Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp sử dụng các câu hỏi khêu gợi trí thông minh của học sinh ...

Tài liệu Phương pháp sử dụng các câu hỏi khêu gợi trí thông minh của học sinh

.DOC
20
106
82

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NỘI DUNG : PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI KHÊU GỢI TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH . I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Thời đại ngày nay là thời đại khoa học và công nghệ , trang bị tri thức khoa học công nghệ cho học sinh là cần thiết vì : + Lượng tri thức loài người tăng rất nhanh. + Đặc tính của con người là có tính sáng tạo. Nhưng làm thế nào để học sinh tiếp nhận kiến thức công nghệ đó một cách chủ động, sáng tạo thì đó là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác dạy và học - Đặc thù bộ môn đòi hỏi phải tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy.Theo phương pháp dạy củ học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động ít sáng tạo. Dạy học theo phương pháp mới phải “ Lấy học sinh làm trung tâm , học sinh phải chủ động thầy chủ đạo tổ chức hướng dẫn phát huy vai trò chủ thể tự trang bị kiến thức “ . - Vấn đề sử dụng các câu hỏi từ lâu cũng được nêu ra nhưng việc tìm kiếm những biện pháp sử dụng các câu hỏi như thế nào cho đúng để có hiệu quả trong các giờ giảng sinh học thì vẫn chưa được quan tâm, chưa có sự thống nhất về quan điểm vì thế cách thức và mục đích sử dụng câu hỏi còn tuỳ tiện phần lớn câu hỏi còn lẻ tẻ vụn vặt phi hệ thống ,ít tổng hợp khái quát hoặc không phù hợp với trình độ học sinh . Trong bài “ Bức xúc là đổi mới phương pháp dạy học “ báo nhân dân ra ngày 6/ 10/1966 Trường Giang viết : “ Mặc dù giáo dục đã đổi mới nhiều về qui mô và hình thức phát triển nhưng phương pháp dạy học khâu quan trọng chủ yếu trong công tác đào tạo thì chưa có gì mới lắm . Tình trạng thầy giảng trò ghi , thầy nói trò nghe biến học sinh ,sinh viên 1 thành một thực thể bị động triền miên từ ngày nhập học đến khi ra trường vẫn còn phổ biến . Ngành giáo dục đã xác định “Học sinh là nhân vật trung tâm trong nhà trường “ nhưng chưa tìm ra được quy trình giảng dạy tối ưu . -Vận dụng lý thuyết vào giảng dạy ở trường PTTH nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy sinh học góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ Lấy học sinh làm trung tâm “ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảng dạy và học tập ở trường THPT Lê Văn Hưu nói riêng và của ngành giáo dục nói chung . Từ những nhận thức đó mà trong những năm qua bằng nghiên cứu và thực nghiệm cũng đã thu được những thành công nhất định , đó là lý do mà Tôi viết sáng kiến này . II - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : +Khảo sát , thống kê , phân loại khả năng tiếp thu hệ thống câu hỏi trong một giờ sinh học . +Phân tích , đối chiếu ,so sánh khả năng tiếp thu hệ thống kiến thức của học sinh khi sử dụng hai phương pháp dạy học khác nhau : Phương pháp có sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và phương pháp dạy học truyền thống . +Phương pháp quy nạp , tổng hợp , khái quát . +Phương pháp thực nghiệm : Thực nghiệm một bài giảng để kiểm chứng lý luận . III - KHẢO SÁT : 1 - Phạm vi khảo sát gồm hai vấn đề : +Việc sử dụng các câu hỏi trong các phương pháp dạy 1 giờ sinh học ở trường THPT + khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh tương ứng với từngphương pháp dạy đó . +Nội dung khảo sát : Trong 4 tiết dạy . 2 + Tiết : 7 bài : “ Sự TĐC qua màng tế bào ,, Lớp 10 . + Tiết : 35 và 36 bài : “ lai một cặp tính trạng ,, Lớp 11 . + Tiết :7 và 8 bài : “ Thường biến ,, Lớp 12 . 2 - đối tượng khảo sát : + Giáo viên PTTH . + Học sinh khối 10 ; Khối 11 và khối 12 . 3 - địa bàn khảo sát : + Trường PTTH Lê văn Hưu . 4 - Phương pháp khảo sát : + Chủ yếu bằng phương pháp kiểm tra kiến thức của học sinh qua bài làm kiểm tra hoặc làm bài tập , câu hỏi vấn đáp . Vấn đề khảo sát Yếu kém Kết quả Trung bình Khá giỏi 24 % 49,6% 26,4% 0% 20 % 40,2% 34,8% 5% -Tiết dạy không sử dụng câu hỏi nêu vấn đề (thuyết trình ) -Tiết dạy có sử dụng câu hỏi nhưng còn lẻ tẻ chưa có hệ thống . 5- Nhận xét về kết quả khảo sát trên : + Phương pháp 1 : là phương pháp theo kiểu dạy học truyền thống cơ số tâm lý của tư duy đơn thuần chỉ là sự tái hiện một kiến thức kỹ năng hành động nào đó , học sinh không có sự căng thẳng về trí tuệ , hoàn toàn thụ động tiếp thu những kiến thức đã có sẵn giáo viên là người truyền tải kiến thức . Thầy giảng trò ghi , thầy nói trò nghe . Do đó nhiều học sinh tiếp thu kiến thức còn mơ hồ , thiếu chính xác , không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh . + Phương pháp 2 : đã có sử dụng một số câu hỏi nhưng còn lẻ tẻ không có hệ thống đã gây được hứng thú lòng ham muốn hiểu biết của 3 học sinh nhưng chưa được cao . Kết quả nhận thức của học sinh đã chính xác hơn và cũng đã có những sáng tạo nhưng chưa nhiều . IV- NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI KHÊU GỢI TRÍ THÔNG MINH CỦA HỌC SINH TRONG MỘT GIỜ SINH HỌC Ở TRƯỜNG PTTH . A - CƠ SỞ LÝ LUẬN : Khi sử dụng câu hỏi cần chú ý một số vấn đề sau : 1 - Trong phương pháp dạy học hệ thống câu hỏi phải có những tình huống có vấn đề . + Khái niệm về các câu hỏi nêu vấn đề : Là các câu hỏi trong đó tồn tại một mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết đồng thời trong đó chứa đựng một mâu thuẫn nội tại của nhận thức mâu thuẫn này là nhu cầu muốn hiểu biết với vốn kiến thức kinh nghiệm chưa đầy đủ . + Trong lý luận dạy học không xem câu hỏi có vấn đề là một thực thể khách quan mà nó là kết quả của một bước nhận thức đi từ cái chưa biết đến cái biết , có thể xem câu hỏi là bước chuyển tiếp trung gian từ sự chưa biết đến biết là một hình thức phản ánh của tư duy . + Câu hỏi có vấn đề là một khâu rất quan trọng trong nhóm phương pháp dạy học chuyên biệt hoá . Đây là một vấn đề lớn quan trọng không phải chỉ có môn sinh học nghiên cứu mà các nghành khoa học khác cũng rất quan tâm . + Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề này trong phương pháp giảng dạy : - “ Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề ” Tác giả : V.OKON - NXBGD 1976 -Phạm Hoàng Gia dịch. - “ Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào ” Tác giả : IF.KHARALAMOP do Nguyễn Ngọc Quang - Đỗ Thị Trang dịch - NXBGD Hà Nội- 1978 . - “ Dạy học nêu vấn đề ” - Khoa Sinh DHSP Hà Nội -1975 . - “ Lý luận dạy sinh học ” của giáo sư Trần Bá Hoành . 4 Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên cũng đã bàn đến việc sử dụng các câu hỏi trong các phương pháp dạy học nhưng còn thiên về lý thuyết ít có những bài giảng , ví dụ mẫu vận dụng trong các phương pháp dạy học có sử dụng đến câu hỏi nêu vấn đề . Tuy hiệu quả sử dụng các câu hỏi trong các phương pháp dạy học là rất cao , nhưng việc soạn giáo án , trình bày còn khó khăn .Do đó đòi hỏi người giáo viên phải luôn linh hoạt sáng tạo không nên theo một khuôn mẫu chung giống như những đơn thuốc cho sẵn nếu có thì cũng chỉ là các gợi ý . + Khi đưa ra hệ thống câu hỏi cần phải có tình huống tranh luận để phát huy tính sáng tạo đến mức tối đa . Câu hỏi đưa ra phải được cân nhắc kỹ : *Hỏi cái gì ? *Hỏi như thế nào ? *Hỏi khi nào ? Khi dạy trên lớp thường có nhiều tình huống bất ngờ sảy ra . Giáo viên phải duy trì hệ thống câu hỏi của bài giảng đồng thời cũng không nên cứng nhắc , có thể linh hoạt điều chỉnh hệ thống câu hỏi bài dạy sao cho phù hợp với điều kiện môi trường và khả năng tiếp nhận của học sinh . + Giáo viên phải biết phân loại câu hỏi , ngoài câu hỏi phát hiện, thầy phải tạo được các câu hỏi có tình huống để trò được làm việc thực sự tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo . Tránh khuynh hướng đặt câu hỏi ở những vấn đề dễ hỏi chứ không phải là hỏi ở những chỗ cần hỏi . Cũng tránh tuỳ tiện đặt câu hỏi tức thì tại lớp . Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích nhận thức xác định trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ tuỳ theo diễn biến của tiết học . 2- Câu hỏi được sử dụng phải tuỳ theo các phương pháp : +Câu hỏi được sử dụng với những mục đích khác nhau ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học . Nhưng quan trọng nhất và cũng 5 khó sử dụng nhất là ở khâu nghiên cứu tài liệu mới . Trong khâu dạy bài mới câu hỏi được sử dụng trong những phương pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là phương pháp vấn đáp . +Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà trong đó giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi để học sinh lần lượt trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và cả với giáo viên dưới sự chỉ đạo của giáo viên qua hệ thống hỏi đáp , qua một chuỗi “ Chu kỳ sư phạm ” học sinh lĩnh hội được nội dung bài học . + Có rất nhiều kiểu vấn đáp : vấn đáp gợi mở , vấn đáp giải thích minh hoạ , vấn đáp phát hiện . -Vấn đáp gợi mở được sử dụng nhiều khi dạy bài mới trong đó giáo viên dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tới những kiến thức mới tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức phát triển sự hứng thú học tập khát vọng tìm tòi kiến thức mới . - Vấn đáp giải thích minh hoạ : giáo viên nêu hệ thống câu hỏi kèm theo nhữhg ví dụ để học sinh dễ hiểu biết , dễ nhớ nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó . - Vấn đáp phát hiện : giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến kể cả tranh luận giữa thầy với cả lớp , có khi giữa trò với trò qua đó học sinh nắm được tri thức mới phương pháp này thầy là người có vai trò chỉ đạo quyết định chất lượng lĩnh hội của trò .Còn trò là người tự tìm kiếm kiến thức mới . 3- đặt câu hỏi phải khớp với những điểm chính trong nội dung bài học . Sau khi đã xác định được những trọng tâm của bài cần bố trí những câu hỏi đúng các phần trọng tâm đó mà quyết định số lượng , chất lượng câu hỏi để học sinh lĩnh hội bằng tư duy tích cực . Trừ trường hợp phần đó trình hay giảng khó áp dụng phương pháp vấn đáp bắt buộc phải thuyết giải . 6 4- Hệ thống câu hỏi phải mang tính hệ thống -Kiến thức khoa học là một tổng thể trong đó có sự thống nhất giữa các kiến thức cũ và mới . Do đó câu hỏi nhất thiết phải nằm trong một hệ thống có mối quan hệ trước sau là sự triển khai hoặc là kết quả câu trước . Có hệ thống thì câu hỏi mớ có khả năng liên kết kiến thức mới thực hiện đúng quy trình nhận thức của học sinh . 5- Phân loại đối tượng học sinh trong quá trình dạy học . - Căn cứ vào lực học của từng học sinh giáo viên phân ra ít nhất làm 3 loại : +Khá +Trung bình +Yếu và kém Từ đó tổ chức phụ đạo thêm cho các đối tượng trung bình và yếu kém . - Mặt khác khi dạy giáo viên nên có những câu hỏi khi thì nhằm vào đối tượng yếu kém , lúc thì hướng vào đối tượng học khá hoặc trung bình để tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều được làm việc thực sự . Loại câu hỏi này gọi là câu hỏi “ vừa sức ” cho từng đối tượng học sinh , sử dụng nó tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả học tập cho tất cả đối tượng học sinh trong lớp . 6- Câu hỏi nên gắn liền với thực tiễn . - Câu hỏi gắn liền với thực tiễn nghĩa là có thể từ những sự kiện ,hiện tượng hằng ngày mà học sinh quan sát được để sử dụng câu hỏi từ đó học sinh chủ động tìm tòi kiến thức mới một cách sáng tạo . - Những phương pháp nêu trên không phải dùng để áp dụng cho tất cả các bài dạy mà phải tuỳ thuộc vaò mục đích , nội dung bài dạy , đặc điểm trình độ học sinh để giáo viên có thể vận dụng một vài biện pháp ở một mức độ nào đó để nâng cao chất lượng giờ dạy và qóp phần làm thay đổi phương pháp dạy học , đưa học sinh từ vị trí thụ động sang chủ động tích cực tiếp thu kiến thức . B - CƠ SỞ THỰC TIỄN : Tôi xin trình bày 1 số ví dụ sau : 7 Khi dạy bài : “ TĐC VÀ NL LÀ ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ SỐNG ,, sinh học lớp 10 . Mục đích yêu cầu của bài cần đạt được là : + Học sinh ý thức được sinh vật tồn tại trước hết là nhờ có trao đổi chất và năng lượng với môi trường , thức ăn là nguyên liệu , năng lượng là động lực giúp cho sinh vật tiến hành các quá trình sinh lý khác nhau như sinh trưởng , phát triển , cảm ứng và vận động . + Học sinh thấy được những khác biệt giữa trao đổi chất và năng lượng của vật vô sinh và sinh vật . Phần I : Vai trò của trao đổi chất và năng lượng . Giáo viên cho một học sinh nhắc lại những đặc trưng cơ bản của sự sống rồi sử dụng các câu hỏi sau : Trong 4 đặc trưng đó đặc trưng nào là cơ bản quyết định ? Tại sao ? Cho ví dụ minh hoạ . Nếu giải quyết được các câu hỏi trên thì học sinh sẽ lĩnh hội được nội dung kiến thức . Để khắc sâu kiến thức giáo viên có thể cho học sinh giải thích các câu tục ngữ : + “ Nhất nước nhì phân , tam cần tứ giống ” . + “ Lớn vú thì bụ con ” . + “Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo . Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy ” . Phần II : Đặc điểm của TĐC và NL ở sinh vật . Đầu tiên giáo viên giới thiệu thí nghiệm : dùng 2 chuông thuỷ tinh úp kín một con chuột và một ngọn nến đang cháy . +Hỏi : Sau một thời gian điều gì sẽ sảy ra ? +HS : Nến tắt chuột chết . +GV : Giải thích tại sao ? +HS : Nến cháy được cần ô-xy thải CO2 và toả nhiệt khi hết ô-xy nến tắt . Chuột muốn sống được cũng cần ô-xy thải co và toả nhiệt khi hết ô-xy chuột chết . +GV : Cùng một hiện tượng giống nhau nhưng bản chất có gì khác nhau ? 8 +HS : Vật vô sinh TĐC và NL dẫn đến sự huỷ hoại biến chất còn sinh vật TĐC và NL là điều kiện để tồn taị và phát triển . Như vậy học sinh sẽ hiểu được TĐC và NL là tính tất yếu của sinh vật và hiểu được sự khác nhau giữa TĐC và NL của vật vô sinh và sinh vật . Tiếp theo giáo viên đặt câu hỏi : Hãy kể tên thức ăn của 1 số loài ăn cỏ và một số loài ăn thịt ? Để thích nghi với các loại thức ăn đó hệ tiêu hoá của chúng có cấu tạo như thế nào ? Lấy ví dụ màng ruột không hấp thụ nọc độc rắn khi màng nhầy tiêu hoá không bị xây sát . Từ đó cho học sinh rút ra tính chọn lọc của trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật . BÀI : “ SỰ TĐC QUA MÀNG TẾ BÀO ,, sinh học lớp 10 . Phần I : Sự trao đổi nước và các chất hoà tan trong nước . Trong điều kiện không tiến hành làm được thí nghiệm có thể dạy theo cách như sau : +GV : Trình bày thí nghiệm : Lấy một phễu thuỷ tinh có cuống dài , bịt kín miệng phễu bằng một tờ giấy keo đổ vào trong phễu dung dịch Sunphát- đồng 20% úp ngược phễu trong một chậu nước cất . +Hỏi : Sau một thời gian điều gì sẽ sảy ra ? +HS : Nước sẽ dâng lên trong phễu , màu nước trong chậu sẽ chuyển sang màu xanh . +GV thông báo kết quả thí nghiệm . Thời gian Mức nước dâng lên Màu nước thí nghiệm 3h30 phút trong ống (cm) 3 trong chậu Xanh nhạt 4 ngày 20,5 Xanh như trong phễu 10 ngày 10 nt 12 ngày 0 nt Bằng các câu hỏi : + Mức nước dâng lên cao nhất lúc nào ? Vì sao ? 9 + Mức nước dâng lên cao nhất lúc nào ? Vì sao ? + Liệu mức nước trong phễu và trong chậu có bằng nhau không ? Nếu bằng nhau thì vào lúc nào vì sao ? + Cùng với sự thay đổi mức nước trong phễu là màu nước trong chậu cũng biến đổi tại sao ? GV định hướng cho học sinh tự rút ra kết luận đi đến kiến thức mới . Phần II : Khả năng hoạt tải của màng tế bào . Sau khi học xong Phần I : Sự trao đổi nước và các chất hoà tan trong nước học sinh đã có kiến thức : sự thẩm thấu và thẩm tách chỉ sảy ra khi có sự chênh lệch về nồng độ giữa dung dịch bên trong và dung dịch bên ngoài màng tế bào . +GV nêu ví dụ : Tại quản cầu thận người ta thấy nồng độ U-rê gấp 65 lần , phốt phát gấp 16 lần , sun phát gấp 90 lần so với trong máu . +GV đặt câu hỏi : Liệu sự vận chuyển các chất có tuân theo sự khuyếch tán lý học không ? ở đây sẽ có mâu thuẫn giữa vốn kiến thức khoa học đã có và kiến thức thực tiễn . Học sinh đã hiểu thận có vai trò lọc máu và các chất nêu ở trên sẽ đi từ máu đến quản cầu thận để thải ra ngoài qua nước tiểu . Cách hiểu củ không phù hợp đòi hỏi phải trình bày hiện tượng leo ngược dốc nồng độ dẫn đến hình thành khái niệm mới : “ Khả năng hoạt tải qua màng tế bào ‘’ . BÀI ; “ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ,, sinh học 11 Khi dạy: phần III : Trội không hoàn toàn . +GV: Đưa ra bài toán : ở hoa dạ lan khi cho hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA với hoa trắng có kiểu gen aa hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2 +HS : Viết P : Đỏ x Trắng AA aa A a Gp F1 Aa (Đỏ) GF1 A,a x Aa (Đỏ) A,a 10 F2 : Kiểu gen : 1 AA : 2 Aa : 1 aa Kiểu hình : 3 Đỏ 1 Trắng +GV : Trên thực tế kiểu hình thu được như sau : P : Đỏ F1 F2 : 1 Đỏ x Trắng Hồng 2 Hồng 1 Trắng Giải thích hiện tượng này như thế nào ? +HS : Lúng túng vì nó không tuân theo các định luật của Men - Đen , xuất hiện mâu thuẫn và nhu cầu muốn hiểu biết . +GV : ở F1 có kiểu gen Aa theo định luật của Men - Đen gen A lấn át hoàn toàn gen a cho ta kiểu hình màu đỏ , mà ở đây F1 có kiểu hình màu hồng là màu trung gian giữa đỏ và trắng vậy chứng tỏ gen A có lấn át hoàn toàn gen a không ? Từ đó dẫn dắt học sinh thấy được hiện tượng trội không hoàn toàn và điều kiện nghiệm đúng của định luật Men - Đen . BÀI DẠY : “ LIÊN KẾT GEN ” sinh học lớp 11. Mục đích bài học cần đạt được là : + HS thấy được phát hiện của Mooc-gan đã làm rõ hiện tượng khách quan là các gen trên một nhiễm sắc thể liên kết với nhau thành nhóm gen liên kết và trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác , các gen liên kết được di truyền cùng nhau . Mỗi NST là một nhóm gen liên kết , tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu nhóm gen liên kết . + Hiện tượng di truyền liên kết đã được chứng minh bằng cơ sở tế bào học qua lai phân tích các cá thể F1 đều cho thế hệ sau phân ly theo tỉ lệ 1:1 về kiểu gen và kiểu hình . +Giáo viên kiểm tra bài củ : Bằng 1 bài tập cả lớp làm và gọi một học sinh lên bảng giải bài tập . - Bài tập : Cho lai ruồi giấm thuần chủng mình xám cánh dài lai với ruồi giấm mình đen cánh cụt thu được F1 . Cho con đực F1 lai phân 11 tích . Hãy viết sơ đồ lai từ P –> Fb . Biết rằng gen A qui định tính trạng mình xám là trội hoàn toàn so với gen a qui định mình đen ; Gen B qui định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b qui định cánh cụt . - Bằng kiến thức đã học HS sẽ viết được sơ đồ lai từ P –> Fb : P t/c : Mình xám ,cánh dài X Mình đen, cánh cụt A||A a||a B||B b||b A| a| B| b| Gp: A||a F1 : B||b Mình xám ,cánh dài Cho F1 lai phân tích :  Mình xám ,cánh dài GF1 : Fb: KG X  Mình đen, cánh cụt A||a a||a B||b b||b A| A| a| a| a| B| b| B| b| b| A||a A||a B||b , b||b , a||a a||a B||b b||b KH 1 xám , dài : 1xám , cụt : 1 đen, dài : 1đen , cụt +Giáo viên giới thiệu thí nghiện của Moóc gan : P (TC) Mình xám ,cánh dài F1 : x Mình đen, cánh cụt Mình xám ,cánh dài Cho F1 lai phân tích :  Mình xám ,cánh dài x Mình đen, cánh cụt FB : 1/2 Mình xám ,cánh dài : 1/2 Mình đen, cánh cụt . 12 + Giáo viên khêu gợi trí thông minh của các em bằng câu hỏi nêu vấn đề : - Trong thí nghiệm của Mooc-gan kết quả lai phân tích thu được là : 1/2 Mình xám ,cánh dài : 1/2 Mình đen, cánh cụt , kết quả này hoàn toàn khác với lời giải của học sinh . Vậy vì sao lại có sự phân ly theo tỷ lệ 1:1 mà không phải là tỉ lệ 1:1:1:1 ? ( Nếu giải quyết được mâu thuẫn trên thì chính là học sinh đã lĩnh hội được tri thức mới ) + Với câu hỏi này học sinh sẽ lúng túng . Nhưng ở các em xuất hiện nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân của sự khác nhau đó . + Để giúp học sinh tự giải quyết vấn đề giáo viên nêu câu hỏi bổ sung gợi ý như sau : - Số tổ hợp thu được ở Fb là 2 ( 1 xám dài + 1 đen cụt ) - Ruồi cái mình đen cánh cụt khi giảm phân cho mấy loại giao tử từ đó rút ra ruồi đực F1 giảm phân cho mấy loại giao tử ? +Bằng tư duy của các bài học trước học sinh sẽ trả lời được là ruồi cái mình đen cánh cụt là tính trạng lặn nên khi giảm phân chỉ cho một loại giao tử . Do đó để Fb có 2 tổ hợp = 1 x 2 thì ruồi đực chỉ cho 2 loại giao tử bằng nhau . +GV: Vì sao trong thí nghiệm của Mooc-gan ruồi đực F1 khi giảm phân lại cho 2 loại giao tử mà không phải là 4 loại giao tử ? + ở đây học sinh sẽ lúng túng để giúp cho học sinh tự giải đáp : +GV : gợi ý liệu có thể giả thiết rằng 2 cặp gen tương ứng qui định 2 cặp tính trạng tương phản cùng nằm trên cặp NST tương đồng được không +HS : Có thể vì 1 NST có thể có nhiều gen . +Đến đây giáo viên sửa lại cách viết kiểu gen bằng cách nối các nhiễm sắc thể mang các gen tương ứng ở ruồi đực F1 mình xám ,cánh dài và ruồi cái mình đen . cánh cụt . Lai phân tích : 13  Mình xám ,cánh dài X  Mình đen, cánh cụt A* * a a * *a B* * b b * *b +GV: Hãy viết công thức theo ký hiệu trên từ P -> Fb ? +HS : Viết sơ đồ lai như sau : P t/c : Gp: Mình xám ,cánh dài X Mình đen, cánh cụt A A a a B B b b A a B b F1 : A a B b Mình xám , cánh dài Cho F1 lai phân tích :  Mình xám , cánh dài G: X  Mình đen, cánh cụt A a a a B b b b A a a B , b b Fb : Kiểu gen : Kiểu hình : 1 A a B b 1 xám , dài : : 1a a b b 1 đen , cụt +GV: Vậy trong trường hợp nào thì có liên kết gen ? +HS : Khi các gen phải cùng nằm trên một NST thì mới có liên kết gen . Qua đó cho học sinh tự rút ra khái niệm liên kết gen và điều kiện sảy ra liên kết gen . + Để khắc sâu kiến thức giáo viên sử dụng các câu hỏi : 1- Số nhóm gen liên kết ở mỗi tế bào là bao nhiêu ? Giải thích ? 14 2- So sánh sự tổ hợp tự do của các gen không liên kết như trong di truyền phân ly độc lập của Men-đen và các gen liên kết ? 3- So sánh các kiểu tổ hợp tính trạng giống và khác bố mẹ trong di truyền phân ly độc lập của Men-đen và trong liên kết gen từ đó rút ra ý nghĩa của liên kết gen ? 4- Củng cố bài bằng câu hỏi và bài tập : + Thế nào là hiện tượng liên kết ? Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho định luật di truyền của Men-đen như thế nào ? + Bài tập số 4 SGK . BÀI : “ THƯỜNG BIẾN ,, sinh học 12 . Mục đích bài này là học sinh nắm được quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể ,trên cơ sở đó hình thành các khái niệm thường biến và mức phản ứng . PHẦN I - Mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình . +GV : Giới thiệu bài tập ở hoa liên hình khi cho hai giống hoa liên hình thuần chủng đỏ lai với trắng ở F1 thu được đồng loạt hoa có màu đỏ cho F1 tự thụ phấn ở F2 phân ly theo tỷ lệ 3/4 đỏ : 1/4 trắng . Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 . +HS : Biện luận : - P thuần chủng F1 đồng tính F2 phân ly theo tỷ lệ 3 đỏ 1 trắng -> đỏ là trội trắng là lặn . Qui ước gen : A : Đỏ -> a Trắng Ta có sơ đồ lai : P : Đỏ x Trắng AA aa A a Gp F1 Aa (Đỏ) GF1 A,a x Aa (Đỏ) A,a F2 : Kiểu gen : 1 AA : 2 Aa : 1 aa Kiểu hình : 3/4 Đỏ 1/4 Trắng +GV: Màu sắc hoa do yếu tố nào qui định ? 15 +HS : Màu sắc hoa do một cặp gen qui định . +GV: Đem giống hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA trồng ở nhiệt độ 30ºC -> 35ºC thì thấy hoa có màu trắng . Lấy cây hoa trắng có nguồn gốc gen AA trồng ở nhiệt độ 20ºC thì thấy hoa lại có màu đỏ , vậy màu sắc hoa còn phụ thuộc vào yếu tố nào ? +HS : Màu sắc hoa còn phụ thuộc vào môi trường . +GV: Nhiệt độ có làm biến đổi kiểu gen không ? +HS : Lúng túng em thì nói có em thì nói không . GV: Lấy cây hoa trắng có nguồn gốc gen AA lai với cây hoa trắng có kiểu aa thế hệ con thu được đem trồng ở nhiệt độ 20ºC thì có hoa màu đỏ từ đó rút ra kết luận gì ? +HS : Biến đổi màu sắc hoa chỉ là biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen . +GV: Nếu là cây hoa trắng có kiểu gen aa thì trồng ở nhiệt độ 20ºC hoặc trồng ở nhiệt độ 30ºC -> 35ºC thì có hoa vẫn có màu trắng . Vậy điểm khác nhau giữa cây hoa đỏ và cây hoa trắng là gì ? +HS : khác nhau cơ bản là cách phản ứng với môi trường Kiểu gen AA có thể phản ứng thành 2 kiểu hình trước hai môi trường khác nhau còn kiểu gen aa chỉ có một kiểu hình . +GV: Bố mẹ có truyền cho con những đặc tính có sẵn không ? Nói cách khác Bố mẹ di truyền cho con kiểu gen hay kiểu hình ? +HS: Bố mẹ không truyền cho con những đặc tính có sẵn mà chỉ di truyền một kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường . +GV: Một vấn đề đặt ra là kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường vậy kiểu gen hay môi trường cái nào quan trọng hơn trong việc hình thành tính trạng ? +HS : Có nhiều ý kiến khác nhau . 16 +GV: Ví dụ khi trồng một ruộng lúa thì năng xuất lúa phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào ? Chất lượng gạo phụ thuộc vào yếu tố nào ? Từ đó cho học sinh thấy không thể nói cái nào quan trọng hơn , vì nó còn tuỳ thuộc vào tính trạng là số lượng (dễ chịu ảnh hưởng của môi trường) hay tính trạng chất lượng (ít chịu ảnh hưởng của môi trường) . * - So sánh đối chiếu qua nhiều cách dạy ở các bài khác nhau và ở các lớp Tôi nhận thấy : + Kiểu dạy theo phương pháp củ : Nội dung bài dạy đơn giản , câu hỏi có nhưng nghiêng về câu hỏi tái hiện ít tạo được tình huống có vấn đề . Do đó không tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh , chưa định hướng cho học sinh vào những vấn đề chủ chốt của bài còn có hiện tượng thầy nói trò nghe , thầy đọc cho học sinh chép . + Kiểu dạy theo phương pháp mới : Đã coi trọng vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh , lấy học sinh làm trung tâm thầy giáo là người hướng dẫn . Tạo những tình huống có vấn đề kích thích sự ham hiểu biết để giải quyết vấn đề . Nếu mâu thuẫn được giải quyết chính là tự học sinh đã lĩnh hội tri thức mới . * Sau các tiết dạy tiến hành kiểm tra chấm bài , thu được kết quả như sau : Xếp loại Yếu , kém Trung bình Khá Giỏi Bài đối chứng 22.5 % 52,4 % 25,6 % 0% Bài thực nghiệm 8,8 % 29,5 % 51,4 % 11,5 % Kết quả Giảm : 13,9 % Giảm : 22,5 % Tăng : 25,4 % Tăng : 11,5 % V - KẾT LUẬN : +Từ nhiều năm nay các nhà sư phạm luôn đi tìm các phương pháp đổi mới trong dạy học sinh học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn đáp ứng yêu cầu của xã hội . Việc sử dụng câu hỏi đã được bàn luận đến nhiều nhưng chỉ là lý thuyết chung hơn là thực tiễn trong dạy 17 học sinh học . Bởi vậy việc tìm tòi những phương pháp dạy mới hiện nay là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn . +Trên đây là một số vấn đề nhỏ hướng tới những yêu cầu đổi mới trong tác giáo dục “ Lấy học sinh làm trung tâm ,, học sinh là chủ thể sáng tạo của kiến thức . Mọi hoạt động đều hướng tới học sinh vì học sinh , lấy học sinh làm mục đích , phát huy trí thông minh của học sinh trong việc tiếp nhận tri thức , kiến thức khoa học . +Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông Tôi thấy rằng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy nên cũng được xin trình bày để các đồng nghiệp có thể tham khảo , Tôi xin chân thành cám ơn . 18 MỤC LỤC : Trang I - Lý do chọn đề tài 1 II - Các phương pháp nghiên cứu 2 III - Khảo sát 2 IV - Nội dung + Cơ sở lý luận 4 + Cơ sở Thực tiễn *Bài : TĐC và NL là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống -SH lớp 10 7 *Bài : Sự trao đổi chất qua màng tế bào - SH lớp 10 - 9 *Bài : Lai một cặp tính trạng - SH lớp 11 - 10 - SH lớp 11 - 11 - SH lớp 12 - 15 *Bài : Liên kết gen *Bài : Thường biến V - Kết luận 17 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1- Kỹ thuật dạy sinh học của giáo sư Trần Bá Hoành - NXBGD 1996 2- Sách giáo viên Lớp 10 3- Sách giáo viên Lớp 11 của Hoàng Đức Nhuận - Phan Cự Nhài NXBGD 1998 4- Sách giáo viên lớp 12 của giáo sư Trần Bá Hoành - NXBGD 1998 5- Dạy học giải quyết vần đề trong môn sinh học - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000 6- Lý luận dạy học sinh học phần đại cương của Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan