Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo...

Tài liệu Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo

.PDF
49
2613
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ NGHIỆP PHƢƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƢỢNG VỀ KÍCH THƢỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM THỊ NGHIỆP PHƢƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƢỢNG VỀ KÍCH THƢỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học môn Toán KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Hải Lý Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn tới ThS. Nguyễn Hải Lý giáng viên chính, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khoá luận. Tôi xin chân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non, phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Tây Bắc và các bạn sinh viên lớp K51 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt khoá luận này. Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng tất cả các cô giáo và các cháu mẫu giáo (4 5 tuổi) ở Trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La và các cháu mẫu giáo (3 - 4 tuổi, 5 - 6 tuổi) ở Trường Mầm non Hợp Hưng - Vụ Bản - Nam Định mà tôi đã tiến hành thực nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT MG : Mẫu giáo % : Phần trăm SL : Số lượng MĐ : Mức độ TĐ : Tổng điểm TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng TB : Trung bình GV : Giáo viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn khóa luận ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu khoa học ................................................................... 3 6. Đóng góp khóa luận .......................................................................................... 4 7. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5 1.1. Phương pháp dạy học ..................................................................................... 5 1.2. Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo................ 6 1.3. Vai trò của việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo................ 12 1.4. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo............. 13 1.5. Nội dung chương trin ̀ h hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo ............................................................................................................................. 16 1.6. Thực trạng việc dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo ...................................................................................................................... 17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƢỢNG VỀ KÍCH THƢỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO ........................................................ 21 2.1. Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo 3 - 4 tuổi. ...................................................................................................................... 21 2.2. Phương pháp hình thành biểu tượngvề kích thước cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi....................................................................................................................... 24 2.3. Phương pháp hình thànhcác biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ....................................................................................................................... 32 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 37 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 37 3.2. Thời gian đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................... 37 3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ............................................................... 37 3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 38 3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 38 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 40 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn khóa luận Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nề n móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục Mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước. Bước vào thế kỉ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo dục Mầm non chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về nội dung, mục tiêu, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ. Điều đó đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến, đổi mới. Trong những năm gầ n đây, ngành giáo dục Mầm non đã có những chương trình thử nghiệm nhằm đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cải cách chương trình giáo dục Mầm non. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non chính thức có nhiều môn học để giúp trẻ phát triển trên các lĩnh vực như nhận thức, thể chất, đạo đức...Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình hình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành " Chương trình giáo dục Mẫu giáo" còn gọi là "chương trình cải tiến" áp dụng trên phạm vi cả nước. Toán học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh trong các mối quan hệ về số lượng, hình dạng, kích thước, vị trí trong không gian và định hướng thời gian. Hình thành biểu tượng toán cho trẻ Mầm non là một trong những môn học cơ bản ở trường Mầ m non , vì vậy ở trường sư pha ̣m học phần này là rấ t quan trọng trong viê ̣c thực hiê ̣n mu ̣c tiêu giáo du ̣c . Đồng thời, học phần này giúp cho việc giáo dục trí tuệ trẻ Mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. Môn phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ có một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo. Bởi nó không chỉ trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn chỉ ra sự cần thiết cung cấp cho trẻ biểu 1 tượng toán học đầy đủ, kịp thời trước khi bước vào trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu ngày phát triển của xã hội. Hình thành biểu về kích thước cho trẻ Mẫu giáo là một trong những nội dung quan trọng trong việc hình thành biểu tượng Toán học cho trẻ Mầm non. Xung quanh trẻ luôn tồn tại một thế giới đa dạng màu sắc, hình khối, kích thước. Kích thước là một trong những dấu hiệu đặc trưng của vật thể mà trẻ dựa vào đó có thể biết được độ dài, độ lớn, bề rộng.. của vật. Cho trẻ làm quen với biểu tượng kích thước có tác dụng phát triển tính ổn định của tri giác. Sự nhận biết biểu tượng về kích thước được nhận biết trên cơ sở nhận thức cảm tính cũng có thể nhận thức tư duy và ngôn ngữ. Thông qua việc dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thước sẽ giúp trẻ hình thành, phát triển trí tuệ: Cảm giác, tư duy, ngôn ngữ. Phát triển kỹ năng: chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng. Qua quá trin ̀ h kiế n tâ ̣p , thực tâ ̣p sư pha ̣m ta ̣i hai trường Mầm non, trường Mầm non Chiềng Ban - Mai sơn - Sơn La và trường Mầm non Hợp Hưng - Vụ Bản - Nam Định, tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp này nhằm tăng cường hiệu quả việc hình thành biểu tượng kích thước còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do chưa nắ m vững phương pháp nên các giáo viên còn né tránh viê ̣c dạy trẻ hình thành biểu tượng toán , ngoài ra các trang thiết bị phục vụ cho tiết dạy chưa đầ y đủ . Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu chú trọng, thiếu sáng tạo các biện pháp giúp trẻ hình thành biểu tượng kích thước toán học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu khóa luận: “Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo”. Tôi hy vọng rằng khóa luận sẽ góp phần nào đó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Mầm non nói chung và việc hình thành biểu tượng toán nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu 2 Nghiên cứu, thực trạng việc hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo ở một số trường Mầm non. Đề xuất phương pháp hình thành những biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo. Thử nghiệm sư phạm. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu một số phương pháp nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nhóm trẻ 4 - 5 tuổi của trường Mầm non Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La. Nhóm trẻ 3 - 4 tuổi và 5 - 6 tuổi trường Mầm non Hợp Hưng - Vụ Bản Nam Định 4. Giả thuyết khoa học Trên thực tế, việc hình thành những biểu tượng về kích thước chưa được chú trọng đúng mức và giảng dạy đúng hướng, sáng tạo. Nếu các phương án tôi đề xuất trong khóa luận được vận dụng tốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng về kích thước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến khóa luâ ̣n, đọc và hệ thống các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và tài liệu có liên quan đến cơ sở hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ. 5.2. Phương pháp điều tra - quan sát Dùng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở một số trường Mầm non về phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng các phương pháp đề xuất tác động đến một nhóm trẻ khối thực nghiệm. Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 3 6. Đóng góp khóa luận Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung một số phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo. Khóa luận hoàn thành sẽ được lưu trữ tại thư viện trường Đại học Tây Bắc, là tài liệu tham khảo cho sinh viên giáo dục Mầm non và các giáo viên Mầm non. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Phƣơng pháp dạy học 1.1.1. Phương pháp Phương pháp được hiểu là con đường là cách thức mà chủ thể tác động để đạt được mục đích. Như vậy phương pháp là một phạm trù mang tính biện chứng, nó không phải là bất biến, mà có thể thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy khi sử dụng chúng con người có thể lựa chọn, kết hợp thay đổi chúng và thậm chí có thể tìm kiếm những phương pháp mới. Việc xác định đúng phương pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc để đạt mục đích đề ra. 1.1.2. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy học mang đặc điểm của phương pháp nói chung, bao gồm mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan phương pháp bị chi phối bởi quy luật vận động khách quan của đối tượng mà chủ thể phải ý thức được. Mặt chủ quan phương pháp là những thao tác, thủ thuật được sử dụng trên cở sở cái vốn có về quy luật khách quan tồn tại trong đối tượng. Trong phương pháp dạy học mặt khách quan là những quy luật tâm lí, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của con người mà giáo dục phải ý thức được, mặt chủ quan là những thao tác, những hành động, mà giáo viên lựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng. Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học, không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả các hoạt động thành công mà xác định được mục đích tìm ra phương pháp phù hợp. 5 Phương pháp dạy học ở trường Mẫu giáo được hiểu là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ Mầm non nhằm đạt được mục đích giáo dục. Phương pháp dạy học không chỉ ở chỗ giáo viên đem lại cho trẻ tri thức mới mà còn là hoạt động nhận thức của trẻ. Nó không chỉ là hoạt động nhận thức thuần tuý mà còn bao gồm những hoạt động thực tiễn. Việc nắm tri thức là sản phẩm của hoạt động của trẻ chứ không phải của giáo viên. Phương pháp dạy học là công cụ để tổ chức hoạt động của trẻ tạo ra những hứng thú nhận thức cho trẻ và được giáo dục bởi mục đích và nội dung giáo dục ở trường Mầm non. Như vậy phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ Mầm non được hiểu là tổ hợp các cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ trong quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ. Tóm lại hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm lứa tuổi của trẻ, vào tính chất, trình độ phát triển tư duy của trẻ. Bởi vậy khi xây dựng phương pháp cần xuất phát từ tính chất hoạt động nhận thức và thực tiễn của trẻ hơn là tổ chức hoạt động của giáo viên. 1.2. Phƣơng pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ Mẫu giáo 1.2.1. Phƣơng pháp hoa ̣t đô ̣ng với đồ vâ ̣t 1.2.1.1. Ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu Phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp tổ chức cho trẻ tiến hành các hoạt động với đồ vật dưới hình thức vui chơi mang tính trực quan. Một trong những nhiệm vụ chính của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ là góp phần phát triển trí tuệ, pháp triển năng lực tư duy, mà tư duy trực quan hành động lại chiếm ưu thế ở trẻ, trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học”. Các biểu tượng toán thường khó và trừu tượng, nếu các mô hình hoá bởi các đồ dùng trực quan và trẻ được trực tiếp tiến hành trên các đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó trẻ giữ vai trò chủ thể của hoạt động, còn cô giáo là người tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động với các đồ vật theo một quy trình để tạo ra sản phẩm thì các biểu tượng toán sẽ trở nên dễ hiểu đối với trẻ, giúp trẻ tiếp thu một cách dễ 6 dàng, đầy đủ và nhớ lâu hơn. Thông qua các sản phẩm, kiến thức kĩ năng cần thiết được hình thành trong trẻ. Nhờ các hoạt động trực tiếp với đồ vật, các giác quan của trẻ phát triển tốt hơn. Phát triển cảm giác và khả năng tri giác nhanh nhạy, chính xác thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ chuyển từ tư duy trực quan hình tượng sang tư duy logic. Khi sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật trong việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ Mẫu giáo cần chú ý các yêu cầu sau: Đồ vật, đồ dùng cho trẻ hoạt động phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ, phù hợp với điều kiện vật chất của địa phương. Đảm bảo cho mọi trẻ được trực tiếp hoạt động với đồ dùng trực quan. Hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, phù hợp với trình tự các thao tác trong qui định của hoạt động. Việc sử dụng đồ dùng trực quan sớm hoặc quá muộn sẽ làm giảm tác dụng của đồ dùng, phân tán sự chú ý của trẻ. 1.2.1.2. Cách tiến hành Khi sử dụng phương pháp cho trẻ hoạt động với đồ vật giáo viên cần thực hiện các việc sau: Thứ nhất: Xác định mục đích bài dạy, yêu cầu của trẻ cần đạt được: Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, vốn hiểu biết của trẻ về những tri thức, kỹ năng sẽ dạy và yêu cầu cần đạt để xác định bài tập này thuộc loại nào (sao chép, tái tạo hay sáng tạo) Thứ hai: Xác lập phương thức hoạt động: Căn cứ vào nội dung kiến thức, kỹ năng cần hình thành cho trẻ và căn cứ vào các hoạt động đã lựa chọn, cô giáo sắp xếp các hoạt động theo trình tự logic. Cô dự kiến sẽ thiết lập mỗi hoạt động diễn ra dưới hình thức nào, trong đó có bao nhiêu thao tác, các thao tác diễn ra theo trình tự nào, để tạo ra sản phẩm. Thứ ba: Định hướng hoạt động:Bao gồm có định hướng chung và định hướng từng thao tác. 7 - Định hướng chung: Thường tiến hành vào đầu giờ học, giúp trẻ nắm được nhiệm vụ: Giờ học này cần phải làm gì? - Định hướng từng thao tác, từng làm việc cụ thể được tiến hành trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, nhằm giúp trẻ biết: Làm như thế nào? - Định hướng chung và định hướng từng thao tác cần dựa vào trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi, vốn kinh nghiệm...để lựa chọn mức độ hướng dẫn cho phù hợp. + Mức độ 1: Trẻ thực hiện bài tập sao chép. Trẻ bắt chước các hoạt động, các việc làm, các thao tác theo một quy trình nhất định mà giáo viên hướng dẫn. Chính vì vậy việc hướng dẫn hoạt động phải bằng vật mẫu, hoạt động mẫu kết hợp với lời nói lôi cuốn, gây hứng thú để cuốn trẻ vào hoạt động. Trong khi trẻ thực hiện giáo viên phải quan sát, kiểm tra, hướng dẫn, sửa sai...cho các cháu chưa biết làm hoặc làm chưa chuẩn. + Mức độ 2: Trẻ thực hiện bài tập tái tạo và bài tập sáng tạo: Trước tiên bài tập tái tạo là dạng bài tập giáo viên mô tả rõ kỹ năng hoặc biện pháp giải quyết, các vấn đề đặt ra bằng lời không có vật mẫu hoặc hành động mẫu của cô. Bài tập sáng tạo là bài tập chỉ nêu vấn đề cần giải quyết, trẻ tự lựa chọn biện pháp, kỹ năng thích hợp. Tạo cơ hội phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ. - Yêu cầu đối với hai loại bài tập này là: + Định hướng chung chỉ bằng lời, trẻ hiểu cần làm gì, không có hoạt động mẫu. + Định hướng từng thao tác bằng lời hướng dẫn cách làm. Cô không làm mẫu hoặc trực tiếp giúp trẻ, chỉ gợi ý để trẻ nhớ lại cách làm tương tự, yêu cầu trẻ làm thử bằng một vài cách khác nhau để từ đó lựa chọn cách làm thích hợp cho bài tâp mà giáo viên yêu cầu. Thứ tư: Tổ chức cho trẻ hoạt động trong giờ học: Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của quá trình trẻ tiến hành dưới sự hoạt động hướng dẫn của cô bao gồm tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật; hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh để rút ra nhận xét; tổ chức cho trẻ vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội vào các hoạt động thực hành và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của trẻ. 8 1.2.2. Phƣơng pháp dùng lời 1.2.2.1. Tác dụng và yêu cầu Phương pháp dùng lời là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của cô để mô tả, hướng dẫn gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích để nắm được những tri thức cần thiết. * Tác dụng Lời hướng dẫn, giảng giải của cô giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng, hiểu được đầy đủ sâu sắc các kiến thức. Giúp trẻ chính xác hoá, khái quát hoá sự nhận thức các biểu tượng toán học ban đầu. Các câu hỏi gợi mở thúc đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ độc lập suy nghĩ đồng thời hướng trẻ vào những nhiệm vụ cần thiết phải giải quyết, thúc đẩy sự ham hiểu biết ở trẻ . Qua đó bồ i dưỡng và phát triển cho trẻ về ngôn ngữ, năng lực chú ý lắng nghe, hiểu được người nói, khả năng diễn đạt bằng lời nói. * Yêu cầu Lời đối thoại hướng dẫn, hệ thống câu hỏi phải gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gắn liền với tình huống cụ thể, hướng tới tri thức cần đạt được. Các câu hỏi phát vấn trẻ phải đưa ra đúng lúc, tuân thủ theo trình tự của một chuỗi các hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện. Không áp đặt trẻ diễn đạt theo ngôn ngữ của cô. Cô chỉ đặt câu hỏi sau khi trẻ đã quan sát hoặc thực hiện sau hoạt động. Cô là người chính xác hoá và khái quát hoá kết quả để hình thành biểu tượng mới. Cô dạy trẻ hiểu ý nghĩa của các từ ngữ toán học và biết sử dụng đúng trong các tình huống cụ thể. 1.2.2.2. Cách tiến hành Đây là một trong những phương pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy hay nói cách khác phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ. Nếu phân loại câu hỏi theo trình tự nhận thức có các nhóm câu hỏi sau: 9 Loại câu hỏi sao chép bề ngoài: Là loại câu hỏi để việc ghi nhận những điểm bên ngoài của đối tượng, yêu cầu trẻ mô tả lại những điều vừa quan sát. Một số câu hỏi thường dùng như: Đây là cái gì? Có bao nhiêu đối tượng, con vừa làm gì?.. Câu hỏi nhận thức sao chép: Đây là câu hỏi ở mức độ cao hơn, nhằm giúp trẻ nắm vững và củng cố kiến thức một cách sâu sắc hơn. Loại câu hỏi này yêu cầu trẻ mô tả lại quá trình mình thực hiện, do đó kiến thức của trẻ có được là thật chứ không phải là thuộc vẹt. Dạng câu hỏithế nào mà con biết chiều dài của hai đối tượng này không bằng nhau? Vật nào cao hơn?.. Câu hỏi nhận thức sáng tạo: Là loại câu hỏi yêu cầu trẻ sử dụng kiến thức đã có vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. Cô thường đặt một số câu hỏi: Vì sao con biết đối tượng A cao hơn đối tượng B? Tại sao vật này lại thấp hơn vật kia?...Loại câu hỏi này giúp chúng ta phân loại nhận thức của trẻ rất chính xác. Trẻ có tư duy trí nhớ tốt sẽ tìm cách giải bài toán một cách tối ưu nhất và ngược lại. Giáo viên cần tích cực sử dụng loại câu hỏi này nhằm kích thích trí não của trẻ phát triển. * Cách thức đàm thoại: Đàm thoại gợi nhớ: Giúp trẻ gợi nhớ những kiến thức, những đối tượng nhằm trong nhóm cần hệ thống, khái quát. Đàm thoại tổng hợp: Giúp trẻ so sánh để rút ra những đặc điểm cơ bản * Ở mỗi giai đoạn giáo viên có thể thực hiện như sau: Thứ nhất: Hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng: Lời nói của giáo viên phải lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, cho trẻ thấy cái cần nhìn và nhìn như thế nào về đối tượng đó. Tập chung chú ý vào những chi tiết của đối tượng cần quan sát. Trẻ nêu nhận xét, cô chính xác hoá và hệ thống hoá những điều trẻ nhận xét. Thứ hai: Quá trình tổ chức hoạt động với đồ vật: - Khi định hướng chung: Lời hướng dẫn của cô phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ biết nhiệm vụ sắp làm. - Khi hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động: Lời hướng dẫn của giáo viên phải gắn liền với hoạt động giúp trẻ hiểu “cần phải làm gì và làm như thế nào?”. Lời 10 nói của cô phải điều khiển trẻ hoạt động với đồ vật và giúp trẻ tự tiến hành hoạt động với đồ vật. - Giọng nói của cô phải có ngữ điệu , biết nhấ n mạnh vào những nội dung quan trọng. Thứ ba: Quá trình hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh và tìm ra kết quả: Dựa vào quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, giáo viên lựa chọn một cách có hệ thống các câu hỏi ngắn ngọn, rõ ràng, phù hợp với nội dung, đưa ra đúng lúc nhằm giúp trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu...từ đó phát hiện ra những vấn đề cần lĩnh hội. Khi đó những hiểu biết, kỹ năng trẻ được li ñ h hội trong quá trình hoạt động với đồ vật sẽ được phản ánh có hệ thống ở ngôn ngữ và trong tư duy của trẻ. Tạo điều kiện trẻ là người đầu tiên được tự nhận xét, diễn đạt những phát hiện của mình. Phát huy vai trò chủ thể trong hoạt động của trẻ, luyện cho trẻ thói quen phân tích, tổng hợp và cách diễn đạt của chúng. 1.2.3. Phƣơng pháp sử dụng những hình thức luyện tập Thông thường trong các tiết học hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán của trẻ mẫu giáo, giáo viên có thể dùng một trong hình thức luyện tập sau: - Thứ nhất: Luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa da ̣ ng, phong phú với hình thức các trò chơi và sử dụng các loại phương tiện khác nhau. - Thứ hai: Vận dụng các hiểu biết đã có để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế. - Thứ ba: Luyện tâ ̣p qua các trò chơi: Khi sử dụng phương pháp “Trò chơi” trong luyện tập cô cần nói rõ: + Tên trò chơi. + Phổ biến luật chơi, cách chơi. Cô nói chậm, với những trò chơi mới cô nói rõ luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi thử. Với trò chơi cũ cô nhắc lại, luật chơi và cách chơi. + Cho trẻ chơi: Cô chú ý sửa sai, bao quát trẻ khi tham gia trò chơi nhận xét sau khi chơi. (Cô khen những nhóm trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những nhóm trẻ chơi chưa tốt). 11 Thứ tư: Luyện tập qua các môn học khác và hoạt động khác: Cô giáo cần tận dụng các cơ hội để củng cố các biểu tượng toán khi dạy trẻ các môn học và tổ chức các hoạt động khác. 1.3. Vai trò của việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ Mẫu giáo 1.3.1. Giúp trẻ có được những biểu tượng ban đầu về kích thước Kích thước là một trong những nội dung cơ bản trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ Mẫu giáo, được tổ chức ở tất cả các lớp Mẫu giáo ở trường Mầm non và được nâng cao vấn đề về mặt kiến thức về việc dạy trẻ nhận biết, so sánh kích thước của vật, dạy sự so sánh sắp thứ tự về kích thước của ba đối tượng và cuối cùng là dạy trẻ đo lường đơn giản. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết về kích thước các vật trong môi trường xung quanh bằng trực quan của mình. Khi lên các lớp trên thì việc nhận biết về kích thước dần được hình thành và chính xác hoá dần thông qua việc quan sát vật mẫu thực hành so sánh và qua lời hướng dẫn, giảng giải của giáo viên. Đồng thời ở trường Mầm non, trẻ khám phá khoa học qua hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thì trẻ đã được làm quen với các loại kích thước khác nhau: chiều cao của cây, chiều dài của sợi dây, bề dày của hộp xốp,…nhưng trẻ chưa thể nhận ra được đặc điểm toán học của các chiều dài, rộng, cao… của kích thước mà chỉ là biểu tượng sơ đẳng làm nền cho sự hình thành và phát triển biểu tượng kích thước ở các cấp bậc tiếp theo. Song các biểu tượng toán học mà trẻ được làm quen thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh tạo nền tảng ban đầu giúp trẻ mở rộng nâng cao sự hiểu biết toán học nói chung và với biểu tượng kích thước nói riêng. Việc hình thành biểu tượng toán ban đầu về kích thước trong môi trường xung quanh có tầm quan trọng đáng kể, vì điều đó đã giúp trẻ có được những định hướng đầu tiên trong không gian, gắn liền với việc học tập với môi trường xung quanh và chuẩn bị tiếp cho bậc học sau. 12 1.3.2. Rèn luyện khả năng thực hành và phát triể n năng lực trí tuệ của trẻ Khi học về kích thước trẻ được hoạt động với đồ vật đó là các vật mẫu, vật thật để trẻ nhận biết được sự dài - ngắn, cao - thấp, to - nhỏ khác nhau…của vật. theo từng lứa tuổi mà trẻ so sánh được kích thước của các vật bằng tri giác. Ví dụ: trẻ 3 - 4 tuổi thì vật phải có sự chênh lệch chiều dài rõ rệt còn trẻ 4 - 5 tuổi độ chênh lệch không nhiều, đố i với trẻ 5- 6 tuổ i yêu cầ u càng cao hơn đó l à dạy trẻ đo lường các vật bằng một thước đo… Từ những kiế n thức đó sẽ làm nề n tảng cho trẻkhi học lên lớp trên. Qua việc học tập và rèn luyện các kỹ năng trẻ được hình thành thêm các kỹ năng khác như: phân tích, tổng hợp, dự đoán,… Điều này được thể hiện rõ qua việc dạy trẻ đo lường các vật bằng các thước đo khác nhau. Các vấn đề toán học được đưa ra ở mức độ khá cao đòi hỏi trẻ phải suy luận mới có thể tìm ra đúng lời giải của bài toán. 1.3.3. Tích luỹ những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập Các kiến thức về biểu tượng kích thước ở trường Mầm non được thông qua hoạt động thực hành là hoạt động với đồ vật để tích luỹ hiểu biết cho trẻ. Song những kiến thức, kỹ năng toán học được hình thành ở trẻ qua con đường thực nghiệm rất cần thiết trong cuộc sống và hữu ích cho việc học tập các tuyến kiến thức khác nhau trong môn toán học sơ đẳng ở trường Mầm non như biểu tượng tập hợp, số và phép đếm, kích thước, định hướng trong không gian…cũng như các hoạt động khác ở nhà trường. Ngoài ra các yếu tố về kích thước giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ rèn luyện những đức tính và phẩm chất tốt như: cần cù, cẩn thận chu đáo, khéo léo, chính xác,…nhờ vậy mà trẻ có thêm tiền đề để tiếp thu các hoạt động học tập ở trường Mầm non và học môn toán ở bậc phổ thông. 1.4. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo Trẻ em nhận biết về kích thước của các vật nhờ có sự tham gia tích cực của các giác quan mà chủ yếu là thị giác và xúc giác, sau đó dùng ngôn ngữ để khái quát những nhận biết về kích thước. 13 Trong tâm lí học gọi khả năng nhận biết (cảm thụ) kích thước vật ở các vị trí khác nhau là hệ số thụ cảm. Sự cảm thụ kích thước đúng phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng ước lượng bằng mắt, sự phát triển về ngôn ngữ, sự tham gia của các quá trình tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp và sự tác động của các nhà giáo dục. Vì vậy hệ số thụ cảm về kích thước vật tăng theo kinh nghiệm, sự phát triển về tâm, sinh lí từng lứa tuổi và sự hướng dẫn của các nhà giáo dục. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về kích thước của vật cũng khác nhau. 1.4.1. Trẻ dưới 3 tuổ i Nhiề u công trin ̣ : Trẻ từ một tuổi trở lên mới có khả ̀ h nghiên cứu đã khẳ ng đinh năng nhâ ̣n biế t kić h thước của vâ ̣t mà nó đươ ̣c tăng lên theo mức đô ̣ tić h lũy kinh nghiê ̣m trong quá trin . ̀ h trẻ hoa ̣t đô ̣ng với đồ chơi Trẻ lên 2 tuổ i, trước khi biế t nói tha ̣o đã có những phản ứng với những kích thước khác nhau của vật và cả với mối liên hệ giữa các đối tượ ng có kić h thước khác nhau. Tuy ở lứa tuổ i này trẻ khó phân biê ̣t các loa ̣i kić h thước khác nhau và khó đánh giá vật. Những kinh nghiê ̣m phân biê ̣t kić h thước thường mang tiń h cu ̣c bô , các ̣ dấu hiê ̣u mà trẻ đã biế t về kić hthước của các vâ ̣t cu ̣ thể đươ ̣c go ̣i là tuyê ̣t đố i chứ không phải là tương đối. Ví dụ: Trẻ thường coi quả bóng hay củ cà rốt mình đã chọn được trong giá đồ chơi là to hơncác bạn hay con chó nhà mìnhlà to nhất(tức là to hơn con chó nhà các bạn khác). Điề u đó chứng tỏ trẻ chưa hiể u đươ ̣c tính tương đố i khi so sánh kích thước các đố i tươ ̣ng. 1.4.2. Trẻ 3 - 4 tuổi Trẻ có thể nhận biết về một chiều kích thước của vật và trẻ có thể làm đúng theo yêu cầu của người lớn. Ví dụ: Trẻ có thể nhận biết đúng một là người lớn hay trẻ con. Hoặc biết đem đến một quả bóng to, một cái thước dài cho cô. Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã bắt đầu có những từ và khái niệm về các kích thước khác nhau của vật. Song vốn từ của trẻ còn ít và trẻ cũng chưa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất