Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới việt nam 1932-1945...

Tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới việt nam 1932-1945

.PDF
118
193
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ TRANG NGUYÊN PHƢƠNG THỨC VƢỢT THOÁT THỰC TẠI TRONG THƠ MỚI VIỆT NAM 1932 - 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận Văn học Mã số: 60 22 32 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam Hà Nội - 2014 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 Lêi C¶m ¬n Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo của khoa Văn học Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong tổ bộ môn Lí luận Văn học, khoa Văn học, phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân yêu đã luôn động viên và dành cho em sự giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Với trình độ còn hạn chế của người viết, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè về những vấn đề được triển khai trong Luận văn được hoàn thiện và trọn vẹn hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Thị Trang Nguyên Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 Lời cam đoan Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành xong Luận văn Thạc sĩ của mình với đề tài Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945. Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Văn Nam. Kết quả này chưa hề được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào, mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ ràng. Nếu lời cam đoan trên là không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Nguyễn Thị Trang Nguyên Nguyễn Thị Trang Nguyên Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 MỤC LỤC Lêi C¶m ¬n Lời cam đoan MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: PHƢƠNG THỨC VƢỢT THOÁT THỰC TẠI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................................................... 12 1.1. Thơ Mới trong dòng chảy của chủ nghĩa lãng mạn .............................. 12 1.1.1. Về chủ nghĩa lãng mạn ................................................................... 12 1.1.1.1. Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn ........................... 15 1.1.1.2. Đặc trƣng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn ............................. 17 1.1.2. Bối cảnh xã hội và sự ra đời của Thơ Mới ..................................... 21 1.1.2.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20.................. 21 1.1.2.2. Thơ Mới - sự ra đời tất yếu ....................................................... 25 1.2. Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại và cảm hứng sáng tác trong Thơ Mới 1932 - 1945 .................................................................................................. 27 1.2.1. Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại và vấn đề vƣợt thoát trong văn học ................................................................................................................... 27 1.2.2. Cảm hứng sáng tác trong văn học................................................... 30 1.2.3. Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại nhƣ là cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo Thơ Mới ...................................................................................... 32 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35 CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH PHƢƠNG PHÁP VƢỢT THOÁT THỰC TẠI TRONG THƠ MỚI .................................................................. 36 2.1. Lí tƣởng hóa quá khứ ............................................................................ 37 2.2. Lí tƣởng hóa thiên nhiên ....................................................................... 43 2.3. Lí tƣởng hóa tình yêu ............................................................................ 53 Nguyễn Thị Trang Nguyên Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 2.4. Lí tƣởng hóa tôn giáo - nghệ thuật........................................................ 57 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC VƢỢT THOÁT THỰC TẠI - SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HÌNH THỨC BIỂU HIỆN .................................................... 67 3.1. Sự vận động của thể thơ và ngôn ngữ thơ ............................................ 68 3.1.1. Thể thơ vƣợt khỏi khuôn khổ thơ ca truyền thống ......................... 68 3.1.2. Ngôn ngữ thơ vƣợt lên sự sáo mòn................................................. 74 3.1.2.1. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính ....................................................... 75 3.1.2.2. Ngôn ngữ thơ đa nghĩa ................................................................ 77 3.1.2.3. Ngôn ngữ tự do, phá cách ............................................................ 79 3.2. Sự mở rộng của Không - Thời gian nghệ thuật .................................... 83 3.2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................... 83 3.2.1.1. Không gian làng quê, không gian “trở về” của các thi sĩ Thơ Mới ......................................................................................................... 85 3.2.1.2. Không gian mộng tƣởng ........................................................... 91 3.2.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 93 3.2.2.1. Thời gian tuyến tính ..................................................................... 94 3.2.2.2. Thời gian hoài cổ ...................................................................... 98 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Trang Nguyên Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lí luận văn học lãng mạn cho thấy, vƣợt thoát thực tại nhƣ một cảm hứng chủ đạo, thể hiện thái độ của ngƣời nghệ sĩ trƣớc cuộc đời. Đó nhƣ một cách ứng xử của ngƣời nghệ sĩ lãng mạn trƣớc một sự chuyển biến tổng quát về tâm lí, cảm xúc, ý thức hệ, ảnh hƣởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của con ngƣời. “Đó là vấn đề của một thế hệ ý thức đƣợc rằng mình đang sống một “khúc gãy” trong tiến trình của nhân loại, cảm nhận đƣợc rằng, sau biến động xã hội đó, xã hội không bao giờ còn trở lại đƣợc nhƣ cũ” [46;52]. Với tinh thần luôn hƣớng về và truy tìm lí tƣởng, vƣợt lên trên hiện thực, các nhà lãng mạn dùng lí tƣởng chủ quan thay thế hiện thực khách quan, dốc toàn lực để biểu hiện một viễn cảnh cuộc sống mà con ngƣời nên có. Schiller từng nói sáng tác của mình là “lấy lí tƣởng đẹp đẽ để thay thế hiện thực thiếu thốn” (Schiller bình truyện, NXB Hội Nhà văn, 1955, tr55). Nhận thấy mâu thuẫn gay gắt giữa lí tƣởng và thực tại, các nhà lãng mạn tìm cách vƣợt thoát thực tại đó bằng mọi hƣớng: tìm vào thế giới nội tâm, thoát ly trong không gian, trong thời gian. Chính khát vọng vƣợt thoát thực tại đó là cơ sở quy định hệ thống chủ đề cũng nhƣ hình tƣợng yêu thích của trào lƣu lãng mạn. Trong dòng chảy văn học dân tộc giai đoạn 1930 - 1945, cùng với văn học cách mạng, văn học hiện thực thì văn học lãng mạn, mà trong đó phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 là hạt nhân, ra đời và đánh dấu một cuộc cách mạng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Trƣớc hoàn cảnh xã hội đƣơng thời với những biến động về chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng, với tâm hồn dễ rung động và nhạy cảm trƣớc những biến động của cuộc sống, các tác giả lãng mạn muốn vƣợt thoát thực tại đó bằng một thế giới lí tƣởng, bằng chính tài năng nghệ thuật của mình. Họ “bác bỏ cuộc sống tầm thƣờng của xã hội”, “hƣớng về một thế giới khác mà thƣờng họ tìm thấy trong các truyền Nguyễn Thị Trang Nguyên 1 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 thuyết và sáng tác dân gian, trong các thời đại lịch sử đã qua, trong các bức tranh kì diệu của thiên nhiên, trong đời sống, sinh hoạt, tập quán của các dân tộc và đất nƣớc xa xôi”. Họ đem những ƣớc vọng cao cả và những biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần nhƣ nghệ thuật, tôn giáo, triết học, đối lập với thực tiễn vật chất tầm thƣờng. Các phƣơng thức vƣợt thoát thực tại, vƣợt thoát quy phạm của môi trƣờng cũ đã quy định tới tinh thần, tƣ tƣởng thẩm mỹ của ngƣời nghệ sĩ lãng mạn, làm nên giá trị, thành tựu nhất định của trào lƣu. Phong trào Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 với những thành tựu rực rỡ của nó đã thực sự đem đến cho thi ca Việt Nam một thời đại mới, mở đầu cho tiến trình hiện đại hóa của thơ Việt còn tiếp tục cho đến ngày nay. Phong trào Thơ Mới đƣợc đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ của tƣ duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hóa, văn học phƣơng Đông và phƣơng Tây trên cơ sở văn chƣơng Việt, thi pháp Việt. Từ khi Thơ Mới ra đời cho đến nay, việc nhận thức Thơ Mới đã trải qua một chặng đƣờng gần một thế kỷ với nhiều bƣớc thăng trầm. Thơ Mới đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án khoa học và đã đƣợc nhìn nhận, đánh giá lại đúng thực chất của nó. Vấn đề phƣơng thức vƣợt thoát thực tại đã có ít nhiều các công trình đề cập đến, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chƣa lƣu ý đến vấn đề này một cách tập trung và hệ thống; đồng thời chƣa chú trọng đúng mức đến phƣơng thức vƣợt thoát thực tại nhƣ là một cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo của các nhà Thơ Mới, thể hiện đặc trƣng thi pháp cũng nhƣ nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn. Cũng chính điều đó tác động đến sự phát triển của phong trào Thơ Mới 1932 - 1945. Đây chính là lí do mà chúng tôi lựa chọn vấn đề Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 cho đề tài luận văn của mình. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần bổ sung vào việc Nguyễn Thị Trang Nguyên 2 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 nghiên cứu Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 ở khía cạnh mỹ học sáng tạo. Xem đây nhƣ một vấn đề lí luận cần phải đƣợc lƣu tâm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chúng tôi chia lịch sử vấn đề nghiên cứu làm ba thời kỳ, tƣơng ứng với ba giai đoạn khác nhau của lịch sử là trƣớc năm 1945, từ 1945 đến 1986, từ 1986 đến nay. Ở mỗi chặng đƣờng tuy có khác nhau về hoàn cảnh, nhƣng đều có những công trình có những đóng góp về nội dung và hình thức của Thơ Mới dƣới nhiều góc độ. Các công trình ít nhiều đều có nhắc tới vấn đề vƣợt thoát thực tại, tiêu biểu có thể kể tới những công trình sau: 2.1. Những công trình trước năm 1945 Cùng với việc liên tục in Thơ Mới, các báo ở hai miền Bắc - Nam đã cho đăng các bài “bút chiến” tranh luận thơ cũ - thơ mới, phê bình Thơ Mới. Trong các bài viết đó, vấn đề cá nhân, cái tôi đƣợc đề cập đến khá sâu sắc. Qua các bài viết của các tác giả quan trọng nhất nhƣ Tản Đà, Hoài Thanh ở Tiểu thuyết thứ bảy, Lê Tràng Kiều ở Hà Nội báo, Trịnh Đình Rƣ ở Phụ nữ tân văn, Thế Lữ, Xuân Diệu ở Ngày Nay… ý thức cá nhân, cái tôi trữ tình đƣợc nhắc tới ở sự vận động từ thơ cũ sang thơ mới. Trong giai đoạn này có thể nói, Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân là một công trình mang tính bao quát và có chiều sâu đối với Thơ Mới. Với Thi nhân Việt Nam tác giả của nó đã đƣa đến cho ngƣời đọc một cách tiếp cận thú vị đối với Thơ Mới. Không chỉ tái hiện quá trình vận động, diện mạo của Thơ Mới, tác giả còn tìm cách lí giải hiện tƣợng Thơ Mới từ nguyên nhân ra đời cho đến phong cách mỗi nhà thơ. Thi nhân Việt Nam cho thấy, một trong những nguyên nhân tạo ra Thơ Mới, ngoài những nguyên nhân về lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học nhƣ lối sống, tƣ tƣởng, tình cảm thì sự xuất hiện của cái tôi trữ tình đã thể hiện quan niệm cá nhân, tự do cá nhân của con ngƣời. Đây là một cách tiếp cận Thơ Mới theo hƣớng đi sâu Nguyễn Thị Trang Nguyên 3 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 vào tâm lí, ý thức con ngƣời lúc bấy giờ. Tác giả khẳng định: “Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tƣởng” [50;24]. Với Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng là một trong những ngƣời phát hiện ra sự xuất hiện của cái tôi cá nhân trong thơ lãng mạn khác với cái ta trong thơ trung đại. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm xuất sắc trong hàng ngàn bài thơ thời ấy là nguồn tƣ liệu quý giá cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu Thơ Mới. Và đây cũng là nguồn tƣ liệu chính về tác giả, tác phẩm mà luận văn tham khảo, khảo sát phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới. Trong Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan đã đƣa ra ý kiến và nhận xét về mƣời nhà thơ. Những ý kiến đó đã chứng minh “những áng Thơ Mới từ những lối thật cũ đến những lối thật mới trong thơ hiện đại” [42; 653]. Vũ Ngọc Phan đề cập đến sự vận động của Thơ Mới trong sự tƣơng quan giữa thơ cũ và thơ mới. Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dƣơng Quảng Hàm nêu nguyên nhân sự ra đời của Thơ Mới. Công trình đã đề cập đến sự hình thành ý thức tự do của “một lối thơ phá bỏ luật lệ của lối thơ cũ và đã đƣợc mệnh danh là Thơ Mới” (trang 421). Đây là sự ra đời của một lối thơ: “Các thi gia muốn phá bỏ các luật lệ nghiêm ngặt ấy để đƣợc tự do diễn tình đạt ý” (trang 421). Nhƣ vậy, các công trình đều đã đề cập đến cái tôi trữ tình, ý thức cá nhân trên cơ sở phân định ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới, đồng thời biểu dƣơng những sáng tạo nghệ thuật của Thơ Mới. Có thể thấy, trƣớc năm 1945 chƣa có công trình nào nghiên cứu phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới một cách chuyên biệt, hầu hết chỉ dừng lại ở những nhận xét chung, có tính khái quát về phong trào Thơ Mới. 2.2. Những công trình từ năm 1945 - 1986 Đây là thời kỳ đặc biệt của lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến, ý thức dân tộc và trách nhiệm con ngƣời công dân đối với Tổ Quốc đƣợc đặt lên Nguyễn Thị Trang Nguyên 4 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 hàng đầu. Theo đó, Thơ Mới ít đƣợc nghiên cứu rộng rãi. Nói chung, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Ở miền Nam, Thơ Mới đƣợc đánh giá cao, đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng. Các công trình: Việt Nam văn hoc sử giản ước tân biên (TB 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học sử Việt Nam (1976) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ Mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh… nhìn nhận cái tôi cá nhân trong cái nhìn tĩnh tại. Cái tôi cá nhận đƣợc đề cập đến ở nhiều phƣơng diện, tuy có lúc bị hiểu sai lệch. Ở miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu Thơ Mới giai đoạn này còn ít, sự đánh giá chƣa đƣợc thỏa đáng, nhất là về mặt nội dung. Tiêu biểu nhƣ: Phan Cự Đệ với Phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 (1966), Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971). Với Phong trào Thơ Mới 1932 - 1945, Phan Cự Đệ đã đánh giá Thơ Mới từ góc nhìn xã hội học. Ở đây, tác giả đã khảo sát Thơ Mới trên nhiều mặt: lịch sử Thơ Mới, quan điểm mỹ học của các nhà Thơ Mới lãng mạn, con đƣờng bế tắc của chủ nghĩa cá nhân tƣ sản, yếu tố tích cực và tiến bộ của Thơ Mới. Phan Cự Đệ cho rằng: “Sự xuất hiện của giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản thành thị là nguyên nhân chính làm cho phong trào Thơ Mới ra đời [20;17]. Sự ra đời của phong trào Thơ Mới “là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới” [20;21-22]. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh ảnh hƣởng của tƣ tƣởng mỹ học phƣơng Tây hiện đại vào Thơ Mới. Mặc dù còn nặng về phê phán và phủ nhận, nhƣng với công trình này, Phan Cự Đệ đã chỉ ra đƣợc mạch ngầm trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà thơ đó là ý thức tự do sáng tạo, vƣợt khỏi sự gò bó của cuộc sống thực tại, khát vọng cởi trói thơ ca vƣợt khỏi khuôn khổ thơ ca truyền thống… Nguyễn Thị Trang Nguyên 5 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971), tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã dành nguyên một chƣơng viết về thể thơ, vần thơ, nhịp điệu của Thơ Mới. Chính “hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của các nhà Thơ Mới phong phú và đa dạng hơn… và mỗi trạng thái đều mang tính chất cá thể riêng biệt” [38;81]. Đây cũng là biểu hiện của phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong sáng tạo của nhà thơ. Ở khía cạnh nào đó, dù không trực tiếp chỉ rõ là vƣợt thoát, nhƣng các tác giả đã phần nào cho thấy một sự vận động vƣợt khỏi thi pháp thơ ca truyền thống, những lối thơ, tƣ duy thơ cũ của Thơ Mới. Cho thấy sự vƣợt lên cái cũ, vƣợt lên truyền thống, vƣợt lên hạn chế của văn hóa để tiếp cận những tƣ tƣởng, nghệ thuật hiện đại. 2.3. Những công trình từ 1986 đến nay Hòa bình lập lại, tƣ tƣởng và những giá trị của văn học lãng mạn đã đƣợc nhìn nhận đánh giá lại một cách khách quan, khoa học hơn, trong đó có phong trào Thơ Mới. Nhiều công trình nghiên cứu, các chuyên luận riêng về Thơ Mới ra đời: Lê Đình Kị, Thơ Mới những bước thăng trầm (1989); Đỗ Lai Thúy, (1992); Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, (1997), Chuyên luận, NXB Giáo dục; Hà Minh Đức, Một thời đại trong thi ca (1997); Trần Đình Sử, Văn học và thời gian (2002)… Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy đặt ra vấn đề ý thức cá nhân trong Thơ Mới. Có thể nói Con mắt thơ là một công trình nghiên cứu phong cách các nhà Thơ Mới bằng con đƣờng thi pháp học và nó đã thực sự mang lại những phát hiện mới. Theo tác giả: “Thơ Mới là tiếng nói của tầng lớp trí thức đô thị mới xuất hiện” [55;12] và sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi cá nhân… là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam trên “hành trình đau khổ” của nó” [55;12]. Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại ở đây đƣợc đề cập đến ở phƣơng diện ngôn từ, hình tƣợng thơ hay ở nội dung biểu hiện. Ông cho Nguyễn Thị Trang Nguyên 6 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 rằng mô hình về thế giới của các nhà thơ mới dựa vào sự lựa chọn của họ. Đó là sự lựa chọn con đƣờng giải thoát cô đơn, tình yêu và tuyệt vọng, những khắc khoải siêu hình… Trên cơ sở đó, Đỗ Lai Thuý phát hiện chiều sâu của cái nhìn nghệ thuật của các nhà Thơ Mới, phát hiện quan niệm về con ngƣời của thơ mới ở chiều kích tâm linh, cũng nhƣ dựng lại cấu trúc cảm hứng của các thi sĩ. Đây là một công trình nghiên cứu đem lại nhiều gợi ý để chúng tôi tiếp cận đề tài. Tác giả Lê Đình Kỵ trong Thơ Mới những bước thăng trầm cho rằng, Thơ Mới tôn thờ cá nhân, “mới không chỉ ở hình thức, ở thể cách, mà ở cảm hứng, ở nội dung” [25;38] và “tự do cá nhân mới lạ nên càng thấy quý, thấy đời dù sao cũng đáng sống đáng quý” [25;42]… Tác giả Hà Minh Đức đã tập hợp trong Một thời đại trong thi ca rất nhiều bài viết về một số tác giả tiêu biểu rong phong trào Thơ Mới nhƣ: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Vũ Hoàng Chƣơng. Tác giả cho rằng, “Thơ Mới là tiếng nói thơ ca trăn trở để tìm đến sự giải phóng bản ngã, nhân tố trọng yếu tạo nên cá tính trong đời, trong thơ” [17;30-31]. Những bài viết này đã đề cập đến ý thức tự do của thi nhân trên phƣơng diện nội dung: tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, giá trị nhân bản và thơ tình lãng mạn. Tác giả khẳng định “Thơ Mới đã đem thơ về gần với mạch suy nghĩ gần gũi của mọi ngƣời, con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày đang vui buồn, yêu đƣơng, mong ƣớc” [17;54]. Ở đây, tác giả đã đi sâu thể hiện khát vọng của cái tôi cá nhân, sự tự do bản ngã của con ngƣời. Văn học và thời gian của Trần Đình Sử nhấn mạnh sự đổi mới của ngôn ngữ thơ, gắn với ngữ điệu của con ngƣời hiện đại. Với công trình này, tác giả khẳng định, ngôn ngữ tự do có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm thế sáng tạo cho thơ ca. Chính ngôn ngữ Thơ Mới “cho phép nhà thơ tự biểu hiện mình toàn vẹn và đầy đặn hơn, thành thực hơn, tự do hơn. Sức dung Nguyễn Thị Trang Nguyên 7 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 chứa của nhãn quan thơ này rất lớn” [50;103]. Vấn đề khát cọng tự do đƣợc tác giả đề cập đến, đó là “khát vọng” cởi trói cho thơ ca… khát vọng biểu hiện cái tôi đã đƣợc ý thức” [50;104]. Tác giả còn cho rằng: “Thơ Mới đã đem lại câu thơ tự do, giải phóng khỏi niêm, đối, bằng trắc định sẵn. Câu thơ mới chủ yếu lấy giọng điệu, ngữ điệu lời nói tự nhiên làm nền tảng” [50; 316]. Đó là biểu hiện của phƣơng thức vƣợt thoát trên phƣơng diện hình thức. Ngoài những công trình nói trên còn phải kể đến những chuyên luận đi sâu vào những bình diện khác nhau của Thơ Mới thể hiện cảm hứng vƣợt thoát ở các góc cạnh khác nhau: ở cái tôi trữ tình luôn muốn vƣợt ra khỏi hoàn cảnh, khỏi ràng buộc của truyền thống; ở những phong cách riêng, độc đáo của mỗi nhà thơ, ở hình thức thể hiện, trong ngôn từ và ý tứ thơ: Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (2003) của Chu Văn; Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ 20 của tác giả Mã Giang Lân; Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca của Vũ Tuấn Anh (Tạp chí Văn học số 1/1996); Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám (Đoàn Đức Phƣơng, Tạp chí Văn học, số 10/1996) và Huy Cận với sự cảm nhận thời gian (Trần Khánh Thành, Tạp chí Văn học, số 10/1996)… Ngoài ra, còn có một số luận án nghiên cứu về Thơ Mới trong hơn mƣời năm trở lại đây. Đó là: Thơ tình Xuân Diệu (1994) của Lƣu khánh Thơ, Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám - 1945 (1995) của Lí Hoài Thu, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998) của Lê Quang Hƣng, Bản sắc thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng 8 1945 (1998) của Đoàn Đức Phƣơng, Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình) (1999) của Phan Huy Dũng, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (1999) của Hồ Thế Hà, Quan niệm nghệ thuật qua các tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới 1932 - 19445 (1999) của Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Trang Nguyên 8 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 Nam, Thi pháp thơ Huy Cận (2001) của Trần Khánh Thành, Thơ Mới nhìn từ góc độ văn hóa - văn học (2007) của Hoàng Thị Huế, Ý thức tự do trong phong trào Thơ Mới (2008) của Đặng Thị Ngọc Phƣợng… 2.4. Kết luận Qua các công trình nghiên cứu về Thơ Mới, có thể thấy, Thơ Mới đƣợc nghiên cứu chuyên sâu trên nhiều mặt: quá trình hình thành và phát triển, những cách tân về hình thức, nội dung và nghệ thuật; các nguồn ảnh hƣởng đến Thơ Mới (văn học Pháp, thơ Đƣờng, thơ ca dân tộc), cái tôi cá nhân, phong cách nghệ thuật của các tác giả, hạn chế cũng nhƣ những đóng góp của Thơ Mới trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc. Những công trình trên chú ý đến những bƣớc thăng trầm của Thơ Mới, cho thấy việc nghiên cứu Thơ Mới đang cần một cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn. Tuy các công trình trên chƣa có công trình nào đề cập đến Thơ Mới về phƣơng thức vƣợt thoát thực tại một cách cụ thể, chuyên biệt, coi đó nhƣ là cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, một vấn đề của lí luận văn học, nhƣng đó là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống. Với kiến thức và năng lực còn hạn hẹp, chúng tôi mong muốn kế thừa các ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, tổng kết và có một số ý kiến bổ sung nhằm tạo nên một bức tranh tổng quát về Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945. Hy vọng luận văn thể hiện sự đánh giá mang tính khách quan và khoa học về một vấn đề của một thời kỳ văn học đã qua. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Phong trào Thơ Mới là một hiện tƣợng văn học phức tạp, có thể nghiên cứu phong trào Thơ Mới dƣới nhiều góc độ: lịch sử (sự hình thành và phát triển của Thơ Mới); thể loại; ảnh hƣởng của văn hóa, văn học phƣơng Tây; Nguyễn Thị Trang Nguyên 9 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 phƣơng pháp sáng tác; phong cách nghệ thuật… Ở đây, chúng tôi đi sâu nghiên cứu phƣơng thức vƣợt thoát thực tại tập trung biểu hiện qua phƣơng diện nội dung và nghệ thuật dƣới góc nhìn lí luận lãng mạn và tâm lí học sáng tạo văn học của nền thơ lãng mạn 1932 - 1945. Nghiên cứu vấn đề phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm của phong trào thơ này và tập trung ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến đề tài. Tƣ liệu khảo sát chủ yếu là bộ hợp tuyển Thơ mới 1932 - 1945 tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân. Sở dĩ chọn hai hợp tuyển này, bởi vì chúng tôi nhận thấy hợp tuyển đã cung cấp một cách khá toàn diện diện mạo của phong trào Thơ Mới từ các tác giả, tác phẩm điển hình cho đến những tác giả, tác phẩm ít đƣợc biết đến. Ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát thêm ở một số tuyển tập của các nhà Thơ Mới tiêu biểu khác. 4. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu Tìm hiểu và nghiên cứu phong trào Thơ Mới dƣới góc độ lí luận và cảm hứng sáng tác về vấn đề vƣợt thoát thực tại và các phƣơng thức vƣợt thoát cho thấy đƣợc sự khác biệt giữa thơ mới và thơ cũ, thấy đƣợc đóng góp của các nhà thơ trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật, góp phần khẳng định giá trị của bộ phận thơ từng chịu nhiều định kiến này. Một mặt, khẳng định vƣợt thoát thực tại nhƣ một cảm hứng chủ đạo chi phối hệ thống chủ đề, cũng nhƣ hình tƣợng yêu thích của phong trào Thơ Mới. Vƣợt thoát ở đây không chỉ đơn thuần là sự vƣợt thoát trƣớc thực tại ngột ngạt của cuộc sống của cái tôi Thơ Mới, đó còn là vƣợt lên cái cũ, vƣợt lên truyền thống, vƣợt lên hạn chế của văn hóa để tiếp cận những tƣ tƣởng, nghệ thuật hiện đại. Mặt khác, cho thấy chính phƣơng thức vƣợt thoát thực tại đã quy định tới tinh Nguyễn Thị Trang Nguyên 10 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 thần, tƣ tƣởng thẩm mỹ của các nhà Thơ Mới, làm nên giá trị, thành tựu nhất định của phong trào Thơ Mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Thi pháp học, phong cách học Đây là hƣớng tiếp cận chủ yếu của luận văn xét cả về cấu trúc lẫn quá trình triển khai đề tài. Vận dụng thi pháp học hiện đại và phong cách học để khảo sát các hình thức nghệ thuật của Thơ Mới, chỉ ra những đặc trƣng nghệ thuật của một số tác giả nhằm khẳng định những thành công của Thơ Mới trên phƣơng diện vƣợt thoát thực tại. Phương pháp tổng hợp liên ngành Sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một công trình khoa học. Để làm phong phú, sáng tỏ thêm cảm hứng vƣợt thoát trên nhiều phƣơng diện, chúng tôi vận dụng những yếu tố của các phƣơng pháp nghiên cứu văn học khác nhƣ: lịch sử xã hội, phƣơng pháp cấu trúc, phƣơng pháp loại hình, xã hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… để tập trung xem xét, hệ thống hóa các vấn đề lịch sử nghiên cứu, hình thức thể loại, thể thơ và tiến hành khảo sát phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới và trong dòng chảy chung của thơ ca Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số thao tác, kỹ thuật nhƣ: bình giảng tác phẩm văn học… 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi gồm 3 chƣơng chính với các nội dung cụ thể sẽ đƣợc trình bày nhƣ ở dƣới đây. Nguyễn Thị Trang Nguyên 11 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 CHƢƠNG 1 PHƢƠNG THỨC VƢỢT THOÁT THỰC TẠI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Thơ Mới trong dòng chảy của chủ nghĩa lãng mạn 1.1.1. Về chủ nghĩa lãng mạn Lãng mạn đƣợc hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng khoáng, tự do, vƣợt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó nhƣ: “phƣơng thức lãng mạn”, “hình thái lãng mạn”, “tính chất lãng mạn”... Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn là một trong những khái niệm phức tạp nhất, rối rắm nhất và đƣợc lí giải theo những cách khác nhau nhất trong nghiên cứu văn học. Biêlinxki trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim. M.Gorki đã viết: Đã có nhiều công thức về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng một công thức chính xác, hoàn toàn đầy đủ và có tầm khái quát, một công thức mà mọi nhà nghiên cứu lịch sử văn học đều có thể chấp nhận thì cho đến nay vẫn chưa có, chưa được làm ra. Có những quan niệm cho lãng mạn là tất cả những gì hoang đƣờng, khác thƣờng, do trí tƣởng tƣợng tạo ra. Cũng chính vì thế mà văn chƣơng lãng mạn, một nền văn chƣơng khác với tất cả những gì đã có trƣớc đó trong nghệ thuật, ở đó trí tƣởng tƣợng bay bổng chiếm vị trí lớn chƣa từng có, đƣợc gọi là Romantism. Văn học lãng mạn (romanticism) đề cao cá nhân, tự do sáng tạo, chủ trƣơng phóng túng, không để tâm hồn bị ràng buộc trong khuôn khổ cũ. Trong tiến trình sáng tác thơ văn, sự tƣởng tƣợng và tri giác đƣợc đề cao và ngự trị bởi cá thể. Tác gia văn học trở thành Nguyễn Thị Trang Nguyên 12 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 trung tâm điểm trong việc sáng tác. Các nguyên tắc về khuôn mẫu và kiến trúc đã có từ trƣớc của thi ca bị vất bỏ để thỏa mãn nhu cầu cần thiết của bản năng tự nhiên. Ngôn ngữ thơ đƣợc viết tự do và tự nhiên không còn bị gò bó trong thể luật. Tác phẩm là tiếng lòng đƣợc thể hiện toàn vẹn, triệt để và vô hạn bằng sự tƣởng tƣợng và xúc động không che dấu, không bị trói buộc bởi những ƣớc lệ luân lí của xã hội. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển từ cuối thế kỉ 18 đến những năm 30, 40 của thế kỉ 19, đầu tiên hình thành ở Đức, sau đó lan sang Anh, Pháp, Nga… nhanh chóng phát triển thành phong trào văn học rộng khắp châu Âu, tạo ra rất nhiều tác giả, tác phẩm có ảnh hƣởng lớn. Đến thế kỉ 19 ở Pháp, chủ nghĩa lãng mạn phát triển thành một trào lƣu có hệ thống luận điểm, có phƣơng pháp sáng tác riêng, phổ biến trên mọi lĩnh vực: thơ, kịch, tiểu thuyết nhƣ trong các tác phẩm của Lamartine, Muyxê, Vigny, V.Hugo... Ra đời trong thời đại quá độ từ hình thái xã hội phong kiến sang hình thái xã hội tƣ sản, với tất cả những đặc trƣng và hệ lụy của thời quá độ đã in dấu sâu sắc lên nghệ thuật lãng mạn. Cuộc cách mạng tƣ sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một bƣớc ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội. Sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn có quan hệ mật thiết với tƣ tƣởng triết học ở châu Âu đƣơng thời. Triết học duy tâm cổ điển Đức bản thân nó chính là phong trào lãng mạn trong lĩnh vực triết học. Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan Kant, Johann Fichte đƣa tâm hồn con ngƣời lên địa vị chủ đạo trong sáng tạo thế giới khách quan, nhấn mạnh thiên tài, tình cảm, tính năng động chủ quan; đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan Schelling, Hegel đề cao vị trí của tinh thần khách quan trong việc phái sinh Nguyễn Thị Trang Nguyên 13 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 thế giới vật chất, đƣa con ngƣời đến đỉnh cao của sự phát triển tinh thần, cho rằng con ngƣời không chỉ cho mình mà còn vì mình, trên ý nghĩa cho mình, vì mình, nhân tài mới là tuyệt đối, tự do, vô hạn. Những điều này đề cao sự tôn nghiêm của con ngƣời, thức tỉnh dân tộc, thúc đẩy ƣớc muốn, khao khát độc lập tự do, cung cấp cơ sở lí luận cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học. Mặt khác, sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn cũng có cội nguồn từ kinh nghiệm lịch sử và đấu tranh trong bản thân văn học. Văn học cảm thƣơng chủ nghĩa Anh thế kỉ 18, yêu cầu giải phóng cá tính, chủ trƣơng tự do tình cảm, quay trở lại tự nhiên thuần phác của Rousseau, nhấn mạnh cá tính, sắc thái tình cảm mãnh liệt trong phong trào cách tân với đại biểu là Goethe, nghiên cứu về tính bi kịch, ngợi ca, vẻ đẹp đăng đối của Kant, Schiele; sự thƣởng thức nghệ thuật bắt đầu bằng việc đặt nghệ thuật trong dòng phát triển lịch sử của Herder, Hegel… tất cả đã kích hoạt tƣ tƣởng của con ngƣời, làm cho cảm nhận, lí giải của con ngƣời đối với nghệ thuật trở nên sâu sắc hơn, từ đó yêu cầu nghệ thuật biểu hiện tinh thần vĩ đại và tƣ tƣởng tình cảm một cách sâu sắc… Tất cả những điều này đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hƣớng: chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Trƣớc hết, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tƣ sản tƣớc đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thƣờng tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hƣớng tới lí tƣởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của thời xƣa cũ. Vì thế họ thƣờng có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thƣờng tìm về quá khứ, mộng ảo hay thu mình vào “cái tôi” bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về tình ái, về cái chết. Khuynh Nguyễn Thị Trang Nguyên 14 Lớp CHVH - K54 Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945 hƣớng lãng mạn tiêu cực này mơ ƣớc khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết thần bí về thế giới. Ngƣợc lại, chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang bất mãn trƣớc những hệ quả của cuộc Cách mạng tƣ sản Pháp. Nhƣng họ cũng mơ ƣớc một tƣơng lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng chủ nghĩa xã hội không tƣởng, họ nhìn vào chiều hƣớng của sự phát triển thực tại, nhƣng thực tế họ đã đi trƣớc sự phát triển của thực tại. Những nhà văn lãng mạn không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới bảo đảm hạnh phúc cho con ngƣời và thƣờng vẽ nên một xã hội lí tƣởng. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn ra đời đã đƣa nền văn học thế giới chuyển sang một bƣớc ngoặt mới, là mảnh đất màu mỡ để ngƣời nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ tài năng của mình. 1.1.1.1. Nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn Xuất phát từ thái độ chán ghét cuộc sống thực tại, nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình đứng trên hoàn cảnh, hình tƣợng nghệ thuật xây dựng dựa trên ý muốn chủ quan của nghệ sĩ. Bởi thế, nguyên tắc đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn là chối từ thực tại. Các chi tiết cụ thể, chân thực, sinh động đều bị đẩy xuống bình diện thứ yếu, cốt lõi là dụng công vào việc xây dựng nhân vật lí tƣởng. Thời đại lãng mạn chính là thời đại cách mạng, thời đại của những hi vọng lớn và thất vọng lớn. Thời đại mà cái cũ đang mất đi, cái mới manh nha hình thành mỗi con ngƣời đều thấy mình lạc lõng, bơ vơ, không biết tin tƣởng, bấu víu vào đâu. Thành công của cuộc cách mạng tƣ sản mang lại ánh sáng mới cho con ngƣời, nhƣng kéo theo đó là cuộc sống thực dụng, đồng tiền là trên hết, tình ngƣời nhạt nhòa. Nghệ sĩ là những ngƣời có trái tim nhạy Nguyễn Thị Trang Nguyên 15 Lớp CHVH - K54
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan