Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử của thi nại am...

Tài liệu Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử của thi nại am

.PDF
219
849
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN NGỌC NHƯ Ý PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ CỦA THI NẠI AM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN NGỌC NHƯ Ý PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ CỦA THI NẠI AM Chuyên ngành : Văn học Trung Quốc Mã số : 62.22.30.50 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Như Ý MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ ....................................................................................... 19 1.1. Giới thuyết về quan niệm anh hùng .................................................. 19 1.1.1. Khái niệm anh hùng .................................................................... 19 1.1.2. Lược sử khái niệm anh hùng qua các thời đại Trung Hoa ......... 22 1.2. Quan niệm anh hùng trong văn học Trung Quốc .............................. 33 1.2.1. Từ cảm thức thẩm mỹ về người anh hùng thăng hoa thành hình tượng anh hùng ................................................................. 33 1.2.2. Tiểu thuyết chương hồi và việc thể hiện quan niệm anh hùng ... 41 1.3. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử ................................................. 46 1.3.1. Những tiền đề văn hoá, lịch sử và văn học ................................. 46 1.3.2. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử nhìn từ quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của Thi Nại Am ........................ 52 1.3.3. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử nhìn từ phương diện đặc trưng thể loại ............................................................................... 67 Chương 2. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ ....................................................................................... 76 2.1. Khái niệm về nhân vật và chức năng của nhân vật trong văn học ....... 76 2.1.1. Khái niệm về nhân vật ................................................................ 76 2.1.2. Chức năng của nhân vật trong văn học ....................................... 78 2.1.3. Chức năng của nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................... 78 2.2. Hệ thống nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................................... 90 2.2.1. Diện mạo chung của người anh hùng ......................................... 90 2.2.2. Hệ thống nhân vật anh hùng - nhìn từ nguồn gốc xuất thân....... 96 2.3. Đặc trưng thẩm mỹ của hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................................................................................................... 101 2.3.1.Những bức chân dung kỳ hình dị tướng .................................... 101 2.3.2. Phẩm chất, tính cách anh hùng ................................................. 104 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ..................................................... 122 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...................................................... 122 3.1.1. Khái niệm cốt truyện................................................................. 122 3.1.2. Đặc điểm cốt truyện Thủy Hử .................................................. 122 3.2. Nghệ thuật tạo dựng kết cấu............................................................ 128 3.2.1. Khái niệm kết cấu ..................................................................... 128 3.2.2. Đặc điểm kết cấu Thủy Hử ....................................................... 129 3.3. Nghệ thuật tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật ................. 139 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ................................................................. 139 3.3.2. Không gian nghệ thuật .............................................................. 143 3.4. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện ......................... 147 3.4.1. Hình tượng người kể chuyện trong Thủy Hử ........................... 148 3.4.2. Điểm nhìn của người kể chuyện và việc khắc họa nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ................................................................. 158 3.4.3.Giọng điệu của người kể chuyện và việc khắc họa nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ................................................................. 171 KẾT LUẬN .................................................................................................. 183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 189 PHỤ LỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm Nxb : Nhà xuất bản TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tr. : Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học Thủy Hử là một trong những bộ trường thiên tiểu thuyết lớn nhất - "Tứ đại danh tác" - của Trung Quốc nằm trong “Minh đại tứ đại kỳ thư” (bốn pho sách lạ kỳ đời Minh), được xem là tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tuy nhiên, ý kiến nhận định về giá trị tác phẩm này mà thực chất là đánh giá về các nhân vật anh hùng hết sức phức tạp, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, Thủy Hử phải chịu số phận hết sức éo le trên chính quê hương của nó. Cuối đời Minh, tác phẩm liên tiếp bị cấm lưu hành, vì bị xem là “hối đạo chi thư”, sách dạy làm kẻ cướp. Các triều vua Thuận Trị, Khang Hy, Càn Long cũng ban lệnh cấm Thủy Hử. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Thủy Hử được xem là tác phẩm có tính gợi dẫn về chính trị. Nhưng cũng chính vì mục đích chính trị mà trong và sau cách mạng văn hóa, số phận của tác phẩm cũng bao phen thăng trầm, có lúc bị cấm vì bị cho rằng chứa đựng những lời đen tối, phản nghịch. Gần đây, cư dân trên mạng cũng tranh luận gay gắt vì đánh giá của một vị giáo sư người Úc: "Thủy Hử là tác phẩm mang nhiều ý nghĩa tiêu cực"(Bill Jenner). Điều đó cho chúng ta thấy rằng, đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, việc thẩm định và tiếp nhận tác phẩm cũng như đánh giá các nhân vật anh hùng trong Thủy Hử vẫn còn chưa thống nhất. Sở dĩ có sự khác nhau đó vì các ý kiến đã tiếp cận tác phẩm từ các góc nhìn khác nhau, nên việc lý giải nhân vật cũng không giống nhau. Có nhà nghiên cứu bắt đầu từ tâm lý xã hội để phân tích quan hệ phát sinh giữa áp bức dân tộc và văn học bình dân. Trong khi đó, tâm lý tiếp nhận của đông đảo công chúng văn học thường đồng nhất nhân vật văn học với con người ngoài 2 đời. Vấn đề hình tượng người anh hùng trong tác phẩm cũng có nhiều luận bàn. Tìm hiểu về thế giới nhân vật anh hùng, đặc biệt là phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử là điều mong muốn của người viết khi thực hiện luận án này. Mặc dù còn nhiều bàn cãi, tranh luận, nhưng có thể nói: sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của tuyệt phẩm này trong lịch sử văn học Trung Quốc là điều không thể phủ nhận. Tác phẩm được đánh giá là bộ tiểu thuyết võ hiệp trường thiên đầu tiên của văn học Trung Quốc, có một giá trị riêng biệt và một vị trí nhất định. Thủy Hử đã phần nào vượt ra khỏi tính thời đại và sự giới hạn về không gian, thời gian, trở thành nguồn cảm hứng của các thể loại nghệ thuật khác như hí khúc, kịch, truyện kể cải biên. Tác phẩm có giá trị như tiểu thuyết bản lề giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết hiện đại. Để có cái nhìn khách quan và công bằng, thiết tưởng cần tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa lịch sử cùng với đặc trưng thể loại và quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm. Tìm hiểu và lý giải nhân vật anh hùng với tư cách vừa là khách thể thẩm mỹ vừa là chủ thể thẩm mỹ là một hướng đi thú vị nhằm trả về cho nhân vật môi trường của chính nó trong bản chất của hình tượng nhân vật văn học. Vấn đề tạo dựng nhân vật anh hùng là vấn đề trung tâm của tiểu thuyết Thủy Hử, nhưng hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Ở đây, chúng tôi hiểu phương thức biểu hiện là những biện pháp nghệ thuật góp phần khắc họa hình ảnh người anh hùng trong tác phẩm. Việc nghiên cứu phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử sẽ góp phần làm rõ hơn thế giới nghệ thuật cùng với những nguyên tắc cắt nghĩa con người và cuộc sống trong tác phẩm nói riêng và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung. Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài này. 3 1.2. Về mặt thực tiễn Trong chương trình giảng dạy ở các cấp học hiện nay của nước ta từ đại học, cao đẳng đến trung học phổ thông, văn học Trung Quốc chiếm một vị trí đáng kể. Việc nghiên cứu nhân vật anh hùng, phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử của luận án có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nước ngoài nói chung của chúng tôi và những ai quan tâm sau này. Hơn nữa, những đặc trưng thẩm mỹ của hình tượng người anh hùng thể hiện lý tưởng, ước mơ của con người trong một thời đại nhất định. Văn học Việt Nam trong sự phát triển và giao lưu với văn hóa phương Đông đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ có điều kiện so sánh đối chiếu với hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam qua thực tế giảng dạy của mình. Hình tượng các anh hùng trong Thủy Hử vẫn có sức hấp dẫn đối với con người ở mọi thời đại. Họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mà không hề tính toán thiệt hơn để cứu khốn phò nguy, dẹp tan bất bình trong thiên hạ.Trong hiện thực của đời thường, người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nét đẹp thú vị của các anh hùng Lương Sơn Bạc là lòng dũng cảm, tài nghệ vô song của họ thăng hoa thành tình thương và sức mạnh luôn hướng về quần chúng nhân dân bị áp bức, bất công. Câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ luôn có giá trị nhân sinh sâu sắc, và, trong một chừng mực nào đó, vẫn có một ý nghĩa giáo dục nhất định. Đây là đề tài mà chúng tôi say mê và cảm thấy thú vị, nghiên cứu nó cũng đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu mến văn học Trung Quốc. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tỉ mỉ, hệ thống về phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy tính chất anh hùng, nhân vật anh hùng trong tác phẩm này luôn thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học. Chúng tôi xin trình bày một cách tổng quát các hướng nghiên cứu cũng như một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu, phê bình. 2.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc đã được dịch ở Việt Nam 2.1.1. Hướng nghiên cứu qua việc phân tích tác phẩm Đó là các công trình văn học sử, các giáo trình văn học như: - Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, tập thể 74 tác giả biên soạn. Bùi Hữu Hồng dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000. - Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh do Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê Đức Niệm dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. - Văn học sử Trung Quốc, tập 3, Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh chủ biên, Phạm Công Đạt dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2000. - Tiểu thuyết sử thoại qua các thời đại Trung Quốc của Trương Quốc Phong do Thái Trọng Lai dịch, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. - Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn do Lương Duy Tâm dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. Trong các công trình này, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về tiến trình vận động cũng như diện mạo của văn học cổ Trung Quốc, vốn thường được ca ngợi qua các thời kỳ như sau: “Tiên Tần tản 5 văn, Hán phú, Đường thi, Tống Từ, Nguyên khúc, Minh Thanh tiểu thuyết” 1. Các tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện của nhân vật anh hùng trong văn học nhưng chỉ mới dừng lại dưới góc nhìn lịch sử văn học. Tuy nhiên, đó là những ý kiến vô cùng quí báu để chúng tôi định hướng về nội dung cũng như cách nhìn nhận đánh giá về hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử. Chúng tôi đặc biệt chú ý hai ý kiến có tính gợi mở để tìm hiểu hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử sau đây: 1. Trong Văn học sử Trung Quốc, Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh, cho rằng nhân vật trong Thủy Hử là nhân vật “tính cách hóa”. 2. Còn Trương Quốc Phong - tác giả của Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc lại nhấn mạnh đến tác động của hoàn cảnh lên tính cách nhân vật. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất ở quan niệm nhân vật trong Thủy Hử được biểu hiện, mô tả thế giới nội tâm thông qua hành động và lời nói của họ. 2.1.2. Hướng nghiên cứu theo lối phê bình tác phẩm Trong công trình Luận bàn Thủy Hử, bao gồm nhiều tác giả như Kim Thánh Thán, Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, chúng tôi tiếp thu phép đọc Thủy Hử, những nhận xét, lời bình luận về nhân vật của các tác giả, đặc biệt là Kim Thánh Thán. Ông nhấn mạnh đến vẻ đẹp của người anh hùng ở hành động, đạo đức, phẩm chất chứ chưa đồng tình và tìm hiểu lý tưởng của họ. 2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác đã được dịch ở Việt Nam Tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và Thủy Hử nói riêng đã được nhiều học giả trên khắp thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ một số ít những thành tựu nghiên cứu này được dịch ra Tiếng Việt. Trong tầm đọc mà chúng tôi tìm hiểu được, một vài công trình sau đây là điển hình: Tản văn nhà Tần, phú nhà Hán, thơ đời Đường, ca từ nhà Tống, điệu khúc nhà Nguyên, tiểu thuyết triều Minh và Thanh. 1 6 1. V.I. Xêmanôp trong Tiểu thuyết anh hùng Trung Quốc và vai trò của nó trong việc hình thành nền văn học mới đã tìm hiểu về nguyên nhân hình thành đặc điểm của tiểu thuyết anh hùng Trung Quốc thế kỷ XIV XVI. Tác giả có liên hệ và xem xét về hình tượng người anh hùng trong sự khúc xạ của nhiều hệ tư tưởng khác nhau, đó là tư tưởng chính thống phong kiến và quan niệm của quần chúng nhân dân. 2. B.L.Riftin trong Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian ở Trung Quốc xem xét mối quan hệ giữa tác phẩm Thủy Hử với truyền thống biên niên sử và truyền thống văn học dân gian. Qua công trình khảo cứu này, tác giả nhấn mạnh, trong Thủy Hử, yếu tố văn học dân gian vẫn đậm hơn yếu tố biên niên sử. 3. A.Riftin trong Sử thi anh hùng Trung Quốc xem xét mối quan hệ giữa tác phẩm thành văn với truyện kể sau này, trong đó chủ yếu xem xét cách tổ chức tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa đã có ảnh hưởng đến các người kể chuyện sau này ra sao. Kết cấu Thủy Hử cũng đôi chỗ được đề cập đến ở một vài phương diện để đối chiếu minh họa. 2.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam 2.3.1. Hướng nghiên cứu của các công trình văn học sử Nghiên cứu văn học sử Trung Quốc ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Một vài công trình tiêu biểu là: - Lịch sử Văn học Trung Quốc, Trương Chính, Lương Duy Thứ, Bùi Văn Ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971. - Lịch sử Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. - Văn học Trung Quốc, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Trong những công trình nghiên cứu trên, dưới góc nhìn văn học sử, các tác giả đề cập đến lý tưởng anh hùng qua phân tích các nhân vật Thủy Hử như một trong những nội dung chính của tác phẩm. Về phương diện nghệ thuật 7 của Thủy Hử, các tác giả cũng đưa ra một số nhận định xác đáng, có tính gợi mở cho chúng tôi tiếp nối. Tuy nhiên, những nhận định đó chưa tạo thành một chỉnh thể, làm nổi rõ quan niệm nghệ thuật của tác phẩm. 2.3.2. Hướng nghiên cứu của các công trình chuyên khảo và các bài nghiên cứu trên tạp chí - Luận bàn Thủy Hử, Á Nam Trần Tuấn Khải, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề, Lê Ngọc Tú, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999. - Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Trần Xuân Đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. - Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Lương Duy Thứ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. - Và một số công trình chuyên khảo, các bài viết khác. Trong những công trình nghiên cứu điển hình trên, ngoài nội dung về nhân vật anh hùng, các tác giả đi vào khai thác các thủ pháp xây dựng nhân vật, kết cấu xung đột và tìm hiểu đặc trưng thi pháp của Thủy Hử. Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mới đi vào cấp độ vĩ mô của tác phẩm mà chưa bàn đến một cách hệ thống phương thức thể hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử. Ngoài ra, còn có các công trình bàn luận trực tiếp đến nhân vật anh hùng trong Thủy Hử, chẳng hạn: - Nhân vật Thủy Hử, của Ngô Nguyên Phi, Nxb Đồng Nai, 1999. - 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, của Lý Mộng Hà, Nxb Đồng Nai, 1994. Nhìn chung, những công trình này đi theo hướng tiếp cận, phân tích, bình luận các nhân vật anh hùng sau mỗi hồi trong Thủy Hử. Do đó, chúng chưa chỉ ra được qui luật nội tại của hệ thống cấu trúc các nhân vật anh hùng. 2.4. Hướng nghiên cứu phê bình Thủy Hử ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, tình hình nghiên cứu Thủy Hử diễn ra rất sôi nổi trong 8 suốt thời gian từ khi tác phẩm xuất hiện cho đến thời kỳ đương đại. Quả vậy, từ khi ra đời đến nay, Thủy Hử đã có một số phận hết sức kỳ lạ trong đời sống xã hội và phê bình văn học. Nhìn trong tiến trình tiếp nhận tác phẩm, chúng ta thấy rõ được điều đó. Lúc đầu mọi người xem nó là tấm gương trung nghĩa, đến cuối thời Minh bị xếp vào mục cấm thư. Đời nhà Thanh các anh hùng Thủy Hử được ca ngợi và tôn sùng có phần cường điệu: Thủy Hử là tác phẩm “xướng dân chủ, dân quyền chi manh nha” (khởi xướng phong trào dân chủ dân quyền). Đầu thời Dân quốc, Thủy Hử được khen ngợi là “cổ xúy bình dân cách mệnh” (hô hào cho cuộc cách mạng bình dân), sau thời cách mạng, tác phẩm lại có giá trị như là “nông dân khởi nghĩa đích giáo khoa thư” (sách giáo khoa về khởi nghĩa nông dân). Nhưng rồi, Thủy Hử bị bài xích là một tác phẩm hướng dẫn“đầu hàng chủ nghĩa đích phản diện giáo tài”(tài liệu giảng dạy phản động của chủ nghĩa đầu hàng). Trong quá trình sưu tầm tài liệu nghiên cứu về Thủy Hử, với điều kiện có hạn của mình, chúng tôi nhận thấy, nhìn theo chiều lịch đại, có thể hình dung một cách khái quát cách nhìn nhận và đánh giá Thủy Hử trong hướng nghiên cứu phê bình của người Trung Quốc như sau: 2.4.1. Phê bình Thủy Hử trước thời kỳ Ngũ tứ 1 Trước phong trào Ngũ tứ, lịch sử nghiên cứu về Thủy Hử có thể phân ra hai giai đoạn: Từ thế kỷ 20 trở về trước, hướng nghiên cứu chủ yếu mang tính truyền thống. Từ thế kỷ 20 trở về sau, hướng nghiên cứu của phần lớn các học giả mang tính hiện đại. Trong phê bình, nghiên cứu truyền thống, bình điểm là hình thái phê bình có tính chất định hướng cho độc giả tiếp nhận tác phẩm, lấy độc giả làm “bản vị”. Từ đời Minh đến đời Thanh, bình điểm Thủy Hử có các tác giả: Dư Tượng Đẩu, Diệp Trú, Kim Thánh Thán, Lý Trác Ngô v.v… Các ý kiến này được sưu tập trong tác phẩm Thủy Hử nghiên cứu luận văn tập 1 Phong trào đấu tranh của sinh viên ngày 4 tháng 5 năm 1919 ở Trung Quốc 9 do Tác gia Xuất bản xã ấn hành năm 1957. Trong đó, bình điểm của Dư Tượng Đẩu có tính chất phê bình cảm tính, phản ánh khuynh hướng tiếp thụ của tầng lớp thị dân, ghi lại những cảm tưởng về các nhân vật trong Thủy Hử. Tác giả nhìn nhân vật từ góc nhìn đạo đức luận, lấy “nhân”, “hiếu”, “trung”, “nghĩa” làm tiêu chuẩn đánh giá. Diệp Trú ra sức công kích đạo học, phản đối lễ giáo là giả dối, đề cao nhân tính chân thực tự nhiên. Từ cái hư ngụy và vô dụng của đạo học tiến hành đánh giá một số nhân vật thông qua giá trị của “chân” và “giả”. Đó là sự đối lập giữa hình tướng bên ngoài và những giá trị chân thực bên trong hoặc ngược lại. Từ điểm nhìn này nhà phê bình đã lý giải hàng loạt nhân vật bằng cái nhìn vượt lên tri kiến thông thường như trường hợp của Lỗ Trí Thâm, Tống Giang, Lý Quỳ. Cách tiếp cận này của Diệp Trú có điểm gần với Kim Thánh Thán. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao họ gọi Tống Giang là “giả đạo học, chân cường đạo” (giả làm kẻ học đạo, nhưng thật chất là cường đạo), nhìn thấy cái chỗ “vô câu vô thúc, xuất tính nhi vi” (tính không chịu buộc ràng, thích gì làm nấy) không câu nệ tiểu tiết để sau này thành Phật của Lỗ Trí Thâm, khẳng định cái thô lỗ chân thật của Lý Quỳ trong đối sánh song hành với Tống Giang. Diệp Trú phê phán Tống Giang có một nét tính cách nổi bật trong đối nhân xử thế dùng những thủ đoạn mua chuộc tức là giả dối và lừa đảo. Kim Thánh Thán cũng nhìn nhận Tống Giang là “thập ác bất xá” (mười ác không chừa - tức là không việc ác nào không làm), lấy “chân”, “giả” để phủ định Tống Giang, từ đó tiến một bước phủ định toàn diện sự “trung nghĩa” của nhân vật này. Đây cũng là một cách tiếp cận đi từ lễ giáo để nhận ra mặt trái của nó sẽ hình thành một dạng người kiểu ngụy quân tử, miệng lúc nào cũng trung hiếu nhân nghĩa nhưng luôn truy cầu danh lợi, làm những việc bất nhân bất nghĩa. Các tác giả phản đối lễ giáo hư ngụy đã chèn ép nhân tính tự nhiên của con người nhưng lại lấy Nho học làm vũ khí cơ bản phê bình và 10 phán xét các vấn đề xã hội trong tác phẩm. Do đó, trong nội dung phê bình của họ tất nhiên không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Lý tưởng chính trị về một xã hội thái bình với minh quân lương tướng mâu thuẫn sâu sắc với thực tế cuộc sống bấy giờ: vua thì vô đạo, nhân dân thì lầm than khốn khổ. Vì vậy, chính nghĩa cần phải được thực hiện bằng con đường phi nghĩa, nên họ vừa phủ nhận các anh hùng Lương Sơn Bạc theo quan điểm của Nho gia lại vừa ca ngợi. Kim Thánh Thán không thừa nhận trong lục lâm giang hồ tồn tại “trung nghĩa” nhưng hiện thực cuộc sống và cảm hứng ngợi ca các anh hùng Lương Sơn Bạc đã ra ngoài quan niệm tưởng chừng bất di bất dịch đó. Một đóng góp nữa của Diệp Trú trong khi bình điểm Thủy Hử là sự dung hợp giữa hai tư tưởng Nho gia và Phật giáo, đem tinh thần đạo đức của nhà Nho ca ngợi thành biểu hiện của Phật tính ở nơi phẩm chất của nhân vật. Lý Trác Ngô và Kim Thánh Thán cũng xuất phát từ quan niệm đạo đức luận anh hùng nhưng điểm khác biệt là họ còn phân tích các nhân vật anh hùng nhìn từ phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết ở các khía cạnh: tính hư cấu, văn phép. Điều đáng lưu ý ở đây là Kim Thánh Thán chú ý đến vai trò và nhấn mạnh đến tài năng của người sáng tác. Ông chia ra thành hai loại người: một là thánh nhân, hai là tài tử. Tài năng của tài tử văn chương thể hiện ở khí lực rất lớn, thậm chí phải đạt đến mức “tâm tuyệt khí tận”. Trong Thủy Hử tam tự tam Kim Thánh Thán ca ngợi vị trí tuyệt đỉnh của văn chương trong Thủy Hử, không có tác phẩm nào vượt qua được nó. Vì vậy ông dồn toàn bộ tâm huyết và niềm say mê vào bình điểm Thủy Hử, chú ý đến cả thiên, chương, cú, tự trong tác phẩm. Tổng bình hồi 24, ông chỉ ra sự kết nối tài tình giữa các chương gọi là “thiên chương chi pháp” (văn pháp nối mạch giữa các chương hồi). Ngoài ra, ông còn nghiên cứu cú pháp, tự pháp: tỉ mỉ thống kê những từ lặp đi lặp lại nhiều lần trong mỗi hồi để chỉ ra giá trị biểu đạt của nghệ thuật của ngôn từ. Nhìn chung hướng nghiên cứu này đã chú ý đến cả 11 hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, có những thành tựu nhất định. Tìm hiểu về văn phép của Thủy Hử, Kim Thánh Thán bước đầu đã chỉ ra đặc trưng nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, nhưng chưa nghiên cứu dưới góc nhìn của lý thuyết tự sự hiện đại, chưa thấy được vai trò của người kể chuyện cùng với điểm nhìn nghệ thuật cũng như giọng điệu trần thuật trong tác phẩm. 2.4.2. Phê bình theo hướng hiện đại Cuộc vận động Tân văn hóa thời Ngũ tứ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng văn hoá thời đại trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, phê bình và lý luận văn học cũng có những bước phát triển mới. Có hai phương diện của cuộc vận động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận và phê bình Thủy Hử truyện: Thứ nhất là đề xướng văn Bạch thoại, thứ hai là ảnh hưởng các trào lưu văn học mới của phương Tây, bao gồm cả lý luận văn học. Cuộc vận động văn học Bạch thoại, đặc biệt là đề cao những tiểu thuyết cổ đại khiến người ta hứng thú hơn khi thưởng thức Thủy Hử cùng với một số tác phẩm khác. Sự đổi mới về lý luận văn học và phê bình văn học đã khiến cho công việc phê bình Thủy Hử có những nét mới về phương pháp và tư tưởng. Chúng tôi tìm thấy ý kiến về Thủy Hử của các nhà nghiên cứu tập trung trong công trình Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết bình luận tập do Bắc Kinh xuất bản xã ấn hành năm 1957. Trong tuyển tập bình luận này, mỗi nhà phê bình có điểm nhìn và quan niệm riêng của mình về Thủy Hử. Trong Lời tựa mới cho Thủy Hử, Trần Độc Tú nhấn mạnh hai điểm: một là bản chất của tiểu thuyết, hai là kỹ thuật viết tiểu thuyết. Vì vậy, điều mà Trần Độc Tú quan tâm nhất là thủ pháp nghệ thuật trong Thủy Hử. Ông cho rằng lý tưởng của Thủy Hử là rất mù mờ, không có ý nghĩa thâm sâu nào cả. Điều này cho thấy Trần Độc Tú đánh giá quá thấp sự phong phú và thâm viễn về mặt tư tưởng của Thủy Hử. Ông cường điệu giá trị của Thủy Hử về mặt nghệ thuật cũng chính là đánh giá quá 12 cao giá trị biểu đạt về văn Bạch thoại. Đây cũng chính là cách lý giải đầy thiên kiến về Thủy Hử truyện. Học giả Hồ Thích thì khác, những ý kiến của ông gần như hoàn toàn tương phản với Kim Thánh Thán và các nhà phê bình xưa nay. Ông phản đối Kim Thánh Thán khi nhà phê bình dùng “bút pháp của Khổng Tử khi viết về Xuân Thu” để đánh giá Thủy Hử, và cho rằng kiểu phê bình này là một chướng ngại lớn cho văn học. Những quan điểm của Hồ Thích khi lý giải về Thủy Hử dựa vào quy trình khảo cứu văn bản Thủy Hử cùng với việc tìm hiểu về môi trường, lịch sử, văn hóa của tác phẩm. Ông lý giải từ những tiền đề về chính trị, văn hóa, lịch sử của thời đại đã tác động đến tư tưởng và nội dung của tác phẩm. Phương pháp dùng góc độ lịch sử khách quan để đánh giá tác phẩm như thế này rất ít gặp ở các nhà phê bình văn học trước đó. Ngoài ra, Hồ Thích còn chỉ ra những hạn chế về mặt nghệ thuật, không vì yêu thích Thủy Hử mà ông bỏ qua những khuyết điểm của nó. Những lời bình luận của Lỗ Tấn về Thủy Hử có ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Trong bài Sự biến thiên của lưu manh, Lỗ Tấn đơn cử Thủy Hử để chứng minh rằng những hiệp sĩ theo đuổi chính nghĩa đã dần dần biến mất khỏi Trung Hoa, thậm chí bọn lưu manh đã nổi lên để biến thành trâu ngựa cho kẻ thống trị. Trong xã hội phong kiến, Lương Sơn không giống với các đảng cường đạo khác ở chỗ là “Thế thiên hành đạo” (thay trời hành đạo), nhưng “khắp trong bốn bể, không ai không phải là bầy tôi của vua”. Anh em Lương Sơn thần phục vua Tống, tự nhiên biến mình thành một kẻ nô tài. Đứng trên góc độ là nhà phê bình để đánh giá Thủy Hử, nói chung, lập trường của Lỗ Tấn có chỗ giống Hồ Thích cho rằng nội dung của tác phẩm này chính là sự phản ánh lịch sử cụ thể. Cơ sở lý luận này là luận điểm: văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Tạ Vô Lượng trong Thủy Hử nghiên cứu luận văn tập cho rằng, Thủy 13 Hử phản ánh tư tưởng cách mạng bình dân. Ông vận dụng tư tưởng cách mạng cận hiện đại, tư tưởng triết học siêu nhân của Nietzsche, tư tưởng nữ quyền để đánh giá về Thủy Hử. Ông đưa khái niệm cách mạng vào trong Thủy Hử. Ông cho rằng bất kỳ một dạng thức văn học nào đó sản sinh đều có những nguyên nhân tâm lý nhất định. Tạ Vô Lượng đã bắt đầu từ tâm lý xã hội để để phân tích quan hệ phát sinh giữa áp bức dân tộc và văn học bình dân. Thủy Hử là tiếng nói phẫn uất của một thời đại có nền chính trị cực kỳ thảm khốc, vì vậy sức mạnh phản kháng sục sôi trong tác phẩm đã phản ánh tâm lý bất bình của đông đảo quảng đại quần chúng nhân dân. Ông cũng cho rằng Thủy Hử là bộ tiểu thuyết miêu tả vũ lực siêu nhân và tích cực cổ xúy cho cách mạng bình dân. Trong trường hợp này nhà phê bình đã đứng trên lập trường đấu tranh giai cấp và tư tưởng cách mạng để phân tích tác phẩm là không thích hợp. Bởi vì từ góc nhìn đó, tác giả đã vượt ra khỏi tính thời đại, ra khỏi môi trường văn hóa của tác phẩm, nên những kết luận có thể rơi vào cực đoan, phiến diện. Với tư cách là một học giả, Trịnh Chấn Phong bàn về Thủy Hử trên cơ sở những gì khảo cứu được từ văn bản. Trong ý kiến của nhà nghiên cứu này có một điểm khác biệt với mọi người là hình tượng anh hùng không hề tham nữ sắc. Loại quan niệm anh hùng không gần nữ sắc là một hiện tượng phổ biến trong văn hóa Trung Quốc. So sánh với văn học Phương Tây, người anh hùng sẵn sàng vì người phụ nữ mình yêu đã hiến thân, thậm chí vì họ mà tiến hành chiến tranh…Trịnh Chấn Phong kết luận, một câu chuyện anh hùng lãng mạn chân thực hầu như chưa được sáng tạo ở Trung Quốc. Cách nghĩ của Trịnh Chấn Phong rõ ràng là chịu ảnh hưởng quan niệm về ái tình của người phương Tây. Tháng 7 năm 1932, Tạp chí Xã hội học đã đăng bài Phân tích Thủy Hử dưới góc nhìn xã hội học của Đào Từ Huệ. Đây là một tiểu luận nghiên cứu 14 về Thuỷ Hử khá sâu sắc kể từ sau vận động Ngũ tứ. Đào Từ Huệ đã xuất phát từ góc độ xã hội học Trung Hoa để lý giải cơ sở nghệ thuật của tiểu thuyết và từ đó tiến hành phê phán hiện thực. Ông cho rằng, Trung Quốc là một nước chú trọng lễ giáo, người làm trai cần phải có chí làm rạng danh tổ tông, báo hiếu cho cha mẹ và trung thành với vua. Trung hiếu đã trở thành chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch, mỗi người trong nước đều muốn trở thành một trung thần hiếu tử. Tống Giang đã lợi dụng tâm lý này, dựng Trung Nghĩa đường thay trời hành đạo, lấy trung nghĩa báo quốc. Có điều, những cách làm thực tế của hảo hán Lương Sơn lại hoàn toàn xa lạ với trung hiếu đạo đức: phá nhà đốt xóm, bắt trói mệnh quan triều đình, không thể chấp nhận là trung nghĩa với triều đình được. Đào Từ Huệ kết luận, mọi người sùng bái trung nghĩa nên không biết rằng Tống Giang là một hảo hán giả trung giả nghĩa! Ông đã tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn của phương pháp xã hội học nhưng về phương diện nội dung tư tưởng, Đào Từ Huệ ảnh hưởng một cách sâu sắc quan niệm của Kim Thánh Thán. Tham khảo trên trang Web “Trung Quốc văn học”1 đăng tải các bài viết nghiên cứu về Thủy Hử của các nhà phê bình đương đại Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất là vấn đề nữ tính và hình tượng phụ nữ, kế đến là thảo luận về tước hiệu của nhân vật anh hùng, tranh luận Thủy Hử phản ánh đời sống nông dân hay thị dân và đặc biệt là vấn đề văn bản học Thủy Hử. Một số bài viết đã khai thác nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng trong Thủy Hử truyện. Liên quan đến hình tượng hiệp khách, có các bài viết của Ninh Giá Vũ “Thủy Hử truyện và văn hóa lục lâm Trung Quốc” (Tạp chí “Văn nghệ di sản”, 1995); Lý Chân Du với bài “Di phong của du hiệp với Thủy Hử” (ĐHSP Bắc Kinh học báo, 1992). Các bài viết này đều tập trung phân tích bản sắc du hiệp trong các 1 (www. literature.org.cn)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan