Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng việt và tiếng hán (trên cứ liệu ...

Tài liệu Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng việt và tiếng hán (trên cứ liệu tác phẩm văn học)

.PDF
220
1
67

Mô tả:

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- NGUYỄN THỊ LAN CHI PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA HÀM ẨN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- NGUYỄN THỊ LAN CHI PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA HÀM ẨN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH PHỨC PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG 2. GS.TS. TRẦN TRÍ DÕI PHẢN BIỆN : 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ HAI 2. TS. HỒ MINH QUANG 3. PGS.TS. HOÀNG QUỐC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lan Chi iv LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quí báu của các thầy cô, các anh chị em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân (hướng dẫn 1), người Thầy kính quí đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đình Phức (hướng dẫn 2), Thầy đã rất nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ tôi, nhất là phần tiếng Hán của luận án. Phó giáo sư-Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lang, Cô đã động viên tinh thần tôi rất nhiều mỗi khi gặp phải những khó khăn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Mặc dù bản thân rất cố gắng, nhưng luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Lan Chi v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 0.1. Lí do nghiên cứu ..................................................................................................1 0.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................2 0.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................2 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 0.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 0.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 0.5. Nguồn ngữ liệu .....................................................................................................6 0.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................7 0.6.1. Về lí luận ...........................................................................................................7 0.6.2. Về thực tiễn .......................................................................................................8 0.7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................10 1.1.1. Những nghiên cứu ở phương Tây ...................................................................10 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................11 1.1.3. Những nghiên cứu ở Trung Quốc ...................................................................14 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................18 1.2.1. Nguyên lý hội thoại và nguyên lý lịch sự .......................................................18 1.2.1.1. Nguyên lý cộng tác hội thoại .......................................................................18 1.2.1.2. Nguyên lý lịch sự .........................................................................................28 1.2.1.3. Chánh ngữ trong giáo thuyết nhà Phật là một nguyên lý giao tiếp ..............32 1.2.2. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn ................................................................38 1.2.2.1. Nghĩa tường minh ........................................................................................38 1.2.2.2. Nghĩa hàm ẩn ...............................................................................................38 vi 1.2.3. Phương thức biểu thị hàm ý ............................................................................59 1.2.3.1. Cố tình vi phạm phương châm lượng ..........................................................60 1.2.3.2. Cố tình vi phạm phương châm chất .............................................................61 1.2.3.3. Cố tình vi phạm phương châm quan hệ .......................................................64 1.2.3.4. Cố tình vi phạm phương châm cách thức ....................................................65 1.3. Tiểu kết...............................................................................................................66 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA HÀM ẨN TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ KỊCH TIẾNG VIỆT ............................................................. 68 2.1. Giới thiệu tác giả tác phẩm ................................................................................68 2.1.1. Sơ lược về Nam Cao .......................................................................................68 2.1.2. Sơ lược về Lưu Quang Vũ ..............................................................................69 2.2. Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong “Tuyển tập Nam Cao” .................70 2.2.1. Các phương thức .............................................................................................70 2.2.2. Những phương thức có các phương tiện biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn chủ yếu trong “Tuyển tập Nam Cao” .....................................................................................74 2.2.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ..................................................74 2.2.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ....................................................79 2.2.2.3. Phương thức vi phạm phương châm cách thức 2 .........................................88 2.2.2.4. Phương thức khác .........................................................................................90 2.3. Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” ...................................................................................................................91 2.3.1. Các phương thức .............................................................................................91 2.3.2. Những phương thức có các phương tiện biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn chủ yếu trong tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.......................................................95 2.3.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ..................................................95 2.3.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ....................................................99 2.3.2.3. Phương thức vi phạm phương châm cách thức 2 .......................................103 2.3.2.4. Phương thức khác .......................................................................................104 2.4. Tiểu kết.............................................................................................................107 vii CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA HÀM ẨN TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ KỊCH TIẾNG HÁN ............................................................108 3.1. Giới thiệu tác giả tác phẩm ..............................................................................108 3.1.1. Sơ lược về Lỗ Tấn .........................................................................................108 3.1.2. Sơ lược về Tào Ngu ......................................................................................109 3.2. Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong “Truyện ngắn Lỗ Tấn” ...............110 3.2.1. Các phương thức ...........................................................................................110 3.2.2. Những phương thức có các phương tiện biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn chủ yếu trong “Truyện ngắn Lỗ Tấn” ...................................................................................113 3.2.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................113 3.2.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất 1 ...............................................118 3.2.2.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................120 3.2.2.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................120 3.3. Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong kịch “Lôi Vũ” ............................126 3.3.1. Các phương thức ...........................................................................................126 3.3.2. Những phương thức có các phương tiện biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn chủ yếu trong kịch “Lôi Vũ” ................................................................................................132 3.3.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................132 3.3.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ..................................................140 3.3.2.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................144 3.3.2.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................146 3.3.2.5. Phương thức khác .......................................................................................152 3.4. Tiểu kết.............................................................................................................154 CHƯƠNG 4. SO SÁNH PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA HÀM ẨN (trong các tác phẩm đã nghiên cứu) ........................................................................155 4.1. So sánh phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong “Tuyển tập Nam Cao” và “Truyện ngắn Lỗ Tấn” ............................................................................................155 4.1.1. Bảng so sánh .................................................................................................155 4.1.2. Những điểm tương đồng ...............................................................................159 viii 4.1.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................159 4.1.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ..................................................159 4.1.2.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................159 4.1.2.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................159 4.1.2.5. Phương thức khác .......................................................................................159 4.1.3. Những điểm dị biệt........................................................................................159 4.1.3.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................160 4.1.3.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ..................................................161 4.1.3.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................162 4.1.3.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................164 4.1.3.5. Phương thức khác .......................................................................................166 4.2. So sánh phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” và kịch “Lôi Vũ” ..........................................................................168 4.2.1. Bảng so sánh .................................................................................................168 4.2.2. Những điểm tương đồng ...............................................................................174 4.2.2.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................174 4.2.2.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ..................................................175 4.2.2.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................175 4.2.2.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................175 4.2.2.5. Phương thức khác .......................................................................................175 4.2.3. Những điểm dị biệt........................................................................................175 4.2.3.1. Phương thức vi phạm phương châm lượng ................................................175 4.2.3.2. Phương thức vi phạm phương châm chất ..................................................176 4.2.3.3. Phương thức vi phạm phương châm quan hệ.............................................178 4.2.3.4. Phương thức vi phạm phương châm cách thức ..........................................178 4.2.3.5. Phương thức khác .......................................................................................179 4.3. Nhận xét ...........................................................................................................179 4.4. Tiểu kết.............................................................................................................182 KẾT LUẬN .............................................................................................................184 ix TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................189 NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................................................................199 DẪN LIỆU NGÔN NGỮ .......................................................................................200 PHỤ LỤC 1 (Trích dẫn tài liệu gốc tiếng Hán dùng trong Luận án) ....................201 PHỤ LỤC 2 (Đóng quyển riêng) ............................................................................211 1 MỞ ĐẦU 0.1. Lí do nghiên cứu Hàm ý là loại nghĩa rất phổ biến trong ngôn ngữ hội thoại, với chức năng truyền tải những thông tin chìm trong lời nói. Nó trở thành khái niệm được nhiều nghiên cứu quan tâm trong nhiều lĩnh vực. Theo Herbert Paul Grice (1975), hàm ý là những gì người nói muốn ngụ ý, gợi ý hay ngầm nói, khác với những gì mà người ấy nói ra qua câu chữ. Grice trong các công trình của mình đã nhận xét: trong giao tiếp nhiều khi chúng ta “nói điều này nhưng thật ra muốn nói một điều khác” (Dẫn theo 71, 93). John Lyons (1995, 282) cũng đồng tình với quan điểm của Grice khi cho rằng: “Rất nhiều thông tin từ người nói được truyền đạt đến người nghe trong hội thoại hàng ngày là được ngầm hiểu chứ không phải được khẳng định một cách rõ ràng”. Từ khá sớm, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân… cũng quan tâm tới vấn đề này. Hoàng Phê (1989, 93) viết: “Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường là quan trọng, thậm chí, có khi hiển ngôn chỉ là dùng để nói hàm ngôn, ý hàm ngôn là ý chính”. Hiện nay ở Việt Nam, không công trình ngữ dụng học nào không bàn tới khái niệm hàm ý. Song, cũng có một số vấn đề chưa được sáng tỏ: Đó là việc phân loại hàm ý, giữa các nhà nghiên cứu chưa đạt được sự thống nhất cao, việc xem xét phương thức biểu thị hàm ý chủ yếu ở việc sử dụng một số biểu thức ngôn ngữ (tạo hàm ý ngôn ngữ) và một số biện pháp vi phạm phương châm giao tiếp (tạo hàm ý hội thoại). Hơn nữa, việc nghiên cứu hàm ý trong sáng tác văn học chưa được quan tâm thỏa đáng, mối quan hệ giữa hàm ngôn hội thoại trong lĩnh vực văn học về nhiều phương diện chưa được làm rõ. Trước hiện trạng này, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, để làm sáng tỏ những vấn đề chưa thống nhất, chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Bản thân tôi là một giáo viên dạy tiếng Trung Quốc, tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc phát hiện và lý giải những hiện tượng về hàm ý, phương thức biểu thị hàm ý và khả năng ứng dụng chúng vào thực tế. Được tìm hiểu về hàm ý trong tác phẩm tiếng Việt rồi so sánh với tiếng Trung sau đó vận 2 dụng vào việc giảng dạy của mình là điều vô cùng thú vị. Vì “nghiên cứu đối chiếu, xét về nhiều mặt, là thực sự có ích cho việc học, dạy và sử dụng ngoại ngữ” [89, 69]. Từ những nguyên do trên, luận án chọn nghiên cứu về “Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt và tiếng Hán (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học)”. 0.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 0.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trước một đối tượng hội đủ tính động và tính phức tạp, mục đích của luận án là đi tìm các phương thức biểu đạt hàm ý trong giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Hán hiện đại) dưới góc nhìn của lý thuyết giao tiếp, của ngữ nghĩa - ngữ dụng học và đặc biệt là nguyên lý cộng tác hội thoại của Grice trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, để tìm lời giải đáp cho các vấn đề sau: Phương thức biểu thị hàm ý bằng cách vi phạm các phương châm hội thoại của Grice phải chăng là hữu hiệu và duy nhất? Trường hợp giao tiếp nào thì dùng cách nói hàm ý? Hiệu quả của việc biểu thị hàm ý như thế nào? Cơ chế biểu hiện của nó ra sao? Những phương tiện ngôn ngữ nào mà cách nói hàm ý hay sử dụng? Đâu là nét phổ quát và nét đặc thù? Dùng cử chỉ trong giao tiếp phải chăng là cách tạo hàm ý hiệu quả và phổ biến? 0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đáp ứng những mục tiêu trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: 1) Điểm lý thuyết về cách nói hàm ý trong giao tiếp với các tiêu chí và các cơ sở nhận diện. 2) Khảo sát trên một số tác phẩm văn học tiếng Việt và tiếng Hán, nhằm tìm ra phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong giao tiếp theo nguyên tắc vi phạm các phương châm hội thoại của Grice. 3) Mô tả các cơ chế, các quy luật hoạt động, cấu trúc, các đặc điểm đặc trưng mang tính chất vừa định tính vừa định lượng; đồng thời xác định mục đích, lý do và các tình thế giao tiếp của cách nói hàm ẩn để hiểu rõ bản chất của hiện tượng này trong tiếng Việt và tiếng Hán. 3 4) So sánh phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn của tiếng Việt và tiếng Hán, để thấy được sự tương đồng và dị biệt về cách thức sử dụng hàm ý trong hội thoại. 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 0.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu theo hướng dụng học, vấn đề bao trùm cả ngữ dụng học là hàm ý. Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu đối tượng hàm ý hội thoại theo đường hướng triết học của nhà triết học ngôn ngữ Anh - Herbert Paul Grice. Biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong giao tiếp là hiện tượng luôn ở trạng thái động với những mối liên hệ nội tại và những nhân tố xã hội bên ngoài ngôn ngữ. Luận án sẽ khảo sát lời thoại của các nhân vật giao tiếp, với tiêu điểm tập trung ở các phát ngôn có chứa cách nói hàm ẩn, dạng song thoại của tiếng Việt (có so sánh với tiếng Hán hiện đại) bởi đây là hình thức tiêu biểu, có tính cơ bản phổ biến nhất của hội thoại. 0.3.2. Phạm vi nghiên cứu Do cách nói hàm ẩn là vấn đề có tính phức tạp, vừa mang tính đa dạng, đa diện ở mặt hội thoại, nên luận án này chỉ giới hạn trong việc đề cập tới cách nói hàm ẩn trong kiểu hội thoại song thoại với các diễn ngôn của giao tiếp tiếng Việt (có so sánh với tiếng Hán hiện đại). Do mức độ tập trung của luận án là nghiên cứu, làm rõ phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt và tiếng Hán trên cứ liệu một số tác phẩm văn học, nên trong quá trình làm việc chúng tôi sẽ xem xét cụ thể và thật kỹ lưỡng cách nói hàm ẩn trong những diễn ngôn của các tác phẩm: Tiếng Việt, “Tuyển tập Nam Cao” - Tác giả Nam Cao và tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - Tác giả Lưu Quang Vũ; Tiếng Hán, “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Tác giả Lỗ Tấn và kịch “Lôi Vũ” - Tác giả Tào Ngu, chúng tôi khảo sát trực tiếp trên bản tiếng Hán; tuy nhiên có tham khảo bản dịch tiếng Việt “Truyện ngắn Lỗ Tấn” dịch giả Trương Chính và kịch “Lôi Vũ” dịch giả Đặng Thai Mai, phần tham khảo chúng tôi xếp ở phụ lục. Xin được trình bày vì sao luận án lại chọn các tác giả này? Có thể nói rằng, thứ nhất, cả bốn tác giả đều có sức ảnh hưởng lớn trên diễn đàn văn học Việt Nam và Trung Quốc; thứ hai, các tác giả sử dụng ngôn ngữ mang tính đặc thù, hàm súc, có 4 thể phục vụ tốt cho mục đích của luận án. Chúng tôi chủ ý chọn các tác giả-tác phẩm ở hai quốc gia khác nhau để thực hiện so sánh, nhằm thấy được sự tương đồng-dị biệt khi sử dụng hàm ý và nguyên nhân chính dùng hàm ý là gì. Về thời gian, cùng là ở thế kỷ XX, các tác phẩm “Tuyển tập Nam Cao”, “Truyện ngắn Lỗ Tấn” và kịch “Lôi Vũ” ra đời vào khoảng những thập niên đầu của thế kỷ, riêng Tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là khoảng thập niên 80, sở dĩ chúng tôi chọn Tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” do vì đây là vở kịch hiện đại, ngôn từ mới mẻ, tình tiết thú vị và đặc biệt là phục vụ tốt cho mục đích luận án: nghiên cứu hàm ý. Chúng tôi chọn tiểu thuyết vì muốn tìm hiểu cách thức thể hiện hàm ý ở dạng văn bản viết như thế nào. Và chọn tác phẩm kịch vì nơi đây hội đủ điều kiện như ngữ cảnh, cử chỉ động tác nhân vật, âm điệu, phát ngôn,…rất cần thiết trong việc nhận diện hàm ý. Sau khi khảo sát các tác phẩm của các tác giả đã chọn, chúng tôi sẽ thực hiện công việc đối sánh nhằm tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của cách nói hàm ẩn trong quá trình sử dụng của hai ngôn ngữ. Xét về mặt phong cách, ở cả hai khu vực giao tiếp tiếng Việt và tiếng Hán, hoạt động của cách nói hàm ẩn thể hiện chủ yếu tập trung ở phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy, để tiện so sánh - đối chiếu, nhằm xác định đặc điểm định tính cũng như định lượng cách nói hàm ẩn, luận án chỉ tập trung khảo sát kiểu hội thoại song thoại trong các diễn ngôn thuộc loại phong cách này. Bởi đó là nơi cách nói hàm ẩn thể hiện tính chất tập trung điển hình nhất. Nơi đây, vai trò của nhân vật giao tiếp được phát huy cao độ vì nó bao hàm các mối quan hệ xã hội – văn hóa giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, hàm chứa sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong quá trình ứng xử. Các yếu tố phi lời như cử chỉ, sự im lặng trong giao tiếp, đã góp phần không nhỏ trong cách thức biểu đạt hàm ý. 0.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn, trong luận án, chúng tôi sử dụng những hiểu biết về lý thuyết giao tiếp, về ngữ dụng học nhằm khảo sát phương thức biểu đạt cách nói hàm ý trong những biểu hiện thực tế của nó. Cụ thể là những phương pháp sau đây: 5 1. Phương pháp phân tích diễn ngôn: để nghiên cứu về hình thức và nội dung giữa các tham thoại. Phát hiện những dấu hiệu đặc trưng về hình thức cấu trúc của các đơn vị trong hệ tôn ti hội thoại, về mặt nội dung ý nghĩa trong mối liên quan với các tình huống hội thoại, nhằm tìm ra lực ngôn trung đích thực mà người nói muốn thể hiện, tìm ra cơ chế biểu hiện của cách nói hàm ý qua những yếu tố tường minh và yếu tố không tường minh. Nghĩa là, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích cứ liệu để tìm ra quy luật, đưa ra kết luận cần thiết dựa trên cơ sở quy nạp. 2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh: dựa vào ngữ cảnh của phát ngôn để xác định hàm ý, vì ngữ cảnh bao gồm văn cảnh xuất hiện phát ngôn được xem xét, những tri thức nền về ngôn ngữ, văn hóa và mảng hiện thực khách quan ngoài ngôn ngữ tạo điều kiện cho việc tiếp nhận phát ngôn. M. A. K. Halliday cho rằng: “Sự lựa chọn hình thức ngôn ngữ bị chi phối bởi môi trường văn hóa [...]; nghĩa của từ và nghĩa của câu bị quy định bởi ngôn cảnh.” (Dẫn theo [41, 45]). 3. Phương pháp cải biến: để xác định tính hiệu quả về mặt chiến lược trong mục đích sử dụng ở một số trường hợp có cách nói hàm ẩn xuất hiện. Chúng tôi áp dụng phương pháp cải biến trên cơ sở ngôn ngữ hiện có để minh họa tri thức hàm ẩn về ngôn ngữ, vì “phép cải biến chính là quy tắc được dùng để tạo ra các câu phái sinh từ các câu lõi”.[43, 217-224]. 4. Phương pháp so sánh – đối chiếu: nhằm khảo sát và xác định những đặc điểm đặc trưng của cách nói hàm ý giữa tiếng Việt và tiếng Hán trong giao tiếp. Cụ thể, cơ sở đối chiếu của luận án là các phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong những tác phẩm văn học đã chọn, luận án xem xét so sánh các phương thức tạo hàm ý, sau đó đối chiếu để tìm ra những tương đồng và dị biệt trong tiếng Việt (ngôn ngữ đối tượng) và tiếng Hán (ngôn ngữ phương tiện), nhằm làm rõ những điểm đặc biệt trong cách dùng hàm ý của hai ngôn ngữ, từ đó sẽ dễ dàng lý giải sự khác biệt về định tính cũng như định lượng. Ngoài ra luận án còn sử dụng: - Miêu tả ngôn ngữ học: để khảo sát định lượng các lời thoại của cách nói hàm ẩn qua các cuộc hội thoại đã thu thập, từ đó rút ra những nhận định cần thiết về những 6 đặc điểm của cách nói hàm ẩn trong tiếng Việt và tiếng Hán (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học). - Luận án chú ý tới những tri thức về văn hóa học, tâm lí học, xã hội học, để giải thích các sự kiện, những trường hợp sử dụng các chiến lược trong cách nói hàm ẩn ở cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán. 0.5. Nguồn ngữ liệu Để khảo sát, tiếp cận đối tượng, thực hiện nhiệm vụ, mục đích đặt ra của luận án, trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng nguồn ngữ liệu sau: 1) Tiếng Việt: Chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm: 1. “Tuyển tập Nam Cao” - Tác giả Nam Cao, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2010. Trong tác phẩm có 57 truyện. 2. Tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - Tác giả Lưu Quang Vũ, nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013. Trong tác phẩm có 5 truyện kịch. 2) Tiếng Hán: Chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm: 1. Bản gốc tiếng Hán (Lỗ Tấn toàn tập): a.《鲁迅全集》(1981),人民文学出版社,第一卷. b.《鲁迅全集》(1981),人民文学出版社,第二卷. (a. “Lỗ Tấn toàn tập”, 1981, Nxb. Văn học Nhân dân, quyển 1. b. “Lỗ Tấn toàn tập”, 1981, Nxb. Văn học Nhân dân, quyển 2.) Tham khảo bản dịch tiếng Việt: “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Tác giả Lỗ Tấn, dịch giả Trương Chính (dịch từ nguyên bản tiếng Hán, Nhân Dân Văn hóa xuất bản 1957-1958), nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2010. 2. Bản gốc tiếng Hán (Tào Ngu toàn tập): “曹禺全集”,上海文化生活出版社, 1936 年 1 月初版。 (“Tào Ngu toàn tập”, 1-1936, Nxb. Văn hóa Thượng Hải.) Tham khảo bản dịch tiếng Việt: 7 “Lôi Vũ” - Tác giả Tào Ngu, dịch giả Đặng Thai Mai (dịch từ bản in chữ Hán, Văn hóa Sinh hoạt (Thượng Hải) xuất bản phát hành vào khoảng 1936, đã được liên tục đăng trên tạp chí Thanh Nghị (1943-44) từ số 77 đến số 99), nhà xuất bản Sân khấu, Hà Nội, 2006. Cả hai nguồn tiếng Việt và tiếng Hán này, có sự trùng hợp là cùng ra đời vào thế kỷ XX, một giai đoạn lịch sử nhân loại có rất nhiều chuyển biến theo chiều hướng mới, nhất là về mặt tư tưởng văn hóa. Tài liệu được đảm bảo theo nguyên tắc xác thực và có chọn lọc. Những diễn ngôn có liên quan đến cách tạo hàm ẩn đều được chúng tôi chắt lọc tập hợp lại rồi phân loại, phân tích diễn giải tường minh nhằm tìm ra phương thức biểu đạt cách nói hàm ý. Tức là chúng tôi sẽ tìm cụ thể trên nguồn ngữ liệu về phương thức tạo cách nói hàm ý. Tất cả các câu thoại có chứa hàm ý được chúng tôi thuyết minh và tập hợp trong phụ lục (1,2,3,4). 0.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 0.6.1. Về lí luận Đề tài có những đóng góp sau: 1. Điểm lại các vấn đề lý luận về hàm ý. 2. Luận án phân tích cơ chế tạo lập hàm ý hội thoại bằng cách vi phạm các phương châm hội thoại, nhằm thấy rằng, phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn đa phần là do vi phạm các phương châm hội thoại, nhưng không phải tất cả mà còn có phương thức khác. 3. Luận án nghiên cứu từ bình diện dụng học qua cấu trúc thông báo, các hành vi ngôn ngữ, đích ngôn trung, hiện tượng nhấn mạnh, tiêu điểm, lập luận… để làm rõ quan điểm của người tạo lập phát ngôn trong những tình huống cụ thể. 4. Trong phân tích những thông tin từ sự phát ngôn, luận án chú ý đến những đặc trưng phi ngôn từ như ngôn điệu (ngữ điệu) và những dấu hiệu kèm lời (cử chỉ điệu bộ) được mã hóa trong thành tố ngôn từ của phát ngôn. 5. “Chánh ngữ trong giáo thuyết nhà Phật là một nguyên lý giao tiếp” [14, 4552]. Đây là một đóng góp mới trong lúc tác giả thực hiện luận án. 8 0.6.2. Về thực tiễn 1. Luận án góp thêm phần sáng tỏ về cách thức biểu đạt hàm ý trong giao tiếp của tiếng Việt và tiếng Hán. 2. Đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên và những người quan tâm đến đề tài trong việc nghiên cứu phương thức biểu đạt hàm ý. 3. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của người Việt và cho người nước ngoài học tiếng Việt, trong các trường hợp cụ thể dùng cách nói hàm ẩn. 0.7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Nhiệm vụ của chương là: Thứ nhất, trình bày về tình hình nghiên cứu; Thứ hai, trình bày những vấn đề cơ bản về hàm ý, trên cơ sở có chọn lọc từ các kết quả nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học đi trước. Cụ thể chúng tôi sẽ trình bày về nguyên lý hội thoại và nguyên lý lịch sự, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, phương thức biểu thị hàm ý. Chương 2: Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong truyện ngắn và kịch tiếng Việt Nhiệm vụ của chương là khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt “Tuyển tập Nam Cao” - Tác giả Nam Cao, và tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” - Tác giả Lưu Quang Vũ. Chúng tôi sẽ chọn lọc kỹ lưỡng các câu thoại tạo nghĩa hàm ẩn, từ đó phân loại, sắp xếp thành các phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn theo tiêu chí vi phạm các phương châm hội thoại. Đồng thời phân tích một số phương tiện ngôn ngữ tạo hàm ý có số lần xuất hiện cao, nhằm thấy rõ đặc tính sử dụng cách nói có ẩn ý trong tiếng Việt và cũng là cơ sở để thực hiện so sánh đối chiếu ở chương 4. Chương 3: Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong truyện ngắn và kịch tiếng Hán 9 Nhiệm vụ của chương là khảo sát trên ngữ liệu nguyên bản tiếng Hán “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Tác giả Lỗ Tấn, và kịch “Lôi Vũ” - Tác giả Tào Ngu; đồng thời để tiện việc đối sánh về sau, luận án có tham khảo thêm bản dịch tiếng Việt “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Tác giả Lỗ Tấn, dịch giả Trương Chính; và kịch “Lôi Vũ” - Tác giả Tào Ngu, dịch giả Đặng Thai Mai. Chúng tôi sẽ chọn lọc kỹ lưỡng các câu thoại tạo nghĩa hàm ẩn, từ đó phân loại, sắp xếp thành các phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn theo tiêu chí vi phạm các phương châm hội thoại. Đồng thời phân tích một số phương tiện ngôn ngữ tạo hàm ý có số lần xuất hiện cao, nhằm thấy rõ đặc tính sử dụng cách nói có ẩn ý trong tiếng Hán, và cũng là cơ sở để thực hiện so sánh đối chiếu ở chương 4. Chương 4: So sánh phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn (trong các tác phẩm đã nghiên cứu) Trong chương này, trước tiên chúng tôi lập bảng thống kê so sánh: 1)Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong “Tuyển tập Nam Cao” và “Truyện ngắn Lỗ Tấn”; 2)Phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tuyển kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” và kịch “Lôi Vũ”. Tiếp theo căn cứ trên bảng thống kê so sánh đó, chúng tôi sẽ nêu lên những điểm tương đồng và dị biệt về phương thức biểu đạt ý nghĩa hàm ẩn trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sau cùng là trình bày phần nhận xét. 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu ở phương Tây Lúc Đức Phật thành đạo, trong bài pháp Tứ đế đầu tiên Ngài giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo (Bát Chánh đạo) cho năm bạn đồng tu là nhóm Kiều Trần Như. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. “Chánh ngữ” là chi thứ ba trong Bát Chánh đạo, sau này trong các Kinh điển của các Bộ phái, phát triển “Chánh ngữ” lên thành qui tắc ứng xử trong Đạo Phật. Đây là một nguyên tắc giao tiếp mà về sau trong công trình của Grice đã đề cập đến. Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở mục 1.2.1.3. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà ngôn ngữ học hiện đại như: Austin, Searle, Ducrot, Grice, Dik, Halliday, Hagège… đều nhấn mạnh đến dụng học. Vì dụng học đề cập đến sự vận dụng kết học và nghĩa học trong những tình huống khác nhau, nên có điều kiện để đi sâu, phân tích các khái niệm tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn, suy ý, ẩn ý, hàm ý. Và ngữ pháp chức năng hiện đại là một thứ ngữ pháp hành chức, đã nhận ra rằng, trong câu còn có cái gì đó quan trọng hơn cấu trúc chủ - vị quen thuộc, đó là ý nghĩa lôgich. Câu được coi là hành động của ngôn ngữ diễn đạt hành động của tư duy. Nội dung lôgich - ngữ nghĩa ẩn sâu trong bề mặt của câu đó, được ngữ pháp chức năng gọi là hàm ý. Vậy hàm ý là lĩnh vực của những thông tin ngôn từ hàm ẩn. Ngữ dụng học, ngữ nghĩa học, lôgich học… là những hướng nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy ngữ dụng học xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm: Ngữ dụng học nghiên cứu cách thức con người hiểu và sản sinh một hành vi giao tiếp hoặc một hành vi ngôn ngữ trong một ngữ cảnh nói năng cụ thể. Trên thực tế, ngữ dụng học được nghiên cứu theo 3 đường hướng 11 chính đó là: 1. Đường hướng Triết học; 2. Đường hướng Ngôn ngữ học xã hội; 3. Đường hướng Tri nhận. Chúng tôi xin trình bày cụ thể về Đường hướng Triết học: Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là H. P. Grice, một nhà triết học ngôn ngữ, với tác phẩm nổi tiếng là Lôgich và hội thoại (Logic and Conversation). Ông khẳng định rằng có những nguyên tắc cơ bản của ứng xử con người của tính cộng tác và sự chú ý hỗ tương, hai bên đối với nhu cầu và sự mong muốn của người khác cung cấp một cơ sở đối lập với nó mà việc sử dụng ngôn ngữ được nghiên cứu và so sánh. Những nguyên tắc và phương châm là một phần của tri thức tiền giả định được người nói và người nghe chia sẻ. Các nhà nghiên cứu dụng học theo đường hướng này thường dựa vào khung lý thuyết Nguyên tắc cộng tác hội thoại (The Cooperative Principle), được cụ thể bằng 4 phương châm (Lượng, Chất, Quan hệ và Cách thức) để xác định nghĩa của phát ngôn. Khi bàn đến bốn phương châm trên các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc người nói có vi phạm hay không phương châm hội thoại (Flouting maxims). Trong cuộc thoại, người nói có chủ ý vi phạm phương châm nào đó, thì đều nhằm mục đích giao tiếp nhất định. Vì vậy, để tránh vi phạm những phương châm trên, người nói sử dụng các biện pháp nói tránh hay là rào đón (Hedges). Ngữ dụng học là nghiên cứu chính cái hệ thống nhấn mạnh khả năng của người sử dụng ngôn ngữ hiểu các phát ngôn. Nếu như ngữ pháp quan tâm đến việc mã hóa kinh nghiệm của con người dưới dạng hình thức ký hiệu ngôn ngữ, thì ngữ dụng học quan tâm đến cách thức con người sử dụng những ký hiệu đó tác động ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngữ dụng học được các nhà Việt ngữ học quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX. Riêng về lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn đã có những công trình nghiên cứu tiên phong của Hoàng Phê (1975) với: Phân tích ngữ nghĩa (1975), Ngữ nghĩa của lời (1981), Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ (1982), Ý nghĩa của hàm ngôn trong lời nói (1988),…Tác giả cho rằng, cái kỳ diệu của ngôn ngữ là cho phép nói ít mà làm cho người nghe có thể hiểu nhiều. Bên trong những điều nói trực tiếp còn có những điều nói gián tiếp, gợi ý cho người nghe tự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất