Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương thức quản trị sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ việt nam...

Tài liệu Phương thức quản trị sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ việt nam

.PDF
25
224
124

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TIỂU LUẬN PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VIỆT NAM Sinh viên Nhóm 10 thực hiện: 1. N u n Th Trang ( Sinh ngày: 14/08/1995) MSSV: 1310 298 058 2. L Th T 3. L Th Vân 4. N u n Th Xƣớn MSSV: 1310 298 059 MSSV :1312 298 060 MSSV: 1312 298 061 Giáo vi n hƣớn dẫn: Ths. Đào Minh Anh Quản Ninh, n à 24 thán 9 năm 2015 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VA Annual Report, Washington : tạp chí 2. Japan Overseas Enterprises Association 3. http://www.vcci.com.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. EU : Liên minh châu Âu 2. NVL : nguyên vật liệu 3. CNPT: công nghiệp phụ trợ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................... 11 NỘI DUNG ............................................................................ 7 CHƢƠNG I ....................................................................... 7 TÌM HIỂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .................... 7 1 Ngành công nghiệp phụ trợ là gì ? ............................ 7 1.1 Quan niệm về côn n hiệp phụ trợ của các nƣớc tr n thế iới. .................................................................. 7 1.2, Phương thức quản trị sản xuất là gì? .................... 9 1.3, Mối liên hệ giữa phương thức quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp phụ trợ............................................... 9 CHƢƠNG II .................................................................... 11 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ................ 11 2.1 Thực trạng công nghiệp phụ trợ nghành dệt may của Việt Nam hiện nay................................................. 11 CHƢƠNG III .................................................................. 16 GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ............................ 16 3.1 Định hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ Việt Nam....................................................................... 16 3.2 Một số iải pháp để nân cao hiệu quả phƣơn thức quản tr sản xuất đối với n ành côn nhiệp phụ trợ trong ngành dệt ma . ............................................ 17 KẾT LUẬN ......................................................................... 23 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc dộ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với mức trung bình gần 8% một năm. Thành tựu này là sự tổng hòa của các yếu tố như: sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ, sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tỏng xu thế toàn cầu hóa với sự cạnh tranh khốc liệt, để duy trì mức tăng trưởng như trên, một trong những việc Việt Nam phải làm là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự đi lên của khu vực sản xuất, cụ thể hơn là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp dệt may. Trên thực tế, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn rất yếu kém. Điều này đã hạn chế khả năng của doanh nghiệp dệt may, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến việc hệ thống của Việt Nam chưa có khái niệm về ngành công nghiệp phụ trợ cũng như chính sách thúc đẩy riêng biệt.. Bên cạnh đó, các phương thức quản trị sản xuất chưa được phát huy hiệu quả cao. Nhưng trước vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ, việc nhận thức đúng đắn và đi sâu vào ngành này là hết sức cần thiết, không chỉ với các cơ quan chức năng mà ngay cả các doang nghiệp dệt may. Một vài năm gần đây, ngành công nghiệp phụ trợ được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực cho sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sau này. Chúng tôi cũng rất quan tâm và sát xao theo dõi đến ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Phương thức quản trị sản xuất của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ trên thế giới và của Việt Nam “. Bố cục của bài tiểu luận gồm ba phần : CHƢƠNG I: TÌM HIỂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ PHƢƠNG THỨC QUẲN TRỊ SẢN XUẤT CHƢƠNG II: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM Do vấn đề này khá mới mẻ và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong bài làm còn có nhiều sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và bạn bè để có thể có những bài viết hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Ths. Đào Minh Anh đã tận tình hướng dẫn để chúng em có thể hoàn thành bài viết này. NỘI DUNG CHƢƠNG I TÌM HIỂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1 Ngành công nghiệp phụ trợ là gì ? 1.1 Quan niệm về côn n hiệp phụ trợ của các nƣớc tr n thế iới. Thuật ngữ : “công nghiệp phụ trợ “ hay còn gọi là :” công nghiệp hỗ trợ “ được sử dụng nhiều ở nhiều nước nhưng những thuật ngữ này vẫn không có địng nghĩa thống nhất mà mỗi quốc gia có thể đưa ra theo những cách hiểu rộng hẹp khác nhau. Tại các nước châu Á, Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế đã định nghĩa rằng : “ Ngành công nghiệp sản xuất là những gì sản xuất những gì cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và hàng hóa tư bản cho các ngành công nghiệp lắp ráp”.(Japan Overseas Enterprises Association, Study on supporting industries, Tokyo 1994, page 30) Tại các nước như Thái Lan, Malaysia, công nghiệp phụ trợ được định nghĩa là “Các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp”. (Ratana E, The role of small and medium supporting industries in Japan and Thailand, IDE APEC, Tokyo, 1999 ). Như vậy, theo cách hiểu này thì công nghiệp phụ trợ không bao hàm chế tạo vật liệu cơ bản (như sắt, thép, nguyên liệu thô). 7 Hình 1.1 các phạm vi của công nghiệp phụ trợ Theo bộ năng lượng Mỹ, công nghiệp phụ trợ là “ những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường” (Us Department of Enerdy 2005, Supporting Industries: Industries of the future, Fiscssl year 2004 Annual Report, Washington). Theo định nghĩa này, công nghiệp phụ trợ không chỉ đơn thuần là việc sản xuất linh kiện, phụ kiện mà còn bao gồm các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối, bảo hiểm. 1.1, Quan niệm về công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, với nguồn ngân sách có hạn, nền móng công nghiệp chưa được phát triển, và dưới áp lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế có thể đưa ra định nghĩa áp dụng cho Việt Nam như sau: “Công nghiệp phụ trợ là một nhóm 8 các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và các công cụ để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này) cho các ngành lắp ráp và chế biến” (VDF 2007, Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, NXB Lao động, trang 39). 1.2, Phương thức quản trị sản xuất là gì? Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định. Để rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, tăng độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng tính linh hoạt của hệ thống quản trị doanh nghiệp, chúng ta phải tìm hiểu và đưa ra những phương thức quản trị sản xuất phụ hợp. Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng một số mô hình quản trị sản xuất hiện đại như : Mô hình MRP (Materials Requirements Planing)- MRPI, MRPII, ERP; mô hình JIT, TQC và tự động hóa sản xuất (Just-in-time; Total quality control); mô hình 5Ps (mô hình hoạch định chiến lược sản xuất)- People, Plants, Parts, Process, Planning and control Systemss; mô hình TQM (Total Quality Management) và tiêu chuẩn hóa chất lượng (Quality Certification); mô hình quản lí chuỗi cung ứng (Supply chain management); mô hình sản xuất Lean,…. 1.3, Mối liên hệ giữa phương thức quản trị sản xuất đối với doanh nghiệp phụ trợ. Công nghiệp phụ trợ không phải là ngành “công nghiệp phụ”. Nói đến công nghiệp phụ trợ người ta thường nghĩ đến các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện nguyên phụ liệu cho các ngành lắp ráp như ô tô, máy móc thiết bị, điện tử, dệt may… Vì vậy, trên thực tế, công nghiệp phụ trợ thường được coi là ngành “công nghiệp phụ”. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không hợp lí. Công nghiệp phụ trợ được coi là chìa kháo để thúc đẩy công nghiệp phát triển. Trích số ra ngày 28 tháng 7 năm 2015 của báo VCCA có đoạn : “Con đường duy nhất để tạo sự bứt phá cho ngành dệt may Việt Nam là phải có nền tảng công nghiệp phụ trợ, trước mắt đáp ứng đủ nhu cầu cho tổng lượng hàng may mặc sản xuất hằng năm”. 9 Tuy nhiên công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn bị chê là thiếu và yếu. Sự thiếu vắng công nghiệp phụ trợ sẽ tác động tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. Nói tóm lại, nếu không có công nghiệp phụ trợ, nhiều ngành công nghiệp sẽ không được nuôi dưỡng tại Việt Nam. Chính vì vậy việc đưa ra các phương thức quản trị sản xuất cho ngành công nghiệp này là điều cần thiết và cấp bách. Nếu thực hiện đúng và hiệu quả các phương thức quản trị vào ngành công nghiệp phụ trợ này, nó sẽ giúp rất nhiều trong việc tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chinh và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng vừa hiện đại, vừa chuyên sâu, nó còn là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và có thể nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm khu vực hạ nguồn. Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ mở rộng khả năng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời kích thích phát triển SMEs trong nước. Không những thế, ngành công nghiệp này còn giúp tạo công ăn việc làm và góp phần cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và lựa chọn các phương thức quản trị sản xuất là việc làm rất cần thiết để giúp Việt Nam phát triển công nghiệp dệt may nói riêng và phát triển công nghiệp sản xuất nói chung. 10 CHƢƠNG II QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Thực trạng công nghiệp phụ trợ nghành dệt may của Việt Nam hiện nay Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp vào việc tăng trưởng GDP, mang lại công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm dệt may, còn lại phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu của nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng cũng như hiệu quả sản xuất thấp. Trong hơn 10 năm qua, thực tế của ngành dệt may cho thấy, mặc dù Việt Nam đã có định hướng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may nhưng cho đến nay, công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển với những biểu hiện nổi bật là chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao và chủng loại mẫu mã nghèo nàn, không đáp ứng được một cách ổn định các đơn đặt hàng lớn, việc thiết kế mẫu sản phẩm, phân phối, marketing còn yếu kém và khó có cơ hội thâm nhập vào thị trường nước ngoài bằng sản phẩm dưới chính thương hiệu của mình. “Tỷ lệ nội địa hoá” là một khái niệm mà các quốc gia đều phải quan tâm, do nó thể hiện phần đóng góp của nước sở tại trong giá trị sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nước nào có nền công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh sẽ có điều kiện nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, vì ngoài những đóng góp về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực là những yếu tố tĩnh thì đóng góp mang tính động là những sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên đối với ngành dệt may Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm ở mức thấp, năm 2009 là 44%, năm 2008 là 37%. Phần vải, nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Nhìn rõ sự bất lợi của ngành, Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hoá nguyên phụ liệu lên 50% vào năm 2010, sản xuất 1,5 tỉ mét vải dệt thoi đến 11 năm 2015. Để phục vụ mục tiêu đó, Bộ dự kiến tăng diện tích trồng bông lên 150.000 ha để có được 80.000 tấn bông xơ, đáp ứng 50% nhu cầu công nghiệp dệt may trong nước28. Tuy nhiên, cho đến nay những chỉ tiêu đó vẫn chưa thực thi được. Với nền CNPT còn khiêm tốn như vậy, ngành dệt may Việt Nam mặc dù đạt được những thành tựu nhưng bị đánh giá là “đang đi trên đôi chân của người khác”. Sơ đồ sau đây mô tả quy trình sản xuất và hoàn thiện một sản phẩm dệt may: 12 : 2.2 Vai trò của phương thức quản trị sản xuất đối với nghành công nghiệp phụ trợ dệt may. Quản trị sản xuất đóng vai trò quyết định trong các doanh nghiệp sản xuất và điều này là không ngoại lệ đối với những doanh nghiệp trong nghành công nghiệp phụ trợ. CNPT không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp mà còn là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, CNPT góp phần giúp các công ty lắp ráp và sản xuất thành phảm cuối cùng khác chủ động về mặt nguyên vật liệu, tăng tỉ lệ nội địa hóa của sản phẩm và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động. Cụ thể, vai trò của CNPT được thể hiện qua : - Phát triển công nghiệp phụ trợ tạo môi trường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) kỳ vọng được hoàn tất vào cuối năm nay sẽ mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội mà các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư mạnh vào đất nước nhân công giá rẻ như nước ta. - Công nghiệp phụ trợ hỗ trợ nghành công nghiệp nội địa phát triển: việc phát triển CNPT trong nước sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ phát triển do có sự chuyên môn hóa trong khâu cung cấp nguyên liệu, kiện phục vụ sản xuất. - Công nghiệp phụ trợ phát triển đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa: chuyên môn hóa giúp ngành dệt may có cơ hội phát triển mạnh, giúp tận dụng tối đa lợi thế so sánh của doanh nghiệp về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý… - CNPT thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. - CNPT tạo ra công ăn việc làm và góp phần cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống. - CNPT tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững: CNPT ở đây có vai trò chủ đạo, giúp các ngành may mặc chủ động trong quá trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cua mình. 13 2.3 Phương thức quản trị sản xuất từ yếu tố đầu vào đến yêu tố đầu ra của nghành công nghiệp phụ trợ dệt may Yếu tố đầu vào: NVL: Chính sách mua sắm và dự trữ NVL là hệ thống các quy định mang tính nguyên tắc, chi phối hoạt động mua sắm và dự trữ NVL đảm bảo cho NVL mua sắm phù hợp về chất lượng, thời gian, đạt hiệu quả về chi phí, đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục. Các NVL bông, đay, tơ tằm, lanh, gai,… từ thị trường trong nước không được ổn định nên NVL phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài nhiều. Nhưng nhận định rằng xu hướng tiêu dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ gia tăng do giá rẻ hơn nhập khẩu và chất lượng cũng được nâng cao hơn. Để đáp ứng quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đúng thời hạn doanh nghiệp xây dựng chính sách mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu thường là những quyết định lâu dài, ít thay đổi. Nó được xây dựng dựa trên chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, lượng nguyên vật liệu tồn kho, định mức thành phẩm, số liệu theo dõi tình hình sử dụng, dự trữ cho sản xuất, hao hụt do khấu hao bảo quản và khâu sản xuất, thông tin thu thập từ thị trường nguyên vật liêụ, so sánh các thị trường cung cấp và chọn thị trường cung cấp, từ thông tin nghiên cứu khách hàng tiềm năng và dự trên mối quan hệ của công ty với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và quy trình mua sắm, dự trữ, dựa trên chi phí bảo quản dự trữ…. Vì tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty xây dựng những chính sách mua sắm, dự trữ khác nhau theo từng mốc thời điểm trong năm.  Mùa xuân, hạ: nhu cầu về nguyên liệu tơ tằm, lanh sẽ nhiều hơn  Mùa thu, đông: nhu cầu về bông sẽ nhiều hơn Các chính sách mua sắm, giao nhận nguyên vật liệu được phổ biến, thống nhất từ các cá nhân có trách nhiệm liên quan và đều phải thực hiện nghiêm ngặt. Mọi chứng từ phát sinh trong quá trình mua sắm, nhận hàng đều được giao nộp, để tổng hợp, đánh giá. Các cán bộ sẽ đánh giá hiệu quả thực hiện của chính sách, phát hiện sai sót, tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. 14 Quản lí chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho. Kiểm tra các nguyên vật liệu quan trọng thường xuyên. Kiểm kê và bảo quản các nguyên vật liệu dự trữ trong kho. Yếu tố đầu ra: Thị trường EU, các nước phát triển về sản phẩm dệt may luôn là thị trường tiềm năng và truyền thống đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ dệt may. Thị trường EU là thị trường có mức sống và nhu cầu may mặc cao, đa dạng từ cấp thấp cho đến cấp cao. Cho nên sản phẩm của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh cao và những yêu cầu khắt khe của thị trường này. Các sản phẩm của Việt Nam phải an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường… Các khách hàng cũng đặt ra nhiều thách thức với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phụ trợ dệt may.  Yêu cầu về quản lý chất lượng : khách hàng đánh giá chất lượng dựa trên tiêu chuẩn chất lượng như ISO. Vì vậy các doanh nghiệp thực hiện nghiêm ngặt trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, đầu tư trang thiết bị quét sản phẩm và đào tạo công nhân kiểm định chất lượng sản phẩm. Kiểm định sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất đến khâu hoàn thành sản phẩm, đóng gói. Kiểm tra chất lượng, tìm khuyết điểm, nguyên nhân gây ra lỗi và điều chỉnh trong kế hoạch sản xuất sản phẩm.  Yêu cầu về môi trường: doanh nghiệp đảm bảo cho khách hàng rằng sản phẩm không chứa chất gây hại tới sức khỏe con người và tới môi trường. Tìm hiểu tiêu chuẩn về môi trường và thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về môi trường của nước nhập khẩu.  Doanh nghiệp còn chú ý đến cách đóng gói và nhãn mác theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp còn đáp ứng theo yêu cầu về số lượng, kiểu dáng, nguyên liệu, giao hàng, yêu cầu về hàm lượng chất tạo thành trong sản phẩm… 15 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƢƠNG THỨC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội đã thông qua các văn kiện quan trọng không chỉ có ý nghia trước mắt mà có ý nghĩa chiến lược lâu dài với sự phát triển của nước ta trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Điểm mới nổi bật trong bản chiến lược này là đưa ra định hướng phát triển chủ yếu theo chiều rộng sang phát huy hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, đồng thời chỉ rõ và nhấn mạnh trong đó “ phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ” - Phát triển công nghiệp phụ trợ là khâu đột pha để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong đó quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020. Phát triển công nghiệp phụ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phát triên công nghiệp phụ trợ trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành 1 bộ phận trong dây truyền sản xuất quốc tế. - Phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng tập chung theo từng nhóm nghành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh. - Phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối thủ chiến lược – các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Quyết định này cũng chỉ ra quan điểm, định hướng, mục tiêu và quy hoạch phat triển nghành công nghiệp phụ trọ cho 5 lĩnh vực công nghiệp quan trong của đất nước trong đó có công nghiệp phụ trợ dệt may. 16 3.1.1, Quan điểm phát triển - Phát triển nhanh các sản phẩm hỗ trợ để sản xuât hàng xuất khẩu nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may trên thị trường. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các nguyên phụ liệu cho nghành, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài. 3.1.2, Định hướng phát triển - Phát triển các trung tâm, cơ sở thiết kế thời trang - Phát triển các loiaj vải cho may xuất khẩu, một số loại hóa chất, chất trợ nhuộm, các chất làm mềm, các loại chất giặt tẩy.. 3.1.3, Mục tiêu phát triển - Đến năm 2015 đáp ứng 50% nhu cầu nội địa về các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp, đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu sau năm 2020 - Phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu các loại phụ liệu như cúc, chỉ, khóa kéo,... - Xây dựng ba trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở Hưng Yên, Long An, Bình Dương. 3.2 Một số iải pháp để nân cao hiệu quả phƣơn thức quản tr sản xuất đối với n ành côn nhiệp phụ trợ trong ngành dệt may. Để nâng cao hiệu quả của phương thức quản trị sản xuất phải có những công cụ hỗ trợ cho quá trình quản trị sản xuất đó và các công cụ đó là gì? Đó là những yếu tố vi mô và vĩ mô từ trong bản thân mỗi doanh nghiệp phụ trợ và từ những yêu tố tác động bởi của môi trường bên ngoài, chính sách hỗ trợ phát triển đầu tư của nhà nước, thuế và hải quan, quá trình sử dụng nguồn vốn kêu gọi đầu tư và đặc biệt là vốn đầu tư FDI để các doanh nghiệp phụ trợ dệt may có thể phát huy hiệu quả quá trình sản xuất nâng cao chất lượng đầu ra cũng như hạ giá thành sản phẩm mang đến cho nhu cầu của thị trường và đáp ứng nhu cầu các nguyên vật liệu phụ trợ của nghành dệt may trong nước. 3.2.1 Giải pháp vĩ mô 17 - Giải pháp tài chính Phát triển công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp dệt may gắn liền với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, cần xây dựng các cơ chê hoạt động của các tổ chức tài chính để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng được với nguồn vốn vay dài hạn cho việc đầu tư phát triển. Có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển điển hình như Nhật bản trong việc thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi có nguồn tài chính cho doanh nghiệp phụ trợ các nhà quản chị có thể phân chia nguồn vốn cho các công đoanh sản xuất để nâng cao quá trình khi sử sụng các phương pháp khác nhau cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm qua từng giai đoạn. - Giải pháp về liên kết giữa các doanh nghiệp Liên kết kinh daonh giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ.. khi đó các doanh nghiệp có thể chia sẻ phương thức quản trị sản xuất, chia sẻ nguồn lực phát triển, hõ trợ sản xuát giảm chi phí so với doanh nghiệp sản xuất độc lập. Vì vậy việc liên kết giwac các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý phương thức quản trị sản xuất để đưa công nghiệp phụ trợ ngày càng phát triển. - Giải pháp về chính sách đầu tư Viêc thu hút vốn đầu tư FDI vào công nghiệp phụ trợ dệt may có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho doanh nghiệp phụ trọ có khả năng mở rộng qua mô áp dụng các khoa hoc kĩ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại được chuyển giao vào trong nước, thúc đẩy sự phát triển của nghành dệt may, nhà quản trị sản xuất có thể nâng cao chất lượng ngay trong quá trình sản xuất khu áp dụng mô hình TQC hay TMQ vào trong quá trình sản xuất. - Giải pháp mở rộng thị trường và nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các qui luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế đặc biệt là trong nghành công nghiệp phụ trợ của . Vì thế khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, ngoài các yếu tố chính trị, luật pháp, cơ sở hạ tầng phong tục tập quán,…doanh nghiệp còn phải biểt xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng hoá là bao 18 nhiêu, đối tác kinh doanh là ai, phương thức giao dịch như thế nào, sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao, cần có chiến lược kinh doanh gì để đạt được mục tiêu đề ra. 3.2.2 Yếu tố vi mô - Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp Từ các dự báo về nhu cầu của sản phẩm xác định được nhu cầu thực của thị trường các doanh nghiệp phụ trợ dệt may cần thiết lập cho mình những kế hoạch dai hạn ngắn hạn hay ngay trong tương lai gần theo đó đưa ra những dự báo về thị trường, về khách hàng về xu thế thời trang thế giới, về sự thay đổi của tỷ giá hối đoán...khi xác định được nhưng yêu cầu đó thì nàh quản trị có phương hướng sản xuất và để nâng cao hiệu suất lao động và nguồn vốn một cách tối ưu nhất. - Nâng cao trình độ nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao quản trị sản xuất . Ngày nay nguồn nhân lực là vấn đề của mọi vấn đề, chúng ta có thể bỏ hàng triệu USD để xây dựng nhà máy hiện đại, nhưng nếu “ekip” điều hành kém năng lực, tập thể lao động trực tiếp sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề không cao thì nhà máy không thể hoạt động có hiệu qủa. Vì vậy công ty nên có kinh phí đầu tư thoả đáng và cụ thể cho khâu đào tạo ngành may mặc. Đặc biệt kế hoạch đầu tư thời trang với chương trình đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm mang yếu tố cạnh tranh cao rất cần được quan tâm. Vì vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chúng ta phải: - Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm. - Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm tiêu chuẩn môi trường và lao động). - Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. – 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan