Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kỹ năng nói tiếng Anh Phương pháp nâng cao chất lượng kĩ năng nói tiếng anh 10...

Tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng kĩ năng nói tiếng anh 10

.DOC
34
259
140

Mô tả:

SKKN này được viết nhằm nâng cao chất lượng của các tiết dạy và học kĩ năng nói của lớp 10. Đưa ra các luân điểm, khó khăn mà giáo viên thường mắc phải và cách giải quyết. Ở đây có áp dụng một số các phương pháp mới tạo thành một hệ thống khoa học để cho giáo viên có căn cư trong việc ứng dụng. SSKK này được viết dựa trên khảo sát và đúc rút từ cơ sở thực tiễn cũng như một số sưu tầm các ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
PHỤ LỤC Nội dung NỘI DUNG GIẢI PHÁP A. Mục đích và sự cần thiết Trang 1-3 1. Mục đích của giải pháp 2 2. Sự cần thiết của giải pháp 3 B. Phạm vi triển khai đề tài 3 C. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 3-31 I. Tình trạng của giải pháp đã biết. 3-5 II. Ưu điểm của giải pháp đã và đang thực hiện 5 III. Nội dung của giải pháp 5-31 1. Mục đích của giải pháp 5-6 2. Chi tiết của giải pháp. 6 3. Bối cảnh, động lực ra đời đề tài 7 4. Nội dung 7 4.1. ND 1. Tạo môi trường nói Tiếng anh từ giáo viên tới học sinh 7-9 4.2. ND 2. Một số công việc chuẩn bị trước khi dạy. 10-15 4.3. ND 3. Tạo động lực cho học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ 15-17 năng nói một cách liên tục. 4.4. ND 4. Một số phương pháp tổ chức thực hiện day - hoc kỹ 17-21 năng nói 4.5. ND 5. Một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nói. 21- 25 4.6. Bài giảng mẫu 25-30 5. Hiệu quả và lợi ích thu được 6. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp D. Kiếm nghị, đề xuất 1. Với giáo viên 2. Với nhà trường 3. Với SGD 30-31 31 31-35 32 33 34 1 NỘI DUNG GIẢI PHÁP A. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT 1. Mục đích của giải pháp Như chúng ta đã biết, ngày nay tầm quan trọng của dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong hệ thống các trường phổ thông ở Việt Nam là rất to lớn. Hiện nay, việc học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng ở tất cả các bậc học. Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy- học môn Tiêng Anh xuyên suốt các bậc học. Mục tiêu cuối cùng của việc học ngoại ngữ đó là giao tiếp. Chính cách kiểm tra đánh giá hiện nay đặt nặng vào ngữ pháp, viết, đọc, nghe, vô hình chung là lực cản đối với việc dạy, học kĩ năng này dẫn đến việc dạy và học mang tính đối phó. Hậu quả là kĩ năng giao tiếp của các em ngoài thực tế là không đạt yêu cầu. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay nên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã xây dựng bộ sách giáo khoa tiếng Anh Trung học phổ thông mới từ lớp 10 đến lớp 12 đảm bảo được các chủ điểm xuyên suốt trong bốn kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế ở trường PTDTNT tôi nhận thấy còn có rất nhiều khó khăn trở ngại đã cản trở học sinh trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhận thức đầy đủ vấn đề trên, bản thân tôi cũng đã ít nhiều suy nghĩ, ứng dụng và đúc rút những kinh nghiệm với mục đích phát triển và nâng cao kỹ năng nói cho học sinh, đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tiết dạy kĩ năng nói, đưa ra một số phương pháp dạy kĩ năng nói mà tôi cho là tối ưu nhất giúp giáo viên có được cái nhìn tổng quan hơn và có một số biện pháp để tham khảo trong quá trình giảng dạy tiết kĩ năng nói. giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng nói, cảm thấy thích thú với môn học hơn, đặc biệt là nâng cao khả năng nói tiếng Anh theo phương châm: + Nghe -> Quên + Thấy -> Nhớ + Làm -> Hiểu Tôi đã mạnh dạn chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy- học kĩ năng nói môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường PTDTNT Tỉnh". 2. Sự cần thiết của giải pháp + Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh: "Nhằm tạo cho học sinh thay cách suy nghĩ về việc học Tiếng anh nói chung, kĩ năng nói nói riêng, và phát triển kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng anh trong các giờ dạy nói và ngoài đời thường.". + Xuất phát từ chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo Dục. 2 + Xuất phát từ thực trạng dạy và học kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10 ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh trong năm học. Tôi thấy cần có sự thay đổi một cách toàn diện trong cách nghĩ, cách thực hiện dạy và học kĩ năng này. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN - Đề tài này áp dụng được cho tất cả học sinh Lớp 10 A2,5 Trường PTDTNT Tỉnh. - Giới hạn trong một số bài kĩ năng nói của trương chình tiếng anh lớp 10 ( hệ cơ bản). - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 đến thắng 4 năm 2015 C. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Tình trạng của giải pháp đã biết. - Trong quá trình dạy học tôi thấy học sinh ít tham gia vào các hoạt động nhất là các hoạt động nói tiếng anh bởi vì nhiều nguyên nhân. - Trong quá trình thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh chúng tôi còn rập khuôn theo sách giáo khoa với những gì đã được hướng dẫn, thiếu sáng tạo, thiếu linh hoạt, thiếu sự đầu tư cho việc việc thiết kế đa dạng các hoạt động nên hiệu quả tiết học chưa cao. - Học Tiếng anh là để giao tiếp, nhưng tôi nhận thấy rằng trong các tiết Speak học sinh đa số là viết và nói rất ít. Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Anh chưa được như mong mu ốn. Theo s ố li ệu thống kê điểm kiểm tra miệng kỹ năng nói trong tháng 9 n ăm h ọc 2014 - 2015, ch ất l ượng k ỹ năng nói tiếng Anh hai lớp 10A2, 10A5 tôi giảng dạy được thể hiện như sau: Lớp Sĩ số 10A2 10A5 Tổng 32 35 67 Giỏi 8.0 -10.0 0 0 0 Khá 6.5 - 7.9 4 3 7 Tb 5.0 - 6.4 10 12 22 Yếu 2.1 - 4.9 14 15 29 Kém <,= 2.0 4 5 9 Căn cứ vào bảng thống kê chất lượng trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh yếu kém khá cao. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thể giao tiếp tiếng Anh ở mức độ căn bản. Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy tiếng Anh tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi các cách để nâng cao chất lượng kỹ năng nói cho học sinh. * Về giáo viên: Theo những gì tôi quan sát, cách dạy các tiết Speaking hiện nay hầu hết giáo viên có các hạn chế sau: Một là, ngoài những tiết có đồng nghiệp dự giờ, giáo viên thường bám vào các Task trong sách giáo khoa một cách triệt để. Với những bài tập như vậy học 3 sinh trở nên bị động, chưa phát triển tư duy ngôn ngữ của các em, Các em có thể lạm dụng sách để học tốt để đối phó, hoặc sử dụng sách cũ đã có sẵn đáp án, thậm chí giáo viên còn làm thay cho học sinh. Hai là, giáo viên chưa áp dụng triệt để kĩ năng giao tiếp khi giảng dạy, giáo viên còn nói nhiều, giải thích nhiều ( bằng tiếng việt), dẫn tới việc đánh mất vai trò của học sinh trong tiết học, ít phát huy được tính chủ động và tích cực của học sinh. Giáo viên tổ chức các hoạt động trên lớp như ( pairs and groupwork) chưa hiệu quả để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, những hạn chế nhất định trong việc vận dụng phương pháp, kĩ năng lên lớp của giáo viên trong từng tiết dạy cụ thể trong một quá trình lâu dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng của học sinh. Ba là, Trong trường hợp giáo viên có tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhưng lại không kiểm tra, không cho điểm, hoặc kiểm tra nhưng không thu hút được hết học sinh. Bốn là, Việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua kĩ năng nói còn hạn chế chỉ là kiểm tra từ mới là nhiều, trong kiểm tra định kì, học kì thì có rất ít câu trong kĩ năng nói nên đa phần giáo viên và học sinh đều không trú trọng vào kĩ năng này. Kĩ năng giao tiếp các em cần có kiến thức đa dạng, sâu rộng nhưng quan trọng nhất đó là các tình huống cụ thể, không phải chỉ để học thuộc mà cần sử dụng nhiều lần sẽ tự ăn sâu vào trong tiềm thức. * Về học sinh: Một là, Thiếu tự tin khi nói: Trong khi học nói Tiếng Anh các em gặp rất nhiều trở ngại, các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách hữu hiệu và tự tin. Hai là, không diễn đạt được ý: Khi được giáo viên yêu cầu nói về một chủ đề nào đó các em thường không có ý diễn đạt, mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị một số ý nhưng khi được yêu cầu nói các em dường như bị quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy mình buộc phải nói và do đó không có giao tiếp thực thụ. Các em có xu hướng suy nghĩ theo tư duy Tiếng Việt, đây là hạn chế không dễ khắc phục đặc biệt là các trường nội trú vì các em đều ở vùng sâu vùng xa ra học. Ba là, Cơ hội được nói ít: Số học sinh trong lớp khá đông ( khoảng 30-35 em) nhưng thường chỉ có một học sinh được yêu cầu nói một lần trong nhóm lớn. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ có rất ít thời gian và cơ hội để nói. Bốn là, Các em thiếu các ngữ liệu để nói. Giáo viên không cung cấp đủ thông tin, dữ liệu một cách cụ thể để các em có thể áp dụng, do vậy các em không có nhiều lựa chọn để xây dựng ý tưởng. II. Ưu điểm của giải pháp đã và đang thực hiện ở cơ quan 4 - Đề tài đã đươc ra được một số giải pháp giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về các công việc trước, trong, sau khi thực hiện giảng dạy kĩ năng nói trong chương trình Tiếng anh khối 10. + Đưa ra giải pháp giúp giáo viên có sự chuẩn bị tốt về nội dung, kiến thức, phương pháp tổ chức, cách điều khiển lớp học mang tính khoa học hơn, có hiệu quả hơn. + Các giải pháp nhằm phát triển tính tích cực trong học sinh, như tâm lý, nắm bắt được các đối tượng học sinh một các bài bản. + Giải pháp cải thiện môi trường trong việc dạy và học kĩ năng nói Tiếng anh từ giáo viên đến học sinh. + Xây dựng các tình huống cụ thể theo các hoạt động, nhằm giúp giáo viên có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng nội dung bài tập của từng bài học. - Qua đề tài này giáo viên có thể có cách nhìn tổng quan trong việc chuẩn bị - tiến hành dạy - kiểm tra đánh giá - thu thập thông tin nhằm phát huy tối đa khả năng phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh và hướng tới một tiết học thành công. - Học sinh đã có ý thức học tập, hào hứng trong tiết học vì các em có đủ thông tin, kiến thức cần thiết cho các hoạt động nói. III. Nội dung của giải pháp 1. Mục đích của giải pháp - Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp cho giáo viên có một cách nhìn tổng quát về các khía cạnh của việc dạy học kĩ năng nói trong trường nội trú và các trường vùng khó khăn, từ việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, phương pháp, cách thức hoạt động, đến việc tiến hành thực tế trên lớp học, cách duy trì lớp học và việc kiểm tra đánh giá học sinh sao cho thành một hệ thống thống nhất và khoa học. - Giúp học sinh yêu thích môn tiếng anh hơn, hứng thú và tự tin hơn trong tiết học kĩ năng nói. - Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc giao tiếp, có thể nhớ nói dựa theo mẫu và nói về các vấn đề một cách logic. - Phát huy vai trò trung tâm của người học. - Phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh không chỉ trong việc học tiếng anh mà còn trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống hàng ngày. - Nâng cao khả năng nói Tiếng anh của học sinh. - Tăng thời lượng nói của học sinh, tối đa số học sinh tham gia vào các hoạt động trong giờ học chính trên lớp và giờ kiểm tra bài cũ. - Nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói trong trường DTNT. - Tự bồi dưỡng, rút kinh nghiệm bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Chi tiết của giải pháp. - Đề tài của tôi đưa ra 5 nội dung + Nội dung 1: Tạo môi trường nói Tiếng anh từ giáo viên tới học sinh. + Nội dung 2: Một số công việc chuẩn bị trước khi lên lớp. 5 - Phân tích nội dung, đối tượng học sinh, chủ đề, cách thức hoạt động cho các dạng bài. Sự chuẩn bị của giáo viên. + Nội dung 3: Tạo động lực cho học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói một cách liên tục. + Nội dung 4: Phương pháp tổ chức thực hiện day - hoc kỹ năng nói + Nội dung 5: Một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nói. + Nội dung 6: Đổi mới phương pháp ôn tập, kiêm tra đáng giá. 3. Bối cảnh, động lực ra đời đề tài Qua những năm thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc tìm cách để giờ học hấp dẫn hơn đối với học sinh, tôi đã không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa mà đã cố gắng nghiên cứu để có bài giảng phù hợp với tình hình học sinh trường tôi nên tôi đã mạnh dạn trình bày đề tài này để trao đổi với các đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi để việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả hơn. Là một giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh phải mạnh dạn nhìn thẳng vào thực tế việc nói Tiếng Anh của học sinh Trường PTDTNT Tỉnh Điện Biên hiện nay nhiều học sinh còn yếu. Qua khảo sát tại đơn vị nhằm xác định những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh, một số khó khăn sau là chủ yếu. Kết quả khảo sát đầu năm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Nội dung khảo sát Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và khó hiểu cho học sinh. Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh. Cơ hội nói Tiếng Anh ít Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói. Trong giờ nói chỉ tập chung vào một số bạn. Học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói( sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu, ….) Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt đông nói Học sinh không biết dựa vào đâu để làm mẫu. Tổng số HS được KS 67 Kết quả tỉ lệ % 48 71.6 67 52 77.6 67 67 43 60 75.4 89.5 67 67 38 61 56.7 91.0 67 50 74.6 67 54 80.5 6 Từ thực trạng này tôi thấy mỗi giáo viên cần có sự thay đổi về cách tiếp cận bài học về tất cả các phương diện nhằm có một giải pháp hay nhất nhằm nâng cao chất lượng tiết nói. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi từ các đồng nghiệp, sách báo, tư liệu và qua thực tế tôi viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nhắm đóng góp một phần vào việc dạy và học kĩ năng nói Tiếng anh có hiệu quả hơn. Từ những giải pháp trên tôi đã khắc phục được các nhược điểm trước đó của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên đã nắm bắt được toàn diện hơn về các đối tượng học sinh trong lớp, có các hoạt động phù hợp với từng lớp. Dễ dàng hơn trong việc tổ chức lớp học Học sinh: Các em đã tiến bộ hơn nhiều so với trước, đa số các em đã không sợ tiết nói nữa mà thay vào đó các em đã mạnh dạn tham gia vì các em có đủ tư liệu, nội dung và cách thức làm việc rõ ràng. Tiết học sôi nổi hơn và hiệu quả hơn. 4. Nội dung của giải pháp Theo tôi, thay vì dạy bám theo nội dung các Task trong sách giáo khoa chúng ta nên thiết kế lại các hoạt động theo tính mở, có nhiều thông tin, đơn giản hơn để cho học sinh dễ tiếp cận và có nhiều cơ hội sáng tạo hơn. Để có hiệu quả giáo viên cần cân nhắc kĩ lưỡng về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức trên lớp. Cần hiểu rõ được các đối tượng học sinh về năng lực, phân loại được học sinh để có những nội dung hoạt động cho từng đối tượng mà vẫn nhịp nhàng. Để làm được điều này giáo viên cần đưa ra mục tiêu cần đạt rõ ràng cho đối tượng học sinh yếu, trung bình, và khá giỏi. 4.1. Nội dung 1. Tạo môi trường nói Tiếng anh từ giáo viên tới học sinh ( Sử dụng classroom language.) - Hiện nay đa số giáo viên Tiếng anh ít sử dụng Tiếng anh trên lớp vì lý do sợ học sinh không hiểu nên chủ yếu đạt câu lệnh, yêu cầu và giải thích bằng Tiếng Việt, và giải thích nhiều. Hậu quả là tự chúng ta đã đánh mất cơ hội tiếp xúc với môi trường nghe - nói Tiếng anh củ học sinh. Vì giao tiếp chỉ thành công khi các em có cơ hội cọ sát, thực hiện nó từng ngày và lặp đi lặp lại nhiều lần, qua thời gian sẽ trở thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên khi giao tiếp. Vì vậy theo tôi chúng ta nên mạnh dạn sử dụng Tiếng anh nhiều hơn trên lớp, có thể kết hợp với Tiếng Việt khi cần thiết để tạo môi trường nói Tiếng anh cho học sinh. Trong lớp học, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: Giáo viên - cả lớp, giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản là các câu chào hỏi đến đàm thoại theo chủ đề. Trong lớp học hiện nay đa số giáo viên thiếu các câu nói bằng tiếng anh, thường hay giải thích quá nhiều bằng Tiếng việt mà không biết kết hợp giữa Tiếng anh và Tiếng Việt một cách linh hoạt để tạo môi trường nói Tiếng anh cho học sinh, làm cho tiết học sinh động và hấp dẫn hơn khi giáo viên sử dụng nhiều câu, tư khác nhau để dẫn dắt, đặt câu yêu cầu hoặc khen ngợi học sinh. Dẫn đến việc tiết dạy không khác gì tiết dạy ngữ pháp, học 7 sinh không được cọ sát hàng ngày với các câu lệnh, câu yêu cầu, các câu động viên, khen ngợi nên môi trường sử dụng Tiếng anh ngay cả giáo viên cũng rất hạn chế. Sau đây là một số câu gợi ý mà giáo viên có thể dùng hàng ngày trên lớp. Khi bắt đầu bài học: - Good morning. How are you? - Did you have a nice weekend? - Have you done your homework? - Let’s play a game now, shall we? - Are you ready? Yêu cầu nhắc lại: - Would you mind repeating…? - Could you say it again? - Pardon? Đưa ra lời khen ngợi, động viên: - Excellent; very good; well done; ...... Yêu cầu làm rõ ý: - What is it? Please tell me again. - What do you mean? - Could you explain more about..? Yêu cầu đưa ra ý kiến: - What do you think about that…(name)? - Do you have any ideas/opinions? - How about you? Câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra: - Is that clear? - Okay so far? - Have you got it / that? - Understand? Câu yêu cầu, mệnh lệnh - Let’s start ! - Time up!.... Trong các hoạt động trên lớp, thường thì giáo viên nên s ử dụng toàn b ộ ti ếng Anh (mainly English), đôi khi phải sử dụng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi s ử d ụng c ả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages) Tiếng anh Tiếng việt Giới thiệu bài Kiểm tra sĩ số Tổ chức lớp Điều hành lớp Đưa ra lồ khen ngợi Giới thiệu ngữ liệu mới Cả hai       8 Giới thiệu bài mới Đặt câu hỏi trong bài học Chữa những lỗi sai Yêu cầu về nhà     Ví dụ: Unit 12 - Speaking ( Warm up - Task 1) Teacher (T): - Class, open your book at page 126. Are you there? Ok, very good! - Today we are going to learn about music. Do you like listening to music? - Alright. So first, look at the screen. There are many kinds of music. So I will have an activity for you to know some kinds of them. - I have some pictures here. Look at the first one. What is it about? Mai please! - Mai: It’s about Thu Hien. - T: Good! Now, you listen a song and tell me what kind of music the song is. - T: Excellent! Now the second picture, who knows what it is? (Teacher does the same with other words, or teacher can use realia to explain new words about kinds of music) - Ok, so let’s repeat after me, one by one ok?... - Good! Now, let’s sing as the whole class! - Now, we will take a look at the pictures in page 126. - T. Do you think Ha Anh love listening to music? - Ss: Yes, she does, - T. That right, I want you to read the what Ha anh says about music and answer my questions. First, What kinds of music does Ha anh like? Second, Why does she listen to it? and What is her favourite band? The last, When does she listen to music? Clear? Alright, let’s start! -Finish! Now who can answer my questions?... 4.2. Nội dung 2. Lập kế hoạch cho bài giảng. 4.2.1. Chuẩn bị và sắp xếp chủ đề nói Không nên quá bám sát các hoạt động nói giống như các chủ điểm trong sách giáo khoa vì e rằng sẽ làm cho học sinh cứng nhắc và khô khan, không phát huy hết khả năng tìm tòi và tính sáng tạo trong hoạt động giao tiếp của học sinh. Bởi tình huống dễ các em không nói được thì là sao nói các tình huống khó được. Do đó chúng ta nên hướng dẫn học sinh bám sát các chủ đề trong sách giáo khoa sau đó tự thực hiện, theo cặp hoặc cùng nhóm thực hiện các chủ đề trên thành đoạn hội thoại, tự luận … phù hợp với khả năng của mình, sau đó thực hiện lại tại lớp(có thể mỗi em, mỗi nhóm thực hiện nhiều bài khác nhau). Theo quan điểm của tôi, đối tượng học sinh mà chúng ta cần quan tâm nhất là những học sinh yếu, kem, trung bình vì các em cần sự giúp đỡ và chỉ dẫn một cách cụ thể, kiên trì thì các em mới hiểu và mạnh dạn trong các hoạt động. Còn các em 9 khá, giỏi rất dễ dàng nắm bắt nội dung và yêu cầu của bài, cái quan trọng là chúng ta có khuyến khích được cho các em duy trì sự hứng thú với tiết học không. Để làm được điều này, giáo viên phải phân tích được các đối tượng học sinh của mình để thế kế các kiểu bài phù hợp với từng đối tượng. Trong mỗi một Task giáo viên cần chia nhỏ các hoạt động càng cụ thể càng tốt, Tôi thường chia ra các hoạt động từ làm theo mẫu, dựa vào gợi ý, mẫu câu đã thực hiện để làm một hoạt động tương đương, rồi mới nâng cao cho các em học sinh khá với dạng bài khó hơn, mở rộng hơn để cho các em phát huy sự sáng tạo dựa vào thực tế để nói về chủ đề. Mỗi một hoạt động đều hướng đến sự phù hợp với những đối tượng học sinh trong từng lớp. 4.2.2. Tạo tâm thế cho học sinh. Đây cũng quan trọng để tạo nên một tiết day- học nói thành công. Nếu lớp học không sôi động, ít học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như chưa thành công. Nếu lớp học rôm rả, sôi động, không bị ức chế và được nhiều học sinh thực hiện kĩ năng nói thì tiết học đó xem như đã thành công. Do đó, tôi nghĩ chúng ta nên tổ chức “Lớp học mở”- có thể cho học sinh ra khỏi vị trí ngồi quen thuộc của các em để tìm bạn nói ưng ý hoặc có thể đứng tại chổ để thực hiện việc nói theo cặp hoặc nhóm là rất hay (không nên ngồi). Bởi lúc đó học sinh sẽ rất thoải mái để thực hiện hoạt động nói cũng như dễ “múa tay, hoa mắt” diễn đạt ý nghĩa của từng câu nói cho người nghe. Trong suốt quá trình nói chúng ta nên tạo cho học sinh có những thói quen tốt khi các em thực hiện nói: - Nói chậm Bởi vì hầu hết học sinh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Nên hướng dẫn, khuyến khích học sinh cố gắng nói thật chậm và chính xác. Nếu như học sinh nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn, Các bạn khác trong lớp cũng có thể nghe được rõ ràng, theo kịp và hiểu được những gì mà mình muốn diễn đạt. - Phát âm tất cả các âm trong từ Như đã được đề cập ở trên, luyện nói Tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, khuyên học sinh nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào đặc biệt là âm những âm cuối của từ như “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v.. - Sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản Bởi khi nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của 10 các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Nên hãy sử dụng cấu trúc và mẫu câu đơn giản triệt để để thuận tiện cho việc giao tiếp. - Suy nghĩ bằng tiếng Anh, không nên dịch từ tiếng Việt Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, thay vì nghĩ bằng Tiếng Việt nên yêu cầu học sinh tập phản xạ ngay bằng Tiếng anh bất cứ câu ghì nghĩ được và trả lơi ngay, điều này lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành một phản xã có điều kiện và các em không cảm thấy ngại ngùng với bạn khi nói tiếng Anh. - Tạo sự tự tin về khả năng Tiếng Anh cho học sinh Việc động viên học sinh là rất quan trọng, nếu học sinh nói sai, chúng ta sửa nhưng vẫn kèm theo những lời động viên, ghi nhận những gì em làm được, chứ không quá chú trọng vào đánh giá cái sai của học sinh. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh nữa. 4.2.3 Chuẩn bị nguồn kiến thức để học sinh có thể thực hiện nói và phản xạ xử lý trong các tình huống Có rất nhiều nguồn kiến thức mà học sinh có thể sưu tầm nhưng vấn đề là các em có vận dụng và tích luỹ được vao nhiêu. Nếu chúng ta không hướng dẫn các em thì có thể các em sẽ nói mà không có mục đích. Do đó, trước hết chúng ta nên đưa ra những câu giao tiếp, những đoạn hội thoại, những tình huống đơn giản, ngắn gọn để học sinh dể dàng vận dụng và hứng thú trong việc nói. Sau đó dựa vào các mẫu câu, đoạn hội thoại đó để áp đặt vào các chủ đề trong sách giáo khoa để học sinh đỡ bỡ ngỡ. Do vậy chúng ta phải biết cách chế biến các kiến thức cho phù hợp với khẩu vị của học sinh. Theo cách này chúng ta không cần mất nhiều thời gian cho việc giải thích từ mới mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh. Để xây dựng một bài dạy hiệu quả Các thầy cô cần biết rằng học sinh rất dễ bị mất tập trung và sự hứng thú sau một khoảng thời gian ngắn nghe giảng. Chính vì vậy một người dạy giỏi là người có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động trong suốt thời gian đứng lớp và tạo ra một không khí sôi nổi trong khi học. Dưới đây là một số ý kiến của tôi để xây dựng một bài giảng có hiệu quả. - Hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia đó là hiệu quả nhất để bắt đầu đưa học sinh vào chủ đề. Ví dụ, chuẩn bị một trò chơi liên quan đến bài giảng để làm học sinh thấy hứng thú ngay từ đầu. - Lấy lại sự chú ý của học sinh sau mỗi 10-15 phút, hoặc sau mỗi hoạt động. Vì học sinh có sự chú ý, tập trung rất ngắn tầm 10 hoặc 15 phút. Sau mười phút, rất hữu ích để "thiết lập lại" sự chú ý bằng việc đưa ra một số hoạt động cần sự hưởng ứng của học sinh. - Tạo ra các hoạt động nhóm. Ví dụ, một bài giảng 10 phút, tiếp theo một cuộc thảo luận nhóm 5 phút, tiếp theo là một bài giảng mươi phút có thể được 11 nhiều hiệu quả hơn 45 phút của bài giảng thẳng. Công việc nhóm có thể là một bài tập đơn giản như "thảo luận-chia sẻ" hoặc một nhóm hoạt động phức tạp hơn với những câu hỏi khó hơn. - Sử dụng công cụ trực quan. Ví dụ PowerPoint có những ưu điểm của nó (tuy rằng một số người nghĩ rằng nó làm cho học sinh thụ động, nhưng nó có thể được hiệu quả, đặc biệt là nếu nó có thể bao gồm đồ họa ) hơn hẳn những bài giảng khô khan. - Thực hiện các bài giảng tương tác giữa giáo viên và học sinh. Hãy tìm thông tin phản hồi từ học sinh trong suốt bài giảng, ví dụ, bằng cách đưa câu hỏi "có bao nhiêu người cảm thấy rằng...?" để nắm được suy nghĩ cũng như quan điểm của học sinh. Trong bài giảng, người giáo viên bao quát cả lớp học để biết được những học sinh nào tham gia ít nhất vào bài giảng và sau đó làm bất cứ điều gì để giúp học sinh chú ý lại (ví dụ, nói nhanh hơn hoặc chậm hơn, to hơn hay mềm hơn, kể một câu chuyện đùa, hay thay đổi mô hình dạy). - Sử dụng các ví dụ có liên quan đến những trải nghiệm hàng ngày của học sinh. Hãy thử không dựa hoàn toàn vào những ví dụ “có sẵn’’. Học sinh từ các nền văn hóa khác nhau và nguồn gốc có thể không đáp ứng với các ví dụ từ môn thể thao, hoặc các khu vực của văn hóa không quen thuộc với họ. - Hãy giúp học sinh sắp xếp các ghi chú một cách có hệ thống. Người giáo viên có thể giúp học sinh ghi chú bằng cách cung cấp những cấu trúc và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng và sử dụng những từ liên kết như: đầu tiên, điểm khác là... - Và cuối cùng là hãy sử dụng sự hài hước, chính việc biết cách tận dụng sự hài hước của mình thì thường có những bài giảng hay, hiệu quả và thu hút sự chú ý của học sinh. 4.2.4. Các bước chuẩn bị nội dung của tiết dạy nói Một lớp học tiếng Anh giao tiếp bao gồm rất nhiều hoạt động liên quan đến thực hành giao tiếp và đòi hỏi người dạy chuẩn bị tốt nhất cho giáo án và giáo cụ liên quan trước và trong buổi dạy. Dưới đây là 6 bước chuẩn bị cơ bản. Bước 1: Hãy xác định chủ đề cho bài học. Hãy xem xét xem liệu chủ đề có phù hợp với một cuộc thảo luận mở không hoặc bạn có thể dùng các hoạt động liên quan đến giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định nào đó thay vì làm những bài tập điền khuyết thông thường. Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học. Trước khi bạn bắt đầu để dạy một lớp giao tiếp tiếng Anh, hãy quyết định xem những gì bạn muốn học sinh của mình có thể học hỏi từ những hoạt động và nội dung bài học. Giáo viên cũng có thể chọn 12 một điểm ngữ pháp hay từ vựng nhất định mà bạn muốn họ làm việc. Ví dụ như bạn cho họ chủ đề “shopping” và hướng học sinh của mình vào các cách hỏi giá cả và trả giá. Bước 3: Cho học sinh cơ hội để lắng nghe nhau. Bản năng của con người là họ có thể nhận ra lỗi của người khác khi họ không phải nói chuyện. Để đảm bảo học sinh của bạn phải quan tâm đến việc giao tiếp của nhau, hãy cung cấp cho họ một mục tiêu mà họ cần thực hiện chỉ bằng cách nghe các sinh viên khác. Ví dụ, nếu học sinh của bạn được thể hiện ý kiến của họ về một chủ đề nhất định, yêu cầu họ quyết định xem sinh viên nào họ đồng ý nhất. Bước 4: Xây dựng kiến thức của học sinh. Thay vì chỉ sửa lỗi, hãy thêm vào những gì học sinh nói bằng cách gợi ý từ mới và các cách diễn đạt. Nếu ai đó sử dụng một từ mà không hoàn toàn đúng, bạn có thể yêu cầu các nhóm khác bằng cách hỏi "What's another word that means...?" (một từ khác có nghĩa là ...?) Hãy luôn giữ các mục tiêu của mình trong các bài giảng để bạn có thể giúp học sinh tăng thêm kiến thức trong mỗi bài. Bước 5: Hãy ghi nhớ ở giữa một cuộc thảo luận và thực hành sôi nổi, học sinh hầu như không chú ý đến những nỗ lực của bạn khi giúp họ thêm vốn từ vựng hoặc chỉnh lại cách phát âm. Hãy ghi lại những điều đó để bạn có thể tổng kết lại ở cuối buổi và trong các buổi dạy sau này nữa. Bạn cũng nên ghi chú lại các lỗi bạn chợt nghe nhưng bạn cũng không cần phải làm gián đoạn cuộc hội thoại để sửa ngay. Bước 6: Hãy tạo cho học sinh một cảm giác hoàn thành. Khi bạn còn có 5 hoặc 10 phút còn lại, hãy tóm lại các cuộc thảo luận và kết thúc các cuộc hội thoại tiếng Anh với việc tập trung vào việc tổng kết lại kiến thức. Bạn hãy viết các câu không chính xác mà bạn nghe khi học sinh thực hành và yêu cầu họ sửa chữa chúng theo nhóm. Nhắc lại các từ hoặc cụm từ hữu ích và quan trọng lại một lần nữa. Khi làm việc này, bạn có thể giúp học sinh xem lại những gì họ đạt được trong cuộc thảo luận. Còn nữa, dạy giao tiếp thường nản sinh các tình huống bất ngờ mà bạn không lường trước được. Vậy bạn hãy chuẩn bị cho mình vốn từ vựng cũng như ngữ pháp và khả năng giải quyết tình huống linh hoạt, hãy tự tin chắn các bạn sẽ mang đến một giờ dạy lý thú và bổ ích cho học sinh của mình. 4.3.Nội dung 3. Tạo động lực cho học sinh thực hiện việc thực hiện kĩ năng nói một cách liên tục. Nếu không chuẩn bị tốt các tiết học nói thì các tiết học thường rất rời rạc và gây cảm giác mệt mõi cho người học cũng như người dạy. Nên giáo viên phải chuẩn bị một cách lôgic từ đầu tiết đến cuối tiết và không nên để quá nhiều “thời 13 gian chết”. Bởi như thế sẽ làm cho học sinh phân tâm, cảm thấy chán nản và không hào hứng gì cho việc nói. Những nguyên tắc đơn giản giúp giáo viên tạo động lực cho học sinh Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây, tôi xin đưa ra một số nguyên tắc đơn giản giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập. Nguyên tắc 1: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều. Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời. Nguyên tắc 2: Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact) cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy học sinh về vị trí của trạng từ trong câu “She is very beautiful”, trạng từ “very” đứng trước tính từ “beautiful”. Đó là fact. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì các em có thể mở rộng kiến thức dễ dàng. Học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: “She is much more beautiful than her sister” bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ. Nguyên tắc 3: Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh thực hành nhiều hơn. Nguyên tắc 4: Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn ”will be +Ving”, giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại tiếp diễn mà học sinh đã biết “to be + Ving”. Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn. 14 Nguyên tắc 5: Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành trong một số bài. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó. Nguyên tắc 6: Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi bắt đầu ngay cả khi học sinh không hoàn thành được nhiệm vụ. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Như trưởng nhóm, thư kí nhóm, ... Nguyên tắc 7: Giữ cho học sinh luôn ở nhịp độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó. Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 6 và 7 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác dụng. 4.4. Nội dung 4. Một số phương pháp tổ chức thực hiện day - hoc kỹ năng nói 4.4.1. Quy trình của một tiết dạy nói Trong mỗi bài dạy kĩ năng nói, Sau phần giới thiệu ngữ liệu là phần luyện tập nói, với các hình thức bài tập và hoạt động ở mỗi bài có khác nhau nhằm luyện tập sử dụng các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học. Quy trình một tiết dạy luyện nói bao gồm: a. Phần gây hứng thú đầu giờ (warm up): Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (3 -7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó. + Mục đích các hoạt động mở bài Các hoạt động mở bài nhằm một số mục đích sau: - Ổn định lớp, cho phép học sinh có một thời gian để thích nghi với bài học mới; 15 - Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới; - Gây hứng thú cho bài học mới; - Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới; - Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo; - Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp. + Các hình thức và thủ thuật vào bài Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp. Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau: Hình thức 1. Tạo môi trường thuận lợi cho bài học * Thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò ngay từ phút vào lớp: - Chào hỏi học sinh; - Hỏi chuyện thông thường tự nhiên; - Kể chuyện vui... * Tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh: - Thăm hỏi học sinh; - Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu/nói về mình. * Ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học, ví dụ: - A short listening task; - Observing a picture then ask and answer about the picture; - A riddle - A language game (crosswords, noughts and crosses, etc) - A challenging task on vocabulary, Hình thức 2. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới * Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting), hay nêu vấn đền để cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming). * Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như: - Hỏi các câu hỏi có liên quan; - Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan; - Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp (kể trên), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ; * Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ/lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như: - Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh..) - Các mẩu chuyện có thật hoặc tự tạo 16 - Các bài đọc ngắn - Các bài tập hoặc câu hỏi, vv Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng một lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau . Vì vậy, giáo viên nên tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem- solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó, giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú cho bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng đã giúp cho học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới. Như đã đề cập, mục đích của các hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Với ý nghĩa đó, phần mở bài đôi khi không có ranh giới cụ thể mà luôn được tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu. + Chú ý: Khi tiến hành phần này, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: - Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt. - Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh. - Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp, ví dụ như kích thích trí tò mò, yêu cầu đoán tranh, đoán câu trả lời v.v... - Cần chú ý thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ minh họa: Warming up the class in Unit 16 “Historical places” Game: Finding what they are Giáo viên chuẩn bị 3 bức tranh màu sắc đẹp được dấu kín về 3 địa danh nổi tiếng ở Việt Nam. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi để tìm ra đó là những địa danh nào. Học sinh trả lời đúng sẽ được nhận điểm tốt hoạc 1 món quà. Picture 1: - This is the place where Uncle Ho was buried. - It is situated in Ba Dinh Square 17 Picture 2: - This is the place in Hue city - It is one of the world cultural heritages in Vietnam Picture 3: - It is a famous place in Ho Chi Minh City - It is also called Independence Palace b. Chuẩn bị nói (Before you speak) * Mục đích: - Giới thiệu bài nói mẫu (Những phát ngôn riêng lẻ hay một bài hội thoại). * Hình thức: ( sử dụng các hình thức tương tự như phần warm up) - Yêu cầu học sinh luyện đọc (Chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới) - Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc câu. - Giáo viên yêu cầu bài nói. * Chúng ta có thể sử dụng các hoạt động như: - Matching - Pre-teach vocabulary - Open prediction: (Hoạt động tiên đoán tự do) - Ordering : (Sắp xếp thứ trật tự ý câu, hoặc tranh ảnh…) - Answer the guiding questions (pre- question) - Games c. Trong khi nói ( While you speak) * Mục đích - Học sinh luyện tập, vận dụng những kiến thức đã cho, thực hiện nói về chủ đề của bài học. - Phát triển kĩ năng nói có kiểm soát, phát huy tính sáng tạo trong khi thực hiện nói * Hình thức: Luyện nói có kiểm soát (Controlled practice) 18 - Học sinh dựa vào tình huống gợi ý (qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện nói theo yêu cầu. - HS luyện nói theo cá nhân/ cặp /nhóm dưới sự kiểm soát của của GV (sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ …) - GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày (nói lại) phần thực hành nói theo yêu cầu. - Phần luyện tập (Practice): Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như: Bài tập thay thế (Substitution drills), dùng Prompts hay picture cues hay các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành luyện tập ngữ liệu vừa học * Một số hoạt đông trong phần này - Giving opinions - Discussing - Ask and answer (pairwork) - Matching d. Sau khi nói ( After you speak). Luyện nói tự do (Free practice/ Production) * Mục đích: - Phát triển kĩ năng nói của học sinh, phát huy tính sáng tạo, vận dụng kiễn thức đã học vào các tình huống mở rông, các em có thể tự do sáng tạo. * Hình thức: - Các hoạt động được tổ chức theo cá nhân tìm hiểu, cặp, nhóm theo từng nội dung, chú trọng vào khả năng diễn thuyết, báo cáo, khai thác thông tin của các em. * Một số hoạt động có thể được sử dụng + Summarize the text, dialogue. + Arrange the events in order. + Give the title of the reading text, dialogue. + Give comments, opinions on the characters in the text, dialogue. + play the roles basing on the text, dialogue. + Develop an other story basing on the text, dialogue. + Tell a similar event on… + Personalized talks ( talk about your own school…) v.v. + Interviewing + Recall/ retell the story or dialoguge. + Role play/ taking a survey + Discuss the main idea. +Summerising the main points Những dạng bài tâ pâ trong hoạt động này, giúp cho các em hoàn thiện hơn về kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết cũng như khắc sâu thêm nội dung bài học. Vậy, giáo viên đừng quên khâu bao quát lớp, quan tâm đến các đối tượng học sinh để giúp đỡ tất cả các em tham gia vào hoạt động học tập để hiểu bài, khắc sâu thêm 19 nội dung bài vừa học một cách đồng bộ, qua đó học sinh cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong tiết học tiếng Anh nói chung và tiết học kiểu bài kỹ năng “ Nói” nói riêng. 4.4.2.Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói - Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi. - GV không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để học sinh tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. - Cần hướng dẫn cách tiến hành, làm rõ yêu cầu bài tập hoặc gợi ý hay cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm. Việc hướng dẫn và gợi ý cho phần luyện nói rất cần sự sáng tạo và thủ thuật phong phú của giáo viên, không nên chỉ bám sát thuần tuý vào sách. - Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng. Sử dụng thêm các giáo cụ trực quan để gợi ý hay tạo tình huống. - Trong luyện tập các giáo viên có hai chức năng chính: một là cung cấp ngữ liệu (cấu trúc câu cần thực hành nói, từ vựng…), giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh. - Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có ý nghĩa, có hiệu quả. - Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực. - Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi. 5. Nội dung 5. Một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nói. Thay vì làm như các tasks trong sách giáo khoa tôi đã thiết kế mộ số các hoạt động thay thế để phù hợp hơn trong từng tiết dạy * Làm gián đoạn câu chuyện bằng thông tin sai (Interrupting stories) Giáo viên sẽ kể một câu chuyện mà học sinh biết rõ chứa các thông tin sai. Trong lúc nghe câu chuyện, nếu học sinh phát hiện ra có thông tin sai thì giáo viên dừngcâu chuyện lại và sửa thông tin đó. * Phỏng vấn(Interviews ): Một học sinh lên trước lớp đóng vai là bác sĩ, công an, giáo viên ....., những học ính khác đặt câu hỏi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan