Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Phương pháp giáo dục con cái...

Tài liệu Phương pháp giáo dục con cái

.DOC
35
168
128

Mô tả:

Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta có thể khẳng định rằng: Phụ nữ là một nửa của thế giới, không có phụ nữ thế giới sẽ không thể tồn tại được. Điều đó hoàn toàn chính xác. Ngay từ xã xưa thì phụ nữ đã đóng một vai trò hết sức quan trọng điều đó được thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược như: Đông hán cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của hai bà Trưng, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Ngô của bà Triệu. Họ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng họ đã góp phần đánh bại những đạo quân xâm lược dành lại độc lập, tự do cho đất nước. Truyền thống tốt đẹp đó không những không bị phai nhạt mà nó được tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những người phụ nữ tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong công cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Họ đã dũng cảm chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc. Những người chị, người mẹ vẫn âm thầm che chở, lo lắng cho bộ đội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ họ và rồi đã có biết bao người mẹ mất con, biết bao người vợ mất chồng nhưng họ vẫn kiên cường chịu đựng đau khổ, mất mát để tiếp tục sống. Qua đó chúng ta thấy được bản lĩnh của người phụ nữ thật vĩ đại, họ hoàn toàn không thua kém những đấng mày râu. Trong chiến tranh lao động nữ đã thể hiện vai trò hết sức to lớn. vậy trong thời bình vai trò củ người phụ nữ được thể hiện như thế nào? Trước hết trong xã hội phong kiến mặc dù bị bó hẹp trong khuôn khổ của những chuẩn mực đạo đức luận lý xã hội , họ bị khuôn trong vòng cương tỏa của “tam tòng, tứ đức” ít khi được tham gia vào những chuyện đại sự của gia đình, làng xã nhưng họ vẫn nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Còn trong xã hội ngày nay, với sự tiến bộ về mọi mặt của đời sống thì vị thế của lao động nữ cũng ngày càng được khẳng định hơn. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Trong gia đình họ là người vợ, người mẹ. người con dâu đảm đang, hiếu thảo, hết lòng vì chồng con. Còn trong xã hội họ ngày càng đảm nhận những vị trí quan trọng mà trước kia chỉ dành riêng cho những người đàn ông, họ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những người phụ nữ không chỉ bình đẳng về quyền lợi mà họ còn có cơ hội khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Xuất phát từ những vai trò to lớn mà lao động nữ đã khẳng định như trên nên tôi chọn đề tài “Vai trò của người lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội” để làm để tài nghiên cứu cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề “Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội” từ trước đến nay dã có nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu. Nó đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm, chú ý. Tuy không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng nó không bao giờ hết quan trọng trong xã hội. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Với bài này nội dung chủ yếu là nghiên cứu về vai trò của lao động nữ trong gia đình và xã hội. Phạm vi: Lao động nữ trong gia đình và xã hội Việt Nam Đối tượng nghiên cứu: lao động nữ 4. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận này đã sử dụng hàng loạt phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp phân tích và tổng hợp nguồn thông tin lý thuyết từ các tài liệu - Phương pháp ghi chép, trích dẫn thông tin từ các phương tiện như báo, Internet, ti vi… 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá vai trò của lao động nữ trong gia đình và xã hội. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Qua đó thấy được vai trò to lớn mà những người phụ nữ đã hy sinh, cống hiến cho gia đình và xã hội. Từ đó có cách nhìn nhận đúng hơn về lao động nữ trong xã hội ngày nay. 6. Cấu trúc bài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có 2 chương Chương 1: Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình. Chương 2: Vai trò của lao động nữ ở phạm vi xã hội. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ Ở PHẠM VI GIA ĐÌNH 1.1. Vai trò của lao động nữ Việt Nam trong gia đình truyền thống Bằng những hoạt dộng thực tiễn của mình, lao động nữ Việt Nam đã chứng minh được vai trò vị trí to lớn của bản thân đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Nhìn ở góc độ gia đình hay cá nhân, có thể thấy được một âm hưởng chung là thừa nhận, khẳng đóng vai trò, vị thế lao động nữ như một nhân vật trung tâm trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên ở một khía cạnh chung nhất thì địa vị, hình ảnh của người phụ nữ trong gia đình truyền thống và hiện đại vẫn chưa đạt được mức đáng kể, nhất là trong hoạt động xã hội. Dù thế nào và thời đại nào đi nữa thì thực tế trên rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, lao động nữ Việt vẫn là một tuyệt tác nghệ thuật của cuộc đời. Họ luôn chứa đựng một kho tàng vô tận về tình yêu thương, sự hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, sự kiên trì chịu đựng, tính cẩn trọng tận tụy với công việc gia đình, cộng đồng và xã hội. Không chỉ trong xã hội truyền thống mà cả trong xã hội hiện đại lao động nữ luôn tinh tế trong các mối quan hệ xã hội. lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất, hài hòa nhất để vừa đảm nhận được thiên chức làm vợ. làm mẹ, vừa từng bước khẳng định được vị thế trong gia đình cũng như trong xã hội. Chừng mực nào đó và mức độ suy nghĩ nào đi nữa thì việc hy sinh sự nghiệp cho chồng con, cho người thân yêu từ trước đến nay chính là người phụ nữ muốn đặt tình yêu và gia đình lên trên hết. Trong cấu trú xã hội nông thôn cổ truyền Việt Nam vị thế và hình ảnh của lao động nữ được thể hiện rõ nét quan các mối quan hệ ứng xử với gia đình, gia tộc, với xóm làng và xã hội. Nhà nghiên cứu Từ Chi đã cho thấy nhiều phương diện, đặc biệt là phương diện kinh tế nông nghiệp và Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội tiểu thương nghiệp vai trò địa vị của người phụ nữ và bình đẳng nam giới, thậm chí trong những trường hợp nhất định. Lời nói của người phụ nữ có tác dụng quyết định, chẳng hạn khi bàn đến các khoản chi tiêu bằng tiền. Vì trong sản xuất nông nghiệp và buôn bán tiền do chị em làm ra, vị trí tay hòm chìa khóa… văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam theo quy mô tiểu canh – tiểu gia đình – tiểu nông, cho phép người phụ nữ tham gia hầu hết các công việc của phương thức canh tác này. Ngoài ra họ còn thực hiện được mọi chức năng gia đình cũng như hoạt động buôn bán tiểu thương. Như vậy, ở gia đình người Việt, thậm chí ở mức độ cộng đồng thì ảnh hưởng cũng như địa vị của lao động nữ không phải là thấp như nhiều người đã lầm tưởng, mà ngược lại từ trong công việc gia đình đến xã hội phụ nữ đều đóng vai trò chủ động. Với tư thế đó, ngoài chức năng là “nội tướng” trong gia đình người phụ nữ còn là nơi hội tụ mọi niềm vui, nỗi buồn của chồng con. Việc coi trọng gia đình ở người phụ nữ xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên và truyền thống văn hóa… Phụ nữ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, người già, người ốm đau trong gia đình. Là người dành thời gian gắn bó trong các thành viên của gia đình nhiều nhất. Họ bao giờ cũng gắn với con cái tâm tình với con cái hơn người đàn ông.. chỉ chừng ấy thôi cũng có thể thấy vai trò và vị thể của người phụ nữ là hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ trong chức năng tái sinh loài mà trong quá trình phát triển gia đình và xã hội. Tuy nhiên xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng khá đậm nét của nha giáo và phật giáo nên hình ảnh người phụ nữ trong gia đình truyền thống dù muốn hay không cũng bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, luân lý vốn được cả xã hội thừa nhận: Tôn ti trật tự trong gia đình, sự phân chia thứ hạng. Trong thời gian dài lao động nữ mặc nhiên chấp nhận cam chịu địa vị, số phận thấp kém hơn của mình so với nam giới. Họ bị khuôn trong vòng cương tỏa của “tam tòng, tứ đức” ít khi được tham gia vào chuyện đại sự của gia đình, con cái. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Thậm chí trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hầu như tất thảy điều do lao động nữ tham gia, nhưng quyết định phân chia thành quả đều do người đàn ông thực hiện. Trên thực tế nam giới chủ làm những công việc nặng nhọc mà người phụ nữ không đảm đương được, hoặc vì quá nạng nhọc… Còn lao động nữ, ngoài việc đồng áng, buôn bán còn phải tất bật không biết bao nhiêu là việc nhà, nội trợ nhưng họ vẫn bị coi thấp trong công việc và trong đời sống xã hội. Như trên, dù rằng trong thực tế vị trí người phụ nữ là lớn, cần thiết, quan trọng, song sự thể hiện của bản thân trong mắt mọi người cũng như sự đánh giá của gia đình và xã hội truyền thống chưa thực sự đúng với vị trí đó. Sự bình đẳng nam nữ là một yếu tố đánh giá vị thế của lao động nữ trong gia đình. Mặc dù bị chèn ép song không phải người phụ nữ Việt Nam không bộc lộ thế bình đẳng của mình. So với các giai đoạn trước, các thế hệ trước lao động nữ trong gia đình và xã hội hiện nay có vị thế cao hơn, bình đẳng hơn. Nhất là trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, mô hình văn hóa gia đình truyền thống sang mô hình gia đình đa dạng, hợp lý, có quan hệ đa chiều…thì vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng có những biến đổi về lượng và chất. Hiện nay, quy mô đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong mỗi gia đình và toàn xã hội ngày càng nằm trong tay rất nhiều điều kiện và cơ hội để khẳng định vị thế vai trò của mình theo hướng tích cực. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường mở rộng, đời sống văn hóa đa dạng và không ít phức tạp, với cơ chế và hệ thống thông tin lan tỏa toàn cầu trong tích tắc với hàng loạt những diễn biến phức tạp trong đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng…lại đang đặt lao động nữ Việt Nam vào những khó khăn và thách thức mới. Làm thế nào để vừa nâng cao tầm thế, vừa giữ gìn và ổn định gia đình, vừa tham gia vào các lĩnh vực xã hội một cách hiệu quả… vẫn là một câu hỏi lớn đặt ra cho người phụ nữ, cho mỗi gia đình Việt Nam. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội 1.2. Lao động nữ và gia đình Trong xã hội hiện đại nhịp sống ngày càng sôi động, vai trò của lao động nữ trong gia đình và xã hội ngày càng cao. Thế kỉ XXI đang đề cao vai trò của người phụ nữ, điều đó đòi hỏi người phụ nữ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao vai trò và vị trí của mình. Hiện nay lao động nữ tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng phụ nữ còn phải làm tốt vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình. Gia đình là cái gốc của con người, mỗi con người sinh ra đều bắt đầu từ mỗi gia đình, gia đình là cội nguồn của tình cảm, là sự bình yên của mỗi con người. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Với phụ nữ, hạnh phúc gia đình gần như là tất cả. Có hạnh phúc gia đình người phụ nữ sẽ thăng hoa cả về trí tuệ lẫn nhan sắc. Để làm đựơc điều này, khối óc mẫn tuệ và sự nhạy cảm của con tim phụ nữ phải là nơi thức tỉnh mọi tình cảm; là nơi làm cho trái tim gia đình tràn đầy tình yêu và hạnh phúc; nơi để người chồng sẻ chia; nơi chăm sóc, góp phần giáo dục, định hướng, khích lệ chồng con làm những việc tốt đẹp cho đời. Người giữ vai trò rất rất quan trọng trong việc chèo lái con thuyền mơ ước đi đến bến bờ hạnh phúc. Để vun đắp một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, đòi hỏi mỗi người phụ nữ phải làm tròn vai trò của mình trong gia đình. 1.2.1. Vai trò làm vợ Muốn làm tròn vai trò làm vợ, người phụ nữ phải có tình yêu, phải có lòng chung thủy, luôn vun đắp cho tình yêu và cuộc sống gia đình. Là trung tâm tình cảm gắn kết các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, phải biết đối xử công bằng và thật sự là tấm gương sáng cho con noi theo. Có ý thức chăm lo cho các thành viên trong gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Với mình phải trau dồi tứ đức đã được rút ra, đó là công – dung – ngôn – hạnh. Nghĩa là: Công: Là phụ nữ phải giỏi giang nữ công gia chánh, nấu ăn, may vá, thêu thùa và giỏi chuyên môn nghề nghiệp. Dung: là dung nhan phải gọn gàng tươi tắn. Có câu danh ngôn “Không có người đàn bà xấu mà chỉ có người đàn bà không biết làm đẹp mà thôi”. Đẹp ở đây phải phù hợp với điều kiện công tác và lao động của mỗi người.Ngôn: là lới ăn tiếng nói từ tốn, dịu dàng “Chim khôn hót tiếng rảng rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hạnh: là đức hạnh, nết na, cái tâm của con người đó biết đối nhân xử thế, biết kính trên nhường dưới, biết trước, biết sau. Dù ở vị trí nào trong xã hội, đó chỉ là công việc xã hội giao họ, còn ở gia đình chúng ta vẫn là người vợ. vậy phải đảm bảo việc nhà lo cho chồng con. Vợ còn là người làm rạng rỡ công danh, vị thế của chồng ngoài xã hội. 1.2.2. Vai trò làm mẹ Phụ nữ có công sinh thành ra con cái, có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con khôn lớn trưởng thành. Phụ nữ còn là người thầy đầu tiên của con người. Từ khi còn trong bụng mẹ đứa trẻ đã chịu những ảnh hưởng về những tư duy, suy nghĩ của mẹ, niềm vui, nỗi buồn đều phản ánh của người con. Mẹ là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thì đứa con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép. Trong giáo dục con cái cần lưu ý một số điểm: Hãy tôn trong mình và tôn trọng con Phát huy tính tự lập của con Nghiêm túc đối với con, kỷ luật con trong ranh giới cho phép. Công bằng với con cả về tình yêu và vật chất. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội 1.2.3. Vai trò làm dâu Là nàng dâu không chỉ đối xử tốt với bố mẹ, anh chị em chưa đủ, mà phải biết đặc điểm tâm lý của bố mẹ chồng. Trong gia đình người phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong tổ chức cuộc sống gia đình, tạo không khí vui vẻ tinh thần và vật chất cho các thành viên. Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng biết cách tổ chức và chi tiêu có kế hoạch thì vẫn tạo nên không khí ấm cúng và vui vẻ. Một gia đình hạnh phúc thể hiện tài năng của người phụ nữ. Vậy đòi hỏi người phụ nữ phải: - Biết phân công lao động trong gia đình phù hợp - Quản lý điều tiết mọi chi tiêu trong gia đình có kế hoạch. - Biết được sở thích của từng thành viên trong gia đình để động viên kịp thời. - Am hiểu được những cơ bản về nữ công gia chánh - Phải làm tấm gương tốt trong gia đình và ngoài xã hộ. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ ở đâu trong lĩnh vực nào vai trò và hình ảnh người phụ nữ cũng không thể thiếu. Chúng ta có quyền tin tưởng và hy vọng rằng người phụ nữ sẽ có một cuộc sống, một công việc, một vị thế ngày càng xứng đáng hơn với những gì mà họ luôn cần mẫn, chắt chiu và cống hiến cho cuộc đời này. 1.3. Lao động nữ với hạnh phúc gia đình Lao động nữ trong xã hội hiện đại không chỉ biết quanh quẩn với bếp núc, gia đình. Họ đang mỗi ngày khẳng định mình ở vị trí cao hơn. Những công việc trước đây tưởng như độc quyền dành cho phái mạnh thì bây giờ đã có “bước chân” phụ nữ in dấu như: Chính trị gia, nhà du hành vũ trụ… Thế nhưng khi sự nghiệp phát triển thì thời gian dành cho gia đình ngày một ít đi, gìn giữ hạnh phúc gia đình là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người phụ nữ. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Một số “bí quyết” để giữ hạnh phúc gia đình mà lao động nữ nên chú ý đó là: 1.3.1. Chia sẻ công việc với chồng Một số người luôn có tính ôm đồm mọi việc vào mình, đơn giản là họ không tin ai đó có thể làm tốt hơn. Kết quả là suốt ngày quần quật mệt mỏi rã rời, không nên thế, mà người phụ nữ nên kêu gọi chồng mình cùng làm việc, như vậy sẽ đạt hiệu quả hơn và cả hai người sẽ thấy hạnh phúc hơn. 1.3.2. Cố gắng giữ bữa cơm gia đình Ai đó nói rằng con đường ngắn nhất để tới trái tim đi ngang qua bao tử, câu nói đó có vẻ hài hước nhưng lại đúng. Người đàn ông thường nhớ những món ăn ngon mẹ mình nấu lúc còn nhỏ. Khi có gia đình đi đâu, ăn mòn gì họ cũng nhớ về món ăn vợ mình nấu. Người phụ nữ nên cố gắng tự tay nấu ăn cho gia đình, gia đình được sum họp trò chuyện cùng nhau như thế tình cảm gia đình sẽ càng gắn kết hơn. 1.3.3. Không nhắc quá nhiều công việc Không nên đem chuyện bực bội nơi bạn làm việc về trút giận lên chồng con. Công việc của bạn cũng cần chồng con chia sẻ nhưng đừng đem chồng ra làm “vật tế thần”. Phụ nữ thường mắc chứng kể lể quá nhiều mà không quan tâm đến phản ứng của người khác. 1.3.4. Hãy luôn làm mới mình Dù bạn đang bận rộn đến đâu thì cũng nên dành một khoảng thời gian chăm sóc mình. Hãy luôn giữ cho thân hình luôn khỏe mạnh, tươi tắn trong mắt chồng để chồng luôn thấy tự tin khi đi bên cạnh vợ của mình. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Chương 2: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ Ở PHẠM VI XÃ HỘI 2.1. Vai trò của lao động nữ trong xã hội xưa 2.1.1. Ơ Việt Nam Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời. Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại. Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ”. Vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải“chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, lam lũ đến cùng cực; về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy hình ảnh người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội. 2.1.2. Ở phương Tây Văn hóa phương Tây đã khởi nguồn trong một kiểu xã hội phụ quyền, dựa trên nguyên tắc sự thống trị của nam giới trong gia đình và cộng đồng. Việc thảo luận về vai trò phụ nữ trong những tác phẩm cổ thường phản ánh bối cảnh phụ quyền này, nhưng vẫn có những ngoại lệ đáng kể. Ngay cả trong thời đại xa xưa một số tư tưởng gia đã đi đến những kết luận về thân phận phụ nữ trái ngược với trật tự đương thời. Sự đoạn tuyệt nổi tiếng nhất với quan điểm phụ quyền cũ về thân phận phụ nữ là đề xuất của Plato trong tác phẩm Republic rằng phụ nữ phải được ngang hàng của nam giới trong cộng đồng chính trị. Plato khẳng định rằng không có điều gì một người đàn ông có thể làm trong hoạt động cộng đồng mà một phụ nữ không thể làm giỏi y như vậy. Ông thừa nhận ở vài khía cạnh nào đó một phụ nữ, đơn giản vì họ là phụ nữ, không giỏi bằng đàn ông trong hoạt động chính trị. Nhưng ông nghĩ rằng những khác biệt giữa các cá nhân – đàn ông hay đàn bà – quan trọng hơn những những khác Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội biệt giữa các giới tính. Theo ông, một phụ nữ thông minh và có năng lực thì giỏi hơn một người đàn ông thiếu những phẩm chất này, và quả là lãng phí khả năng con người nếu không sử dụng cô ta trong việc quản lý nhà nước. Hơn hai ngàn năm sau Plato, triết gia người Anh John Stuart Mill lại bênh vực cho phụ nữ. Quyển The Subjection of Women (“Sự nô dịch của phụ nữ”) của ông tuyên bố đầy thuyết phục về quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Trong tác phẩm Representative Government (“Chính quyền đại diện”) của mình, ông đề cập đến vấn đề bầu cử của phụ nữ, ông cho rằng đó là quyền tự nhiên thuộc về phụ nữ cũng như nam giới trong việc có tiếng nói trong chính quyền của họ. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ và cho đến ngày nay, những lời phủ quyết đã thắng thế trong cuộc tranh luận này. Plato và Mill nói lên ý kiến của một thiểu số rất nhỏ. Aristotle, học trò vĩ đại của Plato, là một người ủng hộ điển hình của quan điểm phản bác. Theo ông, đàn ông là hiện thân của lý tưởng con người, còn phụ nữ là một dạng kém cỏi hơn của loài người. Aristotle hẳn sẽ kinh hoàng trước những hoạt động của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Đối với ông, cũng như với Thánh Paul, im lặng là một niềm tự hào của phụ nữ, và cô ta sẽ phải phục tùng chồng cô ta trong tất cả mọi chuyện. Ngoài những vấn đề về quyền bình đẳng chính trị và xã hội, trong thời đại của phong cách hiệp sĩ, đã nổi lên một ý niệm lý tưởng hóa về phụ nữ như một sinh vật có những phẩm chất thoát tục và siêu việt. Ý niệm lãng mạn về phụ nữ này có lẽ liên quan đến hình ảnh của Beatrice trong các tác phẩm của Dante, trong đó có lẽ người phụ nữ đạt tới điểm cao nhất về tính lý tưởng hóa trong văn chương phương Tây. Trong Divine Comedy (“Thần khúc”), Beatrice, có lẽ là đối tượng của tình yêu không được thỏa mãn trong đời sống thực của Dante, trở thành biểu tượng cho sự thông thái siêu nhiên, thậm chí cao hơn cả triết học. Dĩ nhiên, ý niệm lãng mạn về phụ nữ được nhấn mạnh hơn trong Don Quixote của Cervantes, trong đó người Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội phụ nữ được coi như một bông hoa mỏng manh, được yêu quý, bảo vệ và che chở tránh không cho tiếp xúc với thế giới. Trong tác phẩm hiện đại, những phản ứng phản bác quyền bình đẳng của phụ nữ nói chung nhấn mạnh việc mất đi vẻ duyên dáng, bí ẩn và ngọt ngào khi phụ nữ tham gia vào những hoạt động và những chức năng trước đó chỉ dành cho đàn ông. Tuy nhiên ít có tác gia nào kêu gọi trở lại tình trạng trước khi John Stuart Mill viết nên thỉnh nguyện đòi quyền bình đẳng và quyền đi bầu cho phụ nữ. Ông viết, “Ngày nay không ai còn cho rằng phụ nữ phải ở trong cảnh tôi đòi cá nhân; rằng họ không được có tư tưởng, ước mơ, hoặc nghề nghiệp, mà phải là kẻ lao dịch trong nhà cho các ông chồng, các ông bố, hoặc các anh em trai.” Ông nói không ai muốn quay trở lại thời kỳ mà phụ nữ không thể “quản lý tài sản, và có những sở thích tiền tài và công việc giống kiểu của đàn ông.” Từ thời của Mill, không ai – hoặc khó có ai – ủng hộ việc quay trở lại những ngày tháng vàng son cũ. 2.2. Vai trò của lao động nữ trong xã hội ngày nay 2.2.1. Vai trò vốn có của lao động nữ Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, lao động nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. bằng lao động sáng tạo của mình, lao động nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội làm phong phú cuộc sống con người. Lao động nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội cụ thể là: Trong lĩnh vực hoạt động vật chất phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cái vật chất và tinh thần phụ nữ còn tích cự tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. 2.2.2. Những yếu tố tạo nên thành công cho lao động nữ Đời sống của mỗi cá nhân luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì lao động nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Đồng thời, gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của lao động nữ. Tuy vậy, đã có một thời chúng ta có quan niệm sai lầm đánh giá không đúng vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội. Chúng ta chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội nói chung còn những vấn đề gia đình ngày càng trở nên nhỏ bé. Nói đến giải phóng phụ nữ, người ta dường như quên mất rằng, gánh nặng gia đình còn đang đè nặng lên vai các bà, các người vợ. Lao động nữ chịu sự tác động của của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao gồm cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình. Đó là: người phụ nữ có công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho bản thân... Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ lao động nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để người phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy được hết khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ được khơi dậy, phụ nữ mới vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội, vừa duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. 2.2.3. Vai trò của lao động nữ trong quan hệ xã hội Phẩm chất lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vai trò hết sức quan trọng của lao động nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đẳng cay cùng chồng khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thật sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn chúng ta tìm thấy ở người phụ nữ những ngời vợ người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng tình yêu trong cuộc sống. chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua nhưng khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình lao động nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lý năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc… Đôi khi chính những người phụ nữ này đã khiến cho nam giới phải ghen tị về những thành công mà họ đạt được. Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ có thể chắc chắn rằng thế giới sẽ không thể tồn tại dù chỉ một ngày nếu thiếu phụ nữ. chúng ta luôn cảm thấy tự tin hơ khi biết bên cạnh chúng ta luôn có những người mẹ tận tâm, những người vợ chung thủy và các nữ đồng nghiệp thông minh. 2.3. Xây dựng khẳng định và phát triển vai trò của lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ mới 2.3.1. Về phía xã hội Qua báo cáo nghiên cứu chính sánh của ngân hàng thế giới. Đưa vấn đề giới vào phát triển – thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói (2001) ta có thể tham khảo chiến lược ba phần mà tác giả đã đưa ra và vận dụng hợp lý vào tình hình thực tế của Việt nam trong đó. - Thứ nhất: Cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Điều này Việt Nam chúng Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội ta đã và đang thực hiện tốt, cần phát huy, nỗ lực tăng tỉ lệ nữ ở Hội đồng nhân dân 3 cấp và các cơ quan quả lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dành cho phụ nữ như: Hệ thống trường lớp, cơ sở y tế, chương trình cho vay vốn… - Thứ hai: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn.Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho hoạt động khác dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hành của người phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc,… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường đồng thời chăm sóc gia đình. Cung cấp bảo trợ xã hội, an ninh xã hội phù hợp. - Thứ ba: Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công nghiệp cho cả nam và nữ. tăng cường tiếng nói của phụ nữ trong quá trình hoạch định chính sách. Ngoài ra có thế: Mở rộng các quan hệ hợp gác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về giới đòng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ, tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách. - Triển khai giáo dục vấn đề về giới, bình đẳng giới và phát triển phổ biến trong xã hội. - Phát huy vai trò của tổ chức Hội phụ nữ nhất là ở cơ sở. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Các chiến lược này không chỉ có thể vận dụng vào quản lý xã hội ở cấp vĩ mô mà còn có thể vận dụng cụ thể vào hoạt động quản lý ở từng cơ sở. 2.3.2. Về phía cá nhân lao động nữ Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình mắm có thể nắm bắt được những cơ hội cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt: - Có tri thức, văn hóa. Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cấu sử dụng máy tính tăng lên. Đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những không biết sử dụng. - Có ý thức cầu tiến độc lập - Sống có mục đích - Có khả năng giao tiếp thân thiện. Một số nghiên cứu hiện nay thừa nhận mối quan hệ giữa sự tham nhũng. - Có kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực, biết chăm sóc bản thân… Để có được những điều này người phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội, nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ… Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để trích lũy tri thức và kinh nhiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội Người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong thời kỳ mới nếu được sự hỗ trợ tích cực từ phía khách quan cùng với những nỗ lực chủ quan sẽ có cơ hội đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, tạo vị thế cho bản thân. Và hy vọng họ sẽ không còn gặp những trở ngại về giới trong việc tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc do những quan điểm không phù hợp nào đó, không còn phải băn khoăn trăn trở sự lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình, không còn gặp những rào cản không cần thiết từ các chính sách xã hội. Phụ nữ dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” (Victor Hugo). 2.4. Lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Lao động nữ ngoài xã hội, trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Cũng chính vì thế mà vai trò của lao động nữ cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người đàn bà phải ở nhà trông con, lo việc nội trợ hình như không còn phù hợp ở thế kỷ 21 này. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình, phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp phụ nữ mới hình thành. Đó là những phụ nữ nhận thức rõ vai trò của mình đối với cộng đồng. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Trong cách mạng ta không bao giờ quên nữ chiến sỹ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai, nữ AHLLVT Võ Thị Sáu, người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đồng khởi Nguyễn Thị Định. Và hiện nay, trên lĩnh vực chính trị không ai không biết Bà Michelle Bachelet Tổng thống Chi Lê, bà Merkel Thủ tướng Đức; ở Vai trò của lao động nữ ở phạm vi gia đình và xã hội lĩnh vực khoa học có nhà khoa học nữ Hyde của môn sinh lý học, bà Mari Curie 2 lần đạt giải Nobel về vật lý và hoá học... Ngay trong thành phố chúng ta, đã có nhiều chị giữ chức vụ rất quan trọng trong bộ máy tổ chức của Đảng, điều hành của chính quyền và các chị đã hoàn thành chức trách của mình. Tôi cho rằng người phụ nữ thành đạt họ có điều kiện chia xẻ gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình với chồng, là nhà giáo dục có kiến thức của các con. Lao động nữ hiện đại có tác phong, thái độ ứng xử, giao tiếp cũng như phương pháp giải quyết mọi vấn đề đầy cá tính. Họ giàu nghị lực, bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động, tự chủ, độc lập, không lệ thuộc hay ỷ lại vào người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên nhiệt tình của gia đình và đồng nghiệp để biến những ước mơ, những đam mê của mình thành hiện thực. Trong xã hội cũng như trong gia đình, họ luôn phấn đấu cho sự bình quyền. Và như thế phụ nữ đã và đang trở thành một nguồn nhân lực giá trị trong xã hội chẳng kém gì nam giới. Vừa qua, Bộ luật Lao động sửa đổi đã thống nhất thay đổi độ tuổi về hưu của phụ nữ từ 55 lên 60 tuổi; tháng 2 năm 2006, Hội nghị về phụ nữ do NGO- tổ chức phi chính phủ- tổ chức tại New York bàn thảo về quyền bình đẳng giới, vai trò tất yếu của phụ nữ trong mọi lĩnh vực; Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký phê duyệt chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ VN cho 10 năm tới, chiến lược tập trung phản ánh các quyền của phụ nữ trong công tác, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cũng như vai trò chính trị và lãnh đạo của phụ nữ. Đó là điều kiện, là cơ hội để phụ nữ dễ dàng cống hiến, thăng tiến, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Mặc nhiên, không một ai không cảm thán về vẻ đẹp vô ngần của tình cảm, sự thuần khiết và cao quý về đức hạnh, sự mẫn tuệ và khả ái của tâm hồn của phụ nữ. Chính vì vậy, tôi cho rằng tất cả phụ nữ chúng ta hôm nay, ai ai cũng khát khao vươn đến điểm sáng của ĐỨC, TÂM, TRÍ để trở thành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan