớn. Một trong những thách thức được đặt lên trên hàng đầu, cần phải giải quyết cấp bách ngay trong lúc này là các vấn đề về xã hội. Trong đó không thể không kể đến BHXH, đó là trụ cột đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ASXH của đất nước. Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm được hình thành có vai trò cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác đó là góp phần bảo đảm ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình khi họ gặp phải những biến cố nhất định. Tuy nhiên BHXH ra đời không vì mục đích lợi nhuận. Thực chất nó là một công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, giữa NLĐ với xã hội. Nó là công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách của mình đối với NLĐ và NSDLĐ, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ. Ở Việt Nam sau nhiều năm cải cách và đổi mới chính sách BHXH cũng đã bộc lộ ra nhiều điểm bất cập cần phải xem xét, cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển đất nước, nhất là việc khắc phục tình trạng mất cân đối thu chi trong quỹ BHXH. Theo các chuyên gia đánh giá: với tình hình như hiện nay thì sau 5 năm nữa quỹ BHXH sẽ bắt đầu bị thâm hụt , sau 20 năm nữa quỹ này sẽ bị cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều cộng thêm tình trạng trốn đóng, số nợ đọng lại ngày một tăng lên khiến cho quỹ có nguy cơ khủng hoảng trầm trọng. Trước những vấn đề như vậy nhà nước cần phải kịp thời can thiệp bằng cách ban hành một hệ thống giải pháp đồng bộ để khắc phục điều này. Và một trong những giải pháp đó là phải thực hiện tốt công tác sử dụng quỹ nhàn rỗi trong BHXH. Vậy thuật ngữ "quỹ nhàn rỗi" là gì? Quỹ này dùng để làm gì? Và liên hệ cụ thể quỹ này ở Việt Nam ra sao? Trong bài tiểu luận này tôi sẽ đi làm rõ những điều đó. Kết cấu của bài tiểu luận ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm: 1 1. Phân tích , làm sáng tỏ thuật ngữ "Quỹ nhàn rỗi". 2. Nội dung quỹ nhàn rỗi, liên hệ cụ thể quỹ nhàn rỗi vào tình hình thực tế xã hội ở Việt Nam. 2 B. NỘI DUNG 1/ Phân tích, làm sáng tỏ thuật ngữ "Quỹ nhàn rỗi" 1.1/ Khái quát chung về BHXH Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã xác định “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết ” Bản chất chính của BHXH là : + BHXH mang tính xã hội, nhằm giải quyết các nhu cầu xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh. + BHXH luôn luôn nhằm vào đối tượng quan trọng nhất của xã hội là lực lượng lao động + BHXH là bảo hiểm thu nhập của người lao động, cho các trường hợp mất hoặc giảm thu nhập khi những rủi ro xảy ra đối với thu nhập của người lao động trong lao động như : ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, tuổi già... + BHXH mang bản chất xã hội, nhưng cũng có tính kinh tế thể hiện ở chỗ nó mang lại lợi ích cho người lao động, người sử dụng lao động và toàn bộ nền kinh tế. + BHXH còn mang tính pháp lý vì Nhà nước xây dựng, ban hành áp dụng và kiểm tra, giám sát các hoạt động BHXH. Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới. Trong thế giới hiện đại, chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống chính sách an sinh xã hội. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư. Đồng thời, bảo hiểm xã hội là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong nền kinh tế thị trường. 3 Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò rất lớn đối với người lao động, đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản... Đồng thời BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của những thành viên khác. Từ đó, các rủi ro trong lao động sản xuất (tai nạn, thất nghiệp...) và trong đời sống người lao động (ốm đau, tuổi già...) được khống chế , khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết.Ngoài ra BHXH còn có mục đích khác như: chăm sóc sức khỏe, chống lại các rủi ro về bệnh tật; xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Trong đời sống kinh tế - xã hội ta có thể thấy BHXH có chức năng như sau: + BHXH bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động + BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH + BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội + BHXH thúc đẩy gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Đối tượng tham gia BHXH là NLĐ và NSDLĐ, đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà đối tượng tham gia và đối tượng của BHXH là khác nhau.Về nguyên tắc tất cả mọi NLĐ đều có quyền tham gia BHXH, tuy nhiên do đặc điểm kinh tế xã hội cũng như khả năng quản lý ở mỗi nước là khác nhau nên đối tượng tham gia BHXH có phần còn hạn hẹp. Còn về đối tượng BHXH, nó cũng được quy định khác nhau ở từng quốc gia tùy theo mức đóng và sự hỗ trợ của NSNN. Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, bảo hiểm xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành thành Luật Bảo hiểm xã hội. Trong tiến trình 4 phát triển đất nước, pháp luật bảo hiểm xã hội của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với sự vận hành nền kinh tế thị trường và bắt kịp xu thế bảo hiểm xã hội trên thế giới. Bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ có tính khoa học và thực tiễn phong phú. Theo thời gian, bao hiểm xã hội ngày càng phát triển, đem lại lợi ích cho mỗi con người trong xã hội. 1.2/ Quỹ nhàn rỗi trong BHXH 1.2.1/ Quỹ BHXH Quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách Nhà nước, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH (có thể bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp) và các nguồn thu hợp pháp khác.Quỹ BHXH là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau đây: + Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH + Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH + Chi phí cho hoạt động đầu tư Trong 3 nội dung nêu trên thì chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc thu chi là: thu trước chi sau. Như vậy, Quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Ở Việt Nam quỹ BHXH được thành lập theo nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 và được quản lý tập trung từ Trung ương đến địa phương. Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2002 và quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ để hợp nhất quỹ BHYT và quỹ BHXH, kéo theo một số thay đổi về cơ chế hoạt động tài chính của quỹ BHXH. 5 1.2.2/ Quỹ nhàn rỗi trong BHXH. Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Là một dịch vụ tài chính, bảo hiểm được hình thành với mục đích bù đắp những tổn thất.BHXH hoạt động không vì kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà phục vụ cho lợi ích xã hội, vì quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. Quỹ BHXH là quỹ độc lập với ngân sách Nhà nước, quỹ hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính do Chính phủ ban hành và được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam , được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần. Ta có tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau : Bảng 1 : Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm Các khoản trích theo lương Đối với doanh nghiệp( tính vào chi phí) (%) BHXH BHYT BHTN Kinh phí công đoàn(KPCĐ) Tổng cộng 18 3 1 2 24% Đối với người lao động( tính vào lương ) (%) 8 1.5 1 Tổng cộng 10.5% 34.5% 26% 4.5% 2% 2% (Theo điều 5, điều 14, điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2015) Do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian dài và thường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí, tử tuất, thai sản,...), đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường có chênh lệch dương (đôi khi khá lớn) , do tính chất của các rủi ro xã hội và các sự kiện xã hội phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian, nên trong quá trình hoạt động, có một bộ phận của quỹ chưa sử dụng đến.Và thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi” cũng bắt nguồn từ đó. 6 Ta biết rằng nguồn hình thành quỹ BHXH chủ yếu là do : NSDLĐ, NLĐ đóng góp; Nhà nước đóng, hỗ trợ thêm và từ các nguồn khác ( như cá nhân và tổ chức từ thiện ủng hộ, tiền nộp phạt do vi phạm về BHXH, lãi do đầu tư quỹ nhàn rỗi, …). Quỹ này sẽ được dùng vào nhiều mục đích khác nhau do nhà nước chỉ định. Để cho quỹ này được ổn định thì phần thu phải lớn hơn phần chi. Số tiền còn dư thừa trong quỹ sau thi được sử dụng vào các hoạt động đầu tư, cho NSNN vay, mua trái phiếu,… được gọi là “Quỹ nhàn rỗi”. 2. Nội dung quỹ nhàn rỗi, liên hệ cụ thể quỹ nhàn rỗi vào tình hình xã hội thực tế ở Việt Nam 2.1/ Nội dung quỹ nhàn rỗi 2.1.1/ Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH là quá trình sử dụng một phần tiền tạm thời nhàn rỗi từ quỹ BHXH để đầu tư, nhằm tăng thêm tiềm lực về tài chính cho quỹ BHXH, đáp ứng đầy đủ hơn cho các nhu cầu về chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho các hoạt động thường xuyên của hệ thống BHXH. Do quỹ BHXH có những đặc trưng , khác hẳn với những tổ chức tài chính khác. Nên hoạt động đầu tư của quỹ có những đặc trưng khác với hoạt động đầu tư nói chung, cụ thể : + Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sử dụng quỹ, quyền sở hữu quỹ BHXH là của mọi NLĐ tham gia BHXH do đó hoạt động đầu tư chịu sự tác động của Nhà nước + Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ công; có phạm vi hoạt động rộng, đối tượng phục vụ lớn do đó đã tạo nên quy mô vốn cho hoạt động đầu tư là lớn và ổn định. 2.1.2/ Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Như chúng ta đã biết , quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn thu: do NLĐ, NSDLĐ đóng góp; do Nhà nước trợ cấp hoặc đóng góp khi cần và các nguồn thu hợp pháp khác. Trong quá trình hoạt động, các nguồn thu này khi đưa vào quỹ, có một phần được sử dụng ngay (như là để chi trả cho các trợ cấp BHXH ngắn hạn); nhưng phần lớn còn lại trong quỹ là để chi trả cho các trợ cấp BHXH dài hạn mà tính từ khi đóng có thể phải mất đến hàng chục năm sau mới phải bỏ ra để chi trả nếu là tính riêng cho một người(như là chi trả cho chế độ 7 hưu trí,…). Quay trở lại vài năm trước đây, khi mà số người đóng góp cho quỹ BHXH lớn hơn nhiều so với số người được hưởng để thấy được rõ số tiền trong quỹ chưa được sử dụng là lớn đến thế nào. Đây được gọi là phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH. Theo quy luật tất yếu của tiền tệ, phần tiền nhàn rỗi trong quỹ không thể để đóng băng như vậy được mà phải được đưa vào lưu thông, phải được đầu tư để tránh những rủi ro như: lạm phát, sự trượt giá của đồng tiền hay các rủi ro khác.Do đó, đầu tư trước hết là để bảo toàn giá trị cho phần tiền trong quỹ. Sau đó, phần sinh lời thực tế sẽ làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện cho việc chi trả các trợ cấp xã hội, giảm chi tiêu từ NSNN, động thời đảm bảo cho hoạt động của BHXH được tốt hơn ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. 2.1.3/ Các nguyên tắc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Do quỹ BHXH có những đặc trưng, khác hẳn với những tổ chức tài chính khác, nên việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra một số nguyên tắc khi đầu tư quỹ BHXH, nhưng có 4 nguyên tắc cơ bản là : + Nguyên tắc thứ nhất: Phải đảm bảo an toàn khi đầu tư Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi sử dụng quỹ BHXH để đầu tư. Vì quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của hàng triệu người tham gia BHXH và của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy quỹ BHXH luôn luôn gắn liền và đảm bảo quyền lợi cho những người trực tiếp tham gia BHXH và cho cả cộng đồng xã hội. Do đó, nếu để xảy ra tình trạng rủi ro, thất thoát hoặc thua lỗ trong đầu tư quỹ, làm cho quỹ mất khả năng thanh toán sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến mất ổn định xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, dẫn đến mất ổn định về chính trị. Để tránh những rủi ro khi đầu tư, quỹ BHXH phải được đầu tư vào những khu vực, những lĩnh vực ít rủi ro nhất. Bên cạnh đó Nhà nước cũng phải có những chính sách đầu tư và cơ chế giám sát đầu tư chặt chẽ( như quy định tỷ lệ được đầu tư, chỉ định lĩnh vực đầu tư, bảo hộ quá trình đầu tư,…) + Nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo hiệu quả đầu tư quỹ BHXH( tính sinh lời) Dưới góc độ kinh tế, bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải có lãi, tức là phải thu được lợi nhuận, sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư. Mặc dù mục tiêu hoạt động 8 của quỹ BHXH là phi lợi nhuận, nhưng để đảm bảo cho quỹ BHXH có độ an toàn cao, có thể chi trả cho người thụ hưởng không chỉ hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Quỹ không những phải bảo toàn được giá trị mà còn phải tăng trưởng mới đáp ứng được yêu cầu này.Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư quỹ BHXH phải được tiếp tục tái đầu tư và một phần để bù đắp những khoản tăng lên của các chi phí BHXH. Để hoạt động đầu tư có được lợi nhuận , các nhà đầu tư BHXH phải cân nhắc, đánh giá cẩn thận các dự án định đầu tư, đánh giá những rủi ro có thể gặp phải để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, hoặc quyết định có tiếp tục đầu tư nữa hay không.Đối với hoạt động đầu tư của quỹ BHXH phải được xem xét đánh giá trên hai phương diện đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội. Có thể có những giai đoạn, có những dự án dù hiệu quả tài chính nhưng chưa phải là tối ưu, nhưng lại đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội tốt hơn thì vẫn được xem xét để đầu tư. Đây là sự khác biệt giữa đầu tư thông thường và đầu tư của quỹ BHXH. + Nguyên tắc thứ 3 : Nguyên tắc thuận tiện khi thu hồi vốn( tính thanh khoản) Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ được diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô lớn. Quỹ BHXH chịu tác động của rất nhiều nhân tố của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là các nhân tố có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế và xã hội của con người. Một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của quỹ BHXH là trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải luôn luôn đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp thời, đầy đủ cho người được hưởng các chế độ BHXH. Do đó, hoạt động đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo được nguyên tắc dù đầu tư vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào thì cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi nhanh các tài sản đầu tư sang tài sản thanh toán nhanh để đảm bảo kịp thời nhu cầu chi tiêu của quỹ và không phải chịu những phí tổn lớn. + Nguyên tắc thứ 4: Nguyên tắc phục vụ cho những lợi ích công cộng( lợi ích xã hội ) Hoạt động BHXH nói chung và hoạt động của quỹ BHXH nói riêng là góp phần thực hiện các chính sách xã hội lớn của quốc gia, nhằm mục tiêu ASXH , góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Do vậy, việc đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ BHXH không chỉ thuần túy là lợi ích kinh tế mà còn có tính xã hội cao. Các dự án đầu tư phải phục vụ trước hết là lợi ích trực tiếp của đông đảo những người tham gia BHXH và những lợi ích công cộng khác, phục 9 vụ gián tiếp cho NLĐ, như tạo việc làm, cải thiện nhà ở, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe dân cư, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội,…Chính vì vậy, khi lập các dự án đầu tư, các nhà đầu tư BHXH phải tuân thủ hài hòa hai mục tiêu là lợi nhuận và lợi ích xã hội. Như các tổ chức tài chính khác, trước khi đầu tư, nhà đầu tư BHXH phải xem xét các danh mục được phép đầu tư ( theo quy định của pháp luật), lựa chọn trong các danh mục đó, danh mục nào có thể đầu tư tốt nhất.Để hạn chế rủi ro tài chính, cơ quan BHXH thường đầu tư vào các loại tài sản khác nhau theo quy định của pháp luật của mỗi nước trên cơ cơ các nguyên tắc khi đầu tư là an toàn, sinh lợi, có tính thanh khoản và đạt lợi ích kinh tế xã hội. Để xác định được danh mục đầu tư, cơ quan BHXH phải tính toán , lựa chọn kỹ lưỡng về mục tiêu, về thời hạn đầu tư, về nhu cầu thanh toán các hoạt động chi trả của BHXH,…Đặc biệt phải xác định được các mặt mạnh, mặt yếu của các loại đầu tư, những rủi ro có thể gặp phải. Đối với quỹ BHXH rủi ro đầu tư không chỉ ảnh hưởng về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của NLĐ khi tham gia BHXH. Do vậy, cần phải đánh giá, phải lường hết được những rủi ro để có các biện pháp hạn chế rủi ro hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra. 2.2/ Liên hệ cụ thể quỹ nhàn rỗi vào tình hình xã hội thực tế ở Việt Nam 2.2.1/ Thực trạng đầu tư quỹ nhàn rỗi ở Việt Nam Theo luật BHXH sửa đổ,bổ sung năm 2016 và Nghị định số: 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì quỹ BHXH được sử dụng đầu tư vào các lĩnh vực sau: + Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của NHTM của Nhà nước; + Cho NHTM của Nhà nước vay; + Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; + Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hiện nay, BHXH Việt Nam mới chỉ thực hiện các biện pháp đầu tư như: mua trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các NHTM của nhà nước; cho NSNN vay; số dư của quỹ BHXH Việt Nam gửi tại hai tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp; chưa thực hiện đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Chính phủ quyết định. 10 Về lãi suất đầu tư, lãi suất của các khoản cho hệ thống NHTM Nhà nước , quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng chính sách theo lãi suất thị trường được ngân hàng Nhà nước công bố, lãi suất cho NSNN vay, mua công trái, trái phiếu do Chính phủ quyết định. Tính đến hết ngày 31/12/2006, quỹ BHXH đầu tư hơn 50 nghìn tỉ đồng với tỷ lệ phân bổ tài sản như sau: Bảng 2: Danh mục đầu tư quỹ BHXH(tính đến hết ngày 31/12/2006) STT Danh mục đầu tư 1 Cho vay đối với hệ thống các NHTM Nhà nước Cho vay đối với hệ thống Ngân hàng chính sách Cho vay đối với hệ thống quỹ đầu tư phát triển Cho vay đối với hệ thống NSNN Mua trái phiếu chính phủ Mua công trái Tổng 2 3 4 5 6 Số tiền đầu tư(tỉ đồng) 21.059 Cơ cấu(%) 442 0,82 9.115 16,93 39,11 12.828 23,83 9.812 18,23 583 1,08 53.839 100 (Nguồn : Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ) Qua bảng số liệu ta thấy: trong danh mục đầu tư không có loại hình đầu tư BHXH được đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do thủ tướng Chính phủ quyết định, như vậy BHXH Việt Nam cần nghiên cứu và đồng thời cần phải mở rộng các hình thức đầu tư. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng còn tiềm tàng của quỹ nhàn rỗi với số dư ngày càng lớn. Qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng cho vay trong danh mục đầu tư có sự khác biệt. Quỹ BHXH cho vay nhiều nhất là hệ thống các NHTM Nhà nước ( chiếm 39,11% tổng số vốn đầu tư) và thấp nhất là hệ thống các Ngân hàng chính sách (0,82%). Như vậy có thể nói quỹ BHXH chủ yếu là để cho vay và nhìn chung là với lãi suất thấp. Điều này xảy ra là do việc quy định của chính phủ, nhằm hỗ trợ các Ngân hàng Nhà nước và phục vụ nhiệm vụ kinh tế đối với đất nước. Trong đó, cho vay đối với quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam là cho vay theo chỉ định của 11 Chính phủ, nằm trong kế hoạch tín dụng hàng năm mà Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam. Kể từ ngày 01/01/2007 khi mà bộ luật BHXH do Quốc Hội ban hành chính thức đi vào hoạt động trong đời sống của nhân dân thì hoạt động đầu tư của quỹ đã thu được những sự thay đổi và kết quả mà nó mang lại như sau : Bảng 3: Danh mục đầu tư quỹ BHXH trong giai đoạn 2007 - 2013 ( Đơn vị: Tỉ đồng) S T T 1 2 3 4 Hình thức đầu tư Cho vay đối với NSNN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12.000 (chiếm 17,19% trong cơ cấu đầu tư) 7.870 8.500 (10,12 %) 20.000 50.000 69.000 129.00 0 181.00 0 (21,02 %) (41,99 %) (49,52 %) (55,23 %) (63,16 %) 700 0 0 (0,5%) (0%) (0%) 27.628 58.000 56.000 (19,83 %) (24,83 %) (19,54 %) 1.500 3.748 6000 (1,08% ) (0,16% ) (2,10% ) Đầu tư 7.925 6.525 3.925 vào ngân (11,27 (9,44%) (6,86%) (3,30% hàng %) ) PTVN Cho 34.038 44.848 39.938 30.663 vay đối với hệ (48,76 (53,41 (41,97 (25,75 thống %) %) %) %) NHTM Nhà nước Mua 900 200 200 0 công trái và (1,29%) (0,24 (0,21%) (0%) đầu tư %) 12 5 vào các dự án trọng điểm Mua trái phiếu, tín phiếu Tổng 15.000 22.500 28.500 34.500 40.500 42.500 43.000 (21,49 %) (26,79 %) (29,95 %) (28,97 %) (29,07 %) (19,78 %) (14,76 %) 69.808 83.973 95.163 119.088 (100%) (100%) (100%) (100%) 139.32 233.60 286.56 8 3 5 (100%) (100%) (100%) (Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) Với bảng số liệu trên ta thấy đã có sự thay đổi nhất định trong hoạt động đầu tư của quỹ BHXH kể từ khi luật BHXH chính thức đi vào hoạt động. Biểu hiện là: quy mô đầu tư ngày càng được mở rộng, lợi nhuận do đầu tư mang lại ngày một tăng,... Nhưng nhìn chung hoạt động đầu tư chủ yếu của quỹ vẫn là cho NSNN vay (năm 2013 cho vay 181.000 tỉ dồng chiếm 63,16% trong cơ cấu đầu tư của năm đó). Ta có bảng số liệu về hoạt động đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2013 như sau: Bảng 4: Hoạt động đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2013 (Đơn vị: tỉ đồng) STT Năm Số dư đầu tư đầu năm Số đầu tư đầu năm 1 2 3 2007 2008 2009 60.738,6 69.808 83.973 17.488 18.620 53.780 Số vốn thu hồi trong năm 9.418,6 4.455 42.590 Số dư đầu tư cuối năm Lãi thu được 69.808 83.973 95.163 4.794 8.897 8.203 13 4 5 6 7 2010 2011 2012 2013 95.163 119.088 139.328 233.603 75.025 51.100 119.088 8.998 80.000 59.760 139.328 14.427 202.098 149.456 233.603 18.872 155.072 102.110 286.565 21.900 (Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) Từ bảng số liệu trên ta thấy được rằng quy mô đầu tư của quỹ tăng lên qua từng thời kỳ đặc biệt là trong giai đoạn 2011- 2013(số dư đầu tư đầu năm của 2011 là 80.000 tỉ đồng đã được năng lên thành 202.098 tỉ đồng năm 2012, tăng gấp hơn 2 lần). Số dư đầu tư cuối năm đã được quỹ BHXH tái đầu tư hoàn toàn sang năm sau đó.Lãi thu được cũng ngày tăng lên ( năm 2007 lãi thu được là 4.794 tỉ đồng đến năm 2013 đã là 21.900 tỉ đồng, tăng gấp 5 lần). Theo báo cáo mới đây, năm 2015, hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, chỉ đạo của Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam. Số dư đầu tư quỹ hằng năm đều tăng về số tuyệt đối. Kết thúc năm 2015, số dư đầu tư quỹ đã đạt hơn 435.129 tỷ đồng, tăng 65.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, hết năm 2015, số lãi thu được ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 127,6% so với năm 2014 và đạt 106,7% so với kế hoạch Chính phủ giao. Dự kiến năm 2016 số dư đầu tư quỹ sẽ đạt 475.176 tỷ đồng với số lãi thu từ các hoạt động đầu tư quỹ đạt khoảng 34.200 tỷ đồng. * Qua nhiều năm đi vào hoạt động thì hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam cũng đã thu được những thành tựu nhất định : + Đầu tư theo đúng danh mục, lĩnh vực quy định. + Hoạt động đầu tư luôn đảm bảo an toàn, không để xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư. + Phần lớn số dư quỹ bảo hiểm xã hội để tham gia đầu tư, góp phần cung cấp vốn cho thị trường tài chính của đất nước; có thể khẳng định quỹ BHXH trở thành một nguồn vốn trong nước quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. + Hoạt động đầu tư quỹ đã góp phần tạo ra ổn định cân đối và phát triển cho quỹ bảo hiểm xã hội. 14 + Chi phí hoạt động của bộ máy được chi trả thông qua tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư. * Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: + Danh mục đầu tư chưa thể hiện được sự đa dạng hoá. Phần lớn vốn nhàn rỗi của quỹ đầu tư vào các lĩnh vực chưa mang lại lợi nhuận cao. Chưa tìm được đối tác để đầu tư vào dự án có nhu cầu về vốn. + Lãi suất đầu tư của toàn bộ danh mục đầu tư thấp so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. + Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động đầu tư chưa chuyên nghiệp. 2.2.2/ Một số giải pháp tăng hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi tại Việt Nam - Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý, đầu tư Quỹ theo quy định của pháp luật. Trước mắt cần cơ cấu lại tổ chức bộ máy của bộ phận đầu tư Quỹ. - Thực hiện đúng tính chất khoản chi đặc thù ngành về hỗ trợ công tác thu, chi BHXH, không dùng khoản chi này để tăng thu nhập thường xuyên cho cán bộ viên chức, trong khi chưa chọn lọc, phân loại nhằm khuyến khích, động viên công tác thu, chi BHXH. - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, rà soát các sai sót trong việc cấp thẻ BHYT để xử lý theo quy định. - Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. - Phối hợp với các cơ quan địa phương , kiểm tra , rà soát, chi trả trợ cấp kịp thời đối với những đối tượng nằm trong diện ưu tiên của Nhà nước, các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật. - Đẩy nhanh việc hoàn thiện Dự thảo Chế độ kế toán BHXH mới phù hợp với chế độ tài chính đặc thù của BHXH . - Đảm bảo nguyên tắc hạch toán độc lập với NSNN, tự cân đối thu chi trong hoạt động của quỹ BHXH. 15 - Xây dựng cơ chế sử dụng quỹ BHXH hợp lý, bảo đảm mức chi trả phù hợp với khả năng cân đối của quỹ BHXH. - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính đối với quỹ BHXH. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. - Đa dạng hoá và cơ cấu lại danh mục đầu tư. - Nghiên cứu áp dụng loại hình đầu tư các quỹ bảo hiểm nhàn rỗi cho phù hợp các quy định của pháp luật. C. KẾT LUẬN 16 Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội rộng lớn ở nước ta được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Luật BHXH; Luật BHYT ra đời và có hiệu lực và được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống đã và sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất để khuyến khích và tạo điều kiện phát triển bảo hiểm xã hội, ưu tiên đầu tư quỹ BHXH Quỹ BHXH là một quỹ tài chính lớn, tập trung, độc lập, nằm ngoài ngân sách Nhà nước, được hình thành từ sự đóng góp các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác. Số tiền đọng lại trong quỹ là rất lớn và nguồn tài chính này tương đối nhàn rỗi. Để bảo toàn và phát triển quỹ nhàn rỗi, BHXH đem đầu tư vào các dự án kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ nhằm phát huy tác dụng to lớn và mang lại hiệu quả,đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong điều kiện như hiện nay. Trong những năm gần đây, quỹ BHXH có số dư ngày càng tăng. Như vậy, việc phát triển BHXH và đầu tư để tăng trưởng quỹ BHXH ở nước ta đã và đang trở nên hết sức cấp bách. Đây cũng là vấn đề nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tóm lại, đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH có vai trò quan trọng và góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội. Song với sự vận động không ngừng của thực tiễn kinh tế, nội dung và hình thức đầu tư cần được tiếp tục nghiên cứu để hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do bị hạn chế về mặt thời gian và nhận thức nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan